Tuân thủ điều trị là gì

English
Đặt hẹn
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Dịch vụ
  • Hệ thống
  • Tin tức
  • Đối tác
  • Dự án
  • Liên hệ
  • English
Trang chủ Tin tức Các yếu tố ảnh hưởng tuân thủ điều trị ARV

Các yếu tố ảnh hưởng tuân thủ điều trị ARV

Thuốc ARV trong điều trị HIV/AIDS được xem là một bước tiến lớn về y học khi không chỉ ức chế virus nhân lên trong hệ miễn dịch của cơ thể, mà còn giảm đáng kể tỷ lệ tử vong liên quan đến HIV. Dù vậy, tuân thủ điều trị là chuyện không hề dễ dàng và thực tế có nhiều trường hợp nhiễm bệnh gặp không ít khó khăn trong vấn đề này.

Tuân thủ điều trị là sao?

Theo WHO Tổ chức Y tế Thế giới, tuân thủ điều trị là hành vi của bệnh nhân trong việc thực hiện hướng dẫn điều trị của thầy thuốc liên quan đến việc sử dụng thuốc cũng như chế độ ăn uống hay lối sống. Như vậy, tuân thủ điều trị có thể hiểu là việc dùng đúng thuốc, đúng liều, đúng giờ, đúng cách, đúng đường dùng và kết hợp cùng chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, hợp lý.

Hậu quả của việc tuân thủ điều trị ARV kém

Đối với người bệnh: nếu uống thuốc không đều, thường xuyên quên hay bỏ liều thì sẽ không ức chế được vi rút, khiến hệ miễn dịch bị suy giảm, các nhiễm trùng cơ hội [viêm phổi, viêm màng não, viêm não, nhiễm nấm, lao] dễ dàng tấn công cơ thể, dẫn đến nguy cơ tử vong cao.

Đối với cộng đồng: việc không tuân thủ điều trị của bệnh nhân sẽ sinh ra chủng HIV kháng thuốc, từ đó làm tăng khả năng lây nhiễm sang cho người khác.

Kháng thuốc là một trong những hậu quả đáng lo ngại của việc không tuân thủ điều trị, vì nó làm tăng chi phí do phải chuyển đổi phác đồ, tăng nguy cơ tử vong và bệnh tật. Nói cách khác, tuân thủ điều trị ARV kém sẽ gây ra các mối đe dọa lớn đến sức khỏe cộng đồng, bởi nguy cơ hình thành kháng thuốc đối với người bệnh lẫn toàn xã hội là rất cao.

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ điều trị ARV

Bổ sung thêm về định nghĩa và những hậu quả từ việc không tuân thủ tốt trong điều trị HIV/AIDS sẽ giúp bệnh nhân nâng cao ý thức tự giác, trách nhiệm hơn với bản thân. Ngoài ra, các bác sĩ điều trị và nhân viên y tế có thể hỗ trợ việc tuân thủ của người bệnh bằng những biện pháp can thiệp kịp thời khi đã nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng. Một số yếu tố liên quan được phân ra như sau:

  1. Về bệnh nhân: tuổi, giới tính, mức thu nhập, tình trạng nơi ở, thói quen, có hay không có bảo hiểm y tế, các yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV, kiến thức về bệnh, Tình trạng tâm lý như sức khỏe tâm thần, việc dùng các chất gây nghiện, sự hỗ trợ của người thân và xã hội,
    • Trong nhiều nghiên cứu quốc tế cho thấy, người trên 35 tuổi tuân thủ điều trị tốt hơn khi so với những bệnh nhân trẻ tuổi.
    • Giới tính trong tuân thủ điều trị vẫn còn tùy thuộc vào nhiều tác động xung quanh, nhưng nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới thường có tỷ lệ tuân thủ thấp.
    • Khó khăn về tài chính trong chi phí đi lại, phí chi trả thuốc và chăm sóc y tế cũng làm ảnh hưởng đến quá trình tuân thủ điều trị.
    • Các thiết bị nhắc nhở uống thuốc như điện thoại di động, đồng hồ báo giờ, hộp đựng thuốc giúp hình thành thói quen tốt cho việc tuân thủ điều trị.
    • Sợ bị phân biệt đối xử, kỳ thị, dẫn tới tình trạng trầm cảm, sẽ khiến việc tuân thủ điều trị dần xấu đi, nảy sinh ra các suy nghĩ tiêu cực. Do đó, việc chấp nhận sự thật về tình trạng bệnh để hướng đến những khát khao, hy vọng sống là điều rất ý nghĩa cho việc tuân thủ được tốt hơn.
    • Sử dụng các chất kích thích, gây nghiện như rượu bia, ma túy, dẫn đến quên uống thuốc, làm tăng nguy cơ không tuân thủ điều trị.
    • Sự hỗ trợ từ người thân lẫn xã hội khi người nhiễm tiết lộ tình trạng bệnh sẽ có tác động tích cực hơn, vì họ không phải giấu hay lo sợ việc uống thuốc bị người khác phát hiện.

  1. Về phác đồ điều trị: tác dụng phụ của thuốc, số lượng viên thuốc, số lần dùng trong ngày, lưu ý dùng kèm hay không kèm theo những điều gì,
  2. Về tình trạng sức khỏe: tăng cân, sức khỏe ổn định và cuộc sống trở lại trạng thái bình thường là yếu tố tích cực thúc đẩy đến tuân thủ điều trị. Ngược lại, tuân thủ điều trị ARV sẽ giảm nếu bệnh nhân mắc thêm các bệnh đồng nhiễm như lao, sốt rét, tiểu đường, tăng huyết áp, viêm gan B hoặc C, Bên cạnh đó, những người nhiễm sau thời gian điều trị nếu tải lượng vi rút đạt dưới ngưỡng phát hiện thường có xu hướng chủ quan hơn, dẫn đến lơ là việc tuân thủ.
  3. Về quan hệ giữa bệnh nhân và nhân viên y tế:
    • Sự hài lòng, tin tưởng của bệnh nhân vào nhân viên y tế, cũng như sự nhiệt tình, thân thiện, đồng cảm của nhân viên y tế với bệnh nhân có ảnh hưởng tích cực đến tuân thủ điều trị. Việc hợp tác giữa đôi bên, cùng chất lượng chuyển gửi, giới thiệu các dịch vụ khác bổ trợ cho điều trị ARV rất cần được phát huy. Trong đó, khâu tư vấn được xem là quan trọng nhất, để giúp người bệnh ổn định tâm lý, tiếp thu các kiến thức về bệnh, dịch vụ, vai trò và lợi ích của việc tuân thủ điều trị.
    • Mở rộng mối quan hệ, thì việc có bạn bè cùng điều trị sẽ tác động tích cực hơn trong quá trình tuân thủ của người nhiễm. Sự giúp đỡ từ các tổ chức phi chính phủ thông qua các nhóm hỗ trợ cộng đồng cũng có hiệu ứng tương tự.
  1. Về cơ sở điều trị: giao thông đi lại thuận tiện, môi trường phòng khám sạch sẽ, thân thiện, giờ giấc làm việc hợp lý, thông tin được bảo mật an toàn, dịch vụ được cung cấp toàn diện, sẽ giúp việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân được diễn ra suôn sẻ, khả quan hơn.

Các yếu tố mà Glink thống kê trên đây, dù là khách quan hay chủ quan thì vẫn có những vấn đề sẽ xoay chuyển nhằm thích ứng theo từng thời điểm, nhưng tất cả đều cùng hướng đến mục tiêu chung của điều trị ARV là ức chế sự phát triển của vi rút HIV một cách bền vững, qua đó duy trì được chức năng miễn dịch để giảm tỷ lệ tử vong, lẫn gánh nặng bệnh tật.

Vì vậy, tự mỗi bệnh nhân, mỗi nhân viên y tế, mỗi phòng khám, mỗi người dân cần đúc kết cho mình những lưu ý phù hợp riêng cho thực trạng của bản thân để hỗ trợ nhau, giúp đỡ nhau biến HIV/AIDS từ một căn bệnh chết người sang một bệnh mạn tính có thể kiểm soát được trên nền điều trị bằng ARV.

Chuyên mục

  • Sống vui
  • Sống khỏe
  • Sống có ích
  • Liên quan đến COVID
  • Tin tuyển dụng

Tin nổi bật

  • PrEP thuốc dự phòng HIV hiệu quả hơn 90%
    02/12/2019
  • Hệ thống chăm sóc, điều trị HIV tư nhân đầu tiên tại Việt Nam
    07/10/2019
  • Dự phòng sau phơi nhiễm HIV [PEP] hiệu quả ra sao?
    03/10/2019

Tin liên quan

  • Gói xét nghiệm chăm sóc phụ nữ chuyển giới

    Trên bản đồ châu Á, Việt Nam được xem là một trong những quốc gia thân thiện nhất với cộng đồng LGBTQI+, cả trên cơ sở pháp luật lẫn cái nhìn của xã hội. Đó như là một sự thúc đẩy để Glink triển khai mạnh hơn các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho

  • Thuốc ngừa HIV dạng tiêm được FDA phê duyệt

    Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ [FDA] đã phê duyệt Apretude [hỗn dịch tiêm giải phóng kéo dài cabotegravir] để sử dụng cho người lớn và thanh thiếu niên trong điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV [PrEP]. Apretude được tiêm đầu tiên dưới dạng hai mũi tiêm khởi

  • Hậu quả khôn lường khi sử dụng chất trong quan hệ

    Tình dục vốn là một trong những nhu cầu cần thiết của con người, và để cuộc yêu thêm thăng hoa, thú vị thì việc sử dụng chất khi quan hệ [chemsex] đang nở rộ khá nhiều ở cộng đồng, thuộc mọi bản dạng giới. Nhưng chiếm phần lớn chính là nhóm nam quan hệ

DỊCH VỤ TẠI GLINK

  • · Xét nghiệm nhanh HIV và STIs
  • · Dự phòng trước phơi nhiễm HIV PrEP
  • · Dự phòng sau phơi nhiễm HIV PEP
  • · Điều trị HIV ART
  • · Xét nghiệm y khoa
  • · Thẩm mỹ nội khoa
  • · Sức khỏe người chuyển giới
  • · Sức khỏe tâm trí
  • · Dịch vụ tại nhà
  • · Khám bệnh theo yêu cầu

HỆ THỐNG GLINK

Khu vực miền Nam

  • Phòng Khám Glink TP.HCM 1

    224/38 Lý Thường Kiệt
    Phường 14, Quận 10

    0932108534
  • Phòng Khám Glink TP.HCM 2

    17 Đường số 12,
    Phường Trường Thọ, Q.Thủ Đức

    0903881705
  • Phòng Khám Glink TP.HCM 3

    481/10 Nguyễn Văn Quá,
    Đông Hưng Thuận, Quận 12

    0909424534
  • Phòng Khám Glink Đồng Nai

    C61 Khu Liên Kế - KDC Bửu Long,
    Khu Phố 1, Bửu Long, Tp. Biên Hòa

    0909694534
  • Phòng Khám Glink Cần Thơ

    22/10 Trần Quang Khải,
    Phường Cái Khế, Q. Ninh Kiều

    0787787455

Khu vực miền Bắc

  • Phòng Khám Glink Hà Nội

    18 Ngõ 9, Minh Khai,
    Phường Trương Định, Q.Hai Bà Trưng

    0931236534
  • Phòng Khám Glink Nghệ An

    5A/112 Lệ Ninh,
    Thành Phố Vinh

    0913140234

Bản quyền Glink © CÔNG TY TNHH TƯ VẤN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH DANH - Copyright Glink © THANH DANH DEVEPLOPMENT AND RESEARCH CONSULTANT COMPANY LIMITED

Video liên quan

Chủ Đề