Bé 26 tuần nặng bao nhiêu kg năm 2024

Ba tháng giữa của quá trình mang thai sắp kết thúc, mẹ bắt đầu thấy một số triệu chứng mới như đau lưng hoặc thỉnh thoảng bị chuột rút cơ bắp chân. Bé lúc này đã nặng khoảng 900g, bé biết mở và nhắm mắt, ngủ và thức đều đặn, biết mút ngón tay

Sự phát triển của thai 26 tuần nặng bao nhiêu?

Ở tuần thai thứ 26, bé nặng khoảng 900g [bằng cỡ một cây xà lách búp Mỹ] và dài khoảng hơn 36cm nếu duỗi chân.Với nhiều mô não phát triển hơn, não của bé hoạt động rất tích cực.

Bé ngủ và thức đều đặn, biết mở và nhắm mắt, thậm chí mút ngón tay. Tuy phổi của bé còn chưa trưởng thành nhưng nếu bé được sinh ra ở tuần thai thứ 26, phổi vẫn có khả năng hoạt động với sự trợ giúp của y tế.

Để ý các chuyển động nhỏ nhịp nhàng rất thường xảy ra lúc này, mẹ sẽ thấy giống như bé bị nấc cụt. Mỗi đợt thường chỉ kéo dài một vài phút và không hại gì cho bé nên mẹ chỉ cần thư giãn và tận hưởng cảm giác nhột nhột này.

To bằng một búp xà lách Mỹ, thai nhi 26 tuần tuổi có chiều dài khoảng 36 cm và nặng khoảng 900 gram

Cách dưỡng thai cho bà mẹ mang thai tuần thứ 26

Nếu mẹ đang lo lắng không biết mình có đang tăng cân nhiều hay ít, theo bảng chuẩn cân nặng của bà bầu thì khimang thai 26 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg?

Ba tháng giữa của quá trình mang thai sắp kết thúc. Và khi cơ thể đang chuẩn bị cho giai đoạn cuối của thai kỳ, mẹ có thể bắt đầu cảm thấy một số triệu chứng mới nhưđau lưnghoặc thỉnh thoảng bị chuột rút cơ bắp chân.Nguyên nhân do tử cung của mẹ lớn và nặng thêm, gây áp lực lên các tĩnh mạch đưa máu từ chân trở lại tim, cũng như lên các dây thần kinh từ thân đến chân bạn.

Tình trạng chuột rút này có thể trở nên tồi tệ hơn khi thai kỳ tiếp diễn. Chuột rút ở chân phổ biến hơn vào ban đêm nhưng cũng có thể xảy ra trong ngày.Khi bị chuột rút, duỗi căng cơ bắp chân sẽ giúp mẹ giảm đau phần nào. Duỗi thẳng chân, sau đó nhẹ nhàng co ngón chân lại. Đi bộ vài phút hoặc xoa bóp bắp chân đôi khi cũng có hiệu quả.

Lựa chọn cho mẹ khi muốn bổ sung vitamin C:Ngoài nước cam, mẹ cũng có thể lựa chọn trái cây tươi hoặc các món salad rau củ. Ớt chuông cũng là một lựa chọn tốt vì chứa gần gấp đôi lượng vitamin C có trong cam.

Gợi ý cho tuần này:

  • Nghĩ về các biện pháp kế hoạch hóa gia đình.Nghe có vẻ xa vời vào lúc này nhưng cũng không là quá sớm để nghĩ đến chuyện kế hoạch hóa gia đình. Mẹ hãy cân nhắc về việc ngừa thai sau sinh trước khi bé chào đời.Một sốbiện pháp ngừa thaicần được tư vấn của bác sĩ và yêu cầu ký giấy đồng ý trước khi thực hiện như thắt ống dẫn trứng. Vì vậy, nếu mẹ muốn lựa chọn thực hiện các biện pháp này ngay sau khi sinh trong thời gian ở bệnh viện, nên thảo luận với bác sĩ từ sớm.
  • Đăng ký một lớp học cho con bú.Nếu đây là bé đầu lòng, mẹ hãy tham khảo bác sĩ, chuyên viên y tế, mẹ hoặc bạn bè để biết thêm thông tin hoặc tham dự các lớp hướng dẫn kỹ năng cho con bú nhé.

Thai 26 tuần cũng là giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 hay còn gọi là mang thai tháng thứ 7 nên mẹ có thể tham khảochế độ dinh dưỡngkhi mang thai cho mình từ những người đã có kinh nghiệm hoặc bác sĩ dinh dưỡng để khỏe mẹ an thai.

Trong thời gian mang thai, người phụ nữ nên đi kiểm tra sức khỏe, siêu âm định kỳ để theo dõi sự phát triển của em bé. Nhờ vậy, cha mẹ có cơ hội chứng kiến sự phát triển từng ngày của trẻ trong bụng mẹ. Một trong những vấn đề các mẹ bầu cần chú ý đó là bảng cân nặng thai nhi theo tuần.

1. Một số cách tính cân nặng thai nhi theo tuần

Rất nhiều mẹ bầu thắc mắc rằng tại sao chúng ta cần theo dõi bảng cân nặng thai nhi theo tuần? Trên thực tế, việc theo dõi này giúp chúng ta chứng kiến sự phát triển từng ngày của em bé khi còn trong bụng mẹ, đây là điều các bậc cha mẹ rất quan tâm và muốn biết.

Cha mẹ luôn muốn theo dõi sự phát triển từng ngày của thai nhi.

Bên cạnh đó, khi theo dõi bảng cân nặng của em bé trong bụng mẹ, các bác sĩ có thể biết được thai nhi đang phát triển bình thường hay không? Đây là phần rất quan trọng của quá trình chăm sóc thai nhi trước khi sinh. Nếu như bé quá nhỏ hoặc phát triển quá lớn so với bình thường thì có nguy cơ gặp một số biến chứng nguy hiểm. Bác sĩ sẽ phát hiện ra tình trạng này khi theo dõi bảng cân nặng thai nhi theo tuần và kịp thời xử lý.

Như vậy, việc theo dõi sự phát triển của em bé trong bụng mẹ là rất cần thiết, vì vậy các bậc cha mẹ không nên chủ quan mà hãy đi siêu âm định kỳ.

Vậy làm thế nào để tính cân nặng thai nhi theo tuần? Trên thực tế, có hai cách tính thường được áp dụng, đó là tính cân nặng của bé dựa vào chu vi vòng bụng của người mẹ, hai là tính cân nặng nhờ siêu âm.

Cách tính cân nặng của bé dựa vào chu vi vòng bụng rất đơn giản và các mẹ có thể tự tính toán ở nhà. Cụ thể, công thức tính cân nặng của trẻ là:

Cân nặng bé [g] = [[chiều cao tử cung + chu vi vòng bụng] x 100]/4

Dựa vào cách tính trên, chúng ta chỉ cần đo chiều cao tử cung và chu vi vòng bụng của người phụ nữ đang mang thai. Tuy nhiên phương pháp này vẫn tồn tại một số hạn chế vì kết quả này sai số khá nhiều. Khi sử dụng công thức này bạn chỉ cho ra một con số ước lượng bởi vì các mẹ bầu có độ béo gầy khác nhau.

Bên cạnh đó, nếu muốn lập bảng cân nặng thai nhi theo tuần, chúng ta cũng có thể tính trọng lượng của bé dựa vào kết quả siêu âm. Cách tính này đảm bảo độ chính xác hơn so với cách kể trên.

2. Tìm hiểu về bảng cân nặng thai nhi theo tuần

Trong quá trình mang thai, để biết em bé có phát triển bình thường, trọng lượng đạt chuẩn hay không thì chúng ta cần dựa vào bảng cân nặng thai nhi theo tuần của WHO.

Sử dụng bảng cân nặng thai nhi theo tuần giúp mẹ bầu theo dõi sự phát triển của thai nhi có ổn định không?

Tuổi thai [tuần]

Chiều dài

Cân nặng

Tuần thứ 8 1,6 cm Khoảng 1- 10 gam Tuần thứ 9 2,3 cm Khoảng 1- 10 gam Tuần thứ 10 3,1 cm Khoảng 1- 10 gam Tuần thứ 11 4,1 cm Khoảng 50 - 70 gam Tuần thứ 12 5,4 cm Khoảng 50 - 70 gam Tuần thứ 13 7,4 cm Khoảng 50 - 70 gam Tuần thứ 14 8,7 cm Khoảng 50 - 70 gam Tuần thứ 15 10,1 cm 70 gam Tuần thứ 16 11,6 cm 100 gam Tuần thứ 17 13,0 cm 140 gam Tuần thứ 18 14,2 cm 190 gam Tuần thứ 19 15,3 cm 240 gam Tuần thứ 20 16,4 cm 300 gam Tuần thứ 21 25,6 cm 360 gam Tuần thứ 22 27,8 cm 430 gam Tuần thứ 23 28,9 cm 501 gam Tuần thứ 24 30,0 cm 600 gam Tuần thứ 25 34,6 cm 660 gam Tuần thứ 26 35,6 cm 760 gam Tuần thứ 27 36,6 cm 875 gam Tuần thứ 28 37,6 cm 1005 gam Tuần thứ 29 38,6 cm 1153 gam Tuần thứ 30 39,9 cm 1319 gam Tuần thứ 31 41,1 cm 1502 gam Tuần thứ 32 42,4 cm 1702 gam Tuần thứ 33 43,7 cm 1918 gam Tuần thứ 34 45,0 cm 2146 gam Tuần thứ 35 46,2 cm 2383 gam Tuần thứ 36 47,4 cm 2622 gam Tuần thứ 37 48,6 cm 2859 gam Tuần thứ 38 49,8 cm 3083 gam Tuần thứ 39 50,7 cm 3288 gam Tuần thứ 40 51,2 cm 3462 gam

Trên thực tế, cân nặng và kích thước của thai nhi có thể chênh lệch một chút so với số liệu theo dõi của bản trên. Các mẹ bầu có thể dựa vào cơ sở này để theo dõi tình hình phát triển của em bé ở trong bụng.

3. Mức tăng cân phù hợp dành cho bà bầu

Để trọng lượng và kích thước của em bé dao động với số liệu trong bảng cân nặng thai nhi theo tuần người phụ nữ mang thai còn có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tùy vào cân nặng của người mẹ trước khi mang thai, mà trong thai kỳ họ phải tăng số kg nhất định theo từng tháng.

Tùy vào tình trạng cơ thể trước khi mang thai, người phụ nữ cần tăng số cân nhất định.

Để xác định mức tăng cân phù hợp, chúng ta thường sử dụng chỉ số khối cơ thể BMI, với công thức tính đó là: BMI = trọng lượng/[chiều cao]2 . Trong đó, với một người phụ nữ có chỉ số cân nặng, chiều cao trung bình thì trong 3 tháng đầu của thai kỳ, mỗi tháng họ cần tăng 1,5kg - 2kg. Sau đó, mỗi tháng họ nên tăng khoảng 1kg.

Ngoài ra, nếu người phụ nữ trước khi mang thai có tình trạng thừa hoặc thiếu cân thì bạn cần điều chỉnh trọng lượng cần tăng thêm mỗi tháng sao cho phù hợp nhất. Việc tăng quá nhiều hoặc quá ít cân trong thai kỳ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của em bé và quá trình sinh nở. Một số hiện tượng có thể gặp phải ví dụ như: sinh non, thai có kích thước lớn nên khó sinh hoặc thai phát triển kém,…

4. Một số lưu ý dành cho mẹ bầu

Trong thời gian này, người phụ nữ không nên thực hiện chế độ ăn kiêng, thay vào đó bạn hãy tăng cường bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Bởi vì thai nhi phát triển nhờ hấp thu dưỡng chất từ mẹ. Đối với những người kém hấp thu dinh dưỡng, bạn có thể sử dụng các thực phẩm chức năng, thuốc dành riêng cho bà bầu.

Chúng ta không thể phủ nhận vai trò hết sức quan trọng của bảng cân nặng thai nhi theo tuần trong việc chăm sóc bà bầu và thai nhi. Đó là cơ sở để đánh giá sự phát triển của em bé trong bụng mẹ. Và dựa vào đây bác sĩ khuyên các bà bầu nên tăng bao nhiêu kg trong thai kỳ là hợp lý.

Bà bầu nên đi siêu âm định kỳ để biết tình trạng phát triển của em bé.

Trong khi mang thai, người phụ nữ nên tìm hiểu về bảng cân nặng thai nhi theo tuần, đồng thời theo dõi sự phát triển của em bé trong bụng. Đặc biệt, chúng ta nên đi khám, siêu âm định kỳ để nắm được tình trạng của em bé, có những biện pháp xử lý kịp thời trong tình huống cơ thể em bé thừa hoặc thiếu cân. Hy vọng rằng, các mẹ bầu đã nắm được một số kiến thức bổ ích từ bài viết này.

Thai 26 tuần cân nặng bao nhiêu là đủ?

Cân nặng: Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, cân nặng thai nhi 26 tuần đạt chuẩn là 750 - 900g. Chiều dài khoảng 36cm khi bé duỗi thẳng chân. Não bộ: Về não bộ, các mô não phát triển hơn, dần hình thành những nếp nhăn và lồi lõm so với thời kỳ trước.

Mang thai 15 tuần em bé nặng bao nhiêu?

Chiều dài trung bình của thai nhi là khoảng 16.7 cm và cân nặng trung bình là khoảng 117 gram.

Mang thai 17 tuần em bé nặng bao nhiêu?

Thai nhi 17 tuần tuổi có chiều dài khoảng 13cm và cân nặng khoảng 140g, kích thước tương đương 1 củ hành tây. Da của bé lúc này trong suốt [có thể nhìn thấy các mạch máu dưới da].

Mang thai 20 tuần em bé nặng bao nhiêu?

1. Các thông số của bảng cân nặng thai nhi theo tuần.

Chủ Đề