Tòa an giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại theo máy cấp xét xử

Công ty Luật FBLAW gửi đến Quý bạn đọc bài viết với nội dung về Thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân trong tố tụng dân sự.

Thẩm quyền xét xử của Tòa án theo loại việc

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo loại việc là tổng hợp các loại vụ việc về dân sự mà Tòa án có thẩm quyền thụ lý và giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Thẩm quyền về loại việc của Tòa án sẽ phân định với những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan khác.

Được quy định tại mục 1 Chương II từ các Điều 26 đến Điều 34 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì Tòa án có thẩm quyết giải quyết những tranh chấp dân sự trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, sở hữu trí tuệ…Trong đó, có sửa đổi, bổ sung một số quy định như:

– Tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự vì không có lý do không có điều luật để áp dụng [Điều 4 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015]. Khi chưa có điều luật cụ thể để áp dụng thì Tòa án áp dụng tinh thần của Hiến pháp, tập quán, tương tự pháp luật, những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, hoặc lẽ công bằng [Điều 43, 44, 45 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015].

– Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 đã sửa đổi bổ sung nhiều loại việc mới thuộc thẩm quyền của Tòa án được quy định trong các luật nội dung bảo đảm thống nhất, phù hợp với Hiến pháp và các luật khác như: Bộ luật dân sự, Bộ luật Hàng hải, Luật Hôn nhân & Gia đình, Luật doanh nghiệp, Luật Thi hành án dân sự, Bộ luật lao động, Luật đấu thầu, Luật công đoàn….

– Trong quá trinh giải quyết vụ án dân sự nếu phát hiện văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc giải quyết vụ án có dấu hiệu trái Hiến pháp, pháp luật thì Chánh án Tòa án có văn bản kiến nghị Chánh án Toà án nhân dân tối cao kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản trái pháp luật [Điều 221 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015].

– Khi giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án có thẩm quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự. [Điều 34 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015]

Thẩm quyền xét xử của Tòa án theo cấp

           Thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân

Việc xác định đúng thẩm quyền của Tòa án theo cấp chính là việc xác định xem đối với một vụ án dân sự cụ thể Tòa án nhân dân cấp huyện hay Tòa án nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền giải quyết. Việc xác định thẩm quyền của Tòa án theo cấp được quy định tại Điều 35, 37 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 dựa trên tính chất phức tạp của từng loại vụ việc, dựa vào điều kiện cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn nghiệp vụ thực tế của đội ngũ cán bộ Tòa án. Theo đó, thẩm quyền của Tòa án cấp huyện hiện nay được quy định: [i] Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 Bộ luật này; [ii] Tranh chấp về kinh doanh thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 Bộ luật này; [iii] Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 Bộ luật này; [iiii] Những tranh chấp trên mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần ủy tác tư pháp cho cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài không thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện. Tuy nhiên, theo khoản 4 Điều 35 “Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con,…”, trường hợp này xuất hiện yếu tố đương sự ở nước ngoài nhưng vẫn thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện.

Theo Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo loại việc trừ tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện. Có thể nhận thấy thẩm quyền của Tòa án cấp huyện và cấp tỉnh được phân định rõ ràng, tránh tình trạng vượt cấp hay thụ lý nhầm.

Tòa án Nhân dân thành lập theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 [Luật số 62/2014/QH13], Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Tòa án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật; xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình tố tụng; căn cứ vào kết quả tranh tụng ra bản án, quyết định việc có tội hoặc không có tội, áp dụng hoặc không áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp, quyết định về quyền và nghĩa vụ về tài sản, quyền nhân thân. Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành. Tổ chức Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Tòa án quân sự. Các Tòa án nhân dân được tổ chức độc lập theo thẩm quyền xét xử. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm Ủy ban Thẩm phán, Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên.

Trọng tài Thương mại thành lập theo Luật Trọng tài Thương mại 2010 [Luật số 54/2010/QH 12], Trung tâm trọng tài được thành lập khi có ít nhất năm sáng lập viên là công dân Việt Nam có đủ điều kiện là Trọng tài viên quy định tại Điều 20 của Luật này đề nghị thành lập và được Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập.

Có hai hình thức Trọng tài thương mại là Trọng tài thường trực [hay Trọng tài quy chế] và Trọng tài vụ việc [Trọng tài Ad – hoc]. Trọng tài quy chế là những hình thức trọng tài có hình thức tổ chức, có trụ sở ổn định, có danh sách trọng tài viên và hoạt động theo điều lệ riêng. Phần lớn các tổ chức trọng tài lớn, có uy tín trên thế giới đều được thành lập theo hình thức này dưới các tên gọi như Trung tâm trọng tài, Ủy ban trọng tài, Viện trọng tài, Hội đồng trọng tài quốc gia và Quốc tế, Tòa Trọng tài thường trực, Trọng tài thường trực có quy chế tố tụng riêng và được quy định rất chặt chẽ. Trọng tài vụ việc [Trọng tài Ad – hoc] là hình thức trọng tài được lập ra để giải quyết những tranh chấp thương mại cụ thể khi có yêu cầu và tự giải thể khi giải quyết xong vụ tranh chấp đó. Đặc điểm cơ bản của trọng tài vụ việc là không có trụ sở, không có bộ máy giúp việc và không lệ thuộc vào bất cứ một quy tắc xét xử nào. Về nguyên tắc, các bên đương sự khi yều cầu trọng tài Ad-hoc xét xử có quyền lựa chọn thủ tục, các phương thức tiến hành tố tụng.

Trong quá trình giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại, tòa án phải tuân theo một trình tự, thủ tục nhất định mà pháp luật đã quy định, là những nguyên tắc cơ bản, trình tự, thủ tục khởi kiện; trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc tại tòa án, thi hành bản án, quyết định của tòa án, quyền và nghĩa vụ của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng cũng như của những cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự.

Để giải quyết tranh chấp về kinh doanh thương mại thì có các Tòa án Quận Huyện, Tòa Kinh tế thuộc Tòa án Nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương và các Trung tâm Trọng tài Thương mại. Tuy nhiên thẩm quyền giải quyết tranh chấp của các Trung tâm Trọng tài Thương mại chỉ gói gọn trong các hoạt động thương mại bao gồm Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại, Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại, Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài. Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật Trọng tài Thương mại. Trong quá trình giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại, Hội đồng Trọng tài phải tuân theo Quy tắc tố tụng Trọng tài của Trung tâm Trọng tài.

Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác, hàng hóa bao gồm tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai, những vật gắn liền với đất đai.

Tòa án bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm theo nguyên tắc hai cấp xét xử. Tức vụ án mà bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Toà án bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn luật định được Toà án cấp trên trực tiếp xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm. Còn các bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Hai cấp xét xử là hình thức tổ chức tố tụng, cấp xét xử và thủ tục xét xử là hai khái niệm khác nhau, nhưng chúng có quan hệ mật thiết với nhau. Nguyên tắc hai cấp xét xử là quan điểm chung có hướng chỉ đạo trong tố chức tố tụng, còn thủ tục tố tụng là quy định cần tuân thủ đề thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử. Nguyên tắc hai cấp xét xử được tổ chức thực hiện bằng các quy định cụ thể của thủ tục tố tụng trong Bộ luật tố tụng. Thủ tục tố tụng quy định càng chính xác thì nguyên tắc này càng phát huy hiệu quả của nó trong bảo đảm xét xử đúng đắn, khách quan vụ án và bảo vệ có hiệu quả các quyền của công dân, đặc biệt là của những người tham gia tố tụng.

Tòa kinh tế thuộc Tòa án Nhân dân nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án kinh doanh, thương mại và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật, xét xử công khai. Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì có thể xét xử kín.

Quyết định của tòa án được đảm bảo thi hành và thủ tục giải quyết của Tòa án rất chặt chẽ, rất phức tạp và không thể thay đổi được. Bản án của tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị hoặc có thể được xem xét lại theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm, trong tố tụng tòa án, các phiên tòa xét xử thường được tổ chức công khai, bản án được công bố rộng rãi.

Tranh chấp thương mại được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp. Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được. Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, Phán quyết trọng tài là chung thẩm. Trọng tài Thương mại giải quyết tranh chấp chỉ một lần, Phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài. Giải quyết tranh chấp thương mại bằng phương thức trọng tài có ưu điểm là nhanh chóng, thuận lợi, không làm hạn chế, cản trở các hoạt động kinh doanh của các bên tranh chấp, khôi phục và duy trì các quan hệ hợp tác, tín nhiệm giữa các bên trong kinh doanh, giữ bí mật kinh doanh, uy tín của các bên trên thương trường, là phương thức giải quyết tranh chấp ít tốn kém nhất.

Tiếng nói, chữ viết dùng trong tố tụng trước Tòa án là tiếng Việt, Tòa án bảo đảm cho những người tham gia tố tụng quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình trước Tòa án nhân dân, trường hợp này phải có phiên dịch. Luật áp dụng duy nhất là pháp luật Việt Nam.

Tiếng nói, chữ viết dùng trong tố tụng Trọng tài do các bên thỏa thuận chọn. Đối với tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài là tiếng Việt, trừ trường hợp tranh chấp mà ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trường hợp bên tranh chấp không sử dụng được tiếng Việt thì được chọn người phiên dịch ra tiếng Việt. Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, tranh chấp mà ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài do Hội đồng trọng tài quyết định. Luật áp dụng trong giải quyết tranh chấp do các bên tự thỏa thuận.

Thẩm phán là người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân sẽ được Chủ tịch nước bổ nhiệm để làm nhiệm vụ xét xử.Chế độ bổ nhiệm Thẩm phán được thực hiện đối với các Tòa án. Chế độ bầu Hội thẩm nhân dân được thực hiện đối với Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.

Những người có đủ các tiêu chuẩn để gia nhập các Trung tâm Trọng tài thương mại làm Trọng tài viên là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật dân sự, Có trình độ đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ 5 năm trở lên, trong trường hợp đặc biệt, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, tuy không đáp ứng được yêu cầu nêu trên, cũng có thể được chọn làm Trọng tài viên. Trung tâm trọng tài có thể quy định thêm các tiêu chuẩn cao hơn đối với Trọng tài viên của tổ chức mình.

Tòa án nhân dân xét xử công khai. Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì Tòa án nhân dân có thể xét xử kín.

Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài thương mại được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Tòa án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của các Tòa án, Tòa án nhân dân cấp cao giám đốc việc xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật.

Tòa Kinh Tế thuộc Tòa án án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét việc hủy phán quyết trọng tài khi có đơn yêu cầu của một bên. Phán quyết trọng tài bị hủy nếu thuộc một trong các trường hợp Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu, Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật Trọng tài Thương mại, Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài, trường hợp phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì nội dung đó bị huỷ, Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo, Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài, Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Hòa giải vụ án dân sự tại Tòa án, tại khoản 1 Điều 180 Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự quy định trách nhiệm hòa giải của tòa án: “Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Toà án tiến hành hoà giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hoà giải hoặc không tiến hành hoà giải được quy định tại Điều 181 và Điều 182 của Bộ luật này”. Nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án dân sự thì toà án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

Hòa giải thương mại có thể tiến hành tại các Trung tâm Hòa giải thương mại độc lập như Trung tâm Hòa giải Thương mại Sài gòn [SGM] hoặc tại các Trung tâm Hòa giải thuộc các Trung tâm Trọng tài Thương mại theo Nghị Định 22/2017/NĐ-CP hoặc tiến hành tại các Trung tâm Trọng tài Thương mại theo Luật Trọng tài Thương mại.

Địa điểm giải quyết tranh chấp tại Tòa án là nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn.

Địa điểm giải quyết tại Trọng tài Thương mại do các bên tranh chấp thỏa thuận, đây cũng là ưu điểm của Trọng tài Thương mại, các bên tranh chấp có thể chọn địa điểm thuận lợi cho cả hai bên mà không phụ thuộc vào địa điểm của Trung tâm Trọng tài Thương mại [nơi nộp hồ sơ để giải quyết tranh chấp]. Cũng cần lưu ý rằng, có một vấn đề cần xem xét là “địa điểm trọng tài” là địa điểm do các bên thỏa thuận [trong thỏa thuận trọng tài trước khi xảy ra tranh chấp hoặc thỏa thuận bổ sung trong khi tranh chấp hay sau khi tranh chấp xảy ra] hay là địa điểm nơi Hội đồng Trọng tài thực chất giải quyết vụ việc và tuyên phán quyết. Việc này dẫn đến quy trình công nhận và cho thi hành phán quyết Trọng tài theo Công ước New York 1958, phán quyết được xem là phán quyết trọng tài nước ngoài nếu phán quyết này được tuyên tại lãnh thổ của một quốc gia khác với quốc gia nơi mà việc yêu cầu công nhận và cho thi hành phán được tiến hành. Thí dụ như các bên tranh chấp thỏa thuận chọn Trung tâm Trọng tài Thương mại Thành Phố Hồ Chí Minh [TRACENT] để giải quyết tranh chấp, trong quá trình tố tụng các bên chọn địa điểm giải quyết tranh chấp tại Australia, Phán quyết Trọng tài được tuyên tại Australia. Nếu xem Phán quyết này là Phán quyết Trọng tài nước ngoài thì muốn thi hành thì phải được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành theo Bộ Luật Tố Tụng Dân sự, nếu xem là Phán Quyết Trọng tài trong nước thì sau 30 ngày nếu không có đơn xin hủy phán quyết trọng tài thì Phán quyết được thi hành tại Cục thi hành án dân sự theo Luật Sửa đổi bổ sung thi hành án dân sự,

Chế độ, chính sách đối với Thẩm phán là Nhà nước có chính sách ưu tiên về tiền lương, phụ cấp đối với Thẩm phán, Thẩm phán được cấp trang phục, Giấy chứng minh Thẩm phán để làm nhiệm vụ, Thẩm phán được bảo đảm tôn trọng danh dự, uy tín; được bảo vệ khi thi hành công vụ và trong trường hợp cần thiết, Thẩm phán được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ và nghiệp vụ Tòa án.

Các Trọng tài viên không phải là công chức nhà nước nên không có chế độ chính sách gì, không được bảo vệ khi giải quyết tranh chấp, tự đào tạo bồi dưỡng để nâng cao trình độ nghiệp vụ.

Tòa án có các Phiên họp Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Chánh án chủ trì để tổng kết kinh nghiệm xét xử.

Trọng tài thương mại chưa có cơ chế này, nên chăng để Hội Trọng tài Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh đứng ra phối hợp với Tòa Kinh Tế, Viện Kiểm Sát đứng ra tổ chức tổng kết kinh nghiệm giải quyết tranh chấp.

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, Thẩm phán có thể bị cách chức khi vi phạm trong công tác xét xử, giải quyết những việc thuộc thẩm quyền của Tòa án, vi phạm quy định những việc pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm, tư vấn cho bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án hoặc những việc khác không đúng quy định của pháp luật, can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án, đem hồ sơ vụ án hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ án ra khỏi cơ quan, nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền, tiếp bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án mà mình có thẩm quyền giải quyết không đúng nơi quy định, vi phạm về phẩm chất đạo đức, vi phạm quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp Thẩm phán, Có hành vi vi phạm pháp luật khác.

Trọng tài Thương mại cũng cần có định chế chặt chẽ như trên để công việc giải quyết tranh chấp ngày càng hiệu quả dưới dạng quy tắc đạo đức nghề nghiệp được thống nhất chung cho các Trung tâm Trọng tài Thương mại.

Thư ký Tòa án là người có trình độ cử nhân luật trở lên được Tòa án tuyển dụng, được đào tạo nghiệp vụ Thư ký Tòa án và bổ nhiệm vào ngạch Thư ký Tòa án.

Ban thư ký thuộc Ban điều hành của Trung tâm Trọng tài thương mại quy định tại Điều lệ của mỗi Trung tâm, có thể có Tổng thư ký do Chủ tịch Trung tâm trọng tài cử.

Thư ký Tòa án có nhiệm vụ, quyền hạn là làm Thư ký phiên tòa, tiến hành các hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật tố tụng, thực hiện nhiệm vụ hành chính, tư pháp và nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án, thư ký Tòa án chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh án Tòa án về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Thư ký Tòa án phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự, đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ việc đó, có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ, đã là người tiến hành tố tụng trong vụ việc đó với tư cách là Thư ký Tòa án, là người thân thích với một trong những người tiến hành tố tụng khác trong vụ việc đó.

Thư ký Trung tâm Trọng tài Thương mại thu thập, xử lý và cung cấp thông tin choTrung tâm Trọng tài và Hội đồng Trọng tài, tiếp nhận thụ lý đơn giải quyết tranh chấp, soạn thảo, biên tập, chuyển giao văn bản, hồ sơ, quản lý văn bản, lưu trữ hồ sơ, giải quyết các thủ tục hành chính, thực hiện các hoạt động liên lạc và giao dịch với các bên tranh chấp theo yêu cầu của Hội đồng Trọng tài, giúp các công việc về lễ tân, đảm nhận các công việc để đảm bảo về cơ sở vật chất, trang thiết bị và phương tiện làm việc cho Trung tâm Trọng tài Thương mại và Hội đồng Trọng tài. Tốt hơn nữa là thực hiện ISO 9001:2015 để mô tả công việc cụ thể của các thành viên trong Trung tâm Trọng tài Thương mại được phối hợp đồng bộ và thống nhất giúp việc giải quyết tranh chấp hiệu quả.

Để bảo đảm cho hoạt động của Tòa án Nhân dân, số lượng thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không dưới mười ba người và không quá mười bảy người, gồm Chánh án, các Phó Chánh án, và các Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.Số lượng Thẩm phán Tòa án khác, cơ cấu tỷ lệ các ngạch Thẩm phán tại mỗi cấp Tòa án và tổng biên chế của Tòa án nhân dân do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao sau khi có ý kiến của Chính phủ, căn cứ vào tổng biên chế, số lượng, cơ cấu tỷ lệ các ngạch Thẩm phán đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao sẽ phân bổ biên chế, số lượng Thẩm phán Tòa án khác, công chức khác, viên chức và người lao động của các đơn vị trực thuộc các Tòa án nhân dân, phân bổ biên chế, số lượng Thẩm phán của các Tòa án quân sự sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Trung tâm Trọng tài Thương mại gửi danh sách Trọng tài viên và những thay đổi về danh sách Trọng tài viên cho Sở Tư Pháp để báo cáo và gửi cho Bộ Tư Pháp để công bố. Số lượng Trọng tài viên không hạn chế.

Kinh phí hoạt động của Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương do Chính phủ trình Quốc hội quyết định sau khi thống nhất với Tòa án nhân dân tối cao. Trường hợp Chính phủ và Tòa án nhân dân tối cao không thống nhất về dự toán kinh phí hoạt động của Tòa án nhân dân thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kiến nghị Quốc hội xem xét, quyết định, kinh phí hoạt động của Tòa án quân sự do Bộ Quốc phòng phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao lập dự toán và đề nghị Chính phủ trình Quốc hội quyết định, việc quản lý, phân bổ, cấp và sử dụng kinh phí được thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các luật khác có liên quan, Nhà nước ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, phát triển công nghệ thông tin cho Tòa án nhân dân.Công chức khác, viên chức và người lao động của Tòa án nhân dân được cấp trang phục và hưởng chế độ chính sách theo quy định của pháp luật.

Trung tâm Trọng tài Thương mại tự trang trải kinh phí hoạt động, các Trọng tài viên không có lương, chỉ có chi phí trọng tài cho từng vụ việc giải quyết tranh chấp.

Như vậy có thể tóm tắt khái quát lại như sau : Tòa án là một cơ quan nhà nước nằm trong hệ thống cơ quan tư pháp, tố tụng của tòa án nhân danh Nhà nước để xem xét, xử lý vi phạm pháp luật nhằm duy trì trật tự công cộng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các Doanh nhân. Trọng tài Thương mại là tổ chức phi chính phủ, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, Trọng tài Thương mại không do Nhà nước quyết định thành lập mà do các trọng tài viên thỏa thuận xin phép Nhà nước để được thành lập, Trọng tài Thương mại được thành lập nhằm cung cấp cho các Doanh nhân một cơ chế giải quyết tranh chấp kinh doanh nhanh chóng, đơn giản, thuận tiện phù hợp với tâm lý của Doanh nhân. Không phải vụ tranh chấp kinh doanh thương mại nào cũng được tòa thụ lý giải quyết, Đơn kiện chỉ được tòa án thụ lý giải quyết khi được chuyển đến tòa án có thẩm quyền giải quyết. Trong tố tụng trọng tài các bên tranh chấp có quyền lựa chọn bất cứ Trọng tài Thương mại nào để giải quyết cho mình theo ý muốn và sự tín nhiệm của họ, được chọn các Trọng tài viên có kiến thức kinh nghiệm trong lĩnh vực tranh chấp để giải quyết.

Trọng tài chỉ giải quyết tranh chấp một lần các tranh chấp kinh doanh thương mại, Phán quyết trọng tài là chung thẩm, có hiệu lực thi hành, không bị kháng cáo, kháng nghị. Tố tụng tòa án có hai cấp xét xử với các giai đoạn sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm, chính vì thủ tục tố tụng tòa án phải thông qua nhiều giai đoạn xét xử khác nhau đã dẫn tới việc kéo dài thời gian xét xử, tốn kém chi phí, đây là điều mà các Doanh nhân không mong muốn.

Đa số các phiên tòa đều được tiến hành công khai, các bản án thường được công bố rộng rãi trước công chúng dẫn đến khó khăn cho Doanh nhân khi bảo vệ các thông tin bí mật. Trong tố tụng trọng tài tiến hành không công khai, mọi tình tiết và kết quả đều không được công bố nếu không được sự chấp thuận của các bên.

Tố tụng trọng tài thủ tục hết sức mềm dẻo và linh hoạt, các thủ tục tố tụng đơn giản, thuận tiện, đảm bảo thời cơ kinh doanh của các bên tranh chấp. Tố tụng tòa án bị ràng buộc bởi các quy tắc tố tụng nghiêm ngặt, phải tuân thủ các yêu cầu nhiều khi mang tính nghi thức, luật áp dụng được coi là bất di bất dịch. Phán quyết Trọng tài được công nhận và cho thi hành trên 150 quốc gia tham gia Công ước New York 1958.

Th.s Vũ Trọng Khang, Trọng Tài Viên Trung Tâm Trọng Tài Thương Mại Tp.Hồ Chí Minh [TRACENT]

Video liên quan

Chủ Đề