Tin tức về ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11

* Nguồn gốc của ngày lễ Hiến chương nhà giáo Việt Nam
             Tháng 01/1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris [thủ đô nước Pháp] lấy tên là FISE [Féderation International Syndicale des Enseignants - Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục].
             Năm 1949, tại Hội nghị quốc tế Vacsava [Varsovie - Thủ đô của Ba Lan] tổ chức FISE xây dựng một bản "Hiến chương nhà giáo" gồm 15 chương. Nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến; xây dựng nền giáo dục tiến bộ; bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nghề dạy học và nhà giáo.
             Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã liên hệ với FISE với mục đích tranh thủ các diễn đàn quốc tế, tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh. Đ
ồng thời, giới thiệu những thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của toàn thể giáo viên trên thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta.
            Mùa xuân năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên [Thủ đô nước Áo], trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam.

             Chỉ một thời gian ngắn sau khi thành lập [22/7/1951], Công đoàn giáo dục Việt Nam đã được kết nạp là một thành viên của FISE.
            Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE có 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.
            Lần đầu tiên ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta vào ngày 20/11/1958.
Những năm sau đó, ngày lễ 20/11 còn được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền Nam.
         Theo đề nghị của ngành Giáo dục, ngày 28/9/1982 Hội đồng Bộ trưởng [nay là Chính phủ] đã ban hành Quyết định số 167 - HĐBT về ngày Nhà giáo Việt Nam. Trong đó có điều khoản quy định, lấy ngày 20/11 là ngày Nhà giáo Việt Nam.
         Ngày 20/11/1982, là lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên được tiến hành trọng thể trong cả nước ta. Từ đó đến nay, đây là ngày truyền thống của
ngành giáo dục để tôn vinh những người làm công tác trồng người.
​          * Ý nghĩa của Ngày nhà giáo Việt Nam

           Ngày 20/11 sớm đã trở thành một ngày lễ kỷ niệm nghề giáo truyền thống của Việt Nam. Điều này vô cùng phù hợp với một dân tộc hiếu học và truyền thống tôn sự trọng đạo như Việt Nam. Ngày 20/11 chính là dịp để thế hệ học sinh thể hiện lòng biết ơn, tri ân sâu sắc đến thầy cô giáo của mình. Dù đang ngồi hay rời xa ghế nhà trường, cứ đến ngày 20/11, mọi người đều hướng đến thầy cô giáo, gửi những lời chúc, những món quà tốt đẹp đến thầy cô.

Ông Nguyễn Anh Linh, Phó giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Ninh Thuận, cho biết số lượng ca nhiễm Covid-19 trên địa bàn tỉnh trong những ngày này đang có chiều hướng tăng nên công tác phòng dịch vẫn được đặt lên hàng đầu. Trong bối cảnh đặc biệt này, việc tổ chức lễ tri ân nhân ngày Nhà giáo Việt Nam trực tiếp như mọi năm là không thể.

“Sở đã có văn bản hướng dẫn các phòng giáo dục, các trường từ rất sớm về việc này. Theo đó, trong tỉnh hiện có 2 huyện là Bác Ái và Thuận Bắc học sinh được đi học trực tiếp thì có thể tổ chức lễ tại trường nhưng đảm bảo diễn ra ngắn gọn, súc tích. Đối với các nơi khác, chúng tôi đề nghị tổ chức lễ tri ân trực tuyến để thầy cô tham gia và cùng ôn lại truyền thống, động viên, chia sẻ, giao lưu…”, ông Nguyễn Anh Linh chia sẻ.

Ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh nên sẽ không có hình ảnh học trò đến tặng hoa tri ân thầy cô như mọi năm

Ngoài ra, Sở GD-ĐT cũng đề nghị các đơn vị thông báo phụ huynh và học sinh không tới trường, không gặp giáo viên để tặng hoa, quà. “Các em có thể bày tỏ tình cảm, lòng biết ơn với thầy cô thông qua các nhóm trên mạng xã hội, gửi lời tri ân và thiệp trực tuyến… Điều đó vô cùng ý nghĩa, mang lại niềm vui và sự xúc động đối với thầy cô”, ông Linh nhìn nhận.

Tiến sĩ Trần Thanh Thưởng, Trưởng phòng Công tác sinh viên Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, thông tin năm nay trường sẽ tổ chức lễ tri ân trực tuyến, phát toàn trường trên hệ thống Zoom và fanpage Facebook. Chỉ khoảng 20 thầy cô gồm ban giám hiệu, giảng viên được tuyên dương có mặt trực tiếp.

PGS-TS Nguyễn Xuân Hoàn, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, cũng cho rằng trong lúc dịch bệnh còn nguy hiểm, việc tổ chức lễ tri ân phải hết sức thận trọng và phù hợp. “Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM sẽ tổ chức buổi lễ trực tiếp với quy mô nhỏ gọn, không mời khách như năm trước. Những thầy cô tham gia buổi lễ đảm bảo đã được tiêm 2 mũi vắc xin và thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng dịch như đeo khẩu trang, ngồi giãn cách… Buổi lễ đồng thời được truyền hình trực tuyến để toàn bộ thầy cô, sinh viên trong trường có thể theo dõi và dự kiến diễn ra chỉ trong vòng một giờ”.

Mọi năm, Trường CĐ Kỹ nghệ II cũng tổ chức lễ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam trực tiếp với quy mô lớn, mời khách từ các đơn vị và toàn thể sinh viên trong trường tham dự. Thế nhưng năm nay, tiến sĩ Bùi Văn Hưng, Phó hiệu trưởng, cho hay trường chỉ tổ chức quy mô khoảng 120 giáo viên và có truyền hình trực tuyến. “Do đã quá lâu rồi giáo viên không được gặp gỡ giao lưu nên trong dịp ý nghĩa này, chúng tôi vẫn muốn tổ chức để ôn lại truyền thống ngày nhà giáo, động viên tinh thần các thầy cô. Trước khi dự lễ, trường sẽ thực hiện xét nghiệm cho cán bộ, giảng viên ngay bên ngoài hội trường. Các thầy cô tham gia cũng đảm bảo đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin”, tiến sĩ Bùi Văn Hưng thông tin thêm.

Tin liên quan

  • TTO - BSK ra mắt 'Bụi phấn'; Tiểu Vy, Lương Thùy Linh xuất hiện trên tạp chí Vogue Mỹ; Long Kan mở triển lãm ở Phú Quốc; Kim Seon Ho đóng phim mới sau vụ 'phong sát' hụt; Quyền Linh dẫn 'Hát cho ngày mai'... là những tin được quan tâm ngày 19-11.

  • TTO - Sau tiết ôn tập cuối học phần cho các em học sinh, tôi bất ngờ nhận được một lẵng hoa tươi giao đến tận nhà. Bạn shipper, giọng nói khá gấp: 'Cô ơi! Xuống nhận giúp em. Em còn nhiều giỏ hoa lắm'.

  • TTO - Tôi không còn nhớ nổi cô đã dạy tôi biết đọc bằng cách nào, cô đã giảng cho tôi cách đánh vần ra sao. Nhưng tôi lại nhớ như in hình ảnh của cô mỗi sớm mai ngồi bên đống lửa giữa sân ngôi trường lợp lá nằm trên một ngọn đồi...

  • Khi mới ra trường, cứ đến ngày 20-11 là cả lớp lại rôm rả rủ nhau về thăm trường cũ, thăm thầy cô. Rồi mỗi năm trôi qua, những chuyến trở về thưa dần…

  • TTO - Mùa tri ân đã qua khắp mọi nẻo với sắc hoa, nụ cười và ngập tràn lời chúc mừng nhân Ngày nhà giáo Việt Nam. Trong không khí rộn ràng ấy, lòng người thầy chúng tôi bừng lên bao niềm vui hớn hở và cũng nhen nhóm không ít nỗi niềm trăn trở.

  • TTO - Bám đuôi xe container khi đi học, cầm đầu lũ đầu gấu quậy phá... Gặp một cô giáo ở trung tâm tiếng Anh, Trần Khánh Ngọc dần thay đổi, cô thi sư phạm rồi trở thành người truyền cảm hứng 'sứ mệnh người thầy'...

  • TTO - 'Trở thành tấm gương cho học sinh theo là cách cảm hóa học sinh tốt nhất', ông Vũ Đức Đam nhắn nhủ khi thăm Trường THPT Đinh Tiên Hoàng - từng được gọi là 'Trường Đinh kinh hoàng' vì đón nhận nhiều học sinh bị kỷ luật, quậy phá...

  • TTO - 'Cô nhìn thấy em ghi đáp án vào sách giáo khoa', cô nói. Tôi tái mét: 'Sao cô không nói gì ạ, sao vẫn cho em 9 điểm?'. 'Cô không muốn em và 54 thành viên còn lại của lớp lưu lại một câu chuyện buồn'.

  • TTO - Nhận món quà bất ngờ, tôi hỏi em: 'Sao em biết thầy?'. Em trả lời: 'Em nghe các anh chị và các bạn kể về thầy'. 'Nhưng em đã hiểu gì về thầy đâu?'. 'Em quý thầy từ những câu chuyện mà các anh chị kể'.

  • TTO - Mời bạn đọc tạo thiệp điện tử trên trang thiep.tuoitre.vn để gửi gắm, sẻ chia những điều muốn bày tỏ với thầy cô trong Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11.

Video liên quan

Chủ Đề