Thuốc ambroxol 30mg là thuốc gì

Ambroxol hydroclorid 30mg.

Tá dược vừa đủ 1 viên.

Chỉ định

Khó khạc thoát đờm do dịch tiết phế quản dày quánh trong viêm phế quản cấp, mạn, hen phế quản, giãn phế quản, viêm thanh quản, viêm xoang, điều trị trước & sau phẫu thuật nhằm tránh các biến chứng đường hô hấp.

Liều lượng - Cách dùng

Uống sau bữa ăn.

Người lớn: 1 viên/lần x 3 lần/ngày. Dùng kéo dài: 1 viên/lần x 2 lần/ngày.

Trẻ > 5 tuổi: 1/2 viên/lần x 3 lần.

Chống chỉ định

Quá mẫn với thành phần thuốc.

Loét dạ dày tá tràng tiến triển.

Dược lực

Thuốc tan đàm.

Ambroxol là thuốc điều hòa sự bài tiết chất nhầy loại làm tan đàm, có tác động trên pha gel của chất nhầy bằng cách cắt đứt cầu nối disulfure của các glycoprotein và như thế làm cho sự long đàm được dễ dàng.

Dược động học

Ambroxol được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa và đạt nồng độ tối đa trong huyết tương khoảng 2 giờ sau khi uống thuốc.

Sinh khả dụng của thuốc vào khoảng 70%.

Thuốc có thể tích phân phối cao chứng tỏ rằng có sự khuếch tán ngoại mạch đáng kể.

Thời gian bán hủy khoảng 7,5 giờ.

Thuốc chủ yếu được đào thải qua nước tiểu với 2 chất chuyển hóa chính dưới dạng kết hợp glucuronic.

Sự đào thải của hoạt chất và các chất chuyển hóa chủ yếu diễn ra ở thận.

Tác dụng phụ

Hiếm: ợ nóng, buồn nôn, nôn, khô mũi miệng, tăng tiết nước bọt, chảy nước mũi, khó tiểu tiện. Rất hiếm: dị ứng [phù mặt, ban da, sốt, khó thở].

Tương tác thuốc

Không dùng với thuốc chống ho khác.

Chú ý đề phòng

Loét đường tiêu hoá. Suy thận: giảm liều. Có thai & cho con bú.

Thuốc Ambroxol thường được sử dụng với mục đích làm long đờm, tiêu chất nhầy. Cụ thể Ambroxol dùng để điều trị một số bệnh lý về bệnh viêm phế quản, viêm phổi mãn tính, tràn khí kèm theo bệnh bụi phổi,…

Thuốc Ambroxol là thuốc gì?

Thuốc Ambroxol có chứa hoạt chất chính là Ambroxol HCL 30mg. Hoạt chất này có tác dụng tiêu chất nhầy thường được chỉ định điều trị một số bệnh về đường hô hấp khác nhau.

Thuốc Ambroxol dùng theo chỉ định của bác sĩ

>>Tham khảo thêm: Thuốc Gentrisone có tác dụng gì? Liều dùng và cách dùng thuốc Gentrisone hiệu quả

Trên thị trường hiện nay có bán thuốc Ambroxol được bào chế dưới dạng viên nén có hàm lượng 30 mg Ambroxol; dạng Siro hàm lượng mỗi 5 ml chứa 15 mg Ambroxol, dạng thuốc tiêm 15 mg/2 ml và thuốc hít hàm lượng là 15 mg/ 2 ml.

Tác dụng của thuốc Ambroxol như thế nào?

Hoạt chất Ambroxol thực chất là một chất chuyển hóa của Bromhexin, do vậy mà thuốc có tác dụng tương tự như Bromhexin. Với công dụng tiêu đờm thì thuốc Ambroxol được chỉ định với mục đích điều trị đồng thời làm giảm số đợt cấp tính trong bệnh viêm phế quản. Bên cạnh đó thì thuốc còn có tác dụng đối với những người bệnh bị tắc nghẽn phổi ở mức độ từ nhẹ đến trung bình. Người bệnh lưu ý thuốc không có kết quả tốt trong việc điều trị những trường hợp bị tắc nghẽn phổi nặng.

Không chỉ vậy thuốc Ambroxol có khả năng hấp thụ khá nhanh nên có thể được chỉ định sử dụng trong các trường hợp dưới đây:

  • Điều trị bệnh về đường hô hấp cấp tính và mãn tính kèm theo những triệu chứng tăng tiết dịch ở phế quản.
  • Bệnh viêm phế quản có kèm theo cơn hen.
  • Bệnh hen phế quản.
  • Những người bệnh sau cấp cứu và mổ phòng ngừa biến chứng ở phổi.

Bên cạnh đó Ambroxol còn được chỉ định ở một số trường hợp khác như sau:

  • Bệnh Parkinson.
  • Bệnh xương khớp.
  • Rối loạn chức năng của bệnh tự kỷ.

Tuy nhiên thì không phải trường hợp nào mắc các bệnh về đường hô hấp cũng được chỉ định dùng thuốc Ambroxol. Cụ thể những trường hợp sau không nên sử dụng:

  • Trẻ em dưới 2 tuổi.
  • Người bị quá mẫn cảm với thành phần của thuốc.
  • Bệnh nhân bị loét dạ dày tá tràng.
  • Bệnh nhân đang gặp phải những vấn đề về loét đường tiêu hóa hoặc những trường hợp ho ra máu cần phải thận trọng khi sử dụng Ambroxol. Thực tế thì thuốc có thể giúp làm tan các cục máu đông fibrin và gây xuất huyết trở lại.

Hướng dẫn cách sử dụng thuốc Ambroxol

Theo dược sĩ các Trường Cao Đẳng Y Dược Hà Nội, mỗi loại thuốc trước khi sử dụng đều phải tham khảo cách dùng thuốc an toàn và hiệu quả. Thuốc Ambroxol được bào chế thành nhiều dạng khác nhau, mỗi dạng có cách sử dụng khác nhau. Với thuốc Ambroxol dạng viên thì tốt nhất người bệnh nên sử dụng kèm với thức ăn. Để đảm bảo an toàn tốt nhất thì người bệnh nên sử dụng thuốc Ambroxol theo chỉ định của bác sĩ để mang lại hiệu quả. Tuy nhiên nếu dùng đủ liệu trình mà không có sự cải thiện thì tốt nhất người bệnh nên báo cho bác sĩ để được chỉ định điều trị bằng phương pháp khác.

Liều dùng Ambroxol an toàn và hiệu quả:

Liều dùng thuốc Ambroxol phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng bệnh lý ở mỗi người. Bởi vậy người bệnh nên tham khảo thông tin về liều dùng thuốc Ambroxol an toàn và hiệu quả trên bao bì sản phẩm. Lưu ý thông tin này không thay thế được lời khuyên của bác sĩ.

Với người lớn:

Mỗi ngày dùng khoảng 30 mg – 120 mg Ambroxol, chia uống 2 – 3 lần trong ngày.

Với trẻ em:

  • Trẻ em từ 2 tuổi: Ngày uống 2 lần. Mỗi lần uống 1/2 thìa siro.
  • Trẻ từ 2 – 5 tuổi: Mỗi ngày uống 2 lần. Mỗi lần 1/2 thìa si rô.
  • Trẻ em trên 5 tuổi: Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê Ambroxol.

Phụ nữ mang thai và đang cho con bú có được dùng thuốc Ambroxol?

Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về độ an toàn khi sử dụng thuốc Ambroxol cho phụ nữ mang thai hay đang cho con bú. Do vậy để không gây nguy cơ với cơ thể thì người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Với phụ nữ mang thai thì càng phải thận trọng khi dùng thuốc trong thời kỳ 3 tháng đầu thai kỳ.

Trước khi sử dụng thuốc Ambroxol cần lưu ý những gì?

Trong thời gian điều trị bệnh bằng thuốc Ambroxol thì người bệnh cần phải thông báo cho bác sĩ biết về những triệu chứng bất thường . Ngoài ra hãy báo cho bác sĩ về tình trạng dị ứng của cơ thể với thuốc hay bất kỳ thành phần nào của thuốc. Đừng quên liệt kê tất cả những loại thuốc bạn đang sử dụng cho bác sĩ biết bao gồm thuốc kê đơn hoặc thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng, thuốc thảo dược, vitamin.

Thuốc Ambroxol không dùng cho phụ nữ mang thai

Không chỉ vậy người bệnh cũng cần phải báo cho bác sĩ biết trường hợp bạn đang mang thai hay có dự định có thai hoặc đang trong thời kỳ cho con bú. Từ đó bác sĩ sẽ cân nhắc cho bạn những lợi ích và nguy cơ để đảm bảo an toàn.

Thận trọng khi dùng thuốc Ambroxol với người bị suy gan, suy thận nặng: Tình trạng bệnh này có thể làm giảm chuyển hóa hoặc độ thanh thải ambroxol. Từ đó sẽ làm tăng nguy cơ tăng nồng độ ambroxol trong huyết tương từ đó khiến cho cơ thể càng làm tăng khả năng gặp các tác dụng phụ.

Với những bệnh nhân có tiền sử bị loét dạ dày – tá tràng khi sử dụng thuốc thì có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày do ảnh hưởng đến chất nhầy dạ dày. Tuyệt đối không nên sử dụng thuốc với những bệnh nhân bị loét dạ dày – tá tràng tiến triển.

Thận trọng người bệnh hen phế quản: có thể làm tăng thể tích và giảm độ nhớt đờm từ đó sẽ làm giảm khả năng thông khí.

Tác dụng phụ của thuốc Ambroxol

Bất kỳ một loại thuốc nào cũng có thể gây ra những tác dụng phụ. Còn với Ambroxol,  người bệnh có thể gặp phải tình trạng không dung nạp hoạt chất Ambroxol, từ đó sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Trong đó phổ biến nhất là triệu chứng đau dạ dày, buồn nôn và tiêu chảy. Tình trạng này có thể biến mất sau khi dùng thuốc, tuy nhiên nếu nặng thì người bệnh nên báo cho bác sĩ để được giảm liều dùng đáp ứng với cơ thể.

Trên đây là những thông tin về thuốc Ambroxol hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc, nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe!

Page 2

Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch là một ngôi trường trẻ về cả tuổi đời lẫn phong cách giảng dạy. Tuy nhiên, nhờ chất lượng đào tạo và khả năng thực tế của sinh viên, trường đã gây dựng được thương hiệu và uy tín của mình trong hệ thống giáo dục quốc gia.

Sứ mệnh

Đảm nhận sứ mệnh cao cả là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành y tế, trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch luôn nỗ lực góp sức mình cho sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực chung phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch hướng tới mục tiêu đào tạo chuyên sâu về các lĩnh vực: Dược, Điều dưỡng, Y học cổ truyền. Sinh viên khi ra trường sẽ được nhà trường trang bị và bồi dưỡng hoàn thiện từ trình độ, y đức đến kỹ năng thực tế để có thể tự tin vững bước vào nghề.


Song song với đào tạo nghiệp vụ, Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch luôn theo đuổi và kiên định với mục tiêu truyền cho mỗi sinh viên “ngọn lửa” nhiệt huyết với nghề, rèn luyện cái tâm, lòng nhân ái, sự kiên trì nhằm hình thành “lương y” cao cả cho mỗi cán bộ y tế ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Bên cạnh đó, Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch luôn mang đến những cơ hội học bổng, các chương trình liên kết đào tạo để tạo cơ hội cho sinh viên đi du học, giúp các em nâng cao tay nghề và có trải nghiệm đáng giá tại các quốc gia có nền y học tiên tiến hàng đầu thế giới.

Tầm nhìn

Với sứ mệnh của mình, Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch đặt ra tầm nhìn đến năm 2021 sẽ trở thành môi trường đào tạo ngành Y chất lượng hàng đầu tại Việt Nam, là cái nôi sinh thành của những cán bộ Y tế có tâm, có tầm. Trường hướng công tác giảng dạy, học tập gắn liền với nhu cầu thực tiễn, tuyệt đối tuân thủ triết lý giáo dục thời đại mới “Thực học – Thực nghề” nhằm hướng tới mục tiêu đáp ứng 100% nguồn nhân lực ngành y cho xã hội.

Mục tiêu cuối cùng nhà trường là đóng góp cho sự nghiệp kiến thiết đất nước nguồn nhân lực y tế có chất lượng cao, tâm huyết, đủ năng lực và bản lĩnh, từ đó nâng cao chất lượng và tầm vóc của nền Y tế Việt Nam nói chung. Để hoàn thành những mục tiêu đó, trường đưa ra chương trình học nhằm thúc đẩy việc nghiên cứu khoa học và thực hành trên mẫu vật thực tế, áp dụng công nghệ hiện đại vào giảng dạy. Mỗi giảng viên, cán bộ, công nhân viên trong nhà trường đều như những chiến sĩ trên mặt trận thi đua, luôn luôn nỗ lực hết mình để nâng cao chất lượng đào tạo, không ngừng hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa hoạt động quản trị khiến nhà trường trở thành địa chỉ tin cậy cho sinh viên theo học và phụ huynh yên tâm gửi gắm con em mình.

Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch hướng đến mục tiêu thiêng liêng trở thành cây cầu nối vững chắc giúp các bạn trẻ đam mê sứ mệnh trị bệnh cứu người mở cánh cửa bước ra thế giới tri thức rộng lớn, là bước đệm hoàn hảo cho sinh viên chạm tới ước mơ trở thành những “thiên thần áo trắng” tâm trong, mắt sáng, chắc tay nghề.

Video liên quan

Chủ Đề