Tiêm chủng Immunization Record là gì

TIÊM CHỦNG ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN VÀ GIA ĐÌNH

Tiêm chủng là một trong những đột phá y tế thành công nhất thế giới1, nhưng thành công của tiêm chủng đang bị đe dọa. Một số bệnh gần như đã bị xóa sổ ở nước phương Tây hay đang được kiểm soát tốt ở các nước phương Đông thì đang bắt đầu xuất hiện trở lại khi mọi người không tiêm vắc-xin. Trừ khi mọi người tiếp tục tự bảo vệ mình, những căn bệnh này có thể xuất hiện trở lại. Trong khi các hoạt động tiêm chủng tại khu vực Đông Nam Á đã ngăn chặn khoản 622,000 ca tử vong vì bệnh sởi2, thì theo báo cáo các quốc gia hàng tháng từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2018 của WHO [nhận được từ ngày 1 tháng 2 năm 2019] 82,596 người ở 47 trong số 53 quốc gia phương Tây bị mắc bệnh sởi3. Gần đây, dịch sởi được thông báo bùng phát lại, mà điểm nóng trong khu vực Châu Á là Phillipines. Tính đến thời điểm 19/02/2019, số ca mắc bệnh sởi tại quốc gia này là 8,443 ca và 136 ca tử vong. Như vậy số ca mắc bệnh sở đã tăng 253% và các ca tử vong cũng tăng 491% so với cùng kỳ năm 2018. Theo Bộ Y Tế Của Phillipines thì hầu hết các ca mắt bệnh là trẻ em dưới 4 tuổi và không được tiêm phòng4.

Tiêm chủng để bảo vệ sự sống

Vào những thời buổi đầu của thế kỷ 20, các mối đe dọa sức khỏe chính là bệnh truyền nhiễm và ký sinh trùng thường được tuyên bố là nguyên nhân chính gây ra tử vong cho trẻ sơ sinh và trẻ em5. Ngày nay, việc tiêm phòng có thể ngăn ngừa một số bệnh truyền nhiễm và có nhiều loại vắc-xin mới với tiềm năng ngăn chặn nhiều bệnh truyền nhiễm hơn nữa. Khối lượng chương trình tiêm chủng đã chứng minh thành công trong việc kiểm soát hoặc thậm chí loại bỏ bệnh tật.

Nhờ tiêm chủng, chúng ta đã gần như loại bỏ được bệnh bại liệt [đã giảm 99% tỉ lệ mắc bệnh]6.

Giảm tỉ lệ mắc bệnh của các bệnh cần tiêm chủng

Lịch sử cho thấy việc giảm phạm vi tiêm chủng tạo tiền đề cho sự xuất hiện trở lại của bệnh tật mà trước đây khu vực dân số đã được bảo vệ. Nhưng, nếu phạm vi tiêm chủng rộng và việc tiêm chủng diễn ra ổn định, thì bệnh sẽ giảm, và đối với một số bệnh có thể bị loại trừ hoàn toàn.

Ví dụ, các trường hợp bại liệt đã giảm hơn 99% kể từ năm 1988, từ ước tính 350.000 trường hợp giảm xuống chỉ còn 22 trường hợp được báo cáo trong 20177,8. Là kết quả của nỗ lực toàn cầu để loại bỏ căn bệnh này, hơn 16 triệu người đã được cứu khỏi tình trạng bị liệt. Theo WHO, miễn là một đứa trẻ duy nhất vẫn bị nhiễm bệnh, trẻ em ở tất cả các quốc gia sẽ có nguy cơ mắc bệnh bại liệt. Thất bại trong việc diệt trừ bệnh bại liệt có thể dẫn đến trong khoảng 200.000 trường hợp nhiễm bệnh mới mỗi năm, kéo dài trong vòng 10 năm, ở phạm vi trên toàn thế giới9.

Nguồn tham khảo:

Video liên quan

Chủ Đề