Thiết lập mục tiêu sau khi tốt nghiệp đại học

Một năm học mới đã bắt đầu, tất cả tân sinh viên đều náo nức đón chờ một chặng đường mới với nhiều lo toan và hi vọng! Điều gì khiến cho bạn thành công hơn, có được mức lương cao hơn, công việc tốt hơn so với bạn bè cùng khóa?

Nhiều tân sinh viên đã biết làm cho mình khác biệt, bằng cách đặt ra một bản kế hoạch chi tiết cho 4 năm đại học của mình, và sau khi ra trường, nhìn lại, chính bạn sẽ ngạc nhiên vì những điều mình làm được. Hãy lắng nghe chia sẻ của Ninh Quang Khôi, sinh viên xuất sắc ngành Quản trị Kinh doanh Quốc tế tại British University Vietnam, chia sẻ bí quyết để thành công trong môi trường ĐH.

Ninh Quang Khôi và thầy giáo tại British University Vietnam.

Đặt ra mục tiêu ngay từ khi bước vào đại học

Để 4 năm đại học của bạn trôi qua thực sự ý nghĩa, ngay từ khi vừa bước vào đại học, bạn nên đặt ra mục tiêu lớn cho mình trong vòng 5 năm tới. Việc viết ra các mục tiêu là cách để nhắc nhở bản thân luôn luôn nỗ lực hướng đến mục tiêu đó.

Bạn có thể chia ra mục tiêu trong học tập như: đứng trong top 5 của lớp, tốt nghiệp loại giỏi, giành học bổng du học, thành thạo tin học, nâng cao kiến thức chuyên ngành; hay những mục tiêu liên quan đến kỹ năng làm việc như: kỹ năng mềm, thuyết trình trước đám đông, kỹ năng lãnh đạo, mở rộng các mối quan hệ xã hội, kết nối thêm bạn bè, tham gia các cuộc thi ý tưởng kinh doanh dành cho sinh viên…

Những hoạt động này sẽ giúp bạn hình thành phong cách sống, phong cách làm việc, ứng xử, mở rộng các mối quan hệ xã hội tốt đẹp cũng như không ngừng nâng cao kiến thức của bản thân.

Từng bước thực hiện kế hoạch

Năm thứ nhất, khối lượng kiến thức chuyên ngành chưa nhiều, bạn hãy dành thời gian còn rảnh rỗi này để mở rộng các mối quan hệ xã hội, học các kỹ năng mềm và ngoại ngữ. Có rất nhiều gợi ý cho bạn nếu muốn có năm học ĐH đầu tiên thật thành công: tham gia một câu lạc bộ trong trường, tình nguyện mùa hè, đăng ký 1 lớp kỹ năng mềm và 1 lớp tin học, đăng ký lớp tiếng Anh giao tiếp, tìm kiếm cơ hội giao lưu với các sinh viên thế giới qua những chương trình trao đổi văn hóa và hợp tác quốc tế. Tuy nhiên, cũng đừng quên công việc quan trọng nhất của bạn là học tốt và giành những điểm số cao nhé.

Nếu có cơ hội, hãy ứng cử vào vị trí lớp trưởng hoặc bí thư lớp. Tuy có vất vả hơn nhưng sẽ là cơ hội lớn để phát huy năng lực bản thân và là bước đệm để bạn thực hiện những dự định tiếp theo của mình. Hãy làm mình nổi trội cả về học tập lẫn hoạt động ngoại khoá.

>> SINH VIÊN NĂM NHẤT CẦN TRANG BỊ KỸ NĂNG GÌ ĐỂ HỌC ĐẠI HỌC TỐT HƠN?

Sinh viên giành học bổng Hoàng tử Andrew của British University Vietnam.

Năm thứ hai, việc nâng cao khả năng ngoại ngữ tương đương với mức IELTS 7.5 hay TOEFL 95 là điều rất cần thiết nếu bạn dự định đi du học, hoặc làm việc trong các tập đoàn toàn cầu.

Bạn cũng có thể trau dồi những kỹ năng cần thiết như làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, kỹ năng lãnh đạo hay lập kế hoạch cá nhân... thông qua các khóa học, hoặc qua những việc làm thêm. Có rất nhiều công việc phù hợp với sinh viên như: dịch thuật, hướng dẫn du lịch, làm trợ lý tại các hội chợ, trợ giảng tại các trung tâm Tiếng Anh, lễ tân, thực tập sinh tại các công ty, tổ chức phi chính phủ. Bất cứ một công việc gì cũng giúp bạn có thêm kinh nghiệm và kiến thức cho tương lai của mình.

Hãy theo dõi, và bắt đầu tham gia các cuộc thi dành cho sinh viên [cuộc thi ý tưởng kinh doanh nếu là sinh viên ngành kinh doanh, cuộc thi Robocon nếu bạn học ngành kỹ thuật, cuộc thi sáng tạo vì môi trường nếu bạn học ngành môi trường]. Những cuộc thi này sẽ thúc đẩy bạn nghiên cứu, nâng cao kiến thức, đồng thời rèn luyện cho mình kỹ năng giao tiếp cũng như các mối quan hệ xã hội.

Năm thứ ba là thời điểm bạn học nhiều môn chuyên ngành, và mong muốn áp dụng kiến thức vào thực tế. Nhờ vào các mối quan hệ bạn xây dựng được trước đó, và những kỹ năng được rèn luyện từ năm thứ nhất, chắc hẳn sẽ không khó khăn gì để bạn tìm được một công việc thực tập tốt, phát huy được khả năng của mình, và thậm chí còn được trả lương cao.

Nếu bạn có ý định du học, thì đây là thời điểm để tìm hiểu các chương trình học bổng. Dành năm thứ 3 và năm thứ 4 để chuẩn bị một bộ hồ sơ hoàn hảo sẽ giúp bạn đến gần hơn với ước mơ du học.

Năm thứ tư với những thách thức mới, đó sẽ là năm quyết định bước ngoặt của cuộc đời bạn. Trong năm này, bạn sẽ vô cùng bận rộn với khóa luận tốt nghiệp và tìm kiếm công việc sau khi ra trường. Trước khi ra trường, nhớ hoàn thành các kế hoạch đã đặt ra từ năm đầu, như thi các chứng chỉ quốc tế, kết thúc khóa học với điểm số cao, và thi một học bổng lớn để hoàn thành ước mơ du học.

Lập kế hoạch cho bốn năm học của mình bạn sẽ hình dung được những khó khăn mà bạn phải trải qua cũng như những thách thức và cơ hội đang chờ đón bạn! Đừng bao giờ quên nhìn nhận lại những kế hoạch đó bởi vì kế hoạch dù có chi tiết đến đâu cũng có lúc cần phải sửa đổi cho phù hợp với sự thay đổi của chính bạn! Các bạn tân sinh viên đừng quên lập kế hoạch cho mình nhé!

Ninh Quang Khôi - British University Vietnam

Theo Báo //dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/lap-ke-hoach-cho-4-nam-dai-hoc-cua-ban-1316318150.htm

Lập kế hoạch 5 năm, sau 5 năm khiến bạn đạt đến đỉnh cao. Đây là điều mà không biết bao nhiêu người đã bắt đầu ước mơ, đã bắt đầu lập kế hoạch trước đó. Thế nhưng, có bao nhiêu người có thể thực sự đạt đến đỉnh cao? Chưa nói đến đỉnh cao cuộc đời, ngay cả đỉnh cao giai đoạn cũng chưa từng xuất hiện.

Khiến những kế hoạch đã định trở thành cuốn sổ ghi chép quá khứ. Không biết đang phiêu bạt ở xó xỉnh nào. Vậy làm thế nào để thiết lập kế hoạch 5 năm sau khi ra trường sao cho hiệu quả nhất? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Đối với những người có nghị lực, có lòng quyết tâm, có lẽ không cần đến 5 năm. Bởi họ thường lập kế hoạch và thực hiện từng năm một. Họ cũng không cần đến chúng ta phải giải đáp. Bởi họ biết cách làm thế nào để tìm kiếm dưỡng chất và kiến thức. Họ chủ động và họ biết mình muốn những người như thế nào.

Còn đối với đại đa số những người bình thường khác mà nói. Kế hoạch không bao giờ đuổi kịp sự thay đổi. Sự thay đổi không bao giờ cải thiện được tính lười biếng. Tôi biết bạn muốn thành công, do vậy tôi khuyên bạn hãy làm như sau:

Nếu như bạn thực sự có một kế hoạch mục tiêu 5 năm

Kế hoạch mục tiêu đó có thể là bạn kiếm được bao nhiêu tiền. Hoặc là bạn phải kết hôn sinh con. Hoặc là bạn phải có một chức vụ kỹ thuật hoặc chức vụ quản lý nào đó. Hoặc là bạn phải có được bằng cấp hay tư cách nào đó. Những điều này trông tưởng chừng như xa vời, khó lòng chạm tay đến được. Vậy thì bạn có thể làm như sau:

>> Ví dụ về thiết lập mục tiêu Smart thực tế [ Mô hình Smart là gì, ví dụ mục tiêu]

[1], Rút ngắn kế hoạch và chia nhỏ mục tiêu 5 năm của bạn

Biến mục tiêu thu nhỏ đến gần với tình hình thực tế của bạn. Chia nhỏ mục tiêu xa xôi, dài hạn thành những mục tiêu nhỏ dễ thực hiện. Từng bước từng bước tiến về phía trước theo lộ trình của bản thân.

Tại sao lại phải chia nhỏ mục tiêu? Thứ nhất là do khi mục tiêu lớn có sự thay đổi. Chúng ta có thể điều chỉnh kịp thời. Sẽ không bị xôi bỏng hỏng không.

Thứ hai 5 năm quá dài, mục tiêu kế hoạch 5 năm quá lớn. Đối với những người bình thường mà nói, khích lệ bản thân mình mỗi ngày bằng mục tiêu của 5 năm sau quả đúng là hy vọng hão huyền. Con người sinh ra vốn đã có tính lười. Là loài động vật mà trong suốt quá trình phải không ngừng khích lệ và động viên bản thân. Mới có thể tiến về phía trước.

[2], Khi thực hiện từng mục tiêu nhỏ, hãy nhìn xem mục tiêu lớn có thay đổi hay không? Có phải thay đổi mục tiêu nhỏ phía sau hay không?

Bởi tình hình thế giới bên ngoài không ngừng thay đổi. Khiến điều kiện thực hiện mục tiêu của bạn cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do vậy, chúng ta phải thường xuyên quan tâm tới mục tiêu kế hoạch của mình. Xem xét điều kiện thực hiện mục tiêu của mình có bị thay đổi hay không? Như vậy mới có thể đảm bảo việc bản thân từng bước ổn định tiến về phía trước.

Với sinh viên mới ra trường, việc xác định rõ được mục tiêu nghề nghiệp là bước đi đầu tiên trong lộ trình tiến đến với công việc mơ ước. Với bài viết dưới đây, Isinhvien hy vọng sẽ giúp các bạn viết tốt nội dung mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường trong CV và giúp bạn có một hướng đi đúng đắn trong tương lai.

Mục tiêu nghề nghiệp chính là một vị trí công việc, một đích đến mà bạn mong muốn trong tương lai và lộ trình bạn vạch ra để thực hiện mục tiêu của mình. Qua mục tiêu nghề nghiệp, nhà tuyển dụng sẽ phần nào hiểu rõ hơn về bạn, về định hướng của bạn trong công việc và đánh giá mức độ phù hợp của bạn với công ty để đưa ra kết luận.

Mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường chính là điều mà mỗi người hướng đến trong công việc, theo mỗi ngành nghề khác nhau. Trong mỗi CV, việc bạn thể hiện mục tiêu cũng là cách để tạo ấn tượng và sự thu hút với nhà tuyển dụng của mình. Nó cũng là kim chỉ nam để bạn có động lực ứng tuyển, nỗ lực và phấn đấu trong công việc.


Sau đây là các mẫu mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường ở nhiều ngành nghề:

Tùy thuộc vào vị trí cụ thể mà bạn ứng tuyển trong lĩnh vực marketing mà mục tiêu nghề nghiệp bạn viết có thể thay đổi cho phù hợp.

Mẫu 1:

Tôi mong muốn có một môi trường làm việc tốt để phát triển kỹ năng bản thân. Đặc biệt là sẽ được nâng cấp bản thân với nhiều kiến thức chuyên môn liên quan đến vị trí nhân viên marketing online.

Mẫu 2:

Tôi mong muốn trở thành nhân viên marketing online chính thức của công ty, được gắn bó lâu dài và phát triển cùng công ty.

Mẫu 3:

Trong suốt quá trình học tập và thực hiện công việc trước đó, tôi đã được rèn luyện các kỹ năng về làm việc nhóm, kỹ năng quản lý, lãnh đạo. Với tính cách hòa đồng và năng động tôi thấy bản thân hoàn toàn thích hợp với những vị trí trưởng nhóm marketing.


Mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường ngành kế toán viết như thế nào để ấn tượng? Xem ngay những mẫu của Isinhvien đã tổng hợp sẵn nhé!

Mẫu 1:

Tôi là sinh viên năm cuối của đại học Kinh tế Đà Nẵng chuyên ngành kế toán, trở thành một nhân viên kế toán là ước mơ của tôi. Do đó tôi hy vọng mình sẽ được học hỏi những kinh nghiệm thực tế tại công ty và sau thời gian thực tập em sẽ được nhận làm nhân viên chính thức.

Mẫu 2:

Tôi muốn trở thành một kế toán viên của quý công ty, học hỏi cách sử dụng thành thạo phần mềm kế toán – thuế, sử dụng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm thực tế trong quá trình làm việc cũng như các kỹ năng mềm, nghệ thuật giao tiếp để áp dụng vào quá trình làm việc.

Mẫu 3:


Tôi muốn trở thành kế toán kho, được làm việc phù hợp với ngành học trong môi trường chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, tôi muốn cố gắng phấn đấu làm tốt mọi công việc và thăng tiến dài lâu.

Khi viết mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường ở vị trí kĩ sư xây dựng, điều quan trọng là bạn phải quen thuộc với những gì nhà tuyển dụng yêu cầu để cá nhân hóa các mục tiêu, phản ánh kỹ năng, kiến ​​thức và kinh nghiệm phù hợp với công việc.

Mẫu 1:

Tôi mong muốn được dùng kiến thức được học và kinh nghiệm đã tích lũy được nâng cao các kỹ năng chuyên môn. Qua đó phấn đấu trở thành kỹ sư xây dựng giỏi và đóng góp cho lợi ích của công ty.

Mẫu 2:

Tôi mong muốn trở thành một kiến trúc sư chuyên nghiệp, làm việc trong môi trường năng động nhiều thử thách có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp.


Mẫu 3:

Trong tương lai dài hạn, bằng sự phấn đấu và chứng tỏ khả năng của mình, tôi mong rằng bản thân sẽ được đề bạt lên vị trí giám sát công trình. Từ đó có thể cống hiến hơn nữa cho ty cũng như coi đó là bước ngoặt lớn trong sự nghiệp phấn đấu của tôi.

Để viết phần mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường ở vị trí nhân viên ngân hàng bạn cần tìm hiểu về các nhiệm vụ chính cần thực hiện trong công việc. Bạn có thể tham khảo bản mô tả công việc của nhà tuyển dụng, sau đó kết hợp kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết mà bạn có với các nhiệm vụ đó.

Mẫu 1:

Em là người năng động và chủ động trong công việc, em đang tìm kiếm một nhân viên hàng. Nhờ đó em có thể khai thác nhiều hơn các kỹ năng và kinh nghiệm của mình trong ngành này.


Mẫu 2:

Em tốt nghiệp đại học chuyên ngành ngân hàng loại giỏi vì thế em hy vọng trong vòng 3 tháng tới mình sẽ tìm được vị trí thực tập sinh và mong muốn được nhận làm nhân viên chính thức.

Mẫu 3:

Vừa tốt nghiệp đại học X em mong là mình sẽ được trở thành nhân viên tài chính của ngân hàng ABC. Là một người năng động, linh hoạt trong mọi tình huống, em tin mình sẽ có nhiều trải nghiệm tuyệt vời ở vị trí này và làm tốt mọi việc cấp trên giao.

Sư phạm là ngành nghề khá đặc biệt. Bạn có nhiều lựa chọn cho việc chọn trường, trung tâm, cơ sở,… để nộp CV. Một số mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường ngành sư phạm các bạn có thể tham khảo:

Mẫu 1:

Tôi muốn trở thành giáo viên mầm non của nhà trường. Trong khoảng thời gian này, tôi sẽ cố gắng hoàn thiện mọi kiến thức, kĩ năng cũng như xây dựng các mối quan hệ cần có để đáp ứng nhu cầu đối với công việc.


Mẫu 2:

Yêu thích môi trường sư phạm và công việc giảng dạy, tôi đã theo học ngành sư phạm và tốt nghiệp chuyên ngành giáo dục tiểu học. Tôi mong muốn được ứng tuyển vị trí giáo viên tiểu học tại trường ABC để được phát huy những kỹ năng sư phạm của mình cùng những kinh nghiệm giảng dạy đa dạng và sự tâm huyết trong lĩnh vực giáo dục; góp phần cùng nhà trường xây dựng một môi trường học tập tốt cho học sinh.

Mẫu 3:

Em mong muốn được trở thành cô giáo tại trường ABC. Tuy chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng với năng lực cùng sự nhiệt huyết của mình, em sẽ cố gắng hoàn thành tốt công việc dạy học của mình và hoàn thành các công việc nhà trường giao phó.

Có rất nhiều việc làm khác nhau trong ngành kỹ thuật. Tùy vào vị trí bạn ứng tuyển, hãy điều chỉnh phần mục tiêu nghề nghiệp phù hợp nhất có thể.


Mẫu 1:

Khi được thực tập tại công ty em cảm thấy rất cảm kích và biết ơn, sau 3 tháng làm việc và học hỏi tại đây em mong muốn mình sẽ được xét duyệt để trở thành nhân viên chính thức để em có cơ hội cống hiến thật nhiều cho công ty trong thời gian tới.

Mẫu 2:

Em mong muốn trở thành nhân viên kỹ thuật của công ty. Trong vòng 1 năm tới mục tiêu nghề nghiệp kỹ thuật của em sẽ là trở thành dại diện chi nhánh ở tại công ty mình đang làm việc.

Mẫu 3:

Tôi là sinh viên đã được tham gia vào khóa huấn luyện thuật điện dân dụng. Vì thế tôi mong là khi ra trường mình sẽ được nhận làm nhân viên chính thức nơi tôi thực tập. Tôi sẽ nỗ lực hoàn thành mọi công việc công ty giao cho một cách tốt nhất.

Điều đầu tiên bạn cần lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường nghề nghiệp ngành báo chí đó là chú ý về câu văn cũng như cách diễn đạt của bạn. Người trong nghành báo chí truyền hình được yêu cầu phải có khả năng biểu đạt tốt qua câu văn dễ hiểu nhất khi viết bài.


Mẫu 1:

Em tốt nghiệp đại học chuyên ngành chí loại giỏi. Em nhận thấy bản thân có đầy đủ các tố chất có thể trở thành phóng viên và mong muốn được nhận làm phóng viên tập sự của toà soạn mình.

Mẫu 2:

Em mong mình sẽ tìm được công việc biên tập viên để có thể gia nhập môi trường năng động và có cơ hội thăng tiến cao. Em mong có cơ hội cọ xát và trải nghiệm công việc với ngành học của mình một cách tốt nhất.

Mẫu 3:

Em khao khát trở thành một nhân viên truyền thông. Với sự năng động, nhiệt huyết và năng lực của mình, em sẽ hoàn thành tốt công việc của cấp trên.

Ngành luật là ngành học khá rộng; do đó tùy vào vị trí làm việc mong muốn bạn cần thể hiện mục tiêu nghề nghiệp khác nhau; nhờ vậy nhà tuyển dụng hiểu rõ được định hướng tương lai của bạn có phù hợp với lộ trình phát triển công ty hay không.


Tham khảo 3 mẫu mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường dành cho ngành luật của Isinhvien nhé!

Mẫu 1:

Em là vừa tốt nghiệp đại học Kinh tế Quốc Dân chuyên ngành luật, em cảm thấy vô cùng hào hứng khi được học các kiến thức về ngành. Mong muốn của em là được nhận làm nhân viên tư vấn luật của công ty ABC.

Mẫu 2:

Khi được thực tập tại công ty em cảm thấy rất cảm kích và biết ơn, sau 3 tháng làm việc và học hỏi tại đây em mong muốn mình sẽ được xét duyệt để trở thành nhân viên chính thức để em có cơ hội cống hiến thật nhiều cho công ty trong thời gian tới.

Mẫu 3:

Được nhận vào làm việc tại vị trí chuyên viên pháp lý của quý công ty, vận dụng thành công kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm về luật kinh doanh vào công việc, được tạo cơ hội trau dồi, nâng cao năng lực nghiệp vụ, kỹ năng sống.


Sinh viên mới ra trường thường chưa có nhiều trải nghiệm và kinh nghiệm làm việc, do đó, khi viết mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường, có một số điều bạn cần chú ý như:

  • Trình bày mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường một cách ngắn gọn và súc tích.
  • Không diễn đạt nội dung lan man.
  • Nên đưa ra mục tiêu ngắn hạn thay vì dài hạn. Mục tiêu dài hạn chỉ phù hợp với ứng viên có nhiều kinh nghiệm.
  • Điều chỉnh theo mô tả công việc trong thông báo tuyển dụng [vì đôi khi sinh viên mới tốt nghiệp chưa thể xác định bản thân thực sự muốn gì].
  • Trung thực.
  • Bày tỏ sự thiện chí, tinh thần nhiệt huyết, cầu thị trong công việc.

Isinhvien tin rằng với những mẫu mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường trên sẽ là hành trang giúp cho bạn hoàn thành CV một cách tốt nhất. Chúc bạn sớm tìm được một công việc tốt nhé!


Video liên quan

Chủ Đề