Trong trường hợp nào chính phủ áp dụng giá trần

Trong thị trường phát điện cạnh tranh, Bộ Công Thương yêu cầu tất cả các nhà máy điện có công suất từ 30MW trở lên, đấu nối vào lưới truyền tải điện, trừ các nhà máy BOT, sẽ phải tham gia thị trường. Các đơn vị phát điện này sẽ phải chào giá trong giới hạn giá trần và giá sàn.

Giá trần thị trường do Cục Điều tiết điện lực phê duyệt hàng năm. Trong năm đầu tiên vận hành thị trường này, giá trần thị trường sẽ phải đảm bảo giá phát điện bình quân năm không vượt quá 5% so với giá phát điện bình quân của năm liền trước, đồng thời, tạo tín hiệu về nhu cầu điện năng của thị trường. Đồng thời, chỉ các tổ máy phát điện sử dụng nhiên liệu nội địa được xem xét trong tính toán giá trần thị trường. Giá trần phải phù hợp với chi phí sản xuất điện năng của các công nghệ phát điện khác nhau. Trong đó, giá trần bản chào giá của các tổ máy nhiệt điện được xác định hàng năm, điều chỉnh hàng tháng. Giá sàn của các nhiệt điện là 1 đồng/kWh. Giới hạn các bản chào giá sàn hay trần của các tổ máy thuỷ điện được xác định theo giá trị nước hàng tuần. Giá trần của nhà máy thuỷ điện bằng 110% giá trị nước của nhà máy tính toán hàng tuần, giá sàn của nhà máy thuỷ điện là 90% giá trị nước và không được thấp hơn 0 đồng/kWh.  Ngoài ra, quy định này cũng nêu rõ, đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện sẽ lựa chọn “nhà máy điện tốt nhất”để đưa vào huy động trong năm tới.   Nhà máy điện mới tốt nhất đáp ứng tiêu chí là nhà máy đã bắt đầu vận hành thương mại và phát điện toàn bộ công suất trong năm lên kế hoạch, là nhà máy sử dụng công nghệ nhiệt điện than hoặc tua-bin khí chu trình hỗn hợp, sử dụng nhiên liệu nội địa, có chi phí phát điện toàn phần trung bình cho 1 kWh là thấp nhất.  Các đơn vị phát điện phải cam kết hoà lưới đồng bộ lên hệ thống theo đúng lịch huy động công suất điện ngày tới của đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện. Nếu không thực hiện được việc hoà lưới tổ máy phát điện trong thời gian cam kết thì bị coi là vi phạm lệnh điều độ. Các đơn vị phát điện sẽ bị đình chỉ quyền thành viên thị trường trong trong trường hợp không duy trì các điều kiện tham gia thị trường điện và không tuân thủ hoặc vi phạm quy định. Trong trường hợp này, đơn vị phát điện sẽ không được chào giá trên thị trường điện. Đơn vị mua bán điện có trách nhiệm sẽ chào giá thay cho đơn vị phát điện vi phạm. Dự kiến năm 2010, thị trường phát điện cạnh tranh sẽ chính thức được vận hành. Theo Quyết định 276 của Thủ tướng, đây là cấp độ 1 của quá trình hình thành thị trường điện cạnh tranh hoàn chỉnh ở Việt Nam. Cấp độ 2 là hình thành thị trường ở khâu bán buôn và cuối cùng là khâu bán lẻ điện.  Quy định này được coi là mốc quan trọng đảm bảo vận hành thị trường phát điện cạnh tranh. 

[Thanhuytphcm.vn] - Vừa qua, Bộ Giao thông-Vận tải [GTVT] công bố dự thảo giá sàn vé máy bay. Báo chí, dư luận, doanh nghiệp [DN] và giới nghiên cứu liên tục phản ánh, phản đối giá sàn.

Mới đây, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long đã có thư gửi Thủ tướng Chính phủ nêu ý kiến: Đánh giá việc áp giá sàn vé máy bay nội địa là trái quy định pháp luật, vi phạm nguyên tắc quản lý giá đối với thị trường hàng không nội địa, không phù hợp với thể chế về quản lý giá trong nền kinh tế thị trường, đi ngược với xu hướng của hàng không thế giới, đặc biệt là xu hướng phát triển của hàng không giá rẻ. Việc này cũng sẽ vi phạm các Hiệp định, điều ước quốc tế về không phân biệt đối xử giữa DNNN với các thành phần kinh tế khác mà Việt Nam đã tham gia, khiến nhà đầu tư quan ngại về môi trường kinh doanh tại Việt Nam; gây khó khăn trong việc Mỹ và châu Âu công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường; gây ảnh hưởng không tốt đến chủ trương, chính sách xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng mà Đảng và Nhà nước đã nhiều năm kiên trì thực hiện.

Mặt khác, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cũng cho rằng, việc áp giá sàn vé máy bay nội địa có thể gây hệ lụy rất lớn trong việc phục hồi kinh tế, phục hồi ngành du lịch, gây khó khăn cho công nhân trở lại nhà máy và tước bỏ quyền đi lại bằng đường hàng không với giá rẻ của hàng chục triệu người. Trong giai đoạn khó khăn này, càng cần duy trì mô hình giá vé rẻ để hỗ trợ người thu nhập thấp, góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Trên cơ sở đó, chuyên gia Ngô Trí Long kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sớm cho ngừng chủ trương áp giá sàn.

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long phân tích, trên thị trường hàng không nội địa hiện nay có 6 hãng hàng không đang hoạt động. Trong đó Vietnam Airlines chiếm khoảng 35%, VietJet Air chiếm 36%, Bamboo Airways chiếm khoảng 13%. Như vậy, theo Luật Giá, thị trường hàng không nội địa vẫn có những doanh nghiệp giữ vị trí thống lĩnh thị trường. Đối với DN bán hàng hoá, dịch vụ giữ vị trí thống lĩnh thị trường, thì nhà nước quy định giá trần [giá tối đa]. Đối với những DN mua hàng hóa, dịch vụ giữ vị trí thống lĩnh thị trường thì Nhà nước quy định giá sàn [giá tối thiểu]. Vé bay của các hãng hàng không thuộc trường hợp bán hàng hóa, dịch vụ, không thuộc diện áp giá sàn. Giá sàn sẽ tạo lợi thế cho hãng hàng không làm ăn kém hiệu quả, gây khó khăn cho hãng khác, làm giảm nguồn thu của các DN trong hệ sinh thái hàng không, đặc biệt là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam và Tổng công ty Quản lý bay.

Cũng theo ông Ngô Trí Long, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Hàng không Việt Nam báo cáo lãnh đạo Quốc hội là áp giá sàn để bảo đảm an toàn hàng không và để chống phá giá. Cách lý giải này sai về bản chất, không phù hợp với tính chất, đặc thù của ngành hàng không, khiến các chuyên gia và báo chí phản ứng gay gắt. Chính phủ đã có Nghị định về cạnh tranh, phá giá, trong đó đã có chế tài, nếu DN vi phạm thì xử lý theo quy định này.

Thư của ông Ngô Trí Long cũng nêu rõ, phần lớn người dân nước ta thu nhập còn thấp. Người dân đã quen với giá vé bay rẻ và giá vé bay rẻ rất phù hợp với họ. Áp giá sàn làm mặt bằng vé bay tăng cao, sẽ làm mất đi bao thành quả tốt đẹp của ngành hàng không, của Bộ GTVT, của Chính phủ đã gây dựng trong hàng chục năm qua.

Phản hồi thư của chuyên gia, ngày 26/10, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ giao Bộ GTVT nghiên cứu nội dung đề nghị nêu trên của chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long để xem xét, xử lý theo quy định, có văn bản trả lời cho chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long biết.

Trung Kiên

Tin liên quan

Tăng giá trần, áp giá sàn vé máy bay: Quyền lợi khách hàng ở đâu?

[ĐCSVN] - Với lý do để doanh nghiệp phát huy vai trò, trách nhiệm là hãng hàng không quốc gia, ngoài việc kiến nghị tăng giá trần, áp giá sàn vé máy bay đưa ra mới đây, Hãng hàng không Vietnam Airlines còn mong muốn có thêm nhiều hỗ trợ khác nữa. Nhưng đây có phải là mong muốn thật sự hợp lý trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới, việc thiết lập một thị trường ngày một công bằng hơn, minh bạch hơn là điều kiện tiên quyết?

Ảnh minh họa. [Ảnh: M.P]

Thời gian qua, từng bước hiện thực hóa định hướng xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thị trường kinh doanh vận tải hàng không tại Việt Nam đã lành mạnh và minh bạch hơn. Nhờ sự cạnh tranh sôi động của sáu hãng hàng không gồm: VNA, Vietjet, Bamboo Airways, Pacific Airines, Vietravel Airlines và VASCO... đã giúp người dân có cơ hội mua được vé máy bay giá rẻ, phù hợp thu nhập của đa số khách hàng.

Tại cuộc họp với Cục Hàng không Việt Nam mới đây, VNA kiến nghị, tăng mức giá trần 50.000 đồng - 250.000 đồng/khách. Giá sàn được kiến nghị theo hai phương án: Thứ nhất, bằng 35% mức giá trần theo từng cự ly; Thứ hai, theo chi phí biến đổi trung bình một ghế theo từng nhóm cự ly của các hãng hàng không giá rẻ.

Không chỉ kiến nghị tăng giá trần, áp giá sàn vé máy bay mà VNA còn mong muốn có thêm nhiều hỗ trợ để doanh nghiệp phát huy vai trò, trách nhiệm là hãng hàng không quốc gia. Cụ thể, VNA đề nghị cần tiếp tục xây dựng quy chế để bảo đảm hãng được cấp hơn 50% lượng khung giờ cất hạ cánh [slot bay] và thương quyền được phân bổ. Hãng cũng muốn được ưu tiên là hãng hàng không đầu tiên khai thác trở lại các điểm đến quốc tế để thể hiện hình ảnh quốc gia, đồng thời xin được thực hiện nghiệp vụ bán và thuê lại [sale & leaseback] với 50% số lượng máy bay trong đội tàu bay.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến của cả ngành hàng không lẫn giới chuyên gia đều không đồng tình. Thậm chí cho rằng, không thể cầu cứu can thiệp hành chính vào giá cả và cần tôn trọng cơ chế thị trường.

Có chuyên gia thẳng thắn, nếu áp dụng giá sàn chung cho vé máy bay như VNA đề xuất, hành khách sẽ mất đi cơ hội có vé giá rẻ và vi phạm Luật Cạnh tranh. Bởi thực tế, khi có hãng bay mới tham gia thị trường hàng không Việt Nam, hành khách sẽ có thêm lựa chọn để đi lại và so sánh giá cả. Hãng nào có giá rẻ hay dịch vụ tốt để khách chọn. Vì vậy, nếu giá sàn áp dụng thì chắc chắn vé máy bay sẽ tăng cao hơn trước, làm mất cơ hội vé rẻ, quyền lợi của người dân bị ảnh hưởng.

Hơn nữa, số lượng các hãng hàng không còn ít so với nhu cầu đi lại đang tăng nhanh, do đó nếu để các hãng tăng giá trần và áp giá sàn thì rất có thể xảy ra tình huống các hãng sẽ bắt tay làm giá trong giai đoạn cao điểm để “bắt chẹt” người tiêu dùng. Điều này vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp quy có trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện hành.

Ở góc độ doanh nghiệp tham gia thị trường hàng không, lãnh đạo một hãng bay trong nước đặt vấn đề, áp giá sàn là hình thức hạn chế các chương trình kích cầu, làm khó cho các hãng bay khác. Vậy Việt Nam có thể làm gì để kích cầu và duy trì nhu cầu đi lại, du lịch trong tình hình ảnh hưởng dịch bệnh như hiện nay? Việt Nam chưa đạt được mức sống quá cao để lúc nào cũng có sẵn nguồn nhu cầu đi lại, mà vẫn cần phải có chất xúc tác kích cầu, vậy chất xúc tác là gì?

Các nghiên cứu tiêu dùng cho thấy yếu tố giá là yếu tố quyết định mạnh nhất vào nhu cầu tiêu dùng. Nhiệm vụ của các nhà cung cấp dịch vụ trong giai đoạn này là làm sao có giải pháp tiết kiệm và quản lý chi phí hiệu quả nhất để có thể đưa ra các gói giá khuyến mãi kích cầu cùng chương trình quốc gia. Bây giờ nếu giá vé nâng lên thì sẽ có ai đi và ngành hàng không, du lịch có phát triển và phục hồi được không?

Qua đó để thấy rằng, bất kỳ đề xuất nào liên quan đến chính sách chung cũng phải tốt cho đất nước nói chung chứ không phải chỉ cho bản thân doanh nghiệp. Mặt khác, đã tham gia vào thị trường thì phải nghĩ đến quyền lợi chung của khách hàng và nền kinh tế. Nhìn ở góc độ kinh tế, muốn phục hồi thì phải có ngân sách. Không có ngân sách thì phải có sự hợp tác của các thành phần kinh tế, chứ không nên cắt các chương trình kích cầu. Áp giá sàn chính là hình thức hạn chế các chương trình kích cầu. Khi Việt Nam nhất quán vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, không nên can thiệp áp giá sàn hoặc giá trần, tất cả là do thị trường điều tiết

Theo chuyên gia hàng không - PGS.TS Nguyễn Thiện Tống, khách bay trong nước sẽ không được hưởng các chuyến bay khuyến mãi có vé 0 đồng hoặc vài chục ngàn đồng mà các hãng đang áp dụng rộng rãi để giải quyết việc làm, cải thiện dòng tiền và tham gia kích cầu cho ngành du lịch... Do có nhiều quan điểm khác nhau, PGS.TS Nguyễn Thiện Tốngcho rằng, Cục Hàng không [Bộ Giao thông vận tải] nên đứng ở vai trò là trọng tài để lấy ý kiến, thảo luận, lắng nghe các hãng bay và đưa ra chính sách tốt cho các hãng nhằm mang lợi ích cho xã hội.

Thực tế, khi VNA tái đề xuất tăng giá trần, áp giá sàn máy bay chỉ là kiến nghị riêng của VNA. Nếu những đòi hỏi của VNA được chấp thuận, hành khách sẽ phải bay với giá rất đắt, thị trường hàng không mất đi tính cạnh tranh, việc này không có lợi cho người dân.

Vẫn biết các hãng hàng không đang gặp nhiều khó khăn, thậm chí khó trụ vững trong bối cảnh dịch COVID-19 kéo dài và việc hỗ trợ các hãng là cần thiết, nhưng rõ ràng các cơ quan quản lý nhà nước như: Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính... cần có những giải pháp phù hợp, không nên để người dân và ngành du lịch phải chịu thêm gánh nặng.

Chủ tịch hội thẩm định giá Việt Nam Nguyễn Tiến Thỏa thẳng thắn nêu quan điểm: Tôi không tán thành với đề xuất của VNA áp giá sàn vé máy bay bởi vì đề nghị này chỉ bảo hộ ngành hàng không thôi chứ không chú ý đến quyền lợi của khách hàng, trong điều kiện ngành hàng không đã có cạnh tranh giữa các hãng thuộc các thành phần kinh tế. Còn căn cứ mà VNA đề xuất giá sàn vé máy bay là lo ngại cạnh tranh không lành mạnh giữa các hãng. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ cạnh tranh được điều chỉnh bằng Luật Cạnh tranh.

Về nguyên lý kinh tế, khi cho rằng có cạnh tranh không lành mạnh thì phải đánh giá tổng kết được doanh thu có được bán dưới giá thành để thu hút khách hàng và loại trừ đối thủ hay không. Như vậy mới kết luận được cụ thể. Còn chỉ nói là nếu không có giá sàn khiến khả năng các hãng cạnh tranh không lành mạnh thì không thuyết phục.

Hơn thế, hiện Nhà nước vẫn đang có những chính sách hỗ trợ cho ngành hàng không như giảm 30% thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nhiên liệu bay từ giữa năm 2020 đến hết năm nay. Đặc biệt, riêng VNA còn được các ngân hàng cho vay 4.000 tỷ đồng với lãi suất 0% từ nguồn tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước. Do đó, việc đề xuất tăng trần giá vé của VNA trong bối cảnh hiện nay cần xem xét lại.

Bởi dư luận đang cho rằng, liệu có phải với vị thế là Hãng hàng không quốc gia, VNA có thể tự cho mình cái đặc quyền đòi hỏi? Dù cho đó là những kiến nghị kiểu “được voi, đòi tiên”?./.

Minh Phương

Video liên quan

Chủ Đề