Thủ tục phá sản là gì năm 2024

Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án Nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.

[i] Chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bao gồm:

  • * Chủ nợ không có bảo đảm; chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán;
    • Người lao động; công đoàn cơ sở; công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán;
    • Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán;
    • Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.

[ii] Chủ thể có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bao gồm:

  • * Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; Chủ doanh nghiệp tư nhân; Chủ tịch hội đồng quản trị của công ty cổ phần; Chủ tịch hội đồng thành viên của Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; Chủ sở hữu Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Thành viên hợp danh của Công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.

Nội dung bắt buộc của đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản sẽ khác nhau tùy thuộc vào chủ thể nộp đơn là ai, cụ thể như sau:

[i] Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ nợ phải có nội dung sau:

  • * Ngày, tháng, năm;
    • Tên Tòa án Nhân dân có thẩm quyền giải quyết phá sản;
    • Tên, địa chỉ người làm đơn;
    • Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bị yêu cầu mở thủ tục phá sản;
    • Khoản nợ đến hạn và chứng cứ chứng minh khoản nợ này.

[ii] Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của người lao động, đại diện công đoàn phải có nội dung sau:

  • * Ngày, tháng, năm;
    • Tên Tòa án Nhân dân có thẩm quyền giải quyết phá sản;
    • Tên, địa chỉ người làm đơn;
    • Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bị yêu cầu mở thủ tục phá sản;
    • Tổng số tiền lương và các khoản nợ khác đã đến hạn mà doanh nghiệp không trả cho người lao động; chứng cứ chứng minh lương và các khoản nợ khác đã đến hạn.

[iii] Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, cổ đông hoặc nhóm cổ đông của công ty cổ phần phải có nội dung sau:

  • * Ngày, tháng, năm;
    • Tên Tòa án Nhân dân có thẩm quyền giải quyết phá sản;
    • Tên, địa chỉ người làm đơn;
    • Tên, địa chỉ của doanh nghiệp;
    • Căn cứ yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Chánh án Tòa án Nhân dân phân công Thẩm phán hoặc Tổ Thẩm phán để giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán xem xét đơn và xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Tòa án Nhân dân quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong các trường hợp sau:

  • * Người nộp đơn không đúng theo quy định tại Điều 5 Luật Phá sản 2014;
    • Người nộp đơn không thực hiện việc sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định tại Điều 34 Luật Phá sản 2014;
    • Tòa án Nhân dân khác đã mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp mất khả năng thanh toán;
    • Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản rút đơn yêu cầu theo quy định tại Điều 37.2 Luật Phá sản 2014;
    • Người nộp đơn không nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.

Trong trường hợp Tòa án đã tiến hành thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và có quyết định mở thủ tục phá sản thì người yêu cầu mở thủ tục phá sản không có quyền rút đơn yêu cầu.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án Nhân dân nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, doan nghiệp mất khả năng thanh toán và chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có quyền đề nghị bằng văn bản gửi Tòa án Nhân dân để các bên thương lượng việc rút đơn.

Trường hợp các bên thỏa thuận được với nhau về việc rút đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì Tòa án sẽ trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Các vụ việc tranh chấp/ thủ tục thi hành án mà doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là đương sự/người phải thi hành án sẽ bị tạm đình chỉ. Việc tạm đình chỉ sẽ được thực hiện như sau:

  • * Cơ quan Thi hành án Dân sự phải tạm đình chỉ thi hành án dân sự về tài sản mà doanh nghiệp là người phải thi hành án, trừ bản án, quyết định buộc doanh nghiệp mất khả năng thanh toán bồi thường về tính mạng, sức khỏe, danh dự hoặc trả lương cho người lao động;
    • Tòa án Nhân dân, Trọng tài phải tạm đình chỉ việc giải quyết vụ việc dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động có liên quan đến nghĩa vụ tài sản mà doanh nghiệp là một bên đương sự. Tòa án nhân dân phải tách và tạm đình chỉ giải quyết phần dân sự trong vụ án hình sự, hành chính liên quan đến nghĩa vụ tài sản mà doanh nghiệp là một bên đương sự;
    • Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tạm đình chỉ việc xử lý tài sản bảo đảm của doanh nghiệp đối với các chủ nợ có bảo đảm.

Quản tài viên là cá nhân hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán trong quá trình giải quyết phá sản.

Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản là doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán trong quá trình giải quyết phá sản.

Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có thẩm quyền sau:

[i] Quản lý tài sản, giám sát hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, gồm:

  • * Xác minh, thu thập, quản lý tài liệu, chứng cứ liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp;
    • Lập bảng kê tài sản, danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ;
    • Bảo quản tài sản; ngăn chặn việc bán, chuyển giao tài sản mà không được phép của Thẩm phán; ngăn chặn việc tẩu tán tài sản; tối đa hóa giá trị tài sản của doanh nghiệp khi bán, thanh lý tài sản;
    • Giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
    • Được thuê cá nhân, tổ chức thực hiện công việc theo quy định của pháp luật;
    • Đề xuất với Thẩm phán về việc bán tài sản của doanh nghiệp để bảo đảm chi phí phá sản;
    • Bán tài sản theo quyết định của Thẩm phán để bảo đảm chi phí phá sản;
    • Tổ chức việc định giá, thanh lý tài sản theo quy định của Luật Phá sản 2014; báo cáo cơ quan thi hành án dân sự, thông báo đến người tham gia thủ tục phá sản có liên quan về việc giao cho cá nhân, tổ chức thực hiện thanh lý tài sản;
    • Gửi các khoản tiền thu được vào tài khoản do Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền mở tại ngân hàng.

[ii] Đại diện cho doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp, không có người đại diện theo pháp luật.

[iii] Đề nghị Thẩm phán tiến hành các công việc sau:

  • * Thu thập tài liệu, chứng cứ;
    • Tuyên bố giao dịch vô hiệu và quyết định thu hồi tài sản của doanh nghiệp, bị bán hoặc chuyển giao bất hợp pháp;
    • Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; áp dụng biện pháp xử phạt hành chính; chuyển hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền xử lý về hình sự theo quy định của pháp luật.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán có trách nhiệm chỉ định quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có thể bị Thẩm phán quyết định thay đổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

  • * Vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật Phá sản 2014;
    • Có căn cứ chứng minh quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không khách quan trong khi thực hiện nhiệm vụ;
    • Trường hợp bất khả kháng mà quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không thực hiện được nhiệm vụ.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Thẩm phán phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, trừ trường hợp Tòa án giải quyết phá sản theo thủ tục rút gọn quy định tại Điều 105 Luật Phá sản 2014.

Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp vẫn tiếp tục hoạt động kinh doanh, nhưng phải chịu sự giám sát của Thẩm phán và quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

[i] Sau khi mở thủ tục phá sản, quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đề xuất Thẩm phán về việc xử lý khoản nợ có bảo đảm đã được tạm đình chỉ theo quy định tại Điều 41.3 của Luật Phá sản 2014, Thẩm phán xem xét và xử lý cụ thể như sau:

  • * Trường hợp tài sản bảo đảm được sử dụng để thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh thì việc xử lý đối với tài sản bảo đảm theo Nghị quyết của Hội nghị Chủ nợ;
    • Trường hợp không thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh hoặc tài sản bảo đảm không cần thiết cho việc thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh thì xử lý theo thời hạn quy định trong hợp đồng đối với hợp đồng có bảo đảm đã đến hạn. Đối với hợp đồng có bảo đảm chưa đến hạn thì trước khi tuyên bố doanh nghiệp phá sản, Tòa án Nhân dân đình chỉ hợp đồng và xử lý các khoản nợ có bảo đảm.

[ii] Trường hợp tài sản bảo đảm có nguy cơ bị phá hủy hoặc bị giảm đáng kể về giá trị thì quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đề nghị Thẩm phán cho xử lý ngay tài sản bảo đảm đó.

[iii] Việc xử lý tài sản bảo đảm được thực hiện như sau:

  • * Đối với khoản nợ có bảo đảm được xác lập trước khi Tòa án Nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được thanh toán bằng tài sản bảo đảm đó;
    • Trường hợp giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán số nợ thì phần nợ còn lại sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lý tài sản của doanh nghiệp; nếu giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn số nợ thì phần chênh lệch được nhập vào giá trị tài sản của doanh nghiệp.

Tài sản của doanh nghiệp sẽ được phân chia theo thứ tự luật định trong trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản. Trong trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp không đủ để thanh toán theo quy định thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán phần trăm tương ứng với số nợ. Thứ tự phân chia tài sản cụ thể như sau:

  • * Chi phí phá sản;
    • Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể đã ký kết;
    • Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
    • Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định ở trên mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:

  • * Chủ doanh nghiệp tư nhân;
    • Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
    • Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần;
    • Thành viên của Công ty hợp danh.

Những giao dịch sau đây nếu được doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thực hiện trong thời gian 06 tháng trước ngày Tòa án Nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản sẽ bị coi là vô hiệu [trong thời hạn 18 tháng nếu các giao dịch này được thực hiện với những người liên quan]:

  • * Giao dịch liên quan đến chuyển nhượng tài sản không theo giá thị trường;
    • Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp;
    • Thanh toán hoặc bù trừ có lợi cho một chủ nợ đối với khoản nợ chưa đến hạn hoặc với số tiền lớn hơn khoản nợ đến hạn;
    • Tặng cho tài sản;
    • Giao dịch ngoài mục đích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
    • Giao dịch khác với mục đích tẩu tán tài sản của doanh nghiệp.

Trong vòng 05 ngày kể từ ngày kể từ ngày Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, những hợp đồng đang có hiệu lực và đang được thực hiện hoặc chưa được thực hiện sẽ có khả năng gây bất lợi cho doanh nghiệp thì chủ nợ, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân ra quyết định tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp xử lý các khoản nợ có bảo đảm theo quy định tại Điều 53 Luật Phá sản 2014.

Khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện, nếu tài sản mà doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nhận được từ hợp đồng vẫn còn tồn tại trong khối tài sản của doanh nghiệp thì bên giao kết hợp đồng với doanh nghiệp có quyền đòi lại tài sản và thanh toán số tiền đã nhận của doanh nghiệp; nếu tài sản đó không còn thì bên giao kết có quyền như một chủ nợ không có bảo đảm đối với phần chưa được thanh toán.

Trường hợp việc đình chỉ thực hiện hợp đồng gây thiệt hại cho bên giao kết hợp đồng với doanh nghiệp thì bên giao kết có quyền như một chủ nợ không có bảo đảm đối với khoản thiệt hại.

Tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán gồm:

  • * Tài sản và quyền tài sản mà doanh nghiệp có tại thời điểm Tòa án quyết định mở thủ tục phá sản;
    • Tài sản và quyền tài sản có được sau ngày Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản;
    • Giá trị của tài sản bảo đảm vượt quá khoản nợ có bảo đảm mà doanh nghiệp phải thanh toán cho chủ nợ có bảo đảm;
    • Giá trị quyền sử dụng đất của doanh nghiệp được xác định theo quy định của pháp luật về đất đai;
    • Tài sản thu hồi từ hành vi cất giấu, tẩu tán tài sản của doanh nghiệp;
    • Tài sản và quyền tài sản có được do thu hồi từ giao dịch vô hiệu;
    • Các tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Đối với doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh, tài sản của các chủ thể này còn bao gồm tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh không trực tiếp dùng vào hoạt động kinh doanh; trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh có tài sản thuộc sở hữu chung thì phần tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh đó được chia theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định của pháp luật có liên quan.

Chủ nợ phải gửi giấy đòi nợ kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh về khoản nợ đó cho quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản.

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày kết thúc việc kiểm kê tài sản trong trường hợp việc kiểm kê tài sản kết thúc sau việc lập danh sách chủ nợ hoặc kể từ ngày kết thúc việc lập danh sách chủ nợ trong trường hợp việc kiểm kê tài sản kết thúc trước việc lập danh sách chủ nợ, Thẩm phán phải triệu tập Hội nghị chủ nợ, trừ trường hợp không phải tổ chức Hội nghị chủ nợ theo quy định tại Điều 105 Luật Phá sản 2014.

[i] Những người sau đây có quyền tham gia Hội nghị chủ nợ:

  • * Chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ.
    • Đại diện cho người lao động, đại diện công đoàn được người lao động uỷ quyền.
    • Người bảo lãnh sau khi đã trả nợ thay cho doanh nghiệp mất khả năng thanh toán;

[ii] Những người có nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ:

  • * Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
    • Chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.

Hội nghị Chủ nợ được triệu tập hợp lệ khi:

  • * Có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm. Chủ nợ không tham gia Hội nghị chủ nợ nhưng có ý kiến bằng văn bản gửi cho Thẩm phán trước ngày tổ chức Hội nghị chủ nợ, trong đó ghi rõ ý kiến về những nội dung quy định tại Điều 83.1, Luật Phá sản 2014 thì được coi như chủ nợ tham gia Hội nghị chủ nợ.
    • Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được phân công giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải tham gia Hội nghị chủ nợ.

Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ được thông qua khi có quá nửa tổng số chủ nợ không có bảo đảm có mặt và đại diện cho từ 65% tổng số nợ không có bảo đảm trở lên biểu quyết tán thành.

Cuộc họp của các chủ nợ có những thẩm quyền sau:

  • * Đề nghị đình chỉ giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản nếu thuộc trường hợp quy định tại Điều 86.1 Luật Phá sản 2014;
    • Đề nghị áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp;
    • Đề nghị tuyên bố phá sản doanh nghiệp.

Kể từ ngày Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản đến trước ngày ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản, nếu doanh nghiệp không mất khả năng thanh toán thì Tòa án ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Hội nghị chủ nợ thông qua nghị quyết có nội dung áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp mất khả năng thanh toán phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh và gửi cho Thẩm phán, chủ nợ, quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản cho ý kiến.

Thời hạn để thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán theo Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.

Trường hợp Hội nghị chủ nợ không xác định được thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, mất khả năng thanh toán thì thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh là không quá 03 năm kể từ ngày Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.

Phương án phục hồi hoạt động kinh doanh có hiệu lực khi hội nghị chủ nợ có sự tham gia của số chủ nợ đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không đảm bảo, khi được quá nửa tổng số chủ nợ không có bảo đảm có mặt và đại diện cho từ 65% tổng số nợ không có bảo đảm trở lên biểu quyết tán thành.

Trường hợp phương án phục hồi hoạt động kinh doanh có sử dụng tài sản bảo đảm thì phải quy định rõ thời gian sử dụng tài sản có bảo đảm, phương án xử lý tài sản bảo đảm và phải được chủ nợ có bảo đảm bằng tài sản đó đồng ý.

Sáu tháng một lần, doanh nghiệp phải lập báo cáo về tình hình thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cho quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có trách nhiệm báo cáo Thẩm phán và thông báo cho chủ nợ.

Sau khi Thẩm phán ra quyết định công nhận nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, mất khả năng thanh toán, quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, chủ nợ giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong quá trình thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, các chủ nợ và doanh nghiệp có quyền thỏa thuận về việc sửa đổi, bổ sung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.

Thoả thuận về việc sửa đổi, bổ sung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được chấp nhận khi được quá nửa tổng số chủ nợ không có bảo đảm có mặt và đại diện cho từ 65% tổng số nợ không có bảo đảm trở lên biểu quyết tán thành.

Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

  • * Doanh nghiệp đã thực hiện xong phương án phục hồi hoạt động kinh doanh;
    • Doanh nghiệp không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
    • Hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng doanh nghiệp vẫn mất khả năng thanh toán.

Trường hợp quy định tại Điều 95.1.[a] của Luật Phá sản 2014 thì doanh nghiệp được coi là không còn mất khả năng thanh toán. Thẩm phán phụ trách giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản có trách nhiệm ra thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

Trường hợp quy định tại Điều 95.1.[b] và Điều 95.1.[c] Luật Phá sản 2014, Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản.

Tòa án quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản trong các trường hợp sau:

[i] Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả họp Hội nghị chủ nợ, Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản trong các trường hợp:

  • * Hội nghị chủ nợ không đáp ứng điều kiện được triệu tập hợp lệ mặc dù đã được triệu tập hai lần.
    • Hội nghị chủ nợ không đáp ứng tỷ lệ để thông qua nghị quyết.
    • Hội nghị chủ nợ không thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.

[ii] Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được nghị quyết của Hội nghị chủ nợ đề nghị tuyên bố phá sản theo quy định tại Điều 83.1.[c], Luật Phá sản 2014 thì Tòa án nhân dân xem xét quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản.

[iii] Sau khi Hội nghị chủ nợ thông qua nghị quyết có nội dung áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản:

  • * Doanh nghiệp không xây dựng được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh trong thời hạn quy định tại Điều 87.1 của Luật này;
    • Hội nghị chủ nợ không thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
    • Doanh nghiệp không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.

[iv] Trường hợp Tòa án nhân nhân áp dụng thủ tục rút gọn, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Tòa án Nhân dân thông báo cho người tham gia thủ tục phá sản biết về việc Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn, Tòa án Nhân dân xem xét, tuyên bố doanh nghiệp phá sản hoặc tiếp tục giải quyết theo thủ tục thông thường và thông báo cho người tham gia thủ tục phá sản biết.

Tòa án giải quyết phá sản theo thủ tục rút gọn đối với các trường hợp sau:

  • * Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định tại Điều 5.3 và Điều 4 Luật Phá sản 2014 mà doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không còn tiền, tài sản khác để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.
    • Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không còn tài sản để thanh toán chi phí phá sản.

Trong quá trình giải quyết phá sản của doanh nghiệp mà phát sinh tranh chấp về tài sản trước khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản, Tòa án đang giải quyết vụ việc phá sản phải xem xét tách phần tài sản đang tranh chấp để giải quyết bằng vụ án khác theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Sau khi có bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án giải quyết tranh chấp tài sản thì Tòa án Nhân dân giải quyết phá sản xử lý tài sản như sau:

  • * Trước khi có quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản có được từ bản án, quyết định có hiệu lực được nhập vào tài sản của doanh nghiệp;
    • Sau khi có quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản có được từ bản án, quyết định có hiệu lực được phân chia theo quyết định tuyên bố phá sản trước đó.

Cơ quan thi hành án dân sự sẽ có thẩm quyền trong việc thi hành quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản.

Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự quyết định đình chỉ thi hành quyết định tuyên bố phá sản trong các trường hợp sau:

  • * Doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản không có tài sản để thanh lý, phân chia;
    • Hoàn thành việc phân chia tài sản của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản;
    • Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự báo cáo Tòa án Nhân dân đã giải quyết phá sản và thông báo cho cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan về việc đình chỉ thi hành quyết định tuyên bố phá sản.

Người giữ chức vụ quản lý của doanh nghiệp phá sản có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ sau khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, trừ trường hợp doanh nghiệp phá sản với lý do bất khả kháng. Cụ thể như sau:

Yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nào?

Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản. Sau đó, Tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản [trừ trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản theo thủ tục rút gọn].

Tại sao phá sản là một thủ tục đòi nợ và thanh toán đặc biệt?

Thủ tục phá sản là một thủ tục giải quyết tình trạng mất khả năng thanh toán. Ban đầu, luật phá sản đặt mục tiêu đáp ứng nhu cầu đòi nợ của các chủ nợ với chi phí thấp nhất. Vì vậy thủ tục phá sản theo luật phá sản được xem như là một thủ tục đòi nợ đặc biệt.

Phá sản theo thủ tục rút gọn là gì?

Căn cứ vào quy định tại điều 105 Luật Phá sản 2014 có thể hiểu Phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã theo thủ tục rút gọn là việc doanh nghiệp, hợp tác xã được phép tiến hành phá sản không theo đầy đủ trình tự các bước thông thường mà có thể bỏ qua, không thực hiện một hoặc một số bước.

Thủ tục phá sản có ý nghĩa gì?

Thủ tục phá sản là một thủ tục về pháp lý nhằm giải quyết tình trạng mất khả năng thanh toán. Nếu kết quả giải quyết không thể đưa doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng mất khả năng thanh toán thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền [tòa án] sẽ ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp.

Chủ Đề