Tiểu luận suy thoái đa dạng sinh học

Hoạt động sản xuất của con người là một trong những tác nhân lớn nhất gây nên mất đa dạng sinh học, trong đó, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản ảnh hưởng rất lớn đối với suy giảm đa dạng sinh học tại Việt Nam. Đây là kết luận quan trọng của báo cáo “Đánh giá Đa dạng Sinh học tại Việt Nam” được Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam [WWF-Việt Nam] và Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng Sinh học [BCA] công bố ngày hôm nay.

Hà Nội – ngày 29 tháng 10 năm 2021 – Việt Nam là một trong 16 quốc gia sở hữu sự đa dạng sinh học cao nhất thế giới. Hơn 50.000 loài đã được xác định trong đó có 20.000 loài thực vật trên cạn và dưới nước, 10.500 động vật trên cạn, 2.000 loài động vật không xương sống và cá nước ngọt, cùng hơn 11.000 loài sinh vật biển. Tuy nhiên, cũng như nhiều quốc gia khác, Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng suy thoái đa dạng sinh học đang diễn ra ngày càng lớn. Mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực nhằm giải quyết vấn đề này thông qua các chính sách, chiến lược quốc và nhiều dự án, suy thoái đa dạng sinh học vẫn đang là một thách thức rất lớn, đòi hỏi sự chung tay giải quyết của cả cộng đồng, bao gồm nhà nước, các tổ chức xã hội dân sự và đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất.   Từ các dữ liệu phân tích, báo cáo cho thấy 21% các loài thú, 6,5% các loài chim, 19% các loài bò sát, 24% các loài lưỡng cư, 38% các loài cá và 2,5% các loài thực vật có mạch đã bị đe doạ. Trong gần 20 năm trở lại đây, các khu vực có rừng là sinh cảnh bị ảnh hưởng nhiều nhất với hơn 10.544 km2 diện tích đất rừng đã bị mất, chủ yếu do chuyển đổi thành đất rừng trồng và đất trồng cây ăn quả. Khoảng 2,8 triệu ha rừng tự nhiên cũng đã bị mất do chuyển đổi sang phát triển các loài cây trồng thương mại khác.    Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới sự suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam, bao gồm cả những nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp, như khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên, khai thác gỗ trái phép, buôn bán trái phép các loài hoang dã, các hoạt động phát triển cơ sở hạ tầng, mở rộng thâm canh nông nghiệp, cũng như các hoạt động sản xuất kinh tế khác nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng gia tăng của con người.  

“Đánh giá đa dạng sinh học ở Việt Nam – Phân tích tác động từ một số lĩnh vực kinh tế” là báo cáo đầu tiên trong chuỗi các hoạt động đánh giá khoa học thuộc khuôn khổ Sáng kiến BIODEV2030 tại Việt Nam. Bằng việc chỉ ra hiện trạng tổng quan về đa dạng sinh học tại Việt Nam, báo cáo đã phân tích một số những nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp dẫn tới sự suy giảm đa dạng sinh học, nhận diện một số lĩnh vực kinh tế đã và đang tác động mạnh mẽ đến đa dạng sinh học, trong đó có các hoạt động sản xuất như nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Nhận định này sẽ là tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo của dự án nhằm tìm hiểu rõ ràng hơn mức độ, quy mô và xu hướng tác động của các lĩnh vực kinh tế này đối với đa dạng sinh học Việt Nam. Từ đó, khuyến nghị các mô hình cam kết chuyển đổi tự nguyện có tính tích cực cho thiên nhiên và con người trong tương lai. 

 

Ông Vương Quốc Chiến, Quản lý Chương trình BIODEV2030 của WWF-Việt Nam cho biết “Cách tiếp cận lâu nay trong bảo tồn đa dạng sinh học vẫn thường tập trung giải quyết các nguyên nhân trực tiếp như tăng cường thực thi pháp luật hay mở rộng các khu vực quản lý bảo vệ, v.v. Tuy nhiên, cách tiếp cận này chưa giải quyết triệt để được vấn đề do tính chất phức tạp và sự liên quan của đa dạng sinh học đến nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội và sức khỏe con người. Vì vậy, giải quyết các nguyên nhân cốt lõi bằng cách lồng ghép đa dạng sinh học trong tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh tế đang được xem là một trong những xu hướng tất yếu. Trong đó, các doanh nghiệp sản xuất được xem là những nhân tố quan trọng đóng góp tích cực vào tiến trình tạo ra sự thay đổi này. Năng lực, nhận thức và sự chủ động của các doanh nghiệp khi tham gia các mô hình cam kết tự nguyện hướng đến sản xuất bền vững sẽ là yếu tố then chốt để góp phần phục hồi đa dạng sinh học của Việt Nam.”

 

Bà Hoàng Thị Thanh Nhàn, Phó Cục trưởng Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng Sinh học phát biểu: “Lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học trong các ngành kinh tế là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học. Báo cáo “Đánh giá đa dạng sinh học ở Việt Nam – Phân tích tác động từ một số lĩnh vực kinh tế” và các nghiên cứu tiếp theo của Sáng kiến BIODEV2030 tại Việt Nam là một trong những nghiên cứu độc lập cung cấp các thông tin hữu ích để các nhà hoạch định chính sách có bức tranh toàn cảnh về tác động của các ngành kinh tế tới đa dạng sinh học, từ đó góp phần xây dựng các chính sách phù hợp để khuyến khích và phát triển các mô hình sản xuất bền vững, thân thiện với môi trường, tăng cường thực hiện chủ trương phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và giảm thiểu các tác động tiêu cực tới đa dạng sinh học”.

 

Kết quả báo cáo được trình bày tại một hội thảo do WWF-Việt Nam và BCA tổ chức ngày hôm nay nhằm lấy ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cơ quan chính phủ và các tổ chức bảo tồn, phát triển, các cơ quan nghiên cứu liên quan cho các nghiên cứu tiếp theo của sáng kiến BIODEV2030. 

Người di cư phá rừng để trồng cà phê ở Tây Nguyên, Việt Nam

23
345 KB
0
40

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

SUY THOÁI ĐA DẠNG SINH HỌC SVTH ĐINH THỊ HOA Nội dung chính • • • • • Khái niệm Nguyên nhân suy thoái đa dạng sinh học Hiện trang suy thoái hiên nay Hậu quả của việc suy thoái đa dạng sinh hoc Biện pháp khắc phục Khái niệm • "Suy thoái đa dạng sinh học là sự suy giảm chất lượng và số lượng của các loài sinh vật, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và thiên nhiên Nguyên nhân Nguyên nhân trực tiếp * Khai thác, sửdụng không bền vững tài nguyên sinh vật: + Khai thác gỗ trong gd tu 1986-1991 các lâm trường quốc doanh da khai thaacstrung bình 3,5 triệu met khối gổ mổi năm, và 1-2m3 khai thác ngoài kế hoạch + Khai thác củi hàng năm 1 luong củi khoảng 21 trieu tan phục vu nhu cầu sử dụng trong gia đình , lớn gấp 6 lần lượng gổ xuất khẩu hằng năm đây là nguyên nhân cơ bản tác đọng đến đa dạng sinh học + Khai thác động vật hoang dã + Khai thác các động vật khác trong số khoảng 3300 loài thực vật cho các sản phẩm ngoài gổ như song mây tre nứa cây thuốc , cây tinh dầu đã được khai thác dể dùng và bán ra thị trường,trong nước cũng như xuất khẩu, + Chuyển đổi phương thức sử dụng đất đất trong thời gian gần đây do nhu cầu phát triển kinh tể xả hội các hệ sinh thái tự nhiên với tính ĐDSH cao bị thu hẹp diện tích hoặc chuyển sang hệ sinh thái thứ sinh * Ô nhiểm môi trường Nhiều thành phần môi trường bị suy thoái, tình trạng ô nhiễm do các nguồn thải khác nhau [nước thải, khí thải, chất thải rắn] là nguyên nhân đe doạ tới ĐDSH. * Suy giảm hoặc mất sinh cảnh sống + Cháy rừng do điều kiện khí hậu ở việt namkhar năng cháy rường vào mua khô là rất lownstrung bình mổi năm có 25000-100000ha rừng bị cháy ở việt nam + Thiên tai * Di nhập các loài ngoại lai * Các nguyên nhân sâu xa về kinh tế xả hội và chính sách + Tăng trưởng dân số năm 1999 vn có hon 76,3tr nguoi muc tang truong dan so lá 18%/năm + Sự di dân + Sự đói nghèo Việt Nam là một quốc gia còn nghèo, cuộc sống còn phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp và tài nguyên. Mức nghèo đói nhất ở các vùng núi phía Bắc và cao nguyên Trung Bộ đồng thời cũng lànơi có mức ĐDSH cao nhất. + Chính sách kinh tế vỉ mô Thực trạng Suy giảm đa dạng sinh học ở VN nhanh nhất thế giới ,Việt Nam là nước có mức độ đa dạng sinh học đứng thứ 10 thế giới nhưng tốc độ suy giảm đa dạng cũng đang được xếp vào loại nhanh nhất thế giới. • Các hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái +Diện tích rừng bị thu hẹp rừng khai thác 120000250000ha/năm + Độ che phủ rừng giảm tới mức báo động độ che phủ của rừng năm 1943 là 43% nhưng đến năm 2005 chỉ con 28,8% + Tình trạng mất rừng tăng +chất lượng rừng giảm • Các loài tự nhiên bị suy giảm • Nguồn gen các loài động vật bị suy giảm Số lượng các loài trong sách đỏ tăng Phân hagj lớp Nguy cơ tuyệt chủng Dễ tổn thương Bị đe dọa Hiếm Thú 30 23 1 24 Chim 14 6 32 31 Bò sát – lưởng cư 8 16 19 11 Cá 6 24 13 29 3 Không xương sống 10 24 9 19 3 Thực vật bậc 24 cao 54 81 150 24 Tv bậc thấp 7 2 7 3 0 Chưa xác định • Sách đỏ Việt Nam năm 1996 đã thống kê 356 l oài thực vật đang bị đe dọa ở mức độ khác nhau, bao gồm: thực vật có mạch bậc cao la 337 loài; thực vật bậc thấp: 19 loài. Về động vật cũng có 365 loài đang bị đe dọa[ sách đỏ Việt Nam 1992] Hậu quả • Suy thoái đa dạng sinh học dẫn đến + Mất cân bằng sinh thái + Ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của con người + Đe dọa sự phát triển bền vững của trái đất • . Mặt khác sinh vật và hệ sinh thái là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm, công cụ, nhiên liệu… Do vậy khi hệ sinh thái bị suy thoái sẽ ảnh hưởng đến an ninh lương thực làm cho con người phải đối mặt với nguy cơ đói nghèo, suy giảm nguồn gen và đặc biệt là biến đổi khí hậu dẫn đến hàng loạt các thảm họa thiên nhiên đe dọa cuộc sống của con người. • Nâng cao ý thức của con người trong bảo vệ các loài sinh vật • Ngăn cấm các hành vi săn bắn khai thác động vật hoang • Nghiêm cấm nạn khai thác , phá rừng bừa bải • Hạn chế ô nhiểm môi trường do các hoạt động cưa con người • Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên • Có các chiến lược phát triển đúng đắn CẢM ƠN CÁ BẠN ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE!

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Video liên quan

Chủ Đề