Trẻ sơ sinh bao lâu thì không đeo bao tay

Nhiều ba mẹ thường đeo bao tay cho bé sơ sinh để giữ ấm hay tránh con tự cào vào mặt. Tuy nhiên, đeo bao tay không đúng cách có thể đem đến một số mối nguy hại. Vậy có nên đeo bao tay cho trẻ sơ sinh không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

1. Có nên đeo bao tay cho trẻ sơ sinh hay không?

Khi vừa chào đời, cơ thể của trẻ sơ sinh là chưa thật sự hoàn thiện, thân nhiệt chưa thể tự điều chỉnh như người trưởng thành, do đó thân nhiệt bé có khi cao, cũng có khi thấp hơn người lớn nhưng thường thì thấp hơn. Vì thế, việc đeo bao tay cũng như mặc quần áo sơ sinh kín đáo cho trẻ sẽ có vai trò giữ ấm giúp con tránh mắc các bệnh về đường hô hấp.

Theo ý kiến của các bác sĩ nhi khoa, hiện tượng lạnh tay, lạnh chân là những đặc điểm sinh lý rất bình thường của bé, xảy ra do hệ tuần hoàn phát triển chưa thật sự hoàn chỉnh. Sau vài tháng, khi hệ tuần hoàn của trẻ phát triển hoàn thiện thì hiện tượng này sẽ biến mất. Chính vì vậy, một số bệnh viện không khuyến khích các bậc ba mẹ đeo bao tay cho trẻ sơ sinh quá thường xuyên.

Bên cạnh đó, đeo bao tay còn có tác dụng tránh cho bé sơ sinh tự cào vào mặt gây trầy xước làn da con. Ngoài ra, mẹ có thể tránh tình trạng này bằng cách cắt móng tay an toàn cho bé, có thể cắt lúc bé ngủ, và tốt nhất là sau khi bé tắm, lúc đó móng tay còn mềm, mẹ dùng dụng cụ cắt móng tay chuyên dụng cho trẻ sơ sinh.

Vệ sinh và cắt móng tay để tránh bé tự cào vào mặt

Tuy đeo bao tay cho trẻ sơ sinh không được khuyến khích, song nếu ba mẹ chỉ đeo cho bé trong thời gian ngắn và chỉ đeo khi thật sự cần thiết thì sẽ không ảnh hưởng đến bé sơ sinh. Do đó, vào mùa thu đông, nhiệt độ xuống thấp, ba mẹ vẫn nên mang cho con một đôi bao tay thật ấm áp khi đi ra ngoài hoặc những hôm trời lạnh để giữ ấm nhé!

Chú ý thay bao tay cho bé thường xuyên và tháo bao tay khi ở nhà [vào mùa hè] hoặc lúc đi ngủ [vào mùa đông]. Ba mẹ chỉ nên đeo bao tay trong tháng đầu sau sinh và sang tháng thứ 2 ba mẹ nên hạn chế và có thể thả cho đôi bàn tay con tự do tiếp xúc với mọi vật xung quanh một cách tự nhiên nhất nhé!

Xem thêm: Có nên đội mũ thóp cho trẻ sơ sinh khi ngủ? Những lưu ý mẹ bỉm cần nhớ

2. Lưu ý mang bao tay cho trẻ sơ sinh

2.1. Tránh đeo bao tay cho trẻ sơ sinh quá thường xuyên

Hạn chế đeo bao tay thường xuyên để bé phát triển khả năng cầm nắm, cảm nhận

Không đeo bao tay liên tục vì có thể cản trở sự phát triển các khả năng của trẻ. Bé cần tiếp xúc trực tiếp với mẹ và đồ vật thay vì bao bọc quá nhiều qua lớp vải dày cộm suốt cả ngày. Do đó, thay vì trói buộc trẻ trong những chiếc bao tay, ba mẹ hãy để trẻ tự do phát triển cảm nhận, khám phá thế giới xung quanh thông qua việc chạm vào các đồ vật. Ngoài ra, trẻ tiếp xúc trực tiếp với làn da mẹ cũng giúp gia tăng tình cảm mẹ con nữa đó!

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, thường xuyên đeo bao tay cho trẻ sẽ làm giảm khả năng vận động của tay, khiến trẻ biết cầm nắm muộn và phản xạ kém hơn so với những bé ít đeo.

2.2. Lựa chọn chất liệu mềm, thông thoáng

Tương tự như trang phục, khi chọn găng tay cho bé, ba mẹ cũng cần tìm đến những chất liệu mềm mại, dễ thấm hút mồ hôi để đảm bảo da bé không bị trầy xước và không gây khó chịu cho bé khi ra mồ hôi.

2.3. Kiểm tra bao tay cho trẻ, bỏ đi những phần chỉ/vải thừa

Có nhiều trường hợp bé đeo bao tay lâu ngày, bị những sợi chỉ thừa trong bao quấn, xiết vào tay gây tụ máu và thậm chí hoại tử. Do đó, trước khi mang bao tay cho trẻ, mẹ cần kiểm tra xem có phần chỉ thừa hay không và cắt bỏ thật kỹ những đoạn chỉ thừa ở mặt trong bao tay.

2.4. Thường xuyên quan sát, kiểm tra tay cho bé sơ sinh

Kiểm tra tay con để tránh các nguy hại cho tay bé

Ba mẹ nên chú ý thường xuyên mở bao tay ra để kiểm tra đầu ngón tay bé có bị vướt hay kẹt chỉ không. Nếu thấy bé quấy khóc, bỏ bú, ba mẹ cũng nên tháo bao tay ra để kiểm tra tay cho bé. Theo dõi thân nhiệt, tránh để bé cảm thấy quá bí bách, khó chịu ba mẹ nhé!

Tóm lại, trả lời cho câu hỏi: “Có nên đeo bao tay cho trẻ sơ sinh hay không?” thì tốt nhất ba mẹ chỉ nên mang bao tay cho trẻ trong tháng đầu tiên, từ tháng thứ 2 nên thả tự do cho đôi bàn tay của bé, vừa an toàn, lại giúp con khám phá. Chỉ đeo bao tay cho bé để giữ ấm khi trời trở lạnh và đồng thời khi đeo, bố mẹ phải thường xuyên thay bao tay và vệ sinh, cắt móng tay cho bé thật cẩn thận!

Mua ngay bao tay cho trẻ sơ sinh tại Mothercare

Bao tay, bao chân luôn được xem là vật dụng không thể thiếu trong danh sách các món đồ mà hầu hết bố mẹ Việt nào cũng sắm cho trẻ sơ sinh. Dù là bé sinh vào mùa hè hay mùa đông thì dường như trong suốt vài tháng đầu đời, các bé đều được bố mẹ đeo bao tay, bao chân thậm chí là đội mũ rất cẩn thận.

Lí giải về điều này, đa số các bậc phụ huynh cho rằng hành động đó là để giúp bé không bị lạnh. Hơn nữa, móng tay của trẻ mọc nhanh, nếu không bọc lại thì khi trẻ cào lên mặt hoặc đút tay vào miệng sẽ khiến trẻ bị tổn thương. Đặc biệt, việc đeo bao tay, bao chân cho trẻ sơ sinh là thói quen được hình thành từ rất lâu và ai cũng thực hiện theo nên không có lí do gì mọi người lại nghi ngờ về sự hữu ích của nó.

Dù là bé sinh vào mùa hè hay mùa đông thì dường như trong suốt vài tháng đầu đời, các bé đều được bố mẹ đeo bao tay, bao chân thậm chí là đội mũ rất cẩn thận. [Ảnh minh họa]

Tuy nhiên, theo các bác sĩ nhi khoa nếu thời gian đeo cho bé ngắn và chỉ đeo khi cần thiết thì sẽ không có ảnh hưởng gì đến trẻ nhưng nếu bố mẹ quá lạm dụng các đồ dùng này, vô hình chung đó sẽ là một cách “trói buộc” đôi tay, đôi chân nhỏ bé của các con, từ đó dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

Vậy việc đeo bao tay, bao chân quá nhiều cho trẻ có thể dẫn đến những tác động tiêu cực gì? Dưới đây là một số thông tin bố mẹ nuôi con nhỏ nhất định phải biết.

1. Trẻ bị hoại tử tay, chân vì đeo bao tay, bao chân

Bệnh viện Nhi Đồng 2 từng tiếp nhận trường hợp bé Trần Thị Hải Y. [1,5 tháng tuổi], Bình Thạnh [TP.HCM] bị chỉ của bao tay xiết chặt vào ngón tay. Khi vệ sinh, mẹ bé chỉ lau vùng kín và lau người, ít khi để ý đến tay chân vì nghĩ rằng tay chân đã được đeo kín, ít khi bẩn.

Đến khi bé khóc thét cả đêm và quấy không ngủ, người nhà bỏ bao tay ra kiểm tra thì thấy 2 tay trái bị vòng chỉ siết chặt thâm tím và sưng đỏ. May mắn là các bác sĩ đã cắt cọng chỉ siết ngón tay ra kịp thời nên đầu ngón của bé hồng trở lại.

Trẻ bị hoại tử tay, chân vì đeo bao tay, bao chân [Ảnh minh họa]

Thêm một trường hợp nữa là con trai chị Hoàng Thúy Mai trú tại Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội, bị hoại tử 1 ngón chân. Được biết, khi sinh ra, cháu bé được ông bà và bố mẹ đeo chặt bao tay và bao chân bằng những chiếc túi vải nhỏ mua ở chợ. Hai, ba ngày chị mới thay bao chân cho con, và chị cũng không vệ sinh cẩn thận cùng bàn tay, bàn chân cho bé.

Khi cháu bé khóc quấy, sốt, người mẹ mới đưa con đi bệnh viện kiểm tra. Vừa bỏ chiếc bao ra, người mẹ chết đứng khi thấy chân bên trái của con bị sợi chỉ quấn chặt vài vòng vào ngón chân giữa. Ngón chân tím đen vì bị hoại tử. Ngay lập tức bé được các bác sĩ tháo bỏ ngón chân đã hoại tử.

Thông qua 2 trường hợp này, PGS TS Nguyễn Tiến Dũng – Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội cho biết khi cho con mang bao tay bao chân, các bậc phụ huynh cần hết sức cẩn trọng vì ngón tay của trẻ rất nhỏ và mềm, mạch máu nuôi ngón vẫn chưa phát triển đầy đủ. Nên chỉ cần 1 vật nhỏ tì đè lên ngón tay, ngón chân quá lâu cũng có thể dẫn đến hoại tử.

2. Trẻ có nguy cơ đột tử do đeo bao tay, bao chân

Vì sợ con bị lạnh nên cả ban đêm lẫn ban ngày, các bậc phụ huynh đều chăm chỉ đeo bao tay, bao chân cho trẻ. Thế nhưng theo các chuyên gia nhi khoa nước ngoài, việc bao bọc này có thể làm gia tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh [SIDS].

Lí giải về điều này, các chuyên gia cho biết, về ban đêm nếu trẻ bị quá nóng, thân nhiệt tăng cao thì có thể dẫn đến SIDS. Để kiểm tra thân nhiệt của trẻ, bố mẹ hãy xem con có toát mồ hôi ở bụng hay cổ không. Nếu có thì hãy nhanh chóng cởi bỏ bớt quần áo hoặc điều chỉnh nhiệt độ trong phòng sao cho thích hợp.

Trẻ có nguy cơ đột tử do đeo bao tay, bao chân [Ảnh minh họa]

Để đảm bảo an toàn cho con, các chuyên gia khuyên bố mẹ không nên mặc quá nhiều đồ cho trẻ khi ngủ. Bé chỉ cần một lớp quần áo và đắp chăn để giữ ấm là đủ.

3. Cản trở trẻ phát triển các kỹ năng

Thay vì “trói buộc” trẻ trong những chiếc bao tay, bao chân thì bố mẹ hãy trẻ được “tự do” để phát triển cảm giác, cảm nhận khi chạm vào các đồ vật xung quanh. Hãy để tay trẻ được tiếp xúc trực tiếp với làn da của mẹ để gia tăng tình cảm. Hoặc các con sẽ mân mê ngón tay, đưa tay lên nhìn, tự khám phá tay, hay thậm chí là cho vào miệng để mút.

Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, trẻ sơ sinh càng sớm được “giải phóng” khỏi bao tay, sẽ càng có khả năng nắm giữ, túm đồ vật xung quanh và phản xạ tay tốt hơn những bé đeo bao tay nhiều tháng. 

Thay vì “trói buộc” trẻ trong những chiếc bao tay, bao chân thì bố mẹ hãy trẻ được “tự do” để phát triển cảm giác, cảm nhận khi chạm vào các đồ vật xung quanh. [Ảnh minh họa]

Lưu ý khi đeo bao tay, bao chân cho trẻ

- Các bậc phụ huynh cần vệ sinh cho bé đầy đủ cả bàn chân, bàn tay.

- Khi đeo bao tay bằng len, bằng vải giữ ấm cho bé, cha mẹ nên đặc biệt chú ý thường xuyên mở bao tay kiểm tra đầu ngón bé có bị vướng, bị kẹt chỉ hay không.

- Nếu thấy trẻ quấy khóc, bỏ bú, bố mẹ nên tháo bao tay, bao chân của trẻ ra để kiểm tra.

- Bố mẹ có thể cho bé mang bao tay, bao chân lộn mặt trong ra ngoài, như vậy sẽ an toàn cho bé hơn.

- Bố mẹ nên cho trẻ dùng bao tay, bao chân có chất liệu cotton mềm, cắt hết tất cả chỉ thừa mặt trong bao tay.

- Tốt nhất mẹ chỉ nên đeo bao tay cho trẻ trong tháng đầu tiên thôi, kể từ tháng thứ hai nên “thả tự do” cho đôi bàn tay con, vừa an toàn, lại giúp con khám phá.

Theo Thanh Loan [Tổng hợp] [Khám phá]

Video liên quan

Chủ Đề