Thông tư 27 2023 hướng dẫn nghị định 52 2023 năm 2024

Ngày 12/5/2023, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 27/2023/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định thiết kế kỹ thuật, phí thẩm định dự toán xây dựng.

Biểu mức thu phí thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở

[1] Mức thu phí thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở

- Công trình dân dụng, mức thu từ 0,019% - 0,165%;

- Công trình công nghiệp, mức thu từ 0,022% - 0,19%;

- Công trình giao thông, mức thu từ 0,014% - 0,109%;

- Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn, mức thu từ 0,014% - 0,121%;

- Công trình hạ tầng kỹ thuật, mức thu từ 0,017% - 0,126%.

[2] Mức thu phí thẩm định dự toán xây dựng

- Công trình dân dụng, mức thu từ 0,018% - 0,16%;

- Công trình công nghiệp, mức thu từ 0,02% - 0,185%;

- Công trình giao thông, mức thu từ 0,012% - 0,106%;

- Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn, mức thu từ 0,014% - 0,117%;

- Công trình hạ tầng kỹ thuật, mức thu từ 0,014% - 0,122%.

So với Thông tư 210/2016/TT-BTC thì Thông tư 27/2023/TT-BTC không còn quy định mức phí thẩm định thiết kế kỹ thuật, phí thẩm định dự toán xây dựng khi cơ quan chuyên môn về xây dựng mời tổ chức tư vấn, cá nhân cùng thẩm định.

Công thức tính số tiền phí thẩm định thiết kế xay dựng triển khai sau thiết kế cơ sở, phí thẩm định dự toán xây dựng

Số phí thẩm định phải nộp = Chi phí xây dựng x Mức thu phí

Trong đó:

- Chi phí xây dựng chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng trong dự toán công trinh đề nghị thẩm định.

- Mức thu phí theo Biểu mức thu phí thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở, phí thẩm định dự toán xây dựng

Phí thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở, phí thẩm định dự toán xây dựng tối đa không quá 150.000.000 đồng/chi phí thẩm định/cơ quan thẩm định và tối thiểu không dưới 500.000 đồng/chi phí thẩm định/cơ quan thẩm định.

Chậm nhất là ngày 05 hàng tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc Nhà nước.

Xem chi tiết tại Thông tư 27/2023/TT-BTC có hiệu từ ngày 01/7/2023 bãi bỏ Thông tư 210/2016/TT-BTC .

Thông tư 27/2023/TT-BTC ngày 12/05/2023 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định thiết kế kỹ thuật, phí thẩm định dự toán xây dựng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

khi tham gia khóa đào tạo trình độ sơ cấp hoặc chương trình đào tạo từ 03 tháng trở xuống được ngân sách Nhà nước hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, mỗi người một lần, mức chi theo thông báo của cơ sở đào tạo nghề nghiệp nhưng tối đa không quá mức quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 7 Thông tư 152/2016/TT-BTC.

Theo đó, nguồn kinh phí thực hiện các nội dung hỗ trợ DNNVV quy định tại Thông tư 52/2023/TT-BTC bao gồm:

- Nguồn ngân sách nhà nước chi thường xuyên, gồm ngân sách trung ương, ngân sách địa phương theo phân cấp ngân sách [sau đây gọi là kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ DNNVV].

- Nguồn đóng góp, tài trợ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và nguồn kinh phí hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước [sau đây gọi chung là nguồn đóng góp, tài trợ].

Nguyên tắc quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện các nội dung hỗ trợ DNNVV như sau:

- Đối với nguồn ngân sách nhà nước:

+ Kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ DNNVV được thực hiện thông qua dự toán ngân sách nhà nước giao cho các cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV. Quy trình lập, quyết định, giao dự toán, chấp hành và kế toán, kiểm toán, quyết toán ngân sách nhà nước hỗ trợ DNNVV theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, đảm bảo đúng mục đích, đối tượng, nội dung chi, định mức chi, mức hỗ trợ và nguyên tắc thực hiện hỗ trợ quy định tại Nghị định 80/2021/NĐ-CP, hướng dẫn tại Thông tư 52/2023/TT-BTC và các quy định pháp luật khác có liên quan.

+ Việc hỗ trợ căn cứ vào khả năng cân đối nguồn lực và định hướng ưu tiên hỗ trợ trong từng thời kỳ của ngân sách nhà nước hằng năm.

- Đối với nguồn đóng góp, tài trợ: việc huy động, quản lý, thanh quyết toán kinh phí phải tuân thủ đúng quy định pháp luật hiện hành. Trường hợp có thỏa thuận với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân về việc sử dụng khoản đóng góp, tài trợ chi trả cho phần ngân sách nhà nước hỗ trợ thì thực hiện theo đúng thỏa thuận.

- Nguyên tắc xác định chi phí:

+ Đối với nội dung chi có quy định cụ thể tiêu chuẩn, định mức tại các văn bản pháp lý do cơ quan có thẩm quyền ban hành: xác định chi phí theo đúng chế độ quy định.

+ Đối với nội dung chi chưa có quy định cụ thể tiêu chuẩn, định mức: xác định chi phí căn cứ trường hợp cụ thể, tính chất, phạm vi và các yếu tố liên quan, có tham khảo chi phí tương tự đã thực hiện trong thời hạn 12 tháng [nếu có] tính đến thời điểm xác định chi phí.

- Các cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện các nội dung hỗ trợ DNNVV chịu trách nhiệm trước pháp luật về:

+ Việc chấp hành quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 4 Thông tư 52/2023/TT-BTC;

+ Tính hợp lý, hợp lệ, hiệu quả, tiết kiệm trong sử dụng kinh phí;

+ Tính trung thực, chính xác, minh bạch, đầy đủ pháp lý của hồ sơ, chứng từ liên quan;

+ Thu, chi, hạch toán, quyết toán và lưu trữ hồ sơ theo đúng chế độ quy định.

Xem thêm Thông tư 52/2023/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 23/9/2023, thay thế Thông tư 49/2019/TT-BTC và Thông tư 54/2019/TT-BTC.

Chủ Đề