Tính khoa học trong lãnh đạo, quản lý

LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ LÀ MỘT KHOA HỌC VÀ NGHỆ THUẬT

1.Lãnh đạo và quản lý:

*Lãnh đạo là quá trình dẫn dắt, định hướng của các chủ thể lãnh đạo đối với đối tượng lãnh đạo nhằm đạt đến một mục tiêu nào đó của tổ chức .Một số đặc điểm của lãnh đạo là : Trước hết, lãnh đạo là lãnh đạo con người, nhóm người, tổ chức người. Thứ hai, lãnh đạo là quá trình ảnh hưởng của người lãnh đạo đến người dưới quyền, lãnh đạo chủ yếu lấy thuyết phục làm phương tiện để tác động đến người dưới quyền. Thứ ba, lãnh đạo là quá trình tác động, dẫn dắt, định hướng con người tiến đến mục tiêu của tổ chức.Vai trò của hoạt động lãnh đạo: Hoạt động lãnh đạo là họat động thực tiễn quan trọng của nhân loại: Không có hoạt động lãnh đạo, không có chỉ huy điều khiển, hướng dẫn và phối hợp, con người không thể tiến hành sản xuất xã hội, không thể tiến hành hoạt đông tập thể, lại càng không thể hình thành lực lượng sản xuất xã hội. Hoạt động lãnh đạo là nhân tố quan trọng không thể thiếu để thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất. Hoạt động lãnh đạo có thể đứng ngoài lực lượng sản xuất và quá trình sản xuất; nhưng thông qua ngoại lực nó tác động gián tiếp vào lực lượng sản xuất, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển: Vai trò bên ngoài của hoạt động lãnh đạo đối với lực lượng sản xuất, biểu hiện ở sự phát huy chức năng dẫn đầu, hướng dẫn của người lãnh đạo; ở hoạch định đường lối, chiến lược và chính sách;Hoạt động lãnh đạo thông qua những quyết sách khoa học thúc đẩy lực lượng sản xuất;Hoạt động lãnh đạo thông qua việc dùng người để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.

*Quản lý theo Từ điển tiếng Anh, từ quản lý [Management] được dùng với nghĩa vừa quản lý, vừa điều khiển các tổ chức công việc. Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích,có kế hoạchcủa chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách các nguyên tắc, các phương pháp cụ thể nhằm đạt được những mục tiêu nhất định và có hiệu quả

Bản chất của quản lý: Bản chất của quản lý là một loại quan hệ xã hội đặc thù. Quan hệ gắn bó hữu cơ, tác động biện chứng giữa những con người [thuộc chủ thể quản lý] và những con người [thuộc đối tượng quản lý]. Bản chất đó biểu hiện cụ thể trên mấy đặc điểm sau đây:Một là: Thực hiện mối quan hệ giữa quyền uy và phục tùng. Hai là: Quản lý là hoạt động chủ quan của chủ thể quản lý và nó chỉ đúng và đạt kết quả khi hoạt động đó phù hợp với yêu cầu của quy luật và thực tế khách quan.Ba là: Mục tiêu và động lực của quản lý là thực hiện quan hệ lợi ích hợp lý, hài hoà, đảm bảo công bằng, tiến bộ xã hội.

Quản lý là một vấn đề quan tâm trước hết của mọi tổ chức và trong mọi hoạt động của tập thể, đó là sức mạnh gắn bó một tổ chức với nhau và điều chỉnh cho tổ chức hoạt động đúng với mục tiêu đã đề ra: Quản lý ra đời và phát triển là một cần thiết khách quan bắt nguồn từ tính chất xã hội hoá lao động và sản xuất. C.Mác đã viết “Trong tất cả những công việc mà có nhiều người hợp tác với nhau, thì mối liên hệ chung và sự thống nhất của quá trình tất phải biểu hiện ra một ý chí điều khiển cũng giống như trường hợp nhạc trưởng của một dàn nhạc vậy. Ông còn nhấn mạnh “người độc tấu vĩ cầm thì anh ta tự điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì phải có nhạc trưởng”. Theo đó, xã hội càng phát triển, cá mối quan hệ về kinh tế, văn hoá ngày càng mở rộng và phức tạp [hiện nay đã mang tính toàn cầu] quản lý càng có vai trò quan trọng. Vai trò của quản lý được biểu hiện: Tạo nên sự thống nhất về nhận thức, ý chí tư tưởng và hành động [với những tiêu chí, căn cứ xác đáng] để thực hiện đường lối, kế hoạch đã định. Tổ chức, điều hoà, phối hợp và hướng dẫn các hoạt động của đối tượng quản lý, nhằm đảm bảo sự ổn định, hợp lý và đạt hiệu quả cao. Tạo môi trường và điều kiện an toàn, thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân phát huy tính tự chủ, năng động, sáng tạo trong các hoạt động của mình, khai thác tối đa hợp lý các tiềm năng. nguồn lực, động lực để kết quả cao nhất. Kiểm tra, đánh giá kết quả các hoạt động, đề ra và thực hiện các giải pháp thích hợp nhằm hạn chế, khắc phục những sai lầm, tiêu cực đản bảo thực hiện thắng lợi các mục tiêu của quản lý.Tạo lập và duy trì các tỷ lệ cân đối, cơ cấu hợp lý, nhất là sự hài hoà về quan hệ lợi ích, đảm bảo tăng tưởng kinh tế hài hoà với công bằng, tiến bộ xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, an ninh xã hội, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế. Mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hoá v.v..Tóm lại: Hoạt động quản lý là hoạt động của nhạc trưởng chỉ huy dàn nhạc

*Phân biệt sự khác nhau giữa “Lãnh đạo và quản lý”:

-Qua phân tích ở phần trên, chúng ta thấy khái niệm Lãnh đạo và Quản lý có những điểm tương đồng về nội hàm như: Lãnh đạo và Quản lý đều là sự tác động tự giác đến đối tượng trên cơ sở những quy luật khách quan vốn có của đối tượng đó.Lãnh đạo và Quản lý đều thống nhất về phương hướng chung, về mục đích là bảo đảm cho đối tượng hoạt động và phát triển một cách tối ưu..Song mặt khác, ở chúng vẫn có những mặt những đặc điểm khác nhau, đặt biệt là khi là so sánh, phân tích qua tính chất công việc của người lãnh đạo và quản lý thì ta thấy rõ điều đó:Thứ nhất, ta có thể phân biệt sự khác nhau theo đối tượng của người lãnh đạo và người quản lý: Đối tượng của người lãnh đạo chính là con người, lãnh đạo là lãnh đạo con người, người lãnh đạo là người đứng đầu của một nhóm người, tập hợp thể người, lãnh đạo con người và các nhóm xã hội, lãnh đạo một quốc gia một dân tộc…

2. Lãnh đạo, quản lý vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật:

2.1.Tính Khoa học của LĐ, QL biểu hiện ở các nội dung sau:

*Phải đảm bảo tính khoa học trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các quyết định lãnh đạo, quản lý: Nó phải được dựa trên một cơ sở khoa học nhất định [khách quan, toàn diện, lịch sử - cụ thể]; giải quyết một cách hài hòa mối quan hệ giữa mục tiêu và phương tiện, giữa tính nguyên tắc với chủ nghĩa giáo điều và bệnh rập khuôn máy móc, giữa tính linh hoạt cách mạng với chủ nghĩa cơ hội xét lại, giữa cái phổ biến cái cái đặc thù, giữa hiện tại và tương lai… Mọi biểu hiện chủ quan, duy ý chí, vi phạm quy luật khách quan điều có thể dẫn đến các hậu quả xấu trong lãnh đạo quản lý

*Nó đòi hỏi người LĐ,QL phải năm vững Lý luận LĐ, QL; các yếu tố cơ bản của người LĐ-QL như:

-Phải nắm vững tính khoa học trong Phong cách lãnh đạo - kiểu hoạt động đặc thù của người lãnh đạo được hình thành trên cơ sở kết hợp chặt chẽ và tác động qua lại biện chứng giữa yếu tố tâm lý chủ quan của người lãnh đạo và yếu tố môi trường xã hội trong hệ thống quản lý

-Nó còn đòi hỏi người LĐ,QL phải nắm vững Phương pháp LĐ, QL-cách thức tác động của chủ thể quản lý tác động vào đối tượng quản lý để đạt được mục tiêu đề ra. Các nhân tố ảnh hưởng đến phương pháp lãnh đạo và quản lý: Nhân tố khách quan như môi trường và điều kiện làm việc cơ chế quản lý, nội quy, quy chế, quy định trong lĩnh vực hoạt động quản lý. Nhân tố chủ quan như trình độ năng lực của người lãnh đạo, quản lý; tinh thần trách nhiệm, tính tự giác năng động, sáng tạo và ý thức chấp hành của chủ thể và khách thể bị lãnh đạo quản lý; quyền uy, uy tín của người lãnh đạo quản lý. Đặc điểm của phương pháp lãnh đạo quản lý: Phương pháp lãnh đạo, quản lý không có một công thức định sẵn như trong toán học mà nó luôn thay đổi cùng với sự thay đổi của cơ chế quản lý của những điều kiện khách quan và chủ quan của ý chí, nghệ thuật lãnh đạo, quản lý rất đa dạng và mỗi một chủ thể lãnh đạo, quản lý có một phương pháp quản lý, lãnh đạo riêng để đạt được mục đích của mình. Tính khoa học của Phương pháp LĐ, QL biểu hiện ở quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa chủ thể lãnh đạo, quản lý với đối tượng lãnh đạo, quản lý. Phương pháp quản lý luôn được điều chỉnh bởi hệ thống các quy luật của quản lý kinh tế, quản lý nhà nước…Do đó, PPLĐ,QL phải được xây dựng trên nền tảng nhận thức khoa học –người LĐ, QL phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ quản lý và các kiến thức văn hóa khác

2.2.. Tính Nghệ thuật của LĐ, QL được biểu hiện ở chổ:

*Đó là nghệ thuật vận dụng khả năng: Sự vận động của đời sống chính trị - xã họi là sự tác động qua lại của nhiều mối quan hệ phức tạp và tồn tại nhiều khả năng [khách quan]. Tính nghệ thuật của công việc lãnh đạo quản lý thể hiện ở chổ vai trò của nhân tố chủ quan trong việc lựa chọn khả năng tối ưu và tạo lập cơ chế để hiện thực hoá khả năng đã được lựa chọn. Đó là việc kiên định mục tiêu lý tưởng chính trị; nhưng mềm dẻo và linh hoạt về sách lược, phương pháp cho phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể, với điều kiện cụ thể, con người cụ thể…

* Các nhà tư tưởng Hy Lạp, La Mã cổ đại ở Phương Tây như [Xixerôn, Platon, Đêmôcrit, Xenôphôn…] từng quan niệm chính trịkhông chỉ là Khoa học, mà còn là Nghệ thuật cai trị. Hàn Phi Tử ở Phương Đông [Trung Quốc cổ đại] cũng đã đễ cập đến Thuật cai trị. Sau nay để nhấn mạnh tính Nghệ thuật của Chính trị, Lênin cho rằng“Chính trị không chỉ là Khoa học mà còn là Nghệ thuật; chính trị giống với đại số hơn số học, giống với toán cao cấp hơn toán sơ cấp”; “Chính trị là biểu hiện tập trung của Kinh tế, nhưn Chính trị không thể không ưu tiên so với Kinh tế…” – mà Chính sách Kinh tế mới của Leenin là một ví dụ điển hình”

*Cụ thểđể đảm bảo tính Nghệ thuật trong phương pháp,phong cách và quan hệ giao tiếp trong lãnh đạo, quản lý cần chú ý các nội dung:

+ Phương pháp, lãnh đạo quản lý là một nghệ thuật: Tính nghệ thuật của LĐ, QL xuất phát từ tính đa dạng trong hoạt động LĐ, QL: Đối tượng tác động của Phương pháp LĐ, QL là những con người xã hội – mà con người là một thực thể đa dạng về tâm lý, tính cách, nhu cầu lợi ích, thói quen… do vậy Phương pháp LĐ, QL cũng mang tính đa dạng, phong phú, năng động, linh hoạt; không được máy móc, cứng nhắc, rập khuôn. Phương pháp lãnh đạo, quản lý đòi hỏi văn hoá ứng xử, văn hóa chính trị, văn hóa dân chủ cao của người lãnh đạo và người bị lãnh đạo

+ Người lãnh đạo, quản lý cần chú ý và biết kết hợp hài hoà giữa phong cách Lãnh đạo, quản lý khác nhau tương thích với từng tình huống, từng đối tượng trong một quá trình lãnh đạo, quản lý:Qua phân tích ở phần trên, chúng ta có thể thấy rằng việc áp dụng một kiểu phong cách lãnh đạo nào đó vào trong hoạt động LĐ,QL không đơn giản, việcáp dụng nguyên bản một kiểu phong cách nào đó vào trong thực tiễn LĐ, QL mà đòi hỏi người quản trị phải vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo để tìm ra kiểu phong cách lãnh đạo thích hợp tuỳ vào những điều kiện, tình huống cụ thể của đơn vị, cơ quan.

+Người LĐ, QL cần nắm vững tính nghệ thuật trong giao tiếp: Hoạt động lãnh đạo, quản lý là hoạt động gián tiếp – nhiệm vụ chính của người lãnh đạo quản lý là dẫn dắt, định hướng; huy động, phối hợp sức mạnh của mọi người và tập thể để thực hiện mục tiêu của tổ chức - vì có tính chất gián tiếp nên hoạt động lãnh đạo quản lý thường tiến hành chủ yếu thông qua hoạt động giao tiếp. Giao tiếp là một hoạt động quan trọng trong lãnh đạo quản lý ; đó là một vấn đề mang tính khoa học và nghệ thuật.

+“Dùng người” là chức năng cơ bản của lãnh đạo và quản lý:Lãnh đạo,quản lý không thể làm tất cả, thành công nhờ dùng người. Nó đòi hỏi phải hiểu cấp dưới, biết phân công phân cấp công việc cho phù hợp với “sở trường, sở đoản” của từng đối tượng;biết phát hiện, sử dụng người đạo tạo và bồi dưỡng cán bộ, động viên khích lệ cán bộ…theo kiểu “dụng nhân như dụng mộc”

*Tóm lại: LĐ, QL là một khoa học và nghệ thuật; người LĐ, Ql như một nhạc trưởng chỉ huy một dàn nhạc giao hưởng

3. Chiến lược phát triển và cách thức giải quyết để đảm bảo tính khoa học và nghệ thuật trong LĐ, QL:

3.1.Một số vấn đề đặt ra trong lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay:

-Tác động xã hội thông tin, kinh tế tri thức trong quá trình toàn cầu hóa và quá trình đổi mới đã tao ra những cơ hội và thách thức trong hoạt động lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay. Thời cơ là: Cuộc cách mạng về công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ và thông tin trở thành một trong những tài nguyên quan trọng nhất: Sản xuất công nghệ trở thành loại hình sản xuất quan trọng nhất;xã hội thông tin thúc đẩy quá trình dân chủ hóa;xã hội thông tin là xã hội học tập; và đổi mới là cơ hội để giải phóng các tiềm năng xã hội, giải phóng năng lực sáng tạo của từng công dân và phát triển các năng lực xã hội nhằm thực hiện tăng trưởng kinh tế đi liền với tiến bộ và công bằng xã hội Những tác động này đã làm biến đổi căn bản các mối quan hệ xã hội của cá nhân và cộng đồng; nó có ảnh hưởng to lớn tới qua trình lãnh đạo quản lý ở nước ta hiện nay. Thách thức là: Tính đa dạng trên lĩnh vực quan hệ quốc tế đặt ra vấn đề về năng lực cạnh tranh, chất lượng nguồn nhân lực. Đó là những thách thức và nguy cơ về chệch hướng xã hội chủnghĩa, về tụt hậu và lạc hậu ngày một xa hơn, quan liêu tham nhũng đã trở thành quốc nạn, âm mưu “diễn biến hoà bình” của chủ nghĩa đế quốc và hiện tượng phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo trong nền kinh tế thị trường.

-Ngoài những tác nhân đã nêu; thì những biến đổi về đời sống văn hoá, tâm lý, lối sống trong quá trình đổi mới cũng đã tác động không nhỏ đến việc lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay: Đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp dân cư ngày càng được nâng cao; phương tiện chuyển tải thông tin đa dạng; đòi hỏi nhu cầu dân chủ và nhu cầu sáng tạo của mọi người ngày càng cao...Những biến đổi đó diễn ra đồng thời với những biến đổi trong lối sống, trong sự lựa chọn và định hướng giá trị. Sự đan xen phức tạp giữa cái tích cực và tiêu cực, giữa cái tiến bộ và lạc hậu, giữa văn hoá và phản văn hoá ... trong đời sống văn hoá, tâm lý, lối sống của nhân dân đã chi phối quá trình lãnh đạo, quản lý trong thời kỳ đổi mới.

3.2.Chiến lược phát triển và cách thức giải quyết để đảm bảo tính khoa học và nghệ thuật trong LĐ, QL:

*Phương hướng:Thứ nhất: Chuyển từ quan niệm lãnh dạo, quản lý chủ yếu xác lập trật tự sang quan niệm tạo ra môi trường tự do để mọi người phát huy tính tích cực, sáng tạo với tư cách là một con người chính trị để thúc đẩy phát triển.Thứ hai: Nâng cao trình độ học vấn và mặt bằng dân trí trong xã hội; mở rộng việc cung cấp thông tin, đẩy mạnh việc giáo dục pháp luật trong xã hội. Thứ ba: Tôn trọng và thực hành các chuẩn mực giá trị văn hoá dân chủ, văn hoá pháp quyền, văn hoá ứng xử, văn hoá đối thoại.Thứ tư: Trau dồi và thực hành đạo đức theo tư tưởng và tấm gương của chủ tịch Hồ Chí Minh - đặc biệt là với cán bộ đảng viên. Nâng cao năng lực trình độ và phẩm chất đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý.

*Giải pháp cụ thể:

+Hoàn thiện, nâng cao phương pháp lãnh đạo, quản lý: Hoàn thiện các cơ chế quy chế, quy định có liên quan đến phương pháp lãnh đạo, quản lý. Xác lập mối quan hệ bình đẳng, dân chủ giữa người lãnh đạo, quản lý và người bị lãnh đạo, quản lý. Nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính tiền phong gương mẫu của người lãnh đạo, quản lý và người bị lãnh đạo, quản lý. Nâng cao trình độ, năng lực công tác, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức [cả cán bộ lãnh đạo, quản lý]

+Hoàn thiện, nâng cao phong cách và phẩm chấtlãnh đạo, quản lý :

- Đối với phong cách lãnh đạo, quản lý: Cần đảm bảo các những đặc trưng chủ yếu sau: Đó là sự thống nhất giữa tính Đảng, tính nguyên tắc cao với tính năng động, sắng tạo, sự nhạy cảm với cái mới; Sự thống nhất giữa nhiệt tình cách mạng với tính trung thực, khách quan, khoa học; Sự thống nhất giữa cách làm việc dân chủ, tập thể với tính quyết đoán và tinh thần trách nhiệm cá nhân cao; Sự thống nhất giữa nhận thức và hoạt động thực tiễn, lời nói đi đôi với việc làm; Sâu sát cơ sở, thường xuyên liên hệ mật thiết với nhân dân.

-Đối với phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: Thứ nhất; tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.Thứ hai, tiếp tục thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức cơ sở Đảng. Thứ ba, phát huy tính tiên phong, gương mẫu và thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của mỗi đảng viên.Thứ tư, tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra của các cấp ủy Đảng.Thứ năm, phát huy vai trò giám sát của các tổ chức đoàn thể nhân dân.Thứ sáu, thường xuyên tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng

+ Đối với quan hệ giao tiếp, ứng xử: Hình thành kỹ năng ứng xử trong giao tiếp cảu quá trình lãnh đạo, quản lý thể hiện trong tâm lý lãnh đạo, quản lý cần tuân thủ những nội dung sau:Thứ nhất: “Biết người, biết ta ”. Thứ hai: Cần cóthái độ chín chắn, tự chủ, khiêm nhường vàbiết lắng nghe – đây là yếu tố quan trọng nhằm cảm hóa, chinh phục đối tượng.Thứ 3: Cần gây ấn tượng tích cực, phù hợp với từng tình huống, từng đối tượng giao tiếp thông qua vai trò của ngôn ngữ cơ thế, không gian và thời gian để thực hiện quan hệ giao tiếpvới thái độ lịch thiệp.Thứ 4: Sử dụng ngôn ngữ [âm ngữ và câu nói] một cách tương thích với từng tình huống và đối tượng trong giao tiếp. Thứ 5: Đặc biệt cần có khả năng kiềm chế sự tức giận, bực tức, nóng vộitrong mọi trường hợp và phải luôn biết khoan dung, hoan hỉ, độ lượng với đối tượng giao tiếp

Video liên quan

Chủ Đề