Tiền đóng bảo hiểm xã hội chiếm bao nhiêu lương năm 2024

Đoàn viên công đoàn, người lao động Hà Nội đề nghị trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội [sửa đổi] hoặc các văn bản dưới luật cần quy định rõ ràng, cụ thể chi tiết các yếu tố cấu thành tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Đoàn viên, người lao động quan tâm về dự án Luật Bảo hiểm xã hội [sửa đổi]. Ảnh: Hải Nguyễn

Lo ngại lương hưu thấp khi giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội

Sáng 5.10, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri là cán bộ, đoàn viên Công đoàn, người lao động Thủ đô; lấy ý kiến dự thảo Luật Thủ đô [sửa đổi], Luật Bảo hiểm xã hội [sửa đổi] và Luật Nhà ở [sửa đổi].

Quan tâm về dự án Luật Bảo hiểm xã hội [sửa đổi], chị Hà Phương Anh - Chủ tịch Công đoàn Công ty May liên doanh Plummy - cho rằng, khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì cả người sử dụng lao động và người lao động cũng đã phải trích 1 khoản tiền nhất định để nộp vào quỹ bảo hiểm.

Điều này đồng nghĩa với việc họ đã hoàn thành nghĩa vụ bảo đảm phúc lợi cho người lao động. Tuy nhiên, khi người lao động vì một lý do nào đó không còn đi làm, không có nhu cầu tham gia bảo hiểm và muốn rút 1 lần thì nên để quyền quyết định cho đối tượng được hưởng phúc lợi chính là người lao động.

Bên cạnh đó, chị Hà Phương Anh cũng đề nghị điều chỉnh quy định điều kiện nghỉ hưu là đủ 60 tuổi đối với lao động nam và 55 tuổi đối với lao động nữ vì sức khỏe đã giảm sút, năng suất lao động sẽ không cao.

Chị Hà Phương Anh phát biểu ý kiến. Ảnh: Phạm Đông

Trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội [sửa đổi] đã đề cập việc giảm điều kiện về số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng lương hưu hàng tháng từ 20 năm xuống 15 năm.

Vấn đề này được đoàn viên công đoàn, người lao động bày tỏ sự ủng hộ đề xuất sửa đổi này và cũng xem đây là một trong những chính sách đặc biệt quan trọng và có giá trị trong lần sửa đổi này.

Theo người lao động, việc này nhằm tạo cơ hội cho những người tham gia muộn hoặc quá trình tham gia không liên tục có thời gian đóng bảo hiểm xã hội ngắn được hưởng lương hưu.

Tuy nhiên, việc giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội xuống 15 năm dẫn tới việc mức lương hưu của người lao động cũng thấp, sau này người lao động cũng không bảo đảm mức sống tối thiểu.

Do vậy, số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để hưởng lương hưu phải cân nhắc kỹ lưỡng, toàn diện dựa trên các thông số tài chính, xã hội, lao động, con người…

Anh Nguyễn Trung Kiên - Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần Cầu 14 - đề nghị, trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội [sửa đổi] hoặc các văn bản dưới luật cần quy định rõ ràng, cụ thể chi tiết các yếu tố cấu thành tiền lương [mức lương, phụ cấp lương, các khoản bổ sung] làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Thậm chí, anh Kiên cho rằng, có thể quy định khung cho các yếu tố này giống như quy định về tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc mức thấp nhất, mức cao nhất.

“Bản thân tôi cũng đồng quan điểm với nhiều ý kiến đề xuất mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bằng 70% tổng thu nhập” - anh Nguyễn Trung Kiên nói.

Về vấn đề chậm, nợ đọng bảo hiểm, đoàn viên Công đoàn đề nghị phải xem việc nợ bảo hiểm xã hội như hành vi trốn thuế, từ đó có phương pháp xử lý tương ứng để khắc phục tình trạng này.

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai chủ trì hội nghị. Ảnh: Phạm Đông

Tránh tuyển dụng nhân tài sai quy định và vụ lợi

Quan tâm đến dự án Luật Thủ đô [sửa đổi], chị Trương Hải Yến - nhân viên Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội - nhận định, chính sách thu hút, trọng dụng và phát triển nguồn nhân lực là một chính sách đúng đắn, cần thiết mà Hà Nội đã thực hiện nhiều năm qua nhưng chưa có hiệu quả.

Vì vậy, chị Yến đề nghị bổ sung một số nội dung trong Luật Thủ đô [sửa đổi] nhằm quy định sự ràng buộc giữa quyền và trách nhiệm cá nhân người lãnh đạo, từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm trong tuyển dụng nhân tài; tránh việc lạm dụng chức quyền để tuyển dụng sai quy định và vụ lợi.

Tại hội nghị, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai cho hay, các ý kiến đóng góp sẽ được tổng hợp đầy đủ, gửi đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định.

Theo Luật BHXH hiện hành, người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, thì tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH tính theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề [nếu có].

Chế độ tiền lương trong doanh nghiệp do người sử dụng lao động quyết định.

Mức đóng BHXH theo mức lương cơ sở. Người có hệ số lương thấp thì tiền lương làm căn cứ đóng BHXH thấp; người có hệ số lương cao thì đóng cao, nhưng tối đa bằng 20 lần mức lương cơ sở. Từ ngày 1-7-2023, mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng, tương ứng với mức tiền lương đóng BHXH tối đa là 36 triệu đồng.

Dù chưa có quy định rõ về mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH thấp nhất với người lao động hưởng chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, nhưng một bộ phận người lao động đang hưởng hệ số lương khá thấp [hệ số 1,86 hay 2,34…]. Vì thế, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH với nhóm lao động này không cao, lần lượt là hơn 3,3 triệu đồng và hơn 4,2 triệu đồng cộng với các khoản phụ cấp [nếu có].

Đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động [doanh nghiệp] quyết định, thì tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH gồm có mức lương ghi trong hợp đồng lao động, phụ cấp lương [phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên… và các khoản bổ sung theo quy định.

Mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH thấp nhất không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng. Năm 2023, mức lương tối thiểu vùng của người lao động được quy định như sau:

Vùng Mức lương tối thiểu tháng [Đơn vị: đồng/tháng] Mức lương tối thiểu giờ [Đơn vị: đồng/giờ] Vùng I 4.680.000 22.500 Vùng II 4.160.000 20.000 Vùng III 3.640.000 17.500 Vùng IV 3.250.000 15.600

Mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH cao nhất của người lao động trong doanh nghiệp bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Như vậy, theo các quy định hiện hành, mức tiền lương tháng thấp nhất làm căn cứ đóng BHXH của người lao động trong khu vực nhà nước và doanh nghiệp có sự khác nhau, còn mức cao nhất giống nhau.

Theo định hướng cải cách chính sách tiền lương, chế độ tiền lương do nhà nước quy định sẽ không căn cứ theo lương cơ sở. Vì thế, tại dự thảo Luật BHXH [sửa đổi], Chính phủ đề xuất bổ sung tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc thấp nhất bằng 50% mức lương tối thiểu tháng thuộc vùng cao nhất; cao nhất bằng 8 lần mức lương tối thiểu vùng cao nhất do Chính phủ công bố. Đây là cơ sở quy định căn cứ đóng BHXH đối với những đối tượng không hưởng tiền lương [chủ hộ kinh doanh; người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương…]; đồng thời cũng là căn cứ để xác định trách nhiệm tham gia đối với đối tượng người lao động làm việc không trọn thời gian.

Nếu những đề xuất mới về mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH được thông qua, khoảng cách chênh lệch về mức lương hưu sẽ dần thu hẹp.

Tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc đối với khu vực ngoài nhà nước [doanh nghiệp] cơ bản kế thừa quy định hiện hành, nhưng quy định cụ thể hơn. Theo đó, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH là tiền lương tháng, bao gồm mức lương, phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác, được trả thường xuyên và ổn định trong mỗi kỳ trả lương…

Nếu những đề xuất nêu trên được thông qua, thì tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH của người lao động hưởng chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và do người sử dụng lao động quyết định không có quá nhiều khác biệt. Điều này góp phần thu hẹp khoảng cách hưởng lương hưu giữa các nhóm lao động khi họ hết tuổi lao động.

Bảo hiểm xã hội mỗi tháng đóng bao nhiêu tiền?

Như vậy, mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hàng tháng đối với người lao động và người sử dụng lao động là người Việt Nam tổng bằng 32,5% tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội, trong đó người sử dụng lao động đóng 21,5% và người lao động đóng 10,5%.

Bảo hiểm xã hội được hưởng bao nhiêu phần trăm?

Xin cảm ơn. Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức hưởng lương hưu tối đa là 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Việc tính mức lương hưu hàng tháng của lao động nam năm 2021 được thực hiện theo nguyên tắc: - Đóng đủ 19 năm bảo hiểm xã hội thì được 45% [năm hiện nay là 18 năm].

Đóng bảo hiểm xã hội 1 năm thì được bao nhiêu tiền?

một năm được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng BHXH, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH”.

Bảo hiểm xã hội 3 năm 7 tháng được bao nhiêu tiền?

Vì bạn chưa nêu rõ mức đóng cụ thể, nên bạn có thể đối chiếu quy định trên, với 3 năm đóng BHXH bạn có thể nhận được từ 4.5 đến 6 tháng BHXH, 7 tháng còn lại được tính bằng 22% của các mức tiền lương trong 7 tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Chủ Đề