Bao nhiêu ppm co2 là đủ là gì năm 2024

TTO - Trong tháng 5-2022, nồng độ CO2 trong bầu khí quyển vượt ngưỡng 420ppm, cao hơn 50% so với thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp và cao nhất chưa từng thấy trong khoảng 4 triệu năm qua.

Trong tháng 5-2022, nồng độ CO2 trong bầu khí quyển vượt ngưỡng 420ppm - Ảnh: REUTERS

Theo báo cáo của Cơ quan Khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ [NOAA] đưa ra ngày 3-6, tình trạng ấm lên toàn cầu do con người gây ra - đặc biệt là thông qua các hoạt động sản xuất điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch, giao thông, sản xuất ximăng, hoặc phá rừng - là động cơ chính khiến cho nồng độ CO2 trong không khí tăng lên mức cao kỷ lục.

Tháng 5 thường là tháng ghi được những nồng độ CO2 trong khí quyển cao nhất trong năm. Trong tháng 5-2022, nồng độ chất ô nhiễm trong bầu khí quyển đã vượt ngưỡng 420ppm. Năm 2021, chỉ số này là 419ppm, năm 2020 là 417ppm.

Các thông số trên được ghi nhận tại trạm quan sát Mauna Loa ở Hawaii, nằm trên một núi lửa, một vị trí lý tưởng giúp các kết quả đo được không bị ảnh hưởng bởi tình trạng ô nhiễm tại địa phương.

Theo NOAA, thời kỳ cách mạng công nghiệp, nồng độ CO2 trong khí quyển duy trì ổn định ở mức 280ppm trong khoảng gần 6.000 năm tính đến giai đoạn công nghiệp hóa. Nồng độ CO2 ngày nay tương ứng với những mức ghi nhận được trong khoảng từ 4,1-4,5 triệu năm trước khi nồng độ CO2 ở mức gần hoặc trên 400ppm.

Vào thời điểm đó, mực nước biển cũng cao hơn từ 5-25cm so với ngày nay, đủ cao để nhấn chìm nhiều thành phố lớn và khi đó, Bắc Cực bị bao phủ bởi nhiều cánh rừng lớn.

CO2 là một loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Khí này tồn đọng trong bầu khí quyển tạo thành bẫy nhiệt và gây ra tình trạng ấm lên toàn cầu. Khí CO2 có thể tồn tại trong bầu khí quyển và các đại dương trong hàng nghìn năm.

Tình trạng ấm lên toàn cầu đến nay đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như những đợt sóng nhiệt, hạn hán, cháy rừng và lũ lụt chưa từng thấy. Nhà khoa học Pieter Tans từ Trạm quan sát toàn cầu cho rằng nồng độ CO2 trong khí quyển đang ở những mức cao chưa từng thấy nhưng lại không phải là điều mới mẻ. Bởi vì, qua nghiên cứu, con người đã hiểu được từ hàng trăm năm nay rằng điều này sẽ xảy ra nhưng lại chưa có hành động ý nghĩa để ngăn chặn.

Đài quan sát Mauna Loa, Hawaii, nơi tiến hành các phép đo nồng độ CO2 trong khí quyển từ năm 1958. Ảnh: Chris Finch Photography

Tháng 4/2022 có mức CO2 trong khí quyển Trái Đất cao nhất từng ghi nhận trong lịch sử nhân loại, IFL Science hôm 9/4 đưa tin. Cụ thể, Viện Hải dương học Scripps thuộc Đại học California San Diego báo cáo, lượng CO2 trung bình tháng đo tại Đài quan sát Mauna Loa, Hawaii, trong tháng 4 là 420,02 ppm. Kết quả đo đạc của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ [NOAA] sau đó cũng cho thấy mức CO2 đạt 421,33 ppm vào ngày 4/5/2022.

Các số liệu trên là dấu hiệu cho thấy hoạt động của con người đang thay đổi đáng kể Trái Đất, trong khi những giải pháp đưa ra vẫn chưa đủ để khắc phục hậu quả.

CO2 là một trong những khí nhà kính quan trọng nhất gắn liền với biến đổi khí hậu và đã tồn tại trong khí quyển nhiều thế kỷ. CO2 tự nhiên hiện diện trong khí quyển ở mức thấp, nhưng nồng độ đã tăng lên kể từ cuộc cách mạng công nghiệp thế kỷ 19. Các hoạt động của con người như đốt nhiên liệu hóa thạch và phá rừng góp phần thải ra CO2.

Đài quan sát Mauna Loa, Hawaii, được dùng làm điểm tham chiếu toàn cầu cho CO2 trong khí quyển vì nằm ở độ cao lớn và vị trí xa xôi. Các phép đo nồng độ CO2 được thực hiện tại đây từ năm 1958 - khi mức CO2 vẫn thấp hơn 320 ppm - trở thành chuỗi phép đo lâu nhất không gián đoạn về CO2 trong khí quyển.

Phép đo hồi tháng 4 mới chỉ được coi là dữ liệu sơ bộ, nhưng nó tuân theo một xu hướng đang xảy ra rõ ràng vài thập kỷ gần đây. Trong thập kỷ qua, mức CO2 ghi nhận tại Đài quan sát Mauna Loa tăng dần qua các năm và luôn trên 400 ppm. Lần gần nhất mức CO2 toàn cầu luôn trên 400 ppm là khoảng 4 triệu năm trước, khi thế giới nóng hơn khoảng 3 độ C và mực nước biển cao hơn nhiều so với ngày nay.

CO2 trong khí quyển biến động theo mùa với giá trị trung bình tháng cao nhất xảy ra vào tháng 5, ngay trước khi thực vật ở Bắc bán cầu bắt đầu hút lượng lớn CO2 từ khí quyển trong mùa sinh trưởng. Điều này đồng nghĩa mức trung bình tháng của tháng 5 thậm chí cao hơn tháng 4.

"Có khả năng tháng 5 sẽ còn cao hơn. Chúng ta thực sự cần chú trọng đến việc giảm khí thải. Chúng ta chưa đạt được nhiều thành công trên toàn cầu vì tốc độ CO2 gia tăng vẫn cao như thập kỷ trước", Pieter Tans, nhà khoa học cấp cao tại Phòng thí nghiệm Chẩn đoán và Theo dõi Khí hậu thuộc NOAA, nhận định.

Hoạt động của con người trong năm 2021 sẽ đẩy nồng độ khí CO2 trong khí quyển lên mức cao hơn 50% so với thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp.

Theo Cơ quan Dự báo Khí tượng Vương quốc Anh [Met Office]. Mức độ này vi phạm ngưỡng mang tính biểu tượng về chống biến đổi khí hậu theo Hiệp định Paris. Nồng độ CO2

Ông Richard Betts, nhà nghiên cứu về biến đổi khí hậu thuộc Met Office. Cho biết sự tích tụ khí CO2 trong không khí do hoạt động của con người gây ra đang tăng tốc. Trước đây, phải mất hơn 200 năm, lượng khí CO2 trong khi quyển mới tăng 25%. Song hiện tại, thế giới chỉ cần hơn 30 năm để tiến tới mức tăng 50%.

Khói bốc lên tại nhà máy hóa dầu ở Etang de Berre, Pháp. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Khí thải từ nhiên liệu hóa thạch và nạn phá rừng sẽ khiến CO2 tiếp tục tích tụ trong khí quyển vào năm 2021. Với nồng độ dự kiến lần đầu tiên vượt quá 417 ppm trong vài tuần từ tháng 4 – 6/2021. Met Office cho hay mức kỷ lục đó sẽ cao hơn 50% so với nồng độ 278 ppm ghi nhận trong thời kỳ đầu của kỷ nguyên công nghiệp vào cuối thế kỷ 18.

Trong giai đoạn sau đó, nồng độ khí CO2 sẽ có sự sụt giảm theo chu kỳ do các loài thực vật phát triển ở Bắc Bán cầu vào mùa Hè hấp thụ bớt CO2. Từ tháng 9 trở đi, mức CO2 trong khí quyển sẽ tiếp tục tăng. Với nồng độ trung bình hằng năm của loại khí gây hiệu ứng nhà kính này vào khoảng 416,3 ppm.

Met Office cho biết sau khi giảm mạnh vào mùa Xuân năm ngoái. Do các nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Lượng khí thải hầu như đã trở lại mức trước đại dịch.

Tuy nhiên, sự tích tụ của CO2 dự kiến sẽ chậm hơn một chút so với bình thường vào năm 2021. Do các thay đổi thời tiết liên quan đến hiện tượng La Nina. Sẽ thúc đẩy sự bùng nổ tăng trưởng các vùng rừng nhiệt đới. Qua đó hấp thụ bớt một số lượng khí thải.

Nồng độ CO2 trong khí quyển từ lâu đã vượt qua mức được các nhà khoa học khí hậu coi là an toàn. Tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu ở Madrid vào tháng 12/2019. Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cảnh báo rằng mức 400 ppm từng được coi là “điểm giới hạn không thể tưởng tượng được” của cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Các nhà khoa học kêu gọi các nước cần phải hành động nhanh chóng để cắt giảm lượng khí thải CO2 do hoạt động đốt than, sử dụng dầu mỏ và khí tự nhiên gây ra. Đặc biệt năm 2021 được coi là năm quan trọng để thực hiện các mục tiêu của Hiệp định Paris 2015 về biến đổi khí hậu.

Nồng độ khí CO2 bao nhiêu thì tốt

Nồng độ CO2 được tính bằng ppm [phần triệu thể tích CO2 trong không khí].

Như vậy với nồng độ CO2 bao nhiêu thì ảnh hưởng tới sức khỏe con người?

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng. Ảnh hưởng của nồng độ CO2 gia tăng có thể gặp các vấn đề sau:

Nồng độ CO2Ảnh hưởng tới sức khỏe con người 250-350ppm Nồng độ CO2 trong không khí thông thường ngoài trời 350-1,000ppm Nồng độ CO2 trong nhà với các cửa gió lưu thông tốt 1,000-2,000ppm Chất lượng không khí kém gây ra hiện tượng buồn ngủ 2,000-5,000 ppm Nồng độ CO2 cao gây ra đau đầu, buồn ngủ, khó thở, mất tập trung, nhịp tim nhanh, có thể buồn nôn nhẹ 5,000 Với nồng độ như vậy nên hạn chế làm việc tại nơi này >40,000 ppm Thiếu oxy nghiêm trọng, có thể gây tổn thương não, hôn mê, thậm chí chết

Kết quả thống kê nồng độ CO2 trong các điều kiện chúng ta thường xuyên tiếp xúc như sau:

Điều này lý giải tại sao trong các phòng họp đông người, chúng ta thường buồn ngủ, thiếu tập trung. Đặc biệt khi ngồi trong ô tô, rất nhiều người có cảm giác khó chịu, buồn ngủ, buồn nôn, mất tập trung.

Chủ Đề