Tiến sĩ vũ thế dũng là ai

[Techz.vn] – Trong chia sẻ mới đây về câu chuyện từ thiện, Tiến sĩ Vũ Thế Dũng – Nguyên Phó hiệu trưởng trường ĐH Bách Khoa TP.HCM bất ngờ gọi thẳng tên Hoài Linh, Trấn Thành, Đàm Vĩnh Hưng để làm ví dụ.

Bài viết liên quan

Câu chuyện nghệ sĩ làm từ thiện một lần nữa lại trở thành vấn đề nóng bỏng trên MXH. Tranh cãi tiếp tục xuất hiện sau khi Đàm Vĩnh Hưng bị một nữ doanh nhân tố ăn chặn, thiếu minh bạch trong chuyện giải ngân. Nhiều người nổi tiếng cũng đưa ra quan điểm về chuyện này. Trong đó, ý kiến của Tiến sĩ Vũ Thế Dũng, Nguyên Phó hiệu trưởng Đại học Bách Khoa TP.HCM nhận được nhiều sự đồng tình.

Chia sẻ trên kênh TikTok có 66,2 nghìn follow của mình, ông Vũ Thế Dũng nhắc đến 3 cái tên gây ồn ào nhất là Hoài Linh, Trấn ThànhĐàm Vĩnh Hưng. Cách xử lý tiền từ thiện của họ khiến công chúng tranh cãi suốt thời gian qua. Cũng sau sự việc ồn ào đó mà một số nghệ sĩ tuyên bố không còn dám đứng ra huy động tiền bạc giúp người khó khăn vì sợ dị nghị. Lý do bởi họ cho rằng mình không có trách nhiệm phải làm việc này.

Dù vậy, tiến sĩ Vũ Thế Dũng khẳng định: “Nếu bạn cho đi với một cái tâm trong sáng, bạn sẽ không bao giờ hờn giận, tự cảm thấy mình làm ơn mắc oán hay tỏ ra khó chịu khi bị người khác đòi giải trình hay minh bạch mọi thứ”.

Trong chia sẻ này Nguyên Phó hiệu trưởng ĐH Bách Khoa TP.HCM cho rằng nhờ việc từ thiện mà tên tuổi của những Hoài Linh, Trấn Thành, Đàm Vĩnh Hưng càng thêm phổ biến. Xuất phát từ ý tốt nhưng vô tình việc kêu gọi lại trở thành cuộc đua xem nghệ sĩ nào huy động được nhiều tiền hơn.

"Chẳng hạn như Hoài Linh với số tiền 14 tỷ giải ngân quá muộn, hay Đàm Vĩnh Hưng lấy 140 triệu ủng bộ bão lũ đi xây chùa. Hay như Trấn Thành, giao tiền từ thiện lại cho một bên thứ ba tự xử lý. Một số nghệ sĩ nói rằng họ sẽ chấm dứt huy động tiền từ thiện của cộng đồng như Đàm Vĩnh Hưng. Một số nghệ sĩ khác lại cho rằng họ không sinh ra để làm từ thiện, nếu làm từ thiện mà phải có chứng từ, sao kê thì họ không muốn làm nữa, như Trấn Thành.  Vậy, phải chăng các nghệ sĩ đang làm ơn mắc oán và nếu họ chấm dứt việc làm từ thiện thì xã hội sẽ thiệt thòi?", ông Vũ Thế Dũng bày tỏ quan điểm.

“Thông qua con đường đóng góp của bá tánh, người ta thấy tên tuổi nghệ sĩ nổi lên như Hoài Linh, Đàm Vĩnh Hưng, Trấn Thành, chứ không ai biết bá tánh là ai cả… Từ đó, xuất hiện cả chuyện từ thiện như Trấn Thành, đứng tên mình nhận tiền từ thiện từ cộng đồng nhưng lại đưa cho người khác xử lý hộ.

Chưa kể, tiền là của cộng đồng nhưng đến khi trao ra chỉ thấy tên nghệ sĩ chứ không thấy hình bóng cộng đồng nào trong đó.  Rõ ràng, nghệ sĩ làm từ thiện không hề không công. Dù chủ đích hay không, họ cũng nhận lại được nhiều lợi ích. Vậy nên, nghệ sĩ hãy bớt hờn giận, nhõng nhẽo và nên trưởng thành, chuyên nghiệp hơn”, tiến sĩ Vũ Thế Dũng nói.

Theo Nguyên Phó hiệu trưởng ĐH Bách Khoa TP.HCM, nghệ sĩ không nên nghĩ rằng làm từ thiện là làm ơn cho những mạnh thường quân khác. Qua câu chuyện từ thiện, công chúng cũng thanh lọc được xem đâu là nghệ sĩ thật, đâu là “những kẻ giả trân”.

“Không mợ thì chợ vẫn đông… Nghệ sĩ không làm từ thiện thì tiền của cộng đồng vẫn còn đó, không mất đi đâu.Chỉ có điều, nó sẽ được chuyển vào những nơi uy tín hơn, minh bạch hơn, chuyên nghiệp hơn… Chúng ta rất tôn trọng nghệ sĩ làm từ thiện, đóng góp cho đời sống nhưng cũng cần hết sức rạch ròi, không ai nợ ai, không ai làm ơn cho ai. Cần phải hướng đến quá trình chuyên nghiệp hóa hoạt động từ thiện”, tiến sĩ Vũ Thế Dũng khẳng định.

[Techz.vn] – Sao Việt 27/8: ‘Con gái’ Kim Tử Long đau đớn nói lời tiễn biệt mẹ; Huấn Hoa Hồng tuyên bố 'xanh rờn' về vấn đề sao kê của Trấn Thành’,'Con trai' Hoài Linh 'bủn rủn' nhận tin dữ từ Phi Nhung, Hoàng Bách nói lời động viên đầy xót xa.

Năm 2016 được chọn là Năm quốc gia khởi nghiệp. Tuy nhiên, hiện  nhiều bạn trẻ lo ngại, muốn khởi nghiệp thành công là phải có một số kinh phí nhất định, các yếu tố khác là đứng sau. TS. Vũ Thế Dũng, Phó Hiệu trưởng ĐH Bách Khoa [ĐH Quốc gia TP HCM] đã có những chia sẻ về vấn đề này.

PV: Nhiều bạn trẻ lo ngại, để khởi nghiệp thì việc trang bị đầy đủ tri thức thôi chưa hẳn đã thành công mà vấn đề quyết định là phải có một số vốn nhất định. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?

Tiến sĩ Vũ Thế Dũng: Tôi hiểu được những lo lắng, rào cản tâm lý của các bạn trẻ khi có ý định khởi nghiệp ở một lĩnh vực, ngành nghề nào đó. Có thể nhiều bạn trẻ sẽ gặp khó khăn về kinh tế, lập kế hoạch kinh doanh, các thủ tục pháp lý trên con đường khởi nghiệp...

Tuy nhiên, việc khởi nghiệp lại chính là sự đổi mới, sáng tạo và đưa ra các giải pháp khoa học công nghệ mới. Vì thế, sự thay đổi trong tư duy của thầy cô giáo và sinh viên ở các trường ĐH lại là vấn đề rất quan trọng. Theo đó, tất cả giảng viên đều phải được bồi dưỡng về tư duy khởi nghiệp để giảng dạy cho các bạn trẻ những kiến thức chuyên môn và kỹ năng cần thiết. Có như vậy, các bạn sẽ nhận thức rõ vấn đề cốt yếu của khởi nghiệp không phải bắt đầu từ đồng tiền.

Chính phủ đã ban hành chương trình khởi nghiệp. Theo ông, chúng ta phải làm gì để các bạn trẻ sẵn sàng đối diện với những khó khăn, thách thức trên con đường khởi nghiệp?

Hiện nay, Chính phủ, Bộ GD-ĐT, UBND TP HCM đã thực hiện nhiều hoạt động khởi nghiệp. Tuy nhiên, thực tế là xã hội chưa thực sự khuyến khích những hoạt động khởi nghiệp.

Để khuyến khích hoạt động khởi nghiệp, chúng ta cần có sự thay đổi về các thủ tục lập công ty đơn giản hơn với chi phí thấp xuống và có những việc làm để các bạn trẻ tin tưởng vào những quyết định mạo hiểu đầu tư.

Nếu những hình ảnh về ông bán phở cũng bị công an truy tố vì một lỗi nhỏ nhặt nào đó trong công việc thì nhiều bạn trẻ sẽ không dám nhìn vào đó để khởi nghiệp nữa.

Nhằm giúp các bạn trẻ sẵn sàng đối diện với những khó khăn, thách thức trên con đường khởi nghiệp, chúng ta cần có hành lang pháp lý tốt như thành lập Quỹ đầu tư, Quỹ mạo hiểm để bảo vệ các doanh nhân, bạn trẻ dám có ý tưởng khởi nghiệp.

Ở ĐH Bách Khoa TP HCM, việc khởi nghiệp bắt nguồn từ những chương trình học tiến tiến ở trường được thực hiện như thế nào, thưa ông?

ĐH Bách Khoa [ĐH Quốc gia TP HCM] đã thực hiện chương trình học tiên tiến và là đơn vị đầu mối tiếp nhận nhiều chương trình khởi nghiệp cho sinh viên.

Hiện nay, số lượng các bạn trẻ tham gia chương trình khởi nghiệp sử dụng ngoại ngữ là tiếng Anh khá nhiều. Thông qua chương trình, các em học được về văn hóa, ngôn ngữ và cơ hội tiếp cận với nguồn thông tin mới trên con đường khởi nghiệp.

Trước đây, sinh viên năm thứ 3 mới đi thực tập. Còn hiện nay, nhà trường đã mời những doanh nhân, kỹ sư đến nói chuyện với sinh viên ngay từ những năm đầu tiên. Ngoài ra, trường cũng mở thêm hoạt động “Vườn ươm doanh nghiệp khoa học công nghiệp”; “Câu lạc bộ khởi nghiệp” để sinh viên muốn khởi nghiệp đều có thể đăng ký xin làm ở đó.

Xin cảm ơn ông!

Tôi đi dạy nhiều, nhận ra rằng khả năng tư duy phản biện của người Việt rất thấp và tôi muốn dạy về điều đó. Tư duy phản biện là chủ đề không mới trên thế giới. Nhưng với Việt Nam không có sự giảng dạy chính thống và không phát triển thành một ngành khoa học

Tiến sĩ Vũ Thế Dũng

Tháng 9.2018, tiến sĩ Vũ Thế Dũng [45 tuổi], thời điểm này là Phó hiệu trưởng Trường đại học Bách khoa [Đại học Quốc gia TP.HCM], bất ngờ nghỉ việc. Khi “bứt” ra khỏi môi trường công lập quen thuộc, anh bắt đầu xây những viên gạch đầu tiên cho Thinking School, một chương trình học bằng công nghệ e-learning, live streaming, qua các buổi giảng bài trên mạng về sáng tạo, tư duy phản biện.

Tiến sĩ Vũ Thế Dũng nhớ lại: “Lý do tôi thành lập Thinking School nằm ở hai góc độ. Một là ở chữ Thinking. Tôi đi dạy nhiều, nhận ra rằng khả năng tư duy phản biện của người Việt rất thấp và tôi muốn dạy về điều đó. Tư duy phản biện là chủ đề không mới trên thế giới. Nhưng với Việt Nam không có sự giảng dạy chính thống và không phát triển thành một ngành khoa học. Hai là công nghệ. Hệ thống

e-learning và các hệ thống hiện nay cho phép làm tất cả nội dung mình giảng dạy, kể cả chơi game tư duy, học nội dung... Nếu cần tương tác, có hệ thống live streaming. Học trò ở Mỹ, Bình Dương, Đồng Nai… nếu vắng buổi học đó có thể xem lại. Toàn bộ hệ thống công nghệ hiện nay rất hoàn chỉnh. Tôi cảm thấy rất sướng và hạnh phúc vì sự sáng tạo ở đây rất lớn”.

Theo tiến sĩ Dũng, sự phát triển của Thinking School sẽ đi ngược với đại học truyền thống. Đi từ phát triển chương trình cho ngành công nghiệp, cho các công ty, sau đó mới quay lại xây dựng sản phẩm cho sinh viên. Nghĩa là đi từ ứng dụng rồi trở về.

Đội ngũ của Thinking School chỉ sau vài tháng hoạt động

Tháng 10 vừa qua, Giáo sư Trương Nguyện Thành, Đại học Utah [Mỹ], người nổi tiếng với việc mặc quần đùi trong một buổi dạy về sáng tạo đã về Việt Nam và có buổi nói chuyện về sáng tạo. Ông cho rằng hiện nay kỷ nguyên công nghệ đang thay đổi quá nhanh chóng, chúng ta sẽ không ngờ rằng tương lai trí tuệ nhân tạo sẽ làm thay đổi rất lớn trong giáo dục. Vậy những giảng viên sẽ làm gì? “Nếu như bây giờ giảng viên cứ ngồi và cứ đem những bài giảng từ cả 20 năm nay xào đi xào lại thì mọi người đang tự đào thải chính bản thân mình”, ông Thành cho biết.

Từ Utah, Giáo sư Trương Nguyện Thành vẫn không ngừng chia sẻ kiến thức với sinh viên qua những clip nói chuyện về sáng tạo đưa lên trang fanpage của ông. Chia sẻ với Báo Thanh Niên, ông cho biết sự sáng tạo cần len lỏi vào mọi ngõ ngách, mọi khâu trong giáo dục.

Tiến sĩ Vũ Thế Dũng chia sẻ: “Các trường đại học của ta vô cùng kém sáng tạo vì đối tượng khách hàng là sinh viên đại học. Khi đăng ký vào trường, họ không có quyền tạo áp lực khiến trường thay đổi. Trong trường đại học, một chương trình 20 năm không thay đổi bao nhiêu

nội dung. Còn chúng tôi gần như tháng nào cũng có sản phẩm mới, vì khách hàng yêu cầu liên tục. Công nghệ hiện nay cho phép làm quá nhiều thứ. Nhưng các trường hiện nay mặc dù có e-learning nhưng chỉ xem như dịch vụ cộng thêm. Họ không thấy e-learning sẽ thay đổi rất căn cơ diện mạo của ngành giáo dục”.

Sự sáng tạo trong giáo dục cũng là cảm hứng của một cô giáo có biệt danh “bà giáo già” Tô Thụy Diễm Quyên. Năm 2015, tại Diễn đàn giáo dục toàn cầu diễn ra tại Mỹ, cái tên Tô Thụy Diễm Quyên được cộng đồng giáo viên toàn thế giới biết đến khi được ban tổ chức xướng tên là giám khảo của cuộc thi, cũng là người châu Á duy nhất trong ban giám khảo. Đến năm 2016, bà được công nhận là Teacher Ambassador [Đại sứ giáo dục của Microsoft tại Việt Nam]. Bà đi khắp nơi, lên mạng thường xuyên để chia sẻ tạo cảm hứng cho giáo viên và học sinh về các sáng tạo trong giáo dục, đặc biệt là việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Chỉ trong 3 năm, số giáo viên được bà tập huấn phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, dạy học theo dự án lên tới hơn 15.000 người ở khắp cả nước.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề