Thu sổ hộ khẩu thì phải làm sao

[PLO]- Người dân có thể đến trực tiếp hoặc thông qua cổng dịch vụ công để yêu cầu cơ quan quản lý cư trú cấp giấy xác nhận.

Theo quy định mới thì từ 1-7, cơ quan công an sẽ không cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú cho người dân. Đồng thời khi người dân đi làm một số thủ tục về cư trú sẽ bị thu lại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.

Xin hỏi, khi không còn sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú nữa thì người dân dựa vào đâu để chứng minh thông tin về nơi cư trú của mình. Đặc biệt với những công dân chưa đến tuổi cấp căn cước công dân [CCCD] hoặc những người không đủ điều kiện cấp căn cước công dân do không đủ điều kiện đăng ký thường trú.

Bạn đọc Nguyễn Thành [TP.HCM]

Luật sư Đỗ Thanh Trung, Đoàn Luật sư TP.HCM, trả lời:

Theo quy định mới tại Luật cư trú 2020 thì kể từ ngày 1-7, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú cho đến hết ngày 31-12-2022.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong cơ sở dữ liệu về cư trú và không cấp mới, cấp lại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.

Do đó, khi không còn sổ hộ khẩu, sổ tạm trú nữa thì người dân không nên lo lắng vì có thể chứng minh thông tin cư trú của mình bằng cách yêu cầu cơ quan quản lý cư cú xác nhận thông tin bằng văn bản.

Thủ tục này đã được hướng dẫn chi tiết tại Điều 17, Thông tư 55/2021 [có hiệu lực từ 1-7-2021] của Bộ Công an về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật Cư trú.

Cụ thể, công dân yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú có thể thực hiện bằng hai cách: Cách thứ nhất là đến trực tiếp đến cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của công dân để đề nghị cấp xác nhận thông tin về cư trú. Cách thứ hai là gửi yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú qua cổng dịch vụ công quốc gia, cổng dịch vụ công Bộ Công an, cổng dịch vụ công quản lý cư trú.

Nội dung xác nhận thông tin về cư trú bao gồm: Thời gian, địa điểm, hình thức đăng ký cư trú.

Văn bản xác nhận thông tin về cư trú có giá trị sáu tháng kể từ ngày cấp đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Cư trú [nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú] xác nhận về việc khai báo cư trú. Văn bản này có giá trị 30 ngày kể từ ngày cấp đối với trường hợp xác nhận thông tin về cư trú.

Trường hợp thông tin về cư trú của công dân có sự thay đổi, điều chỉnh và được cập nhật trong cơ sở dữ liệu về cư trú thì xác nhận thông tin về cư trú hết giá trị kể từ thời điểm thay đổi.

Trong thời hạn ba ngày làm việc, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm xác nhận thông tin về cư trú dưới hình thức văn bản [có chữ ký và đóng dấu của Thủ trưởng cơ quan đăng ký cư trú] hoặc văn bản điện tử [có chữ ký số của Thủ trưởng cơ quan đăng ký cư trú] theo yêu cầu của công dân.

Trường hợp nội dung đề nghị xác nhận của cá nhân hoặc hộ gia đình chưa được cập nhật trong cơ sở dữ liệu về cư trú, cơ quan đăng ký cư trú hướng dẫn công dân thực hiện thủ tục để điều chỉnh thông tin trong cơ sở dữ liệu về cư trú.

Như vậy, kể từ 1-7, nếu sổ hộ khẩu hay sổ tạm trú bị thu hồi, khi có nhu cầu cần chứng minh thông tin cư trú thì người dân có thể liên hệ cơ quan quản lý cư trú [công an] theo quy định trên để được cấp giấy xác nhận.

Từ 1-7, trường hợp nào sẽ thu hồi sổ hộ khẩu?

[PLO]- Người được thu hồi sổ hộ khẩu sẽ không bị ảnh hưởng gì khi đi làm thủ tục hành chính bởi mọi thông tin cá nhân đã có trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

ĐẶNG LÊ

Bỏ sổ hộ khẩu giấy, quản lý công dân thế nào?

[ĐCSVN] - Bạn đọc Lương Ngọc Vinh, sinh sống tại phường Cao Xanh, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh hỏi: Theo Luật Cư trú 2020 thì sổ hộ khẩu, sổ tạm trú bằng giấy có giá trị đến hết ngày 31/12/2022. Vậy khi đó cơ quan quản lý cư trú [Công an] sẽ quản lý công dân thế nào?

Trả lời:

Hiện sổ hộ khẩu và sổ tạm trú thể hiện, chứng minh thông tin cư trú của mỗi người và liên quan tới thủ tục hành chính trong nhiều lĩnh vực như việc làm, học tập, giao dịch bất động sản… Tuy nhiên, đã có những quy định mới từ khi Luật Cư trú 2020 số 68/2020/QH14 có hiệu lực từ 01/7/2021.

Theo Khoản 3 Điều 38 Chương VII Luật Cư trú 2020, khi thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và không cấp mới, cấp lại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.

Sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú đến hết ngày 31/12/2022. Do vậy, từ ngày 01/01/2023, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú bằng giấy sẽ không còn giá trị sử dụng, thay vào đó, người dân sẽ được quản lý bằng dữ liệu điện tử có trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Sổ hộ khẩu, sổ tạm trú bằng giấy sẽ không còn giá trị sử dụng từ ngày 01/01/2023. [Ảnh: Pha Lê]

Công dân có quyền yêu cầu cơ quan quản lý cư trú [Công an] cấp Giấy xác nhận thông tin sử dụng để chứng minh thông tin khi cần dùng đến.

Cụ thể, theo Điều 17 Chương IV Thông tư 55/2021/TT-BCA [có hiệu lực từ ngày 01/7/2021] của Bộ Công an thì công dân yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú có thể trực tiếp đến cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của công dân để đề nghị cấp xác nhận thông tin về cư trú hoặc gửi yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.

Nội dung xác nhận thông tin về cư trú bao gồm thời gian, địa điểm, hình thức đăng ký cư trú. Xác nhận thông tin về cư trú có giá trị 06 tháng kể từ ngày cấp đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 19 Chương III Luật Cư trú xác nhận về việc khai báo cư trú và có giá trị 30 ngày kể từ ngày cấp đối với trường hợp xác nhận thông tin về cư trú. Trường hợp thông tin về cư trú của công dân có sự thay đổi, điều chỉnh và được cập nhật trong cơ sở dữ liệu về cư trú thì xác nhận thông tin về cư trú hết giá trị kể từ thời điểm thay đổi.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm xác nhận thông tin về cư trú dưới hình thức văn bản [có chữ ký và đóng dấu của Thủ trưởng cơ quan đăng ký cư trú] hoặc văn bản điện tử [có chữ ký số của Thủ trưởng cơ quan đăng ký cư trú] theo yêu cầu của công dân.

Trường hợp nội dung đề nghị xác nhận của cá nhân hoặc hộ gia đình chưa được cập nhật trong cơ sở dữ liệu về cư trú thì cơ quan đăng ký cư trú hướng dẫn công dân thực hiện thủ tục để điều chỉnh thông tin trong cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định tại Điều 26 Chương IV Luật Cư trú.

Ngoài ra, hiện nay thẻ căn cước công dân gắn chíp cũng đã tích hợp rất nhiều thông tin cá nhân, trong đó có thông tin về cư trú.

Tới đây khi việc kết nối, chia sẻ dữ liệu chuyên ngành giữa các Bộ, ban, ngành, cơ quan, tổ chức với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư [được quản lý, vận hành bởi Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an] được hoàn thiện thì người dân hoàn toàn có thể sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chíp để chứng minh các nội dung liên quan đến thông tin cư trú của mình./.

Anh Tuấn

Người bị thu hồi sổ hộ khẩu, khi làm căn cước công dân cần những thủ tục gì?

[ĐCSVN] - Bạn Minh Trí, tại địa chỉ Huyện Tiên Lãng, Hải Phòng hỏi: Theo Luật Cư trú 2020, trường hợp bị thu hồi sổ hộ khẩu, công dân đi làm căn cước công dân [CCCD] gắn chip sẽ phải xuất trình giấy tờ gì, thủ tục ra sao?

Trả lời:

Quy đinh mớikhi đi làm CCCD với trường hợp người dân bị thu hồi sổ hộ khẩu. [Ảnh HC]

Tại Khoản 1 và Khoản 3, Điều 38 của Luật Cư trú [Luật số: 68/2020/QH14, ngày 13/11/2020] quy định:

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2021.

3. Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật này cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022.

Trường hợp thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú khác với thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.

Khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật này và không cấp mới, cấp lại Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú.

Ngoài ra, Khoản 2, Điều 26 Thông tư 55 [Số: 55/2021/TT-BCA, ngày 15/5/2021] của Bộ Công an quy định:

2. Khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký thường trú, điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, tách hộ, xóa đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú, xóa đăng ký tạm trú dẫn đến thay đổi thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật Cư trú và không cấp mới, cấp lại Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú.

Về việc làm CCCD gắn chip, tại Khoản 1, Điều 5 Thông tư 60 [Số: 60/2021/TT-BCA, ngày 15/5/2021] quy định:

Điều 5. Thu nhận thông tin công dân

Sau khi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân, cán bộ thu nhận thông tin công dân thực hiện như sau:

1. Tìm kiếm thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

a] Trường hợp thông tin công dân đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và không có sự thay đổi, điều chỉnh thì sử dụng thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

b] Trường hợp thông tin công dân đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhưng có sự thay đổi, điều chỉnh thì đề nghị công dân xuất trình giấy tờ pháp lý chứng minh nội dung thay đổi để cập nhật, bổ sung thông tin trong hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

c] Trường hợp thông tin công dân chưa có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì đề nghị công dân xuất trình một trong các loại giấy tờ hợp pháp chứng minh nội dung thông tin nhân thân để cập nhật thông tin trong hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân

Như vậy, từ 01/7, nếu người dân bị thu hồi sổ hộ khẩu, thông tin của họ cũng đã có trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Do đó, khi đi làm CCCD gắn chip dù họ không có Sổ hộ khẩu việc cấp CCCD vẫn được thực hiện. Trường hợp có sự điều chỉnh thông tin cá nhân thì công dân cần mang theo giấy tờ chứng minh [đổi họ thì mang theo giấy khai sinh...]./.

Ban Bạn đọc - Cộng tác viên

Video liên quan

Chủ Đề