Top quảng cáo hay nahats 10 8 năm 2022

  • Top 10 Podcast thú vị về Marketing 2021
  • Top 10 trang thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam
  • Top 10 quốc gia ảnh hưởng văn hóa mạnh mẽ nhất thế giới

IKEA là một doanh nghiệp Thụy Điển và là tập đoàn bán lẻ đồ nội thất lớn nhất thế giới. Bên cạnh sự đầu tư về chất lượng sản phẩm, sự thành công của IKEA còn đến từ cách làm truyền thông vô cùng sáng tạo. Cùng điểm qua 10 chiến dịch quảng cáo nổi bật của thương hiệu:

MỤC LỤC XEM NHANH

  • 1. Stay Home
  • 2. Every home should be a haven
  • 3. Augmented Reality
  • 4. Pee Ad
  • 5. It’s that affordable
  • 6. Don’t Sleep On It
  • 7. Love collection
  • 8. Phone-powered hot pot
  • 9. Buy With Your Time
  • 10. Moving Day

1. Stay Home

Khi dịch COVID-19 đang bùng phát, ở nhà là việc nên làm để bảo vệ sức khỏe bản thân. Nhận thức được trách nhiệm thương hiệu và sức ảnh hưởng của mình, IKEA đã khởi động chiến dịch “Stay Home” ở Tây Ban Nha vào tháng 3 năm 2020, kêu gọi mọi người ở nhà nhiều hơn. Chiến dịch này thậm chí không có thông điệp kêu gọi mua hàng rõ ràng. Qua đó, IKEA cho thấy sự quan tâm chân thành với sức khỏe khách hàng và cả cộng đồng.

“Stay Home” ra đời với mục tiêu tôn vinh tổ ấm. Trong hoàn cảnh cách ly toàn xã hội, nhà – vốn là nơi trú ẩn và đem lại cảm giác an toàn – trở nên ngột ngạt và tù túng. Hiểu điều đó, IKEA đã thiết kế một video chỉ vỏn vẹn 30s nhưng nhắc lại từng trải nghiệm, cảm xúc và khoảnh khắc khó quên mà nhà mang lại. Slogan “Nhà vẫn luôn ở đó dù có chuyện gì xảy ra” cũng tạo sự yên tâm trong tình cảnh dịch bệnh hỗn loạn.

2. Every home should be a haven

“Every home should be a haven” là chiến dịch quảng cáo khác lấy nhà làm trung tâm. Đây là dự án IKEA kết hợp với Mother cho ra mắt vào tháng 10/2021. Chiến dịch nhấn mạnh lại vai trò của tổ ấm: mang lại cảm giác thoải mái và là không gian để rũ bỏ căng thẳng cuộc sống, nhờ hỗ trợ của những sản phẩm gia dụng.

Hình ảnh trung tâm của dự án này là hai chú gấu vệ sĩ. Hai nhân vật này luôn thường trực để bảo vệ những phút giây quý giá của gia đình. Đây cũng chính là mấu chốt trong phát biểu của giám đốc Truyền thông IKEA Kemi Anthony: “Dù áp lực hàng ngày có thể ngăn cản việc nhà trở thành tổ ấm, IKEA cam kết sẽ làm tốt nhất để giúp khách hàng vượt qua những khó khăn trên. Chiến dịch của chúng tôi kêu gọi xây dựng một không gian ngôi nhà chúng ta xứng đáng sở hữu.”

3. Augmented Reality

Công nghệ thực tế ảo từng gây xôn xao thế giới đã được IKEA sử dụng thông minh cho sản phẩm của mình. Năm 2013, hãng lần đầu tiên đưa AR vào ứng dụng điện thoại của mình. Người dùng sẽ bật camera điện thoại để “ướm” thử sản phẩm vào không gian căn nhà.

Điều này xuất phát từ kết quả khảo sát cho biết 70% khách hàng không thực sự biết kích cỡ căn phòng của mình và có đến 14% mua phải những nội thất không vừa với nhà họ. Nhờ công nghệ mới, người dùng sẽ có hình dung rõ ràng hơn về món đồ mình định mua và lựa chọn kích thước, màu sắc, hình dáng, vị trí sắp xếp phù hợp nhất.

4. Pee Ad

“Pee Ad” là một chiến dịch rất sáng tạo hướng tới phụ nữ mang thai. Với “Pee Ad”, khách hàng nữ sẽ làm một việc khá kỳ quặc: tè lên trang tạp chí. Thực chất, trang báo được IKEA đính sẵn một mảnh giấy có tác dụng tương tự như que thử thai: nếu khách hàng đang mang bầu, trên trang giấy sẽ hiện ra một mã giãm giá cho sản phẩm cũi trẻ em mới nhất của hãng.

Cách quảng bá này giúp thương hiệu hỗ trợ phụ nữ mang thai một cách tinh tế và thú vị; doanh số cho sản phẩm cũi mới ra mắt của IKEA cũng được thúc đẩy mạnh mẽ. Thể hiện được sự quan tâm trực tiếp đến một tệp khách hàng, “Pee Ad” dành được hơn 12 giải thưởng, nổi bật nhất là Clio Awards for Direct [chiến dịch được khách hàng mục tiêu hưởng ứng nhất].

5. It’s that affordable

“It’s that affordable” là dự án truyền thông hợp tác giữa IKEA Ả Rập Xê-út và công ty Ogilvy. Ra mắt vào tháng 6/2016, chiến dịch đề cập đến giá cả nội thất của IKEA một cách mới lạ. “It’s that affordable” tính giá trị một món đồ tại IKEA thông qua những món đồ vặt vãnh hàng ngày. Cụ thể, thay vì dùng tiền định giá sản phẩm, IKEA sử dụng tuýp kem đánh răng, tem hay lon soda, cốc cà phê làm đơn vị tiền tệ.

Cách truyền thông này giúp miêu tả trực quan giá trị sản phẩm của IKEA trên những món đồ có mức chi phí không đáng kể. Từ đó, thương hiệu tạo được cảm giác bình dân hơn cho sản phẩm. Nhờ cách liên hệ thông minh, “It’s that affordable” đã nhận được ba giải thưởng của Clio Awards năm 2016. Ngay trong hội nghị nội bộ IKEA ở Thụy Điển, phương án này cũng được đưa ra làm “tấm gương” hãng nên tiếp tục làm theo.

6. Don’t Sleep On It

“Don’t Sleep On It” là chiến dịch nâng cao nhận thức của phụ nữ về bệnh ung thư vú. Sản phẩm chủ chốt trong chiến dịch là chiếc đệm “Kransborre”. Chiến dịch được thực hiện bởi agency Leo Burnett cuối năm 2021. Công ty đến từ Ả Rập Xê-út, nơi bệnh ung thư vú có tỷ lệ tử vong lên đến 14,8%.

Dòng chữ được in trên đệm là “Don’t Sleep On It – Early detection saves lives”. Đây là một cách chơi chữ của IKEA: sản phẩm đệm nhưng lại bảo khách hàng “Đừng ngủ trên đó”? Dòng chữ này thực chất là một thành ngữ Tiếng Anh có ý nghĩa nhắc nhở khách hàng nữ “Đừng trì hoãn – Phát hiện sớm sẽ cứu được mạng sống”. Ngoài ra, trên tag sản phẩm cũng in hướng dẫn chi tiết các bước tự kiểm tra khối u.

7. Love collection

“Love collection” là chiến dịch truyền thông dịp Valentine 2020 ở Đài Loan. Thay vì quảng bá những sản phẩm được săn đón nhiều nhất, “Love Collection” lại tạo bộ sưu tập một loạt món đồ “cô đơn” trong dịp lễ này – những sản phẩm có doanh thu thấp nhất.

Đây là một chiến dịch truyền thông đa nền tảng mang phong cách hài hước. Trên Youtube, một video đơn giản tổng hợp các sản phẩm được lồng nhạc khá dị. Trên các trang mạng xã hội như Instagram, từng mặt hàng đều được đăng cùng dòng tít “thả thính”: chiếc kẹp quần áo “bám lấy anh cả đời”, hay dây thừng “anh sẽ không bao giờ buông tay em”.

8. Phone-powered hot pot

Đứng thứ là một chiến dịch quảng cáo nổi bật khác của IKEA tại Đài Loan. Năm 2016, IKEA cho lên sóng một nồi lẩu với cơ chế khác lạ: thay vì cắm điện và chỉnh các mức nhiệt, chiếc nồi này sẽ nóng lên càng có nhiều điện thoại đặt ở dưới.

Video lấy bối cảnh là một gia đình quây quần bên nồi lẩu – một món ăn đặc trưng của ẩm thực Trung hoa, từ đó tạo cảm giác quen thuộc, gần gũi với khách hàng tại thị trường Đài Loan. Cùng với đó, nhận thấy việc nhiều người nghiện sử dụng điện thoại đến nỗi bỏ qua việc kết nối trực tiếp, IKEA đã thiết kế một “nồi lẩu công nghệ”, giúp tách họ khỏi chiếc điện thoại một cách tự nguyện. Ý tưởng truyền thông này được đánh giá là ý nghĩa và phù hợp với thị trường.

9. Buy With Your Time

Ra đời tại Dubai năm 2020, “Buy With Your Time” là một bước đổi mới của IKEA. Với “Buy With Your Time”, khách hàng được thanh toán bằng thời gian họ đi đến cửa hàng IKEA. Thời gian di chuyển hiển thị trên Google Maps càng lớn, khách hàng càng có nhiều tiền mua đồ.

Nguồn gốc của chiến dịch quảng cáo này là do vị trí của các cửa hàng IKEA: thường được đặt ở vùng ngoại ô nơi có không gian trưng bày rộng rãi. Điều này tạo ra sự bất tiện trong việc tiếp cận khách hàng. Để bù đắp cho người dùng, khuyến khích họ ghé thăm IKEA thường xuyên, “Buy With Your Time” ra đời và thể hiện sự trân trọng của thương hiệu với thời gian quý báu khách hàng bỏ ra để tới được cửa hàng.

10. Moving Day

Ngày 1/7 là Quốc khánh Canada và là ngày truyền thống chuyển nhà với người dân Quebec. Hiểu được nhu cầu khổng lồ về đóng gói đồ đạc trong ngày này, IKEA đã kết hợp với công ty quảng cáo Leo Burnett xây dựng chiến dịch “Moving Day”. Một số lượng lớn hộp carton được cung cấp cho người dân; trên mỗi hộp đều có những lời khuyên hữu ích cho việc chuyển nhà. Hộp carton IKEA được làm từ 85% nguyên liệu tái tạo, và có thể gấp thành ghế ngồi nghỉ ngơi.

Khác với những chiến dịch kể trên, “Moving Day” là sự kiện thường niên của IKEA suốt 10 năm qua. “Moving Day” lần đầu xuất hiện vào năm 2011 và đạt được thành công vang dội: 15.000 hộp carton được phân phát, giúp tăng 14% lượt ghé thăm cửa hàng và 24,5% doanh số trong dịp cuối tuần đó. Năm 2012, IKEA tiếp tục triển khai “Moving Box”, dùng xe tải đưa hộp carton đến từng khu phố.

“Moving Day” đã đạt được nhiều giải thưởng nổi bật: Giải Bạc Best Insight, Best Use of Media [CASSIES], Giải Vàng Effie [giải thưởng danh giá trong ngành truyền thông – tiếp thị toàn cầu].

Chủ Đề