Tiêu luận nguyên tắc quyền lực nhà nước la thống nhất

Nguyên tắc quyền lực nhà nước

  • 1. Các nguyên tắc hiến định về bộ máy nhà nước Việt Nam
  • 2. Phân tích nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất

1. Các nguyên tắc hiến định về bộ máy nhà nước Việt Nam

Các nguyên tắc cơ bản vệ tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là những quan điểm, tư tưởng chủ đạo chi phối tổ chức và hoạt động của toàn bộ bộ máy nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Các nguyên tắc này được quy định trong Hiến pháp và do đó chúng không chỉ là những quan điểm, tư tưởng thông thường mà đã ưở thành những quy phạm bao quát điều chỉnh và định hình bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay. Hiểu về những nguyên tắc cơ bản sẽ giúp hiểu và giải thích được mô hình và sự vận hành của bộ máy nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cũng như những đặc thù của nó, đồng thời phát hiện những bất cập của bộ máy nhà nước trong hiện tại và đưa ra được đề xuất phù hợp nhằm khắc phục những bất cập để bộ máy nhà nước tổ chức và hoạt động phù họp với những quan điểm, tư tưởng chủ đạo đã được quy định trong Hiến pháp.

Hiến pháp năm 2013 hiện quy định sáu nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam: Nguyên tắc chủ quyền nhân dân; Nguyên tắc quyền lực thống nhất; Nguyên tắc pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa; Nguyên tắc công nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân; Nguyên tắc Đảng Cộng sản lãnh đạo nhà nước; Nguyên tắc tập trung dân chủ.

Cũng cần lưu ý, đây là những nguyên tắc cơ bản, có nghĩa là những nguyên tắc bao quát và tác động lên toàn bộ bộ máy nhà nước hiện nay của Việt Nam cũng như từng cơ quan nhà nước. Bên cạnh các nguyên tắc cơ bản này, các cơ quan nhà nước, tuỳ vào tính chất của chúng, có thể có những nguyên tắc tổ chức và hoạt động đặc thù. Ví dụ: Quốc hội có nguyên tắc thảo luận và quyết định tập thể; hệ thống tòa án nhân dân có nguyên tắc thẩm phán, hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, nguyên tắc tranh tụng; hệ thống viện kiểm sát nhân dân có nguyên tắc thống nhất lãnh đạo trong ngành; hệ thống cơ quan hành chính có nguyên tắc mệnh lệnh - phục tùng...

2. Phân tích nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất

Như nguyên văn quy định tại khoản 2 Điều 3 Hiến pháp năm 2013. Đây là nguyên tắc nền tảng quan trọng thứ hai của bộ máy nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sau nguyên tắc “chủ quyền nhân dân”. Nếu nguyên tắc “chủ quyền nhân dân” đề cập tới vấn đề quyền lực nhà nước thuộc về ai thì nguyên tắc “quyền lực thống nhất” đề cập tới vấn đề quyền lực nhà nước ở Việt Nam được tổ chức thực hiện trong bộ máy nhà nước như thế nào. Nguyên tắc thứ nhất thiết lập cơ sở, nền tảng hình thành bộ máy nhà nước; nguyên tắc thứ hai quyết định thiết kế mô hình tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Đe hiểu về nguyên tắc “quyền lực thống nhất”, trước tiên cần đề cập tới Thuyết phân quyền. Như đề cập ở phần đầu chương, quyền lực nhà nước là thứ quyền lực duy nhất có giá trị bắt buộc đối với tất cả mọi người sinh sống trên lãnh thổ của quốc gia. Đó là góc nhìn trừu tượng về quyền lực nhà nước. Ở góc nhìn giải phẫu, quyền lực nhà nước bao gồm ba nhánh quyền là lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hiểu một cách đon giản, quyền lập pháp là quyền đặt ra pháp luật, hay còn gọi là đặt ra ý chí chung để toàn xã hội phải tuân theo, ý chí chung đó được thể hiện thành pháp luật; quyền hành pháp là quyền thi hành pháp luật; và quyền tư pháp là bảo vệ pháp luật. Sự “mổ xẻ” quyền lực nhà nước thành ba quyền như vậy là sản phẩm cùa Thuyết phân quyền do hai học giả vĩ đại John Locke và Montesquieu khởi xướng từ giữa thế kỉ XVII. Theo Thuyết phân quyền, nếu ba quyền trên đây được nắm giữ và thực hiện bởi một người hay một cơ quan, cho dù là cơ quan tập thể, thì sẽ tạo ra chuyên quyền, áp bức, phản dân chủ; ba quyền được tách ra và được thực hiện bởi những cơ quan khác nhau thì mới tạo ra chế độ dân chủ và tự do. Đây cũng chính là quan điểm hạt nhân hết sức đúng đắn và tiến bộ của Thuyết phân quyền. Chính vì vậy mà ngay từ khi được khởi xướng, Thuyết phân quyền đã trở thành nền tảng xây dựng bộ máy nhà nước tư sản với sự xuất hiện của các cơ quan nghị viện, chính phủ, tòa án. Cho tới nay, có thể nói Thuyết phân quyền đã trở thành nguyên tắc chung được áp dụng trong tổ chức của hầu hết bộ máy nhà nước hiện đại trên thế giới. Tất nhiên, Thuyết phân quyền không dẫn tới một mô hình tổ chức bộ máy nhà nước duy nhất mà thực chất nó là một “công cụ đa năng” thiết kế bộ máy nhà nước dựa trên tư tưởng cốt lõi là quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp phải được thực hiện bởi các cơ quan khác nhau. Các quốc gia, tuỳ vào điều kiện, hoàn cảnh lịch sử, kinh tế, văn hoá, xã hội của mình sẽ áp dụng thuyết này theo cách của mình chủ yếu thể hiện ở mức độ tách biệt giữa các cơ quan thực hiện các quyền trong bộ máy nhà nước của quốc gia đó.

Có thể nói, Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam đã thể hiện sự ứng dụng Thuyết phân quyền trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ở mức độ kết hợp với tư tưởng chủ đạo truyền thống là tư tưởng Tập quyền. Sự kết hợp này được đúc kết thành nguyên tắc “Quyền lực tập trung” với hai nội dung sau:

>> Xem thêm: Bảo vệ tổ quốc là gì ? Quy định của Hiến Pháp Việt Nam về bảo vệ tổ quốc

Thứ nhất, quyền lực nhà nước ở Việt Nam là thống nhất. Sự thống nhất ở đây thể hiện ở hai phương diện, về phương diện chính trị, quyền lực nhà nước tập trung thống nhất ở Nhân dân, thể hiện qụa nguyên tắc “Chủ quyền nhân dân” như phân tích trên đây. về phương diện tổ chức thực hiện, quyền lực nhà nước thống nhất ở Quốc hội. Như trên đã đề cập, dân chủ đại diện là phường thức Nhân dân thực hiện quyền làm chủ thông qua người đại diện của mình. Quốc hội là cơ quan duy nhất do Nhân dân cả nước bầu ra và như vậy là cơ quan đại diện cao nhất của Nhân dân. Thông qua hình thức dân chủ đại diện, Nhân dân trao toàn bộ quyền lực của mình cho Quốc hội. Dưới góc nhìn của Thuyết phân quyền thì quyền lực được trao bao gồm cả quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Như vậy là từ “quyền lực thống nhất ở Nhân dân”, bằng cơ chế dân chủ đại diện, đã trở thành “quyền lực thống nhất ở Quốc hội” để quyền lực được tổ chức thực hiện thông qua bộ máy nhà nước. Sự thống nhất quyền lực này không gây ra chuyên quyền mà chỉ càng bảo đảm hơn tính dân chủ của bộ máy nhà nước bởi vì Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của Nhân dân, có mối quan hệ chặt chẽ và chịu ứách nhiệm trước Nhân dân thông qua chế độ bầu cử. Hơn nữa, quyền lực thống nhất ở Quốc hội không có nghĩa là Quốc hội trực tiếp thực thi tất cả các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Điều này thể hiện rõ ở nội dung thứ hai của nguyên tắc “quyền lực thống nhất”.

Thứ hai, mặc dù Quốc hội là nơi thống nhất quyền lực nhà nước song Quốc hội không trực tiếp thực hiện cả ba quyền mà trong bộ máy nhà nước có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nội dung này thể hiện sự áp dụng thành tựu của Thuyết phân quyền trong bộ máy nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội không trực tiếp thực hiện cả ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp mặc dù cơ quan này là nơi thống nhất quyền lực. Ba quyền này được phân công cho các cơ quan nhà nước để thực hiện. Quốc hội giữ lại quyền lập pháp1 để trực tiếp thực hiện bởi vì quyền lập pháp là quyền quan trọng nhất trong ba quyền, là quyền áp đặt ý chí chung lên toàn xã hội; hai quyền còn lại ở góc độ nào đó đều mang tính chấp hành của quyền lập pháp. Quyền hành pháp được giao cho Chính phủ và quyền tư pháp được giao cho các tòa án nhân dân [Điều 69 Hiến pháp năm 2013 và Điều 94 và Điều 102 Hiến pháp năm 2013]. Có phân công như vậy mới bảo đảm việc thực hiện quyền không dẫn tới lạm quyền, đồng thời bảo đảm tính chuyên nghiệp và hiệu quả của mỗi quyền. Tuy nhiên, ba cơ quan này không thực hiện các quyền được giao một cách hoàn toàn riêng rẽ mà luôn có sự phối hợp để thực hiện từng quyền một cách hiệu quả, ví dụ Chính phủ, toà án phối hợp với Quốc hội để thực hiện quyền lập pháp; Chính phủ phối họp với toà án để thực hiện quyền tư pháp. Không những phối hợp, giữa các cơ quan nhà nước còn có sự kiểm soát lẫn nhau để bảo đảm không có sự lạm quyền trong quá trình thực hiện các quyền nói trên, ví dụ Quốc hội giám sát Chính phủ, Toà án và Viện kiểm sát, Toà án kiểm soát đối với các cơ quan hành chính nhà nước; trong nội bộ hệ thống hành chính nhà nước do Chính phủ đứng đầu cũng có cơ chế kiểm soát riêng. Yeu tố “kiểm soát quyền lực” là một nét mới quy định của Hiến pháp năm 2013 về nguyên tắc “quyền lực thống nhất”. Ở đây cần lưu ý rằng, mặc dù có cơ che phân công, phối họp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp song các cơ quan thực hiện các quyền này không tồn tại riêng rẽ hay ngang hàng nhau như trong một số mô hình tổ chức bộ máy nhà nước khác trên thế giới, ví dụ Hoa Kỳ, Cộng hoà Liên bang Đức, Phillipines... Ở Việt Nam, Quốc hội luôn là nơi tập trung quyền lực được chuyển giao từ Nhân dân nên cho dù đã phân công quyền hành pháp cho Chính phủ và quyền tư pháp cho toà án thực hiện, Quốc hội vẫn luôn có quyền giám sát tối cao đối với các cơ quan này cũng như tất cả các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước. Các cơ quan nhà nước khác không có quyền giám sát tương tự đối với Quốc hội. Thậm chí, các cơ quan nhà nước ở trung ương cũng đều có nhiệm kì theo nhiệm kì của Quốc hội.

Có thể nói, nguyên tắc “quyền lực tập trung” với nội dung như phân tích trên đây đã thể hiện được sự kết hợp giữa tư tưởng tập quyền truyền thống với nhũng hạt nhân hợp lý của Thuyết phân quyền trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Với việc áp dụng nguyên tắc này, mô hình tổ chức bộ máy nhà nước đã được định hình một cách rõ ràng với Quốc hội là cơ quan đứng ở vị trí cao nhất của bộ máy nhà nước - Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất [Điều 69 Hiến pháp năm 2013], các cơ quan thực hiện quyền hành pháp, quyền tư pháp và các cơ quan nhà nước khác ở trung ương như Chủ tịch nước, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đều có vị trí thấp hơn, do Quốc hội hình thành nên và chịu sự giám sát toi cao của Quốc hội.

Luật Minh Khuê [sưu tầm & biên tập]

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề