Tìm trạng ngữ trong bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt

Những bài văn mẫu lớp 7

Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 7: Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về sự giàu đẹp của tiếng Việt, vô cùng hữu ích cho các bạn học sinh.

Trình bày suy nghĩ về sự giàu đẹp của tiếng Việt

Tài liệu của chúng tôi bao gồm 5 đoạn văn mẫu vô cùng hữu ích dành cho học sinh lớp 7. Mời bạn đọc cùng tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu dưới đây.

Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về sự giàu đẹp của tiếng Việt. Chỉ ra trạng ngữ và giải thích vì sao cần thêm trạng ngữ trong những trường hợp ấy.

Đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về sự giàu đẹp của tiếng Việt

Có thể khẳng định rằng Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nó là một thứ tiếng “đẹp” bởi “rất rành mạch trong lối nói, rất uyển chuyển trong câu kép, rất ngon lành trong những câu tục ngữ”. Không chỉ vậy, tiếng Việt có một hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú và giàu về thanh điệu. Tiếng Việt có những khả năng dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ, cũng như hình thức diễn đạt. Từ vựng qua thời gian cũng tăng lên và ngữ pháp trở nên uyển chuyển, chính xác hơn. Ngày nay, chúng ta cần phải giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt.

  • Trạng ngữ: ngày nay
  • Nguyên nhân: Trạng ngữ nhằm bổ sung ý nghĩa về mặt thời gian cho câu.

Trình bày suy nghĩ về sự giàu đẹp của tiếng Việt - Mẫu 2

Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam luôn coi trọng ngôn ngữ của mình - tiếng Việt. Chúng ta có thể tự hào mà khẳng định rằng tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp. Tiếng Việt nước ta rất giàu và đẹp. Nó là thứ tiếng hài hòa về âm hưởng, thanh điệu. Bởi vậy, tiếng Việt có đầy đủ khả năng truyền tải tư tưởng, tình cảm của người Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu trong đời sống người Việt. Nó là thứ tiếng giàu chất nhạc bởi nó là thứ tiếng giàu thanh điệu. Từ vựng tiếng Việt qua các thời kì diễn biến tăng lên nhiều, ngữ pháp uyển chuyển và chính xác hơn. Bởi vậy, con người Việt Nam hôm nay cần biết gìn giữ và phát huy sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt.

  • Trạng ngữ: Từ xưa đến nay
  • Nguyên nhân: Trạng ngữ nhằm bổ sung ý nghĩa về mặt thời gian cho câu.

Trình bày suy nghĩ về sự giàu đẹp của tiếng Việt - Mẫu 3

Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp và hay. Với một hệ thống nguyên âm và phụ âm phong phú, người Việt có thể sử dụng để tạo từ ngữ, đặt câu hay sáng tác thơ văn một cách linh hoạt. Không chỉ vậy, tiếng Việt còn hài hòa về mặt âm hưởng, giàu thanh điệu và uyển chuyển trong cách đặt câu. Đây là thứ tiếng có khả năng diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam. Đến hôm nay, mỗi người đều có thể cảm thấy tự hào về sự hình thành và phát triển của tiếng Việt. Đồng thời, chúng ta cũng cần phải giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt.

  • Trạng ngữ: Đến hôm nay...
  • Nguyên nhân: Trạng ngữ nhằm bổ sung ý nghĩa về mặt thời gian cho câu.

Trình bày suy nghĩ về sự giàu đẹp của tiếng Việt - Mẫu 4

Tiếng Việt không chỉ là một thứ tiếng đẹp mà còn là một thứ tiếng hay. Đó là một thứ tiếng không chỉ hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà còn uyển chuyển trong cách đặt câu. Nhờ có tiếng Việt, con người có thể diễn đạt những tư tưởng, tình cảm của bản thân một cách trọn vẹn. Sự giàu đẹp của tiếng Việt được thể hiện kết hợp qua cả ba mặt ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Trước hết, tiếng Việt có một hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú, vốn từ ngữ của tiếng Việt qua các thời kỳ ngày một tăng lên, còn ngữ pháp thì trở nên uyển chuyển. Vẻ đẹp của ngôn ngữ dân tộc góp phần thể hiện giá trị văn hóa tốt đẹp. Bởi vậy mà mỗi người dân Việt Nam cần phải giữ gìn sự giàu đẹp của tiếng Việt.

  • Trạng ngữ: Nhờ có tiếng Việt ...
  • Nguyên nhân: Trạng ngữ góp phần bổ sung ý nghĩa về mặt phương tiện cho câu.

Trình bày suy nghĩ về sự giàu đẹp của tiếng Việt - Mẫu 5

Đối với mỗi con người Việt Nam, tiếng Việt không chỉ là một ngôn ngữ để giao tiếp mà còn là chứa đựng hồn cốt của dân tộc. Đó là một thứ tiếng giàu và đẹp. Sự giàu đẹp của tiếng Việt được thể ở ba mặt ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Thứ tiếng này còn có một hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú. Các vốn từ ngữ qua các thời kỳ ngày một tăng lên, còn ngữ pháp thì trở nên uyển chuyển. Không chỉ vậy, thứ tiếng này có khả năng diễn đạt trọn vẹn tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam. Điều này khiến tôi cảm thấy thêm trân trọng ngôn ngữ của dân tộc mình hơn. Mỗi người hãy tiếp tục giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt.

  • Trạng ngữ: Đối với mỗi con người Việt Nam, tiếng Việt không chỉ là một ngôn ngữ để giao tiếp mà còn là chứa đựng hồn cốt của dân tộc.
  • Nguyên nhân: Trạng ngữ góp phần bổ sung ý nghĩa về mặt đối tượng cho câu.

Xem thêm Tóm tắt: Sự giàu đẹp của Tiếng Việt

Câu 1 [trang 37 sgk Văn 7 Tập 2]: Bố cục của bài:

- Phần 1: Từ đầu đến "...thời kì lích sử": Nêu nhận định tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay và giải thích nhận định đó.

- Phần 2: Tiếp đến "...kĩ thuật, văn nghệ": chứng minh cái đẹp, sự giàu có phong phú của tiếng Việt trên các phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.

- Phần 3: Còn lại: Sức sống của tiếng Việt.

Câu 2 [trang 37 sgk Văn 7 Tập 2]: Nhận định: "Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay" giải thích như sau:

- Thứ tiếng đẹp: nhịp điệu [hài hòa về am hưởng và thanh điệu]; cú pháp tế nhị và uyển chuyển trong cách đặt câu. Hài hoà âm hưởng, thanh điệu là nói về mặt phát âm, ngữ âm; tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu là xuất phát trên bình diện cú pháp, ngữ pháp. Đó là xét từ nội bộ cấu trúc ngôn ngữ mà đánh giá giá trị của ngôn ngữ

- một cách nhìn rất khoa học, rất cơ bản. Ấn tượng của người nước ngoài [người ngoại quốc … giàu chất nhạc]; Một giáo sĩ nước ngoài … có thể nói tiếng Việt như một thứ tiếng đẹp; cấu tạo đặc biệt của tiếng Việt [hệ thống …ngữ âm]

- Thứ tiếng hay: Đủ khả năng diễn tả tư tưởng tình cảm của người Việt, thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa qua các thời kì. Dồi dào về cấu tạo từ ngữ, về hình thức diễn đạt; Từ vựng tăng lên mỗi ngày một nhiều; Ngữ pháp uyển chuyển, chính xác hơn; Không ngừng đặt ra những từ mới, cách nói mới hoặc Việt hoá những từ và những cách nói của các dân tộc anh em.

Câu 3 [trang 37 sgk Văn 7 Tập 2]: Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt, tác giả đã đưa ra các chứng cứ:

- "Giàu chất nhạc".

- "Rất uyển chuyển trong câu kéo"

Đẹp ở sự trong sáng, giản dị, cụ thể, giàu hình ảnh: [Người thanh nói tiếng cũng thanh. Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu. Ca dao]

- Đẹp trong sự tế nhị, uyển chuyển, duyên dáng, gợi cảm: [Bây giờ mận mới hỏi …chưa ai vào. Ca dao]

→ Ấn tượng của người nước ngoài [người ngoại quốc … giàu chất nhạc]; Một giáo sĩ nước ngoài … có thể nói tiếng Việt như một thứ tiếng đẹp; Cấu tạo đặc biệt của tiếng Việt [hệ thống …ngữ âm]

Sắp xếp các dẫn chứng theo cái nhìn của người nước ngoài cho tới cái nhìn của người Việt để tạo sự khách quan.

Câu 4 [trang 37 sgk Văn 7 Tập 2]: Sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt được thể hiện:

- Hệ thống nguyên âm và phụ âm phong phú.

- Giàu thanh điệu khiến cho tiếng Việt giàu hình tường ngữ âm và âm giai.

- Hài hòa cân xứng về cú pháp.

- Khả năng tạo từ ngữ mới.

+ Việt hoá từ Hán: CNXH, độc lập, tự do, thảo luận, môi trường, giao thông, ma tuý

+ Đáp ứng nhập nhiều tiếng nước ngoài: ma-két-tinh, in-te-nét, com-pu-tơ, xi-căng-đan, áp phích …

- Giàu vốn từ: ăn [xơi, chén…]

chết [mất, từ trần, qua đời…]

- Giàu hình thức diễn đạt: ví dụ màu vàng [vàng xuân, vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi…]

Tiếng Việt đang đứng trước yêu cầu phát triển mạnh mẽ để phù hợp với sự phát triển của đời sống xã hội dân tộc và quốc tế nhưng cũng cần phải giữ được bản sắc và sự trong sáng vốn có của mình

Câu 5 [trang 37 sgk Văn 7 Tập 2]: Điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn là:

- Kết hợp giải thích với chứng minh, bình luận.

- Lập luận chặt chẽ: nêu nhận định ngay ở phần Mở bài, tiếp theo là giải thích và mở rộng nhận định ấy, sau đó dùng các chứng cứ để chứng minh.

- Các dẫn chứng khá toàn diện, bao quát, không sa vào trường hợp quá cụ thể, tỉ mỉ.

- Về cấu trúc câu, tác giả thường sử dụng biện pháp mở rộng câu, vừa nhằm làm rõ nghĩa, vừa để bổ sung các khía cạnh mới hoặc mở rộng thêm ý.

Luyện tập

Câu 1 [trang 37 sgk Văn 7 Tập 2]: Ý kiến về sự giàu đẹp, phong phú của tiếng Việt

" Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam".

" Tiếng nói là thứ của cải lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp" [ Hồ Chí Minh]

Câu 2 [trang 37 sgk Văn 7 Tập 2]: Dẫn chứng thể hiện sự giàu đẹp của tiếng Việt về mặt ngữ âm và từ vựng trong các bài thơ đọc thêm.

      " Tiện đây mận mới hỏi đào

      Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?

      Mận hòi thì đào xin thưa

      Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào".

       Sự giàu đẹp về từ vựng thể hiện ở việc mở rộng vốn từ

- Mận, đào: Chỉ hình ảnh của chàng trai và cô gái.

Vườn hồng: Chỉ hạnh phúc lứa đôi, tình duyên.

Nhận xét – Ý nghĩa

Sự giàu đẹp của Tiếng Việt đã cho ta kiến thức khách quan về Tiếng Việt, khẳng định sự đa dạng và phong phú của ngôn ngữ nước ta, từ đó rút ra bài học sử dụng ngôn ngữ tiếng ta sao cho hiệu quả.

Video liên quan

Chủ Đề