Tụ dịch dưới màng đệm bệnh viện Từ Dũ

Skip to content

Kính ! Ngày 27/6/14 em siêu âm ở bệnh viện Từ Dũ thấy polype lòng tử cung và em đã uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Ngày 12/7/14 em đi siêu âm lại và kết quả bình thường.Ngày 25/11/14 em trễ kinh 9 ngày và thử que lên 2 vạch. Siêu âm thai 4 tuần trong tử cung bình thường có túi thai 10 mm, chưa thấy phôi thai.Ngày 16/12/14 siêu âm thai 6 tuần túi thai 21mm, yolksac[+], huyết tụ 5%, chưa thấy phôi thai bác sĩ có kê đơn thuốc như sau :1. duphaston tab 20’s :14 viên2.alverine[citrat]40mg :20v3.saferon 100mg+500mcg:30vEm rất lo lắng nên xin bác sĩ tư vấn cho em. Xin bác sĩ cho em biết với trường hợp của em có thể tiêm thuốc trợ thai hay là thuốc chống sẩy không hay để tự nhiên? Chu kỳ kinh nguyệt thường đều cứ vào ngày 16 hàng tháng có kinh nguyệt và hết vào ngày 22

Gải đáp của Y BÁC SĨ

Trả lời Chào Hà,

Các thuốc bạn đang dùng đã có tác dụng dưỡng thai rồi, chuyện chính là bạn cần nghỉ ngơi và siêu âm kiểm tra 1 tuần sau để biết thai nhi phát triển ra sao.

Thân mến,

Ths. BS Phan Thanh Bình 
Khoa Chăm sóc trước sinh – BV Từ Dũ

Nguồn BVTD

TỤ MÁU DƯỚI MÀNG ĐỆM: ĐẶC ĐIỂM VÀ TIÊN LƯỢNG

                                          Bs. Nguyễn Hoàng Long, Bs. Hà Tố Nguyên

Động thai là một chẩn đoán thường gặp trong ba tháng đầu thai kì ở các thai phụ có triệu chứng ra huyết âm đạo và/hoặc có sự bóc tách túi thai trên siêu âm. Tuy nhiên đây là một thuật ngữ chưa chính xác và chẩn đoán cũng là một vấn đề cần phải chuẩn hoá. Ở 3 tháng đầu thai kì, màng ối chưa nhập vào màng đệm là một dấu  hiệu sinh lý bình thường trên siêu âm, nhưng có thể bị chẩn đoán nhầm là động thai, túi thai bị bóc tách… Sự chẩn đoán sai không những dẫn đến việc can thiệp điều trị không cần thiết mà còn ảnh hưởng không tốt đến tâm sinh lý của người bệnh, thai phụ phải nghĩ việc, nằm dưỡng thai…Do vậy mục tiêu của bài này là nhằm giúp các bác sĩ siêu âm hiểu đúng về vấn đề này, từ việc sử dụng đúng thuật ngữ [tụ máu dưới màng đệm chứ không phải động thai] cho đến việc  chẩn đoán chính xác trên siêu âm.

Tụ máu dưới màng đệm [subchorionic hematoma/ subchorionic hemorrhage] là hậu quả của sự bong mép nhau hay vỡ các xoang mạch máu ở rìa nhau, hình thành vùng máu tụ nằm giữa lớp màng đệm và cơ tử cung.

Tần suất

Tần suất máu tụ dưới màng đệm khoảng 1.3% thai kì bình thường và 39.5% thai có triệu chứng ra huyết âm đạo [5].  Tỷ lệ này tăng lên ở những trường hợp sử dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản. Kết quả một số nghiên cứu cho thấy tụ máu dưới màng đệm không chỉ ảnh hưởng đến thời điểm thai sớm như sẩy thai mà còn ảnh hưởng về sau trong quá trình phát triển như thai chậm tăng trưởng, tiền sản giật, nhau bong non, suy thai….

Hình ảnh màng ối chưa nhập vào màng đệm ở thai 3 tháng đầu

Đặc điểm trên siêu âm

Giai đoạn cấp tính: Khối máu tụ có phản âm dày hoặc đồng dạng so với phản âm nhau. Sau 1-2 tuần, khối máu tụ thoái hoá và có thể có phản âm kém hoặc trống.

Đến nay vẫn còn nhiều cách chia mức độ của khối máu tụ tùy thuộc vào từng nghiên cứu. Cách phân chia thường gặp nhất là sử dụng tỷ lệ khối máu tụ so với chu vi túi thai vì kích thước khối máu tụ là yếu tố quan trọng nhất để tiên lượng bệnh. Theo tác giả Bennet GL [1996] nếu khối máu tụ nhỏ hoặc trung bình [tỷ lệ 1/3-1/2 chu vi túi thai] thì tỷ lệ sẩy thai là 9% so với 18.8% nếu khối máu tụ có kích thước lớn hơn.

  • Nhỏ - vừa: khối máu tụ chiếm 1/3 –1/2 chu vi túi thai [Hình trái]
  • Rộng: khối máu tụ > 1/2 chu vi túi thai [Hình phải]

 

 

Tiên lượng            

Kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, tụ máu dưới màng đệm có thể gây ra các biến chứng của thai kỳ sớm như sẩy thai, thai ngừng phát triển và các biến chứng muộn hơn của thai kỳ như sinh non, nhau bong non…Theo tác giả Irina O. Bushtyreva [2015] cho thấy rằng tụ máu dưới màng đệm làm tăng nguy cơ thai ngừng phát triển từ 6 – 12 tuần lên 5,75 lần. Tuy nhiên, đa số các nghiên cứu đều kết luận rằng nếu tụ máu dưới màng đệm đơn thuần không đi kèm với ra máu âm đạo sẽ không làm tăng nguy cơ thai chết trong tử cung.           

Theo một nghiên cứu phân tích gộp của Kathy L. Kyser [2012] cho thấy rằng, tụ máu dưới màng đệm làm tăng nguy cơ sẩy thai lên 2,59 lần.

Cũng theo nghiên cứu của Kathy L. Kyser [2012] cho thấy tụ máu dưới màng đệm làm tăng nguy cơ sinh non lên 1,64 lần và nhau bong non lên 3,16 lần.

            Quý đồng nghiệp vui lòng click vào khung bên dưới để xem video minh họa

 TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Genevieve L. Bennett, Subchorionic Hemorrhage in First-Trimester Pregnancies: Prediction of Pregnancy Outcome with Sonography, Radiology 1996;200[3]:803-6.
  2. Kathy L. Kyser, Meta-analysis of subchorionic hemorrhage and adverse pregnancy outcomes, Proceedings in Obstetrics and Gynecology, 2012;2[4]:4.
  3. Irina O. Bushtyreva, Pregnancy Outcomes in Pregnant Women with Subchorionic Hematoma, International Journal of Biomedicine, 5[3] [2015] 137-140.
  4. Johns J, Hyett J, Jauniaux E. Obstetric outcome after threatened miscarriage with and without a hematoma on ultrasound, Obstet Gynecol 2003; 102[3]: 483–7

Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Thị Thu Hà - Khoa Sản - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times city

Tụ dịch dưới màng nuôi [dưới màng đệm] thường xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ, việc tiên lượng và xử trí tụ dịch dưới màng nuôi hoàn toàn khác nhau tùy theo bản chất của vấn đề tụ dịch.

  • Tụ dịch dưới màng nuôi sinh lý

Thường gặp ở 1 - 2 tuần đầu khi thai mới làm tổ trong buồng tử cung. Thời kỳ này khi siêu âm túi thai tương đương khoảng 4-6 tuần, có ít dịch dưới màng nuôi, tuy nhiên, tính chất dịch thường trong, sản phụ thường không có triệu chứng đau bụng hay ra máu âm đạo và không cần điều trị sẽ tự khỏi.

  • Tụ dịch màng nuôi bệnh lý

Tụ dịch màng nuôi bệnh lý là hậu quả của sự bong mép bánh nhau hay vỡ các xoang mạch ở rìa mép bánh rau, hình thành một vùng máu tụ giữa lớp màng nuôi và cơ tử cung chiếm khoảng 3% ở 3 tháng đầu thai kỳ trong tổng số phụ nữ có thai.

Chi tiết về sự phát triển của thai nhi qua từng tuần, cha mẹ nào cũng nên tìm hiểu:

Đặc điểm trên siêu âm: Vùng giảm âm hoặc trống âm [có tính chất dịch máu] hình lưỡi liềm nằm cạnh túi thai, có khi làm bong 1 phần nhau thai. Do trong 3 tháng đầu thai kỳ, nhau thai chưa bám chặt nên rất có thể bong nhau nhiều hơn nếu chảy máu không cầm được.

Lâm sàng: Sản phụ thường có triệu chứng đau bụng và có thể có triệu chứng ra máu âm đạo.

Tụ dịch màng nuôi trên hình ảnh siêu âm

Tiên lượng: Tụ máu dưới màng nuôi nếu không được điều trị sẽ tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu cũng như tăng nguy cơ đẻ non, rau bong non và ối vỡ non.

Khi được chẩn đoán tụ dịch dưới màng nuôi, các bà bầu không nên quá lo lắng, bà bầu cần nên gặp bác sĩ chuyên khoa sản để được tư vấn và dùng thuốc theo đơn, không nên tự ý điều trị theo suy diễn của cá nhân. Thực hiện chế độ ăn uống giàu vitamin, chất xơ, đạm cùng với chế độ nghỉ ngơi vận động hợp lý sẽ giúp cho quá trình hồi phục nhanh hơn.

Bà bầu sẽ dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, tùy từng thai phụ thuốc nội tiết, giảm co, cầm máu sẽ được khuyến cáo sử dụng để làm ngừng quá trình chảy máu cũng như giúp bánh rau thai nhi phát triển bám chắc vào cơ tử cung.

Tụ dịch màng nuôi cần được điều trị sớm

Hiện tượng tụ dịch màng nuôi có thể xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ, đây cũng là thời điểm nhạy cảm nhất trong suốt quá trình mang thai. Để mẹ và bé được khỏe mạnh, các bậc cha mẹ cần lưu ý:

Vinmec hiện có nhiều gói thai sản [12-27-36 tuần], trong đó chương trình thai sản trọn gói 12 tuần giúp theo dõi sức khỏe của mẹ và bé ngay từ đầu thai kỳ, phát hiện sớm và can thiệp kịp thời các vấn đề sức khỏe. Ngoài các dịch vụ thông thường, chương trình theo dõi thai sản từ 12 tuần có các dịch vụ đặc biệt mà các gói thai sản khác không có như: xét nghiệm Double Test hoặc Triple Test tầm soát dị tật thai nhi; xét nghiệm định lượng yếu tố tân tạo mạch máu chẩn đoán tiền sản giật; xét nghiệm sàng lọc tuyến giáp; xét nghiệm Rubella; xét nghiệm ký sinh trùng lây từ mẹ sang con gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển não bộ và thể chất của bé sau sinh.

Mọi thông tin chi tiết về chương trình thai sản trọn gói 12 tuần và đăng ký khám, Quý Khách có thể liên hệ đến các phòng khám, bệnh viện thuộc hệ thống y tế Vinmec trên toàn quốc.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Chăm sóc sức khỏe phụ nữ mang thai: Cẩm nang mẹ bầu cần biết

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề