Đặc điểm của hành chính nhà nước

25 06, 2015 tuyensinh89

Quản lý hành chính nhà nước chính là hoạt động thể hiện tính quyền lực của nhà nước trong việc quản lý nhà nước, nó là được hiểu là hoạt động chấp hành – điều hành của nhà nước và được tiến hành bởi những chủ thể có quyền năng hành pháp, có nội dung để bảo đảm sự chấp hành pháp luật, pháp lệnh, nghị quyết của các cơ quan quyền lực nhà nước, nhằm tổ chức và chỉ đạo một cách trực tiếp và thường xuyên đối với  công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa – xã hội và hành chính – chính trị của một nhà nước. Quản lý hành chính nhà nước bao gồm 5 đặc điểm đặc trưng sau:

Thứ nhất, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước.

Quyền lực nhà nước trong quản lý hành chính nhà nước trước hết thể hiện ở việc các chủ thể có thẩm quyền thể hiện ý chí nhà nước thông qua phương tiện nhất định , trong đó phương tiện cơ bản và đặc biệt quan trọng được sử dụng là văn bản quản lý hành chính nhà nước . Bằng việc ban hành văn bản , chủ thể quản lý hành chính nhà nước thể hiện ý chí của mình dưới dạng các chủ trương , chính sách pháp luật nhằm định hướng cho hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật ; dưới dạng quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hóa các quy phạm pháp luật của cơ quan quyền lực nhà nước và của cấp trên thành những quy định chi tiết để có thể triển khai thực hiện trong thực tiễn ; dưới dạng các mệnh lệnh cá biệt nhằm áp dụng pháp luật vào thực tiễn , trực tiếp thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ quản lý ; dưới những dạng mệnh lệnh chỉ đạo cấp dưới trong hoạt động ,nhằm tổ chức thực hiện pháp luật trong thực tiễn ; dưới dạng những thông tin hướng dẫn đối lập với cấp dưới nhằm đảm bảo sự thống nhất , có hệ thống của bộ máy hành chính nhà nước . 

Bên canh đó , quyền lực nhà nước còn thể hiện trong việc các chủ thể có thẩm quyền tiến hành những hoạt động cần thiết để bảo đảm thực hiện ý chí nhà nước , như các biện pháp về tổ chức , về kinh tế , tuyên truyền giáo dục , thuyết phục cưỡng chế … Chính những biện pháp này là sự thể hiện tập trung và rõ nét của sức mạnh nhà nước , một bộ phận tạo nên quyền lực nhà nước , nhờ đó ý chí của chủ thể quản lý hành chính nhà nước được bảo đảm thực hiện . 

Đây là đặc điểm quan trọng để phân biệt hoạt động quản lý hành chính với những hoạt động quản lý không mang tính quyền lực nhà nước , nhu quản lý trong nội bộ của các đảng phái chính trị , các tổ chức xã hội , doanh nghiệp… Trong các hoạt động quản lý phi nhà nước , quyền lực cũng được sử dụng nhưng không phải là quyền lực nhà nước , chỉ tác động trong nội bộ tổ chức , nhằm đạt mục tiêu của tổ chức trong khuôn khổ pháp luật ; các chủ thể quản lý cũng thể hiện ý chí và sử dụng sức mạnh của mình để bảo đảm thực hiện ý chí đó , tuy nhiên họ chỉ nhân danh cá nhân hay tổ chức mình mà không nhân danh nhà nước .

Thứ hai, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động được tiến hành bởi những chủ thể có quyền năng hành pháp.

Cách hiểu phổ biến hiện nay thì nhà nước có ba quyền năng : lập pháp , hành pháp và tư pháp .Trong đó , quyền năng hành pháp trước hết và chủ yếu thuộc về các cơ quan hành chính nhà nước , tuy nhiên trong rất nhiều hoạt động khác như : việc ổn định tổ chức nội bộ của các cơ quan nhà nước , hoạt động quản lý được tiến hành bởi các bộ…Trong những trường hợp này quyền năng hành pháp cũng thể hiện rõ nét và nếu xét về bản chất thì tương đồng với hoạt động hành pháp của các cơ quan hành chính nhà nước . Do dó , có thể kết luận chủ thể quản lý hành chính nhà nước là các chủ thể mang quyền lực nhà nước trong lĩnh vực hành pháp , bao gồm : cơ quan hành chính nhà nước và công chức của những cơ quan này ; thủ trưởng của các cơ quan nhà nước ; các công chức nhà nước , cá nhân hoặc tổ chức xã hội được nhà nước ủy quyền quản lý hành chính đối với một số loại việc nhất định . Và như vậy , quản lý hành chính nhà nước có đối tượng tác động là các quan hệ xã hội phát sinh trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội , từ quan trọng tới ít quan trọng , từ phổ biến tới cá biệt , phát sinh trong đời sống dân cư , đời sống pháp luật và trong nội bộ của các cơ quan nhà nước . Trong khi đó hoạt động lập pháp , tư pháp chỉ phát sinh trong phạm vi tương đối hẹp , có đối tượng tác động là những quan hệ xã hội quan trọng .

Thứ ba, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động có tính thống nhất, được tổ chức chặt chẽ.

Để bảo đảm tính pháp chế trong hoạt động hành pháp , bộ máy các cơ quan hành pháp được tổ chức thành một khối thống nhất từ Trung ương tới địa phương , đứng đầu là Chính phủ , nhờ đó các hoạt động của bộ máy được chỉ đạo , điều hành thống nhất , bảo đảm lợi ích chung của cả nước , bảo đảm sự liên kết , phối hợp nhịp nhàng giữa các địa phương tạo ra sức mạnh tổng hợp của cả , tránh được sự cục bộ phân hóa giữa các địa phương hay vùng miền khác nhau . Tuy nhiên , do mỗi địa phương đều có những nét đặc thù riêng về điều kiện kinh tế – xã hội , nên để có thể phát huy tối đa những yếu tố của từng địa phương , tạo sự năng động sáng tạo trong quản lý điều hành , bộ máy hành chính còn được tổ chức theo hướng phân cáp , trao quyền tự quyết , tạo sự chủ động sáng tạo cho chính quyền địa phương . 

Để cùng lúc đạt được hai mục đích này , nguyên tắc “ hai chiều lệ thuộc” được sử dụng như một giải pháp hữu hiệu trong việc tổ chức bộ máy hành chính nhà nước . Theo đó , loại trừ Chính phủ là cơ quan đứng đầu bộ máy hành chính nhà thì mỗi cơ quan khác trong bộ máy này đều lệ thuộc vào hai cơ quan : một cơ quan theo chiều dọc để đảm bảo sự thống nhất của bộ máy ; một cơ quan theo chiều ngang để đảm bảo sự chủ động của mỗi cấp quản lý . Vấn đề căn bản được đặt ra trong việc tổ chức bộ máy hành chính nhà nước là xác định hợp lý thẩm quyền của mỗi cấp quản lý , vừa tránh được sự chồng chéo chức năng , vừa không bỏ lọt những lĩnh vực cần quản lý ;vừa bảo đảm sự điều hành xuyên suốt , thống nhất trong bộ máy , vừa tạo ra được sự chủ động , sáng tạo của mỗi cấp quản lý , có như vậy mới vừa bảo đảm thống nhất lợi ích chung của nhà nước , vừa đảm bảo lợi ích của từng địa phương .

Thứ tư, hoạt động quản lý hành chính nhà nước có tính chấp hành và điều hành.

Tính chấp hành và điều hành của hoạt động quản lý nhà nước thể hiện trong việc những hoạt động này được tiến hành trên cơ sở pháp luật và nhằm mục đích thực hiện pháp luật , cho dù đó là hoạt động chủ động sáng tạo của chủ thể quản lý thì cũng không được vượt quá khuôn khổ pháp luật , điều hành cấp dưới , trực tiếp áp dụng pháp luật hoặc tổ chức những hoạt động thực tiễn… , trên cơ sở quy định pháp luật nhằm hiện thực hóa pháp luật . 
Tính điều hành của hoạt động quản lý hành chính nhà nước thể hiện trong việc chủ thể có thẩm quyền tổ chức thực hiện pháp luật trong đời sống xã hội . Trong quá trình đó , các chủ thể này , không chỉ tự mình thực hiện pháp luật mà quan trọng hơn cả chúng đảm nhận chức năng chi đạo nhằm vận hành hoạt động của các cơ quan , đơn vị trực thuộc theo một quy trình thống nhất ; tổ chức để mọi đối tượng có liên quan thực hiện pháp luật nhằm hiện thực hóa các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ quản lý . 

Như vậy , trong mỗi hoạt động quản lý hành chính nhà nước , tính chấp hành và tính điều hành luôn đan xen , song song tồn tại , tạo nên sự đặc thù của hoạt động quản lý hành chính nhà nước , nhờ đó có thể phân biệt với hoạt động lập pháp và tư pháp : trong lập pháp , chấp hành là để xây dựng pháp luật làm cho pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn ; trong tư pháp , chấp hành là để bảo vệ pháp luật tránh khỏi sự xâm hại ; còn trong quản lý hành chính , chấp hành là để tổ chức thực hiện pháp luật trong đời sống xã hội .

Thứ năm, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động mang tính liên tục.

Khác với hoạt động lập pháp và tư pháp, quản lý hành chính nhà nước luôn cần có tính liên tục, kịp thời và linh hoạt để đáp ứng sự vận động không ngừng của đời sống xã hội. Chính điểm đặc thù này được coi là một cơ sở quan trọng trong việc xác lập quy định về tổ chức và hoạt động, quy chế công chức, công vụ của bộ máy hành chính nhà nước; tạo ra bộ máy hành chính gọn nhẹ, có sự linh hoạt trong tổ chức, có đội ngũ công chức năng động sáng tạo, quyết đoán và chịu sự ràng buộc trách nhiệm đối với hoạt động của mình./. 

Nguồn: sưu tầm

Cơ quan nhà nước là một tổ chức được thành lập và hoạt động theo những nguyên tắc và trình tự nhất định, có cơ cấu tổ chức nhất định và được giao những quyền lực nhà nước nhất định, được quy định trong các văn bản pháp luật để thực hiện một phần những nhiệm vụ, quyền hạn của nhà nước. Cơ quan hành chính nhà nước mang những đặc điểm như sau:

1. Những đặc điểm chung của các cơ quan nhà nước:

Cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận của bộ máy nhà nước nên cũng có các đặc điểm chung của cơ quan nhà nước như sau:
Cơ quan hành chính nhà nước cơ quyền nhân danh Nhà nước khi tham gia vào các quan hệ pháp luật nhằm thực hiên các quyền và nghĩa vụ pháp lý với mục đích hướng tới lợi ích công. Biểu hiện của tính quyền lực nhà nước đó là: Cơ quan hành chính nhà nước có quyền ban hành các văn bản pháp luật như nghị định,quyết định, chỉ thị và có thể được áp dụng những biện pháp cưỡng chế hành chính nhà nước nhất định.
Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước có cơ cấu tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định. Nói cách khác, cơ quan hành chính nhà nước có tính độc lập tương đối về cơ cấu – tổ chức [có cơ cấu bộ máy, và quan hệ công tác bên trong của cơ quan được quy định trước hết quy định trước hết nhiệm vụ, chức năng, thể hiện vai trò độc lập]...Cơ cấu tổ chức của cơ quan hành chính nhà nước được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật như Luật tổ chức Chính phủ , Luật tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân …
Các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập và hoạt động dựa trên quy định của pháp luật, có chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền riêng và có những mối quan hệ phối hợp trong thực thi công việc được giao với các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước mà quan hệ đó được quy định bởi thẩm quyền nhất định do pháp luật quy định – đó là tổng thể những quyền, nghĩa vụ chung và những quyền hạn cụ thể mang tính quyền lực – pháp lý mà nhà nước trao cho để thực hiện nhiệm vụ, chức năng của nhà nước. Đây là đặc điểm cơ bản để phân biệt cơ quan nhà nước với cơ quan, nhà nước không phải của nhà nước, vì những cơ quan, tổ chức không phải của nhà nước, vì những cơ quan, tổ chức đó không có thẩm quyền đượ quy định trong pháp luật.
Nguồn nhân sự chính của cơ quan hành chính nhà nước là đội ngũ cán bộ, công chức, được hình thành từ tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc bầu cử theo quy định của pháp lệnh cán bộ, công chức.
Ngoài những đặc điểm chung của cơ quan nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước có các đặc trưng được quyết định bởi chính bản chất hoạt động chấp hành – điều hành thông qua các đặc trưng này, có thể phân biệt cơ quan hành chính nhà nước với các cơ quan nhà nước khác.

2. Đặc điểm riêng của cơ quan hành chính nhà nước:

Thứ nhất, cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành [đó là những hoạt động được tiến hành trên cơ sở luật và để thi hành luật] nhằm thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước. Như vậy, hoạt động chấp hành – điều hành hay còn gọi là hoạt động quản lý hành chính nhà nước là phương diện hoạt động chủ yếu của cơ quan hành chính nhà nước. Các cơ quan nhà nước khác cũng thực hiện những hoạt động quản lý hành chính nhà nước nhưng đó không phải là phương diện hoạt động chủ yếu mà chỉ là hoạt động được thực hiện nhằm hướng tới hoàn thành chức năng cơ bản của cơ quan nhà nước đó như: Chức năng lập pháp của Quốc hội, chức năng xét xử của tòa án nhân dân, chức năng kiểm sát của viện kiểm sát nhân dân. Chỉ có cơ quan hành chính nhà nước mới thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, xã hội…Việc thực hiện hoạt động quản lí hành chính nhà nước là nhằm hoàn thành chức năng quản lý hành chính nhà nước.
Thứ hai, hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập từ Trung ương đến cơ sở, đứng đầu là Chính phủ, tạo thành một chỉnh thể thống nhất, được tổ chức theo hệ thống thứ bậc, có mối quan hệ mật thiết phụ thuộc nhau về tổ chức và hoạt động nhằm thực thi quyền quản lý hành chính nhà nước.
Thứ ba, thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước được pháp luật quy định trên cơ sở lãnh thổ, ngành hoặc lĩnh vực chuyên môn mang tính tổng hợp. Đó là những quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động chấp hành – điều hành.
Thứ tư, các cơ quan hành chính nhà nước đều trực tiếp hay gián tiếp trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, chịu sự giám sát và báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực nhà nước.
Thứ năm, các cơ quan hành chính nhà nước có hệ thống đơn vị cơ sở trực thuộc. Các đơn vị cơ sở của bộ máy hành chính nhà nước là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Hầu hết các cơ quan có chức năng quản lý hành chính đều có các đơn vị cơ sở trực thuộc.

Video liên quan

Chủ Đề