Thi đua, khen thưởng là gì

In tài liệu ra giấy / PDF / Email

Chuyên đề 8:CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG

MỤC LỤC

  • 8.1. Một số nhận thức chung về công tác thi đua, khen thưởng
    • 8.1.1. Một số khái niệm về thi đua, khen thưởng
    • 8.1.2. Hình thức tổ chức phong trào thi đua [02 hình thức]:
    • 8.1.3. Nguyên tắc thi đua và căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua
      • 8.1.3.1. Nguyên tắc thi đua
      • 8.1.3.2. Căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua
    • 8.1.4. Loại hình khen thưởng [6 loại hình]
    • 8.1.5. Nguyên tắc khen thưởng và căn cứ khen thưởng
      • 8.1.5.1. Nguyên tắc khen thưởng
      • 8.1.5.2. Căn cứ khen thưởng
  • 8.2. Văn bản áp dụng
    • 8.2.1 Khái quát pháp luật về thi đua, khen thưởng giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi ban hành Luật Thi đua-Khen thưởng năm 2003
      • 8.2.1.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến 1954
      • 8.2.1.2. Giai đoạn từ 1954 đến 1975
      • 8.2.1.3. Giai đoạn từ 1975 đến 2003
    • 8.2.2. Luật TĐ-KT năm 2003 và kết quả thực hiện
      • 8.2.2.1. Cơ cấu, nội dung cơ bản của Luật Thi đua, Khen thưởng 2003
      • 8.2.2.2. Đánh giá chung tình hình thực hiện Luật Thi đua, Khen thưởng 2003
    • 8.2.3. Những nội dung mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật TĐ-KT [Luật TĐ-KT năm 2013];
      • 8.2.3.1. Những nội dung mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật TĐ-KT [Luật TĐ-KT năm 2013] và các văn bản hướng dẫn
  • 8.3. Tổ chức, hoạt động của Hội đồng Thi đua-Khen thưởng, Hội đồng sáng kiến của đơn vị cơ sở
    • 8.3.1. Hội đồng Thi đua-Khen thưởng
    • 8.3.2. Hội đồng sáng kiến
  • 8.4. Kỹ năng tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng
    • 8.4.1. Phương pháp, quy trình xây dựng nội dung, tổ chức phát động và thực hiện phong trào thi đua
    • 8.4.2. Danh hiệu thi đua
    • 8.4.3. Hình thức khen thưởng
    • 8.4.4. Lập hồ sơ, thủ tục đề nghị xét danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng
      • a] Hồ sơ, thủ tục trình cấp trên xét khen thưởng, gồm:
      • b] Một số kỹ năng cơ bản trong lập báo cáo thành tích:
    • 8.4.5. Tuyến trình khen thưởng
    • 8.4.6. Kỷ niệm chương
      • a]Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tài chính Việt Nam
      • b] Kỷ niệm chương của bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội:
    • 8.4.7. Xử lý vi phạm trong thi đua, khen thưởng
    • 8.4.8. Tổ chức trao tặng các phần thưởng
  • Phụ lục số 01/CĐ8-TĐKT
    • MỘT SỐ VĂN BẢN CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚCVỀ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2003
      • 1. Giai đoạn từ năm 1945 đến 1954
      • 2. Giai đoạn từ 1954 đến 1975
      • 3. Giai đoạn từ 1975 đến 2003
  • Phụ lục số 02/CĐ8-TĐKT
    • HƯỚNG DẪNTỔ CHỨC LỄ PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO THI ĐUA
  • Phụ lục số 03/CĐ8-TĐKT
    • MẪU BẢN KÝ GIAO ƯỚC THI ĐUA
  • Phụ lục số 04/CĐ8-TĐKT
    • MẪU SỔ KÝ GIAO ƯỚC THI ĐUA
  • Phụ lục số 05/CĐ7-TĐKT
  • Phụ lục số 06/CĐ8-TĐKT
  • Phụ lục số 07/CĐ8-TĐKT
  • BÀI TẬP
    • 1. Trắc nghiệm
    • 2. Câu hỏi tình huống
    • 3- Kỹ năng lập Báo cáo thành tích khen thưởng

8.1. Một số nhận thức chung về công tác thi đua, khen thưởng

8.1.1. Một số khái niệm về thi đua, khen thưởng

Thi đualà hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Danh hiệu thi đualà hình thức ghi nhận, biểu dương, tôn vinh cá nhân, tập thể có thành tích trong phong trào thi đua.

Ký giao ước thi đualà việc các cơ quan, tổ chức, tập thể [thuộc quyền quản lý của Thủ trưởng đơn vị] cùng nhau ký giao ước tại Lễ phát động thi đua, cam kết với Thủ trưởng đơn vị phấn đấu hoàn thành xuất sắc toàn diện các nội dung, chỉ tiêu đợt thi đua đề ra, có sự chứng kiến của cấp ủy tổ chức đảng và Lãnh đạo đơn vị.

Đăng ký thi đua:Ngay sau Lễ phát động thi đua, toàn thể cán bộ, công chức, viên chức Đăng ký thi đua với Thủ trưởng đơn vị để phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ và các nội dung chỉ tiêu thi đua. Những người đăng ký thi đua, cuối năm được bình xét các danh hiệu thi đua.

Khen thưởnglà việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thành tích đột xuấtlà thành tích lập được trong hoàn cảnh không được dự báo trước, diễn ra ngoài dự kiến kế hoạch công việc bình thường mà tập thể, cá nhân phải đảm nhận.

Sáng kiếnlà giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp hoặc giải pháp ứng dụng tiên bộ kỹ thuật để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác được cơ sở công nhận; hoặc có đề tài nghiên cứu khoa học đã nghiệm thu được áp dụng; hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được cơ quan, tổ chức, đơn vị công nhận.

Mục tiêu của thi đuanhằm tạo động lực động viên, lôi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể phát huy truyền thống yêu nước, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Vị trí, vai trò, ý nghĩa của công tác thi đua, khen thưởng

Thi đua, khen thưởng là bộ phận cấu thành quan trọng của đời sống xã hội, là động lực nhằm phát triển kinh tế xã hội bền vững và góp phần bảo vệ chế độ chính trị xã hội.

Công tác thi đua, khen thưởng là động lực của sự phát triển tích cực, là công cụ quản lý quan trọng, tham gia thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, xây dựng con người mới; lay động mạnh mẽ đến tình cảm, trách nhiệm, ý thức, ý trí tự lực tự cường, lòng tự hào của cộng đồng và sức sáng tạo của tập thể, cá nhân.

Một xã hội văn minh tiến bộ là xã hội hóa sâu rộng các phong trào thi đua yêu nước, đề cao việc khen thưởng. Ngược lại, xã hội không có hoặc không đề cao thi đua, khen thưởng tức là xã hội tụt hậu, kém phát triển. Khen thưởng để nêu gương, giáo dục đạo đức xã hội; khen thưởng để hạn chế, bớt đi tiêu cực, làm cho xã hội tốt đẹp và nhân văn hơn. Một môi trường xã hội tốt đẹp là một môi trường khen thưởng nhiều hơn trách và phạt.

8.1.2. Hình thức tổ chức phong trào thi đua [02 hình thức]:

8.1.2.1. Thi đua thường xuyênlà hình thức thi đua căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của cá nhân, tập thể để tổ chức phát động nhằm thực hiện tốt công việc hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Đối tượng thi đua thường xuyên:

+ Các cá nhân trong một tập thể;

+ Các tập thể trong cùng một cơ quan, tổ chức, đơn vị;

+ Các đơn vị có chức năng, nhiệm vụ, tính chất tương đồng nhau.

Việc tổ chức phong trào thi đua thường xuyên phải xác định rõ mục đích, yêu cầu, mục tiêu, các chỉ tiêu cụ thể và được triển khai thực hiện tại cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc theo khối, cụm thi đua để phát động phong trào thi đua, ký kết giao ước thi đua.

Kết thúc năm công tác, thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị, trưởng các khối, cụm thi đua tiến hành tổng kết và bình xét các danh hiệu thi đua.

8.1.2.2. Thi đua theo chuyên đề [hoặc theo đợt]là hình thức thi đua nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm được xác định trong khoảng thời gian nhất định hoặc tổ chức thi đua để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ đột xuất, cấp bách của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Cơ quan, tổ chức, đơn vị chỉ phát động thi đua theo chuyên đề [hoặc theo đợt] khi đã xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, chỉ tiêu, giải pháp và thời gian.

Thi đua theo chuyên đề tổ chức trong phạm vi bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương, khi tiến hành sơ kết, tổng kết, lãnh đạo các bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương thực hiện việc khen thưởng theo thẩm quyền.

Trường hợp tổ chức trong phạm vi cả nước, khi sơ kết, tổng kết phong trào thi đua từ 03 năm trở lên, lựa chọn tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc đề nghị Thủ tướng Chính phủ xét tặng Bằng khen; từ 05 năm trở lên, lựa chọn tập thể, cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc đề nghị Chủ tịch nước xét tặng Huân chương Lao động hạng Ba hoặc Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba.

Khi tổ chức phong trào thi đua theo chuyên đề có phạm vi trong tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc phạm vi ngành và lĩnh vực thuộc bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương có thời gian từ 03 năm trở lên, các bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương gửi kế hoạch tổ chức phát động phong trào thi đua về Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương để tổng hợp và hướng dẫn xét khen thưởng.

8.1.3. Nguyên tắc thi đua và căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua

8.1.3.1. Nguyên tắc thi đua

Tự nguyện, tự giác, công khai;

Đoàn kết, hợp tác, cùng phát triển.

8.1.3.2. Căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua

Hình thức tổ chức phong trào thi đua;

Đăng ký thi đua[không đăng ký thi đua sẽ không được xem xét, công nhận các danh hiệu thi đua];

Kết quả thực hiện các nội dung, chỉ tiêu thi đua.

8.1.4. Loại hình khen thưởng [6 loại hình]

[1] Khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[2] Khen thưởng theo chuyên đề [hoặc theo đợt] đối với thành tích xuất sắc sau khi kết thúc đợt thi đua chuyên đề [hoặc theo đợt].

[3] Khen thưởng đột xuất đối với thành tích đột xuất trong lao động, sản xuất, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, dũng cảm cứu người, tài sản của nhân dân hoặc của Nhà nước.

[4] Khen thưởng quá trình cống hiến đối với cá nhân có quá trình tham gia trong các giai đoạn cách mạng [giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội], có công lao, thành tích xuất sắc đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc.

[5] Khen thưởng theo niên hạn cho cá nhân có thành tích và thời gian xây dựng lực lượng vũ trang.

[6] Khen thưởng đối ngoại cho tập thể, cá nhân người nước ngoài có thành tích, có đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao hoặc lĩnh vực khác.

8.1.5. Nguyên tắc khen thưởng và căn cứ khen thưởng

8.1.5.1. Nguyên tắc khen thưởng

i-Chính xác, công khai, công bằng, kịp thời.

ii-Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng; không tặng thưởng nhiều hình thức cho một thành tích đạt được.

iii-Bảo đảm thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng:

Thành tích đạt được trong điều kiện khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng lớn được khen thưởng mức cao hơn.

Chú trọng khen thưởng cá nhân lao động, công tác trực tiếp và cá nhân có nhiều sáng tạo trong lao động, công tác.

Khi xét khen thưởng người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải căn cứ vào thành tích của tập thể do cá nhân đó lãnh đạo.

Đối với nữ là lãnh đạo, quản lý, thời gian giữ chức vụ để xét khen thưởng có quá trình cống hiến được giảm 03 năm so với quy định chung.

Đối với khen thưởng thành tích thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội, khi có nhiều cá nhân, tập thể cùng đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì lựa chọn cá nhân nữ và tập thể có tỷ lệ nữ từ 70% trở lên để khen thưởng.

Thời gian để đề nghị khen thưởng cho lần tiếp theo được tính từ khi có quyết định khen thưởng lần trước.

iv-Kết hợp chặt chẽ động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất.

8.1.5.2. Căn cứ khen thưởng

i- Tiêu chuẩn khen thưởng;

ii-Phạm vi, mức độ ảnh hưởng của thành tích;

iii-Trách nhiệm và hoàn cảnh cụ thể lập được thành tích.

8.2. Văn bản áp dụng

8.2.1 Khái quát pháp luật về thi đua, khen thưởng giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi ban hành Luật Thi đua-Khen thưởng năm 2003

8.2.1.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến 1954

Sau khi giành được chính quyền, để bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ và kháng chiến chống thực dân Pháp, bên cạnh việc thực hiện các biện pháp để củng cố chính trị, kinh tế, xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến thi đua, khen thưởng. Nhiều phong trào thi đua đã được phát động như: Tuần lễ vàng, hũ gạo kháng chiến, bình dân học vụ

Ngày 26/1/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Quốc lệnh ban hành 10 điều thưởng phạt, trong đó khẳng định:Trong một nước thưởng phạt phải nghiêm minh thì nhân dân mới yên ổn, kháng chiến mới thắng lợi, kiến quốc mới thành công. Quốc lệnh nêu rõ 10 loại công việc và thành tích cần được kịp thời khen thưởng ngay, gồm: [1] Nhà nào có 3 con tòng quân sẽ được thưởng; [2] Ai lập được công sẽ được thưởng; [3] Ai vì nước hy sinh sẽ được thưởng; [4] Ai ra trận can đảm phi thường sẽ được thưởng; [5] Ai làm việc công một cách trong sạch, ngay thẳng sẽ được thưởng; [6] Ai làm việc gì có lợi cho nước nhà, dân tộc và được dân chúng mến phục sẽ được thưởng; [7] Ai bỏ tiền ra xây đắp cầu cống, đê, đường sẽ được thưởng; [8] Ai bắt được những kẻ phản quốc sẽ được thưởng; [9] Ai liều mình về việc công sẽ được thưởng; [10] Ai cứu được người bị nạn sẽ được thưởng.

Trong giai đoạn này, Nhà nước ban hành một số Sắc lệnh đã góp phần động viên nhân dân cả nước thi đua lao động sản xuất và chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược [Phụ lục số 01/CĐ8/TĐKT kèm theo].

Một dấu ấn sâu sắc trong giai đoạn này là: Sau chiến thắng Việt Bắc, Thu Đông 1947, trong khi nước nhà còn bộn bề nhiều công việc nhưng ngày 11-6-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp soạn thảo và ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc. Tư tưởng thi đua yêu nước và Lời kêu gọi Thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị, có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.

Từ dấu ấn này và xuất phát từ vai trò, ý nghĩa của công tác thi đua, khen thưởng trong đời sống xã hội, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 11/6 hàng năm là Ngày Truyền thống Thi đua, yêu nước.

8.2.1.2. Giai đoạn từ 1954 đến 1975

Sau khi chiến thắng thực dân Pháp xâm lược, nước ta bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị, xã hội khác nhau: Miền Bắc bước vào công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhân dân miền Nam cùng cả nước tiếp tục cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, thống nhất đất nước. Đây là giai đoạn mà các phong trào thi đua được phát động và phát triển mạnh mẽ, với các phong trào thi đua như: Sóng duyên hải Gió đại phong, Cờ 3 nhất, Trống Bắc lý, Thanh niên ba sẵn sàng, Phụ nữ ba đảm đang, Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược

Trong giai đoạn này Nhà nước ta ban hành nhiều văn bản về thi đua khen thưởng, quy định các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng, chính sách khen thưởng thành tích kháng chiến [Phụ lục số 01/CĐ8/TĐKT kèm theo].

Các văn bản pháp luật về thi đua khen thưởng thời kỳ này được ban hành với số lượng tương đối nhiều, hình thức phong phú, nội dung rõ ràng và có tính quy phạm cao. Ngoài một số văn bản quy định về danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng, các văn bản pháp luật thời kỳ này chủ yếu để hướng dẫn khen thưởng thành tích kháng chiến. Ở miền Nam, Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam đã quyết định ban hành nhiều loại Huân chương, Huy chương, danh hiệu vinh dự nhà nước tặng cho cán bộ, chiến sĩ, nhân dân miền Nam có thành tích xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu chống đế quốc Mỹ và tay sai.

8.2.1.3. Giai đoạn từ 1975 đến 2003

Thời gian đầu khi đất nước mới thống nhất và thời kỳ trước đổi mới [năm 1986], công tác thi đua khen thưởng không được quan tâm nhiều, các văn bản chủ yếu quy định và hướng dẫn việc khen thưởng thành tích kháng chiến [Phụ lục số 01/CĐ8/TĐKT kèm theo].

8.2.2. Luật TĐ-KT năm 2003 và kết quả thực hiện

Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc hội chính thức thông qua Luật Thi đua, Khen thưởng, đánh dấu một bước quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của công tác thi đua, khen thưởng từ sau ngày thành lập nước. Luật Thi đua, Khen thưởng trở thành cơ sở pháp lý quan trọng góp phần ngày càng hoàn thiện Pháp luật về thi đua, khen thưởng trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

8.2.2.1. Cơ cấu, nội dung cơ bản của Luật Thi đua, Khen thưởng 2003

i- Luật Thi đua, Khen thưởng có 103 điều, được chia thành 8 chương, 9 mục, quy định về một số vấn đề chính, gồm:

Tổ chức thi đua, danh hiệu và tiêu chuẩn danh hiệu thi đua;

Hình thức, đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng;

Thẩm quyền quyết định, trao tặng, thủ tục, hồ sơ đề nghị khen thưởng;

Quản lý nhà nước về công tác Thi đua, Khen thưởng;

Xử lý vi phạm về Thi đua, Khen thưởng.

ii- Nội dung cụ thể:

Chương 1.Những quy định chung, gồm 14 điều [từ Điều 1 đến Điều 14] quy định về đối tượng, phạm vi, mục tiêu của thi đua; nguyên tắc thi đua; dnah hiệu thi đua; các hình thức khen thưởng; căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua, khen thưởng; trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác trong việc tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng; các hành vi bị cấm.

Chương 2.Quy định về tổ chức thi đua, đanh hiệu và tiêu chuẩn danh hiệu thi đua, gồm 17 điều [Từ Điều 15 đến Điều 31].

Chương 3.Hình thức, đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng, gồm 7 mục với 45 điều [Từ Điều 32 đến Điều 76].

Chương 4.Quy định về thẩm quyền quyết định, trao tặng, thủ tục, hồ sơ đề nghị khen thưởng, gồm 2 mục với 10 điều [Từ Điều 77 đến Điều 86].

Chương 5.Quy định về quyền và nghĩa vụ cá nhân, tập thể được khen thưởng, gồm 3 điều [Từ Điều 87 đến Điều 89].

Chương 6.Quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng, gồm 6 điều [Từ Điều 90 đến Điều 95].

Chương 7.Xử lý vi phạm gồm 3 điều [Từ Điều 96 đến Điều 98].

Chương 8.Điều khoản thi hành, gồm 5 điều [Từ Điều 99 đến Điều 103].

8.2.2.2. Đánh giá chung tình hình thực hiện Luật Thi đua, Khen thưởng 2003

i- Những kết quả đạt được:

Luật Thi đua, Khen thưởng ra đời là cơ sở pháp lý quan trọng để tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong phạm vi cả nước. Sau hơn 09 năm thực hiện Luật Thi đua, Khen thưởng đã cơ bản đáp ứng công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng, việc tổ chức các phong trào thi đua và thực hiện chính sách khen thưởng, cụ thể:

Thứ nhất, Luật Thi đua, Khen thưởng là cơ sở pháp lý quan trọng, tạo cơ sở cho nghiên cứu, hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng và tăng cường hiệu lực công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng.

+ Sau khi Luật Thi đua, Khen thưởng có hiệu lực ngày 1/7/2004, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14/6/2005 [sửa đổi, bổ sung 01 điều về Tỉnh Anh hùng, Thành phố Anh hùng].

+ Chính phủ ban hành: Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng [hiện đã được thay thế bằng Nghị định số 42/2010/NĐ-CP và Nghị định 39/2012/NĐ-CP của Chính phủ]; Nghị định số 122/2005/NĐ-CP ngày 04/10/2005 quy định tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng; Nghị định số 50/2006/NĐ-CP ngày 19/5/2006 quy định mẫu Huân chương, Huy chương, Huy hiệu, Bằng Huân chương, Bằng Huy chương, Cờ Thi đua, Bằng khen, Giấy khen.

Thứ hai, Luật Thi đua, Khen thưởng quy định rõ thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp, các ngành và lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương, nâng cao tránh nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị đối với công tác thi đua, khen thưởng trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Từ khi có Luật Thi đua, Khen thưởng, nhận thức về vị trí, vai trò, tác dụng của công tác thi đua khen thưởng trong cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành và nhân dân đã được nâng lên. Việc triển khai thực hiện công tác thi đua, khen thưởng đã được cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng tích cực tham gia, hưởng ứng. Lãnh đạo một số bộ, ban, ngành, địa phương đã trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện sơ kết, tổng kết, rút ra những bài học kinh nghiệm, biểu dương khen thưởng kịp thời tập thể, cá nhân có thành tích; qua đó, phong trào thi đua đã có những tác dụng thiết thực, trở thành động lực thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng bộ, ngành, địa phương.

Thứ ba, Luật Thi đua, Khen thưởng quy định đối tượng, nguyên tắc, phạm vi, nội dung, hình thức các danh hiệu thi đua; hình thức, đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng; thẩm quyền quyết định khen thưởng và đề nghị khen thưởng, thủ tục, hồ sơ đề nghị khen thưởng tạo cơ sở cho các bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện thống nhất, bình đẳng trong công tác khen thưởng, khắc phục bệnh thành tích, nâng cao rõ rệt chất lượng khen thưởng.

Thứ tư, Luật Thi đua, Khen thưởng đã kế thừa và phát huy truyền thống thi đua yêu nước, đạo lý uống nước nhớ nguồn, xây dựng nền văn hóa, lịch sử lâu đời của dân tộc; đồng thời có tác dụng to lớn nhằm động viên, giáo dục, nêu gương trong các tầng lớp nhân dân; đáp ứng yêu cầu hợp tác phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế

ii- Những tồn tại, hạn chế:

Bên cạnh những kết quả đạt được, sau hơn 9 năm thực hiện, Luật Thi đua, Khen thưởng cũng bộc lộ một số hạn chế, đó là:

Thứ nhất, Nội dung của Luật chủ yếu tập trung điều chỉnh đối với các cơ quan, tổ chức khu vực Nhà nước và cán bộ, công chức. Vì vậy, khi triển khai thực hiện việc khen thưởng cho công nhân, nông dân và người lao động trực tiếp còn hạn chế; khen thưởng nhiều cho cán bộ, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý.

Thứ hai, Tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng chưa hợp lý, dẫn đến việc khen thưởng bị trùng lắp, chồng chéo và có nhiều vướng mắc trong mối quan hệ về thẩm quyền khen thưởng giữa quản lý nhà nước theo ngành nghề với quản lý nhà nước theo địa phương, lãnh thổ, cụ thể là:

+ Cùng một đối tượng là tập thể hoặc cá nhân của một đơn vị cấp tỉnh [các sở, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh], trong một năm có thể vừa được khen thưởng của Ủy ban nhân dân tỉnh đó, vừa được khen thưởng của Bộ, ngành quản lý về ngành, lĩnh vực. Hoặc có sự phân chia trong cơ quan, đơn vị để một số tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng của Ủy ban nhân dân tỉnh, một số tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng của cấp Bộ, ngành.

+ Tiêu chuẩn tặng thưởng một số loại Huân chương [Huân chương Lao động, Huân chương bảo vệ tổ quốc] căn cứ vào danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng đã tặng cho tập thể, cá nhân. Như vậy một thành tích của tập thể, cá nhân vừa được tặng danh hiệu thi đua, vừa là căn cứ để quyết định hình thức khen thưởng, tạo nên sự trùng lặp trong khen thưởng [ví dụ: Điểm a, Khoản 1, Điều 44 Luật Thi đua, Khen thưởng quy định tiêu chuẩn xét tặng Huân chương Lao động hạng ba cho cá nhân là: Có 7 năm liên tục đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở và có hai lần được tặng Bằng khen cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương hoặc một lần được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Như vậy, một cá nhân khi được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba thì trước đó đã được tặng rất nhiều các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng].

Thứ ba, Luật Thi đua, Khen thưởng chưa mở rộng thẩm quyền xét tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng phù hợp ở các cấp, các ngành để có cơ sở tổ chức phát động phong trào thi đua rộng khắp trong cả nước; một mặt đảm bảo khen thưởng kịp thời, mặt khác tránh tình trạng khen thưởng dồn lên cấp nhà nước và đảm bảo nguyên tắc hình thức khen thưởng càng cao, số lượng càng giảm.

Thứ tư, Việc đề nghị các hình thức khen thưởng cấp nhà nước đang được thực hiện theo quy trình, thủ tục từ cấp cơ sở lên, qua nhiều cấp, thủ tục hành chính nặng nề, phát sinh nhiều kẽ hở trong quản lý và khó kiểm soát đánh giá được thành tích thực tế để khen thưởng

Từ những tồn tại, hạn chế nêu trên và xuất phát từ những lý do khách quan và chủ quan khác [như: Sự phát triển của Kinh tế Xã hội, yêu cầu trong xây dựng nhà nước pháp quyền, chủ động hội nhập quốc tế] cho thấy, việc sửa đổi, bổ sung Luật Thi đua, Khen thưởng 2003 là cần thiết, nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế và tăng cường công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng.

8.2.3. Những nội dung mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật TĐ-KT [Luật TĐ-KT năm 2013];

các Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010, Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012, Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật TĐ-KT, Thông tư số 07/2014/TT-BNV ngày 29/8/2014 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành một số điều các Nghị định của Chính phủ.

8.2.3.1. Những nội dung mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật TĐ-KT [Luật TĐ-KT năm 2013] và các văn bản hướng dẫn

  • Ngày 16 tháng 11 năm 2013, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2014.
  • Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng có 02 điều: Điều 01sửa đổi, bổ sung 48 điều và tên của Chương IV, Chương V của Luật Thi đua, Khen thưởng;Điều 02quy định hiệu lực thi hành và giao cho Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật này.
  • Luật đã thể hiện cơ bản các quan điểm theo định hướng đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, nội dung sửa đổi, bổ sung tập trung vào các vấn đề cơ bản sau:

a] Nâng cao tiêu chuẩn đối với danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng:

i- Đối với danh hiệu thi đua:

Danh hiệu Chiến sỹ thi đua các cấp:

+ Về danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc: Tại Điều 21 được sửa đổi, bổ sung là được xét tặng cho cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắcnhấtđược lựa chọn trong số những cá nhân có hai lần đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương [Luật 2003 không có từ nhất].

+ Việc xem xét phong tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua các cấp đều phải căn cứ vào hiệu quả và mức độ ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài khoa học hoặc sự mưu trí, sáng tạo của cá nhân. Vì vậy Khoản 2 Điều 23 được sửa đổi, làm rõ về sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học và sự mưu trí sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu để áp dụng xét phong tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua các cấp.

Sáng kiến, đề tài khoa học của cá nhân phải được ứng dụng trong thực tiễn và mang lại hiệu quả trong công tác, học tập, lao động sản xuất. Sự mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu phải là yếu tố quan trọng góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

+ Điều 3 và Điều 4 Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật quy định:

Sáng kiến, đề tài khoa học hoặc sự mưu trí, sáng tạo đạt hiệu quả cao và có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc, thì được xét tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc.

Sáng kiến, đề tài khoa học hoặc sự mưu trí, sáng tạo đạt hiệu quả cao và có phạm vi ảnh hưởng trong phạm vi Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương, thì được xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương.

Sáng kiến, đề tài khoa học hoặc sự mưu trí, sáng tạo đạt hiệu quả cao và có phạm vi ảnh hưởng trong cơ quan, đơn vị thì được xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.

+ Việc xem xét, công nhận mức độ ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài khoa học hoặc sự mưu trí, sáng tạo do Hội đồng sáng kiến, Hội đồng khoa học hoặc Hội đồng Thi đua Khen thưởng của từng cấp thực hiện.

Hội đồng sáng kiến, Hội đồng khoa học cấp cơ sở do Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở, quyết định thành lập. Thành phần Hội đồng gồm những thành viên có trình độ chuyên môn về lĩnh vực liên quan đến nội dung sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học và các thành viên khác [nếu cần thiết].

Hội đồng sáng kiến, Hội đồng khoa học cấp cơ sở có trách nhiệm giúp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét, công nhận và đánh giá mức độ ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học.

Hôi đồng Thi đua Khen thưởng cấp cơ sở có trách nhiệm giúp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét, công nhận mức độ ảnh hưởng của sự mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu.

Danh hiệu Cờ Thi đua của Chính phủ:

+ Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 25 của Luật quy định một trong các tiêu chuẩn để được tặng Cờ Thi đua của Chính phủ đó là: Là tập thểtiêu biểu xuất sắc nhấttrong phong trào thi đua của cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương, nhằm khẳng định tính tiêu biểu xuất sắc nhất của các tập thể được tặng Cờ Thi đua của Chính phủ, hạn chế việc khen thưởng nhiều và tràn lan đối với danh hiệu này.

Điều 6 Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật quy định:

Cờ Thi đua của Chính phủ được xét tặng cho các tập thể sau:

+ Các tâp thể xuất sắc nhất trong tổng số tập thể xuất sắc đạt tiêu chuẩn Cờ Thi đua cấp Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

+ Các Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dẫn đầu phong trào thi đua của các cụm, khối thi đua do Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương tổ chức.

+ Các tập thể tiêu biểu nhất trong phong trào thi đua theo chuyên đề do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ phát động được đánh giá khi sơ kết, tổng kết từ 05 năm trở lên.

ii- Đối với hình thức khen thưởng

Không lấy danh hiệu thi đua làm tiêu chuẩn xét tặng các hình thức khen thưởng đối với cá nhân.

+ Đây là một trong những nội dung quan trọng được sủa đổi, bổ sung trong hầu hết các tiêu chuẩn để xét tặng các loại Huân chương và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, nhằm khắc phục tình trạng khen nhiều, khen chồng chéo, trùng lắp, khen thưởng theo định kỳ.

+ Theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung năm 2013: Khen thưởng sẽ thực hiện theo công trạng và thành tích đạt được [Điều 4]. Nếu cá nhân lập được thành tích, thì tùy vào mức độ và phạm vi ảnh hưởng của thành tích để xem xét khen thưởng theo từng hình thức phù hợp và tương xứng với thành tích đạt được.

+ Khuyến khích khen thưởng cho các cá nhân, tập thể có nhiều sáng tạo, có thành tích đặc biệt xuất sắc: Nội dung này được thể hiện trong các điều 42, 43, 44 về Huân chương Lao động, điều 45, 46, 47 Huân chương bảo vệ tổ quốc; Điều 71 về Bằng khen Thủ tướng Chính phủ; Điều 72 về Bằng khen cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương [đối với tập thể]; Điều 75 về giấy khen.

Nâng thời gian xét tặng thưởng từ Huân chương Độc lập các hạng, Huân chương Quân công các hạng, Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, các Danh hiệu vinh dự nhà nước, Huy chương chiến sĩ vẻ vang,nhằm thể hiện tính tôn vinh cao quý của các hình thức này.

+ Quy định thời gian xét khen thưởng từ Huân chương Lao động lên Huân chương Độc lập, từ Huân chương bảo vệ tổ quốc lên Huân chương Quân công và từ Huân chương Độc lập, Huân chương Quân công lên Huân chương Hồ Chí Minh đối với tập thể là 10 năm thay cho 05 năm như hiện nay [quy định tại khoản 2 các điều 35, 36, 37, 38, 39, 40 và 41].

+ Quy định thời gian xét khen thưởng từ Huân chương Hồ Chí Minh lên Huân chương Sao vàng cho tập thể là 25 năm, thay cho 10 năm như hiện nay [khoản 2, điều 34].

+ Không quy định việc tặng thưởng Huân chương Sao vàng lần thứ hai đối với tập thể, mà chỉ quy định việc tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh lần thứ hai, đồng thời nâng thời gian xét tặng Huân chương Hồ Chí Minh lần thứ hai lên 15 năm tại khoản 3, điều 35 [trước đây Nghị định 42/2010/NĐ-CP quy định là 10 năm].

+ Tăng thời gian xét tặng thưởng các danh hiệu Nhà giáo, Thầy thuốc, Nghệ sỹ, Nghệ nhân nhân dân, ưu tú là 03 năm/01 lần thay cho 02 năm/01 lần như hiện nay. Tăng thời gian xét tặng Giải thưởng Nhà nước là 05 năm/01 lần thay cho 02 năm như hiện nay.

+ Về thời điểm xét, đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng [Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động] là 5 năm một lần thay cho xét hàng năm như hiện nay.

+ Tăng tiêu chuẩn về thời gian [05 năm] đối với Huy chương chiến sỹ vẻ vang các hạng, cụ thể: Hạng nhất 20 năm trở lên, hạnh nhì từ 15 đến dưới 20 năm, hạng ba từ 10 đến 15 năm [Khoản 2, điều 56] [Luật năm 2003 là: Hạng nhất 15 năm trở lên, hạng nhì 10 năm trở lên và hạng ba 05 năm trở lên]

b] Quy định riêng đối với tiêu chuẩn danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cho công nhân, nông dân, người lao động:

i- Quy định riêng tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Lao động tiên tiếncho đối tượng là công nhân, nông dân, người lao động,đạt các tiêu chuẩn sau [Khoản 3, Điều 24]: Lao động sản xuất có hiệu quả, tích cực tham gia phong trào thi đua và hoạt động xã hội; Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, có đạo đức, lối sống lành mạnh, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng.

ii- Quy định riêng tiêu chuẩn tặng thưởng Huân chương Lao động các hạng, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ươngcho đối tượng là công nhân, nông dân người lao động, cụ thể:

Huân chương Lao động hạng nhất[khoản 2, Điều 42]: Công nhân, nông dân, người lao động có phát minh sáng chế, sáng kiến được ứng dụng thực tiễn có hiệu quả được cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương công nhận.

Khoản 2, Điều 15 Nghị định quy định chi tiết thi hành luật quy định:

Huân chương Lao động hạng nhất để tặng cho công nhân, nông dân, người lao động gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có phát minh sáng chế, sáng kiến được ứng dụng thực tiễn có hiệu quả và được cấp Bộ, ngành, đoàn thể trung ương công nhận.

Đối với công nhân có 07 phát minh, sáng chế, sáng kiến mang lại lợi ích và có đóng góp trong việc đào tạo, bồi dưỡng, giúp đỡ đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề.

Đối với nông dân có phát minh, sáng chế, sáng kiến hoặc có mô hình sản xuất hiệu quả và ổn định từ 07 năm trở lên, giúp đỡ nhiều hộ nông dân thoát nghèo và tạo việc làm cho người lao động.

Huân chương Lao động hạng nhì [Khoản 1, Điều 43]:Công nhân, nông dân, người lao động có phát minh sáng chế, sáng kiến được ứng dụng thực tiễn có hiệu quả được cấp tỉnh công nhận.

Khoản 2, Điều 16, Nghị định quy định chi tiết thi hành luật quy định:

Huân chương Lao động hạng nhì để tặng cho công nhân, nông dân, người lao động gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có phát minh, sáng chế, sáng kiến đã được ứng dụng thực tiễn có hiệu quả được cấp tỉnh công nhận.

Công nhân có 05 sáng kiến mang lại lợi ích và có đóng góp trong việc đào tạo, bồi dưỡng, giúp đỡ đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề.

Nông dân có phát minh, sáng chế, sáng kiến hoặc có mô hình sản xuất hiệu quả và ổn định từ 05 năm trở lên và đã giúp đỡ các hộ nông dân khác xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm cho người lao động.

Huân chương Lao động hạng ba[Khoản 1, Điều 44]: Công nhân, nông dân, người lao động có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất hoặc sáng kiến được ứng dụng hiệu quả được cấp huyện công nhận.

Khoản 2, Điều 17 Nghị định quy định chi tiết thi hành luật quy định:

Huân chương Lao động hạnh ba để tặng cho công nhân, nông dân, người lao động gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có phát minh, sáng chế, sáng kiến đã được ứng dụng trong thực tiễn mang lại hiệu quả có phạm vi ảnh hưởng trong cấp huyện, được cấp huyện công nhận.

Đối với công nhân có 03 sáng kiến mang lại lợi ích và có đóng góp trong việc đào tạo, bồi dưỡng, giúp đỡ đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề.

Đối với nông dân có sáng kiến hoặc có mô hình sản xuất hiệu quả và ổn định từ 03 năm trở lên, giúp đỡ các hộ nông dân khác xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm cho người lao động.

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ[Khoản 1, Điều 71]: Công nhân, nông dân, người lao động có nhiều thành tích ảnh hưởng trong cấp huyện hoặc tương đương.

Khoản 2, Điều 23 Nghị định quy định chi tiết thi hành luật quy định:

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tặng cho công nhân, nông dân, người lao động gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

+ Lập được nhiều thành tích hoặc thành tích đột xuất trong lao động sản xuất có phạm vi ảnh hưởng trong địa bàn cấp huyện.

+ Đối với công nhân có từ 02 sáng kiến trở lên mang lại lợi ích và có đóng góp trong việc đào tạo, bồi dưỡng, giúp đỡ đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề.

+ Đối với nông dân có mô hình sản xuất hiệu quả và ổn định từ 02 năm trở lên, giúp đỡ hộ nông dân khác xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm cho người lao động.

Bằng khen cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương[Khoản 1, Điều 72]: Công nhân, nông dân, người lao động có nhiều thành tích ảnh hưởng trong cấp xã, cơ quan đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã.

Giấy khen[Khoản 1, Điều 75]: Hoàn thành tốt nghĩa vụ công dân, có phẩm chất đạo đức tốt, đoàn kết, gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước

Ngoài các quy định riêng nêu trên, nếu công nhân, nông dân, người lao động đạt được thành tích theo quy định chung thì vẫn được khen thưởng như các đối tượng khác.

c] Thực hiện phân cấp về thẩm quyền và bổ sung đối tượng đối với một số danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng:

i- Thực hiện phân cấp về thẩm quyền:

[1]- Quy định thẩm quyền được ban hành Cờ thi đua và Bằng khen của cấp Quân khu, quân chủng, quân đoàn, binh chủng, tổng cục và tương đương thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an: Giao cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quy định sau khi thống nhất với cơ quan quản lý nhà nước về thi đau, khen thưởng ở trung ương [Khoản 3, Điều 31 và Khoản 2, Điều 73].

[2]- Quy định việc khen thưởng bằng hình thức Bằng khen của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội ở cấp tỉnh do cơ quan Trung ương của các tổ chức này quy định [Khoản 1, Điều 73].

[3]- Bổ sung thẩm quyền tặng Huy hiệu đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương [Điều 69].

[4]- Giao Chính phủ quy định thẩm quyền công nhận danh hiệu Đơn vị quyết thắng, Tập thể lao động xuất sắc trong quân đội nhân dân [Điều 79].

Khoản 1, Điều 26 Nghị định quy định chi tiết thi hành luật quy định:Thủ trưởng cấp quân khu, quân chủng, quân đoàn, binh chủng, tổng cục và tương đương thuộc Bộ Quốc phòng quyết định tặng danh hiệu Đơn vị quyết thắng, Tập thể lao động xuất sắc.

[5]- Quy định thẩm quyền được tặng danh hiệu Lao động tiên tiến của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đối với các cá nhân thuộc phạm vi quản lý của cấp xã [Khoản 3 Điều 80].

[6]- Quy định thẩm quyền được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở, Lao động tiên tiến, Tập thể lao động tiên tiến và Giấy khen của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp, hợp tác xã [Khoản 4 Điều 80].

ii- Bổ sung đối tượng đối với một số hình thức khen thưởng:

Bổ sung đối tượng để tặng thưởng Huân chương Sao vànglà Nguyên thủ quốc gia nước ngoài có công lao to lớn đối với đất nước Việt Nam [Khoản 4, Điều 32], để phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế hiện nay và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam với các nước trên thế giới.

Mở rộng đối tượng được tặng, truy tặng các hình thức Huy chươngcho cá nhân là công chức, viên chức, công nhân làm việc trong lực lượng vũ trang [Điều 52].

Mở rộng đối tượng được tặng, truy tặng các hình thức Huy chương chiến sĩ vẻ vangđối với những người làm việc ở vùng biển, đảo, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn [Khoản 3 Điều 56].

Điều 21 Nghị định quy định chi tiết thi hành luật quy định:

Huy chương chiến sĩ vẻ vang đối với cá nhân có thời gian làm nhiệm vụ ở vùng biển, đảo, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, thực hiện như sau:

[1] Đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng thuộc Quân đội nhân dân và sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân, viên chức thuộc Công an nhân dân, thời gian công tác được nhân hệ số 2 để tính thời gian xét tặng Huy chương chiến sĩ vẻ vang các hạng.

[2] Hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc Quân đội nhân dân thời gian công tác đủ 01 năm trở lên, hoàn thành tốt nhiệm vụ thì được xét tặng Huy chương chiến sĩ vẻ vang hạng ba.

[3] Đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng, hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc Quân đội nhân dân hy sinh và được công nhận liệt sĩ, nếu thời gian làm nhiệm vụ chưa đủ 01 năm thì được xét truy tặng Huy chương chiến sĩ vẻ vang hạng ba; nếu thời gian làm nhiệm vụ từ 01 năm trở lên thì được xét truy tặng Huy chương chiến sĩ vẻ vang hạng nhì.

Bổ sung đối tượng Hộ gia đìnhđược tặng thưởng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Chủ tịch tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bằng khen cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương và Giấy khen [Khoản 3 Điều 73, Khoản 4 Điều 76]

Nghị định quy định chi tiết thi hành luật quy định:

+ Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ để tặng cho gia đình gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có đóng góp về công sức, đất đai và tài sản cho địa phương, xã hội có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên [Khoản 4 Điều 23].

+ Bằng khen cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương để tặng cho gia đình gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có nhiều đóng góp lớn về công sức, đất đai và tài sản cho địa phương, xã hội [Khoản 4 Điều 24].

+ Giấy khen của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp xã để tặng cho gia đình gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có đóng góp về công sức, đất đai và tài sản cho địa phương, xã hội [Khoản 2, Điều 25].

Mở rộng đối tượng được tặng thưởng Huy chương Hữu nghịlà người nước ngoài có nhiều đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam [Điều 57] [Luật năm 2003 quy định người nước ngoài có thời gian làm việc tại Việt Nam].

d] Bổ sung Điều 91a quy định về Hội đồng Thi đua-Khen thưởng các cấp:

i- Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương:

Theo quy định tại Điều 91a Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Điều 27, Nghị định quy định chi tiết thi hành:

Vị trí, chức năng: Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương là cơ quan tham mưu, tư vấn cho Đảng và Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng.

Thành phần:Chủ tịch Hội đồng là Thủ tướng Chính phủ.

Các Phó Chủ tịch Hội đồng: Phó Chủ tịch nước là Phó Chủ tịch thứ Nhất; Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban Ban thi đua Khen thưởng Trung ương là Phó Chủ tịch Thường trực; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là Phó Chủ tịch.

Hội đồng có từ 13 đến 15 ủy viên là đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương.

Các nhiệm vụ, quyền hạn:

+ Thực hiện sự phối hợp giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể trung ương và các địa phương trong việc tham mưa, đề xuất chủ trương, chính sách về tổ chức phong trào thi đua và công tác thi đua, khen thưởng trong phạm vi cả nước;

+ Tham mưu, tư vấn cho cấp có thẩm quyền quyết định phong tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng;

+ Định kỳ đánh giá phong trào thi đua và công tác khen thưởng; kiến nghị, đề xuất chủ trương, biện pháp đấy mạnh phong trào thi đua yêu nước; tham mưu tổng kết công tác thi đua, khen thưởng; đề xuất sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách về thi đua, khen thưởng; kiểm tra, giám sát công tác thi đua, khen thưởng.

Cơ quan thường trực, giúp việc: Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương là cơ quan thường trực, giúp việc cho Hội đồng.

ii- Hội đồng Thi đua Khen thưởng cấp Bộ[Điều 28, Nghị định quy định chi tiết thi hành luật]

Vị trí, chức năng: Hội đồng Thi đua Khen thưởng cấp bộ,ban, ngành, đoàn thể ở Trung ương là cơ quan tham mưu cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, ban, ngành, đoàn thể ở Trung ương về công tác thi đua, khen thưởng.

Thành phần:

+ Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ,ban, ngành, đoàn thể ở Trung ương.

+ Hội đồng có từ 13 đến 15 thành viên, trong đó có từ 03 đến 04 Phó Chủ tịch. Vụ trưởng Vụ Thi đua Khen thưởng là Phó Chủ tịch Thường trực. Đối với những bộ, ban, ngành, đoàn thể ở Trung ương chưa thành lập Vụ Thi đua Khen thưởng thì Trưởng Phòng [Ban] Thi đua Khen thưởng là Ủy viên Thường trực Hội đồng. Các Phó Chủ tịch khác và các ủy viên do Chủ tịch Hội đồng quyết định.

+ Thành phần Hội đồng Thi đua Khen thưởng của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quy định.

Nhiệm vụ, quyền hạn:

+ Tham mưu cho Bộ trưởng, Thủ trưởng các ban, ngành, tổ chức, đoàn thể ở Trung ương phát động các phong trào thi đua.

+ Định kỳ đánh giá kết quả phong trào thi đua và công tác khen thưởng; tham mưu việc sơ kết, tổng kết công tác thi đua, khen thưởng; kiến nghị, đề xuất các chủ trương, biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong từng năm và từng giai đoạn.

+ Tham mưu cho Bộ trưởng, Thủ trưởng các ban, ngành, tổ chức, đoàn thể ở Trung ương kiểm tra, giám sát các phong trào thi đua và thực hiện các quy định về thi đua, khen thưởng.

+ Tham mưu cho Bộ trưởng, Thủ trưởng các ban, ngành, tổ chức, đoàn thể ở Trung ương quyết định tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng.

Cơ quan thường trực: Vụ [Phòng, Ban] Thi đua Khen thưởng của các bộ, ban, ngành, đoàn thể ở trung ương là thường trục Hội đồng.

iii- Hội đồng Thi đua Khen thưởng cấp tỉnh[quy định cụ thể tạiĐiều 29, Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ].

e] Sửa đổi, bổ sung một số nội dung khác để phù hợp với thực tiễn:

i- Về nguyên tắc khen thưởng:

Về loại hình khen thưởng:Tại Điều 4 của Luật thay cụm từKhen thưởng thường xuyênbằng cụm từKhen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được, theo đó quy định 6 loại hình khen thưởng [nêu tại phần 7.1.4].

Nguyên tắc trong thi đua, khen thưởng:

+ Bổ sung nguyên tắc khen thưởngkhông tặng thưởng nhiều hình thức cho một thành tích đạt được [Điểm b, Khoản 2, Điều 6], nhằm khắc phục tình trạng khen chồng chéo, trùng lắp.

+ Bổ sung nguyên tắc về bình đẳng giới trong thi đua, khen thưởng [Khoản 3, Điều 6].

Về thẩm quyền đề nghị khen thưởng:

+ Bổ sung quy định về thẩm quyền đề nghị khen thưởng Huân chương, Huy chương, Danh hiệu vinh dự nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước đối với Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, Trưởng các Ban của Đảng và tương đương ở Trung ương, Tổng kiểm toán Nhà nước.

+ Bổ sung quy định về thẩm quyền đề nghị khen thưởng Cờ Thi đua của Chính phủ, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc đối với Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, Chủ nhiệm Văn phòng quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, Trưởng các Ban của Đảng và tương đương ở Trung ương, Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Về trình tự, thủ tục trình khen thưởng và trách nhiệm của người đứng đầu trong khen thưởng:

+ Bổ sung quy định về thủ tục trình khen thưởng từ cơ sở [Khoản 1, Điều 83], cụ thể là: Danh hiệu thi đua được bình xét và đề nghị từ đơn vị cơ sở thuộc cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã.

Cấp quản lý về tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hoặc người đứng đầu doanh nghiệp, hợp tác xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xét tặng danh hiệu thi đua hoặc trình cấp trên xét tặng danh hiệu thi đua, khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.

+ Người đứng đầu cấp có thẩm quyền chịu trách nhiệm về quyết định khen thưởng của cấp mình và việc trình cấp trên khen thưởng; có trách nhiệm phát hiện, xây dựng điển hình tiên tiến là công nhân, nông dân, người lao động ở các thành phần kinh tế để khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng [Khoản 4, Điều 83].

+ Bổ sung về Hồ sơ xét khen thưởng: Phải có biên bản xét khen thưởng [Điều 84]

Khen thưởng cho đại biểu Quốc hội chuyên trách ở Trung ương:

Đoạn 2, Khoản 2, Điều 83 quy định: Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội trình khen thưởng Huân chương, Huy chương, Danh hiệu vinh dự Nhà nước cho đại biểu Quốc hội chuyên trách ở Trung ương.

8.3. Tổ chức, hoạt động của Hội đồng Thi đua-Khen thưởng, Hội đồng sáng kiến của đơn vị cơ sở

8.3.1. Hội đồng Thi đua-Khen thưởng

Vị trí, chức năng: Hội đồng Thi đua Khen thưởng cấp cơ sở [gọi chung cho cấp cơ sở và trên cơ sở] là cơ quan tham mưu cho Thủ trưởng đơn vị [gọi chung cho cơ quan, tổ chức, đơn vị] về công tác thi đua, khen thưởng.

Thành phần:

+ Chủ tịch Hội đồng là Thủ trưởng đơn vị.

+ Hội đồng có từ 09 đến 11 thành viên, trong đó có 01 Phó Chủ tịch là cấp Phó của người đứng đầu; Vụ trưởng Vụ TCCB [hoặc Trưởng phòng TCCB/Trưởng tổ chức Nhân sự] là ủy viên Thường trực; 01 cán bộ tổng hợp công tác TĐ-KT là Ủy viên Thư ký. Các ủy viên do Chủ tịch Hội đồng quyết định.

Nhiệm vụ, quyền hạn:

+ Tham mưu cho Thủ trưởng đơn vị phát động các phong trào thi đua.

+ Triển khai các biện pháp thực hiện, thường xuyên theo dõi, định kỳ đánh giá kết quả phong trào thi đua và công tác khen thưởng; tham mưu việc sơ kết, tổng kết công tác thi đua, khen thưởng; kiến nghị; đề xuất các nội dung, biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua trong từng năm và từng kỳ.

+ Tham mưu cho Thủ trưởng đơn vị trong công tác tự kiểm tra các phong trào thi đua và thực hiện các quy định về thi đua, khen thưởng.

+ Tham mưu cho Thủ trưởng đơn vị quyết định tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng.

+ Tham mưu cho Thủ trưởng đơn vị xem xét, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về thi đua, khen thưởng; xem xét thu hồi hoặc đề nghị các cấp có thẩm quyền thu hồi quyết định khen thưởng đối với các trường hợp phát hiện có vi phạm quy định về thi đua, khen thưởng.

Nguyên tắc làm việc:Hội đồng TĐ-KT làm việc theo chế độ tập thể, đảm bảo tính dân chủ, công khai; quyết định các vấn đề theo đa số bằng hình thức biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín theo quy định và thông qua tại cuộc họp Hội đồng.

8.3.2. Hội đồng sáng kiến

Vị trí, chức năng: Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở [gọi chung cho cấp cơ sở và trên cơ sở] là cơ quan giúp Thủ trưởng đơn vị [gọi chung cho cơ quan, tổ chức, đơn vị] về đăng ký, triển khai áp dụng sáng kiến, đánh giá, công nhận sáng kiến.

Thành phần:

+ Chủ tịch Hội đồng sáng kiến là Phó Chủ tịch Hội đồng TĐ-KT đơn vị.

+ Hội đồng có từ 07 đến 09 thành viên, trong đó có 01 Ủy viên Thư ký là Thư ký của Hội đồng TĐ-KT đơn vị; Các ủy viên là trưởng một số Phòng/Ban chức năng chủ chốt của đơn vị, có chuyên môn chuyên cao, có khả năng phân tích, đánh giá hiệu quả, phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến do Thủ trưởng đơn vị quyết định.

Nhiệm vụ, quyền hạn:

+ Tiếp nhận đăng ký sáng kiến, tham mưu giúp Thủ trưởng đơn vị các biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ cá nhân, tập thể triển khai thực hiện những sáng kiến có tính khả thi nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

+ Giúp Thủ trưởng đơn vị đánh giá, nghiệm thu, phân loại sáng kiến theo từng cấp độ [cơ sở, ngành, bộ, toàn quốc] và quyết định công nhận sáng kiến làm căn cứ xét khen thưởng.

+ Tham mưu, giúp Thủ trưởng đơn vị đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền, phổ biến, nhân rộng áp dụng những sáng kiến đã được công nhận đạt hiệu quả cao.

8.4. Kỹ năng tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng

8.4.1. Phương pháp, quy trình xây dựng nội dung, tổ chức phát động và thực hiện phong trào thi đua

a] Phạm vi, hình thức và trách nhiệm tổ chức phong trào thi đua

i- Tổ chức thi đua toàn quốc:Là thi đua chuyên đề, do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ phát động và thực hiện trên quy mô toàn quốc nhằm thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng hoặc Chính phủ.

ii- Tổ chức thi đua phạm vi Bộ, ban, ngành, đoàn thể TW và địa phương, gồm: Thi đua thường xuyên, thi đua theo chuyên đề [hoặc theo đợt], do Bộ trưởng, trưởng các ban, ngành, đoàn thể Trung ương và Chủ tịch tỉnh phát động nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ thường xuyên, công tác chuyên đề và nhiệm vụ trọng tâm.

iii- Tổ chức thi đua phạm vi cơ sở, gồm: Thi đua thường xuyên, thi đua theo đợt, do Thủ trưởng đơn vị phát động nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ thường xuyên, công tác trọng tâm từng kỳ.

iv- Thi đua theo các cụm, khối thi đua:Là thi đua thường xuyên nhằm thực hiện giao ước thi đua của từng cụm, khối đề ra hàng năm, có phạm vi là cụm, khối thi đua.

v- Quy trình tổ chức phong trào thi đua:

Sơ đồ

b] Quy trình xây dựng nội dung, tổ chức phát động phong trào thi đua:

Theo quy định tại Điều 16 Luật thi đua, khen thưởng, có 5 nội dung tổ chức phong trào thi đua [cụ thể tại Điều 7 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP và Điều 3 Thông tư số 07/2014-TT-BNV], gồm:

[1] Xác định mục tiêu, phạm vi, đối tượng và nội dung thi đua;

[2] Xác định chỉ tiêu, khẩu hiệu và thời hạn thi đua;

[3] Xác định biện pháp tổ chức phong trào thi đua;

[4] Phát động, chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua;

[5] Sơ kết, tổng kết và khen thưởng thi đua.

* Một số kỹ năng cơ bản:

i- Xác định mục tiêu thi đua

Mục tiêu thi đua là nội dung đầu tiên phải tính đến khi chuẩn bị tổ chức phong trào thi đua. Nói cách khác là phải trả lời câu hỏi Tổ chức phong trào này để giải quyết vấn đề gì?.

Mục tiêu thi đua phải khoa học, toàn diện và cụ thể, phải rõ ràng, có tính thực tiễn, khả thi và có mục tiêu cho cả đơn vị, cho từng tập thể. Có mục tiêu trước mắt và có mục tiêu lâu dài. Mục tiêu thi đua trước mắt tạo điều kiện đạt mục tiêu thi đua lâu dài và mục tiêu lâu dài động viên thực hiện mục tiêu trước mắt.

Mục tiêu thi đua phải xác định được mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể. Thông thường mục tiêu chung là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị toàn diện, về đích trước thời gian, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động, sản xuất, công tác, rèn luyện và học tập; chào mừng kỷ niệm

Mục tiêu cụ thể là các chỉ tiêu cần đạt được của các nội dung trên.

ii- Xác định khẩu hiệu thi đua

Nội dung thi đua thiết thực thì phải có khẩu hiệu thi đua cho phù hợp. Thực tế nhiều phong trào thi đua có khẩu hiệu rất hấp dẫn, có sức hút, lôi cuốn tinh thần thi đua rất cao.

Việc đặt khẩu hiệu thi đua cũng cần nghiên cứu cho thích đáng, phù hợp và bao hàm được nội dung cần kêu gọi thi đua.

Nghệ thuật tổ chức lãnh đạo phong trào thi đua yêu nước biểu hiện ở việc đề ra được tên phong trào với những khẩu hiệu hành động, tuyên truyền sắc bén, sát với tình hình, nguyện vọng, lợi ích của quần chúng.

iii- Xác định đối tượng thi đua

Tùy theo cấp phát động, hình thức, phạm vi, quy mô tổ chức phong trào thi đua để xác định đối tượng tham gia thi đua cho phù hợp. Tùy từng phong trào thi đua mà có đối tượng thi đua khác nhau.

Đối tượng cụ thể để thực hiện thi đua là các cá nhân và tập thể. Đối tượng thi đua chủ yếu của đơn vị cơ sở là các chi cục, phòng, tổ, đội, chi nhánh công ty Đối tượng đơn vị cơ sở là cục, vụ, viện, học viện, trường, công ty, tổng công ty, hội, hiệp hội Đối tượng tập thể đơn vị trên cơ sở là Tổng cục, Tập đoàn.

iv- Xác định thời hạn thi đua

Phong trào thi đua khi phát động đều phải xác định rõ thời hạn.

Thời hạn dài hay ngắn phụ thuộc vào mục tiêu, nội dung của phong trào.

Trong thời gian triển khai phong trào cần có sơ kết, tổng kết để kiểm điểm, đánh giá kết quả phong trào và những tồn tại, hạn chế rút kinh nghiệm; đồng thời phát hiện, nhân điển hình tiên tiến và biểu dương khen thưởng kịp thời những nhân tố mới để động viên phong trào.

v- Xác định nội dung thi đua

Nội dung thi đua cần phải bám sát nhiệm vụ kế hoạch được giao, những chương trình công tác trọng tâm, khó khăn, bức xúc nhất của đơn vị.

Nội dung thi đua thường xuyên phải toàn diện; tùy đặc điểm, tình hình và mục tiêu, nhiệm vụ trong từng giai đoạn để đề ra nội dung thi đua. Nội dung cơ bản của đợt thi đua thường xuyên trong giai đoạn hiện nay đối với các đơn vị ngành Tài chính là:

[1] Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn và các chương trình công tác được giao hàng năm.

[2] Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; kỷ cương, kỷ luật công tác; quy chế làm việc của bộ, ngành, đơn vị.

[3] Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; phòng chống tham nhũng, lãng phí.

[4] Tổ chức tốt các phong trào thi đua. Xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, đơn vị và các tổ chức quần chúng vững mạnh toàn diện.

[5] Chăm lo đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đảm bảo lợi ích của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

[6] Tích cực tham gia công tác xã hội, bảo vệ môi trường.

Nội dung thi đua theo chuyên đề [theo đợt] cần tập trung vào một nhiệm vụ, một chương trình công tác trọng tâm hoặc công việc tồn đọng, bức xúc nhằm đạt được mục tiêu về số lượng, chất lượng, tiến độ và thời gian theo yêu cầu.

Nội dung thi đua càng cụ thể thì hiệu quả của phong trào càng cao.

vi- Xác định chỉ tiêu thi đua

Chỉ tiêu thi đua phải đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn và có tính khả thi cao:

Phải dựa trên hình thức thực tế của từng đơn vị và nhiệm vụ, kế hoạch được giao.

Chỉ tiêu đặt ra phải từ mức tiên tiến trở lên để đảm bảo từng cá nhân, tập thể cần nỗ lực, tích cực phấn đấu mới hoàn thành. Không đề ra chỉ tiêu cao quá sẽ không thực hiện được trở nên nản chí làm ảnh hưởng đến khí thế của đối tượng tham gia thi đua.

vii- Xác định biện pháp tổ chức phong trào thi đua

Coi trọng công tác triển khai phong trào thi đua. Phải xây dựng được Kế hoạch tổ chức phong trào thi đua để triển khai thực hiện. Việc tổ chức thực hiện tốt chỉ trên cơ sở công tác triển khai tốt.

Tổ chức các biện pháp vận động đông đảo lực lượng tham gia các phong trào thi đua.

Theo dõi chặt chẽ quá trình tổ chức thực hiện. Thực tế cho thấy, chỉ có xây dựng được Biểu điểm thi đua mới có căn cứ để ghi nhận, đánh giá, phân loại mức độ hoàn thành các chỉ tiêu, nội dung thi đua để làm căn cứ xét khen thưởng thi đua.

Với các phong trào lớn, phong trào mới cần tổ chức chỉ đạo điểm, sơ kết rút kinh nghiệm trước khi nhân rộng.

Thường xuyên, đột xuất tiến hành kiểm tra, giám sát việc triển khai tổ chức phong trào. Kịp thời phát hiện nhân tố mới, cách làm hay để nhân rộng và những khó khăn, vướng mắc để kịp thời tháo gỡ.

Thực tế cho thấy, chỉ có các phong trào thi đua đề ra được giải pháp thiết thực, tích cực, gắn cơ chế trách nhiệm với quyền lợi của đối tượng tham gia thi đua mới tạo được động lực và hiệu quả thi đua cao.

viii- Phát động, chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua

Căn cứ đặc điểm, tính chất công tác, lao động, nghề nghiệp, đối tượng tham gia thi đua để có hình thức tổ chức phát động thi đua cho phù hợp. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức Lễ phát động thi đua và tổ chức Ký giao ước thi đua giữa các tập thể tại Lễ phát động để công khai việc triển khai phong trào thi đua hướng tới các đối tượng [Phụ lục số 02 kèm theo].

Tổ chức cho các cá nhân Đăng ký thi đua với Thủ trưởng đơn vị phát động phong trào thi đua để phấn đấu thực hiện và làm căn cứ xét khen thưởng khi tổng kết phonng trào thi đua.

Cần làm tốt công tác tuyên truyền về nội dung và ý nghĩa của phong trào thi đua, phát huy tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác và sức mạnh của quần chúng trong thực hiện phong trào thi đua.

Trong quá trình tổ chức thực hiện cần chú trọng công tác chỉ đạo triển khai, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra.

Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc phát hiện, xây dựng, bồi dưỡng, tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến, nhân tố mới, cách làm hay trong phong trào thi đua.

ix- Sơ kết, tổng kết và khen thưởng

Đối với đợt thi đua dài ngày cần phải định kỳ tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm.

Kết thúc đợt thi đua tiến hành đánh giá, tổng kết, lựa chọn khen thưởng những tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong phong trào thi đua.

Kịp thời phát hiện, tuyên truyền, nhân rộng các điển hình tiên tiến.

c] Một số kỹ năng phát hiện, xây dựng, nhân điển hình tiên tiến

i- Phát hiện, xây dựng điển hình tiên tiến:Điển hình tiên tiến là kết quả, sản phẩm của phong trào thi đua, có được trên cơ sở phát hiện qua phong trào, hoặc chủ động xây dựng, bồi dưỡng. Các bước tiến hành:

Phát hiện điển hình:Tổ chức tốt các phong trào thi đua để thông qua các phong trào thi đua phát hiện điển hình tiên tiến. Chú trọng việc phát hiện các điển hình thông qua các cơ quan truyền thông báo chí, phát thanh, truyền hình trong đưa tin, tuyên truyền đời sống, công tác, học tập, lao động, sản xuất và đấu tranh phòng chống tội phạm.

Xây dựng, bồi dưỡng điển hình:Xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể để bình xét, công nhận, bồi dưỡng điển hình tiên tiến cấp cơ sở, ngành, bộ, toàn quốc. Có kế hoạch và tạo điều kiện hỗ trợ tinh thần, giải pháp kỹ thuật và điều kiện vật chất để các điển hình triển khai áp dụng những sáng kiến, giải pháp, công nghệ mới đảm bảo thành công và hiệu quả nhất.

Trên cơ sở xác định các nhân tốcần xây dựng, tạo mọi điều kiện hỗ trợ về vật chất, tinh thần để các nhân tố sớm trở thành điển hình; hoặc có biện pháp cụ thể hướng dẫn, động viên để các nhân tố tích cực đăng ký trở thành điển hình.

Với các điển hình tiên tiến đã được công nhận, cần tiếp tục theo dõi, tạo môi trường thuận lợi, trực tiếp hỗ trợ bằng các quỹ, giải thưởng cho điển hình tiếp tục phát huy khả năng và sức sáng tạo trong công việc và trong cuộc sống.

ii- Đổi mới nội dung, hình thức công tác phổ biến, tuyên truyền các phong trào thi đua yêu nước, các điển hình tiên tiến

Đổi mới hoạt động truyền thông, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền các điển hình tiên tiến. Công tác phổ biến, tuyên truyền điển hình tiên tiến là trọng tâm trong công tác tuyên truyền các phong trào thi đua và phải trở thành việc làm thường xuyên, liên tục của Bộ, ngành, đơn vị.

Các cơ quan truyền thông của Bộ, ngành, đơn vị phải xác định việc tuyên truyền, phổ biến các phong trào thi đua yêu nước, các điển hình tiên tiến là trọng tâm trong các hoạt động tuyên truyền:

+ Mở các chuyên trang, chuyên mục trên báo, tạp chí ngành, chuyên ngành hoặc mạng thông tin điện tử để tuyên truyền phổ biến gương người tốt việc tốt, sáng kiến, kinh nghiệm của các điển hình tiên tiến; các tập thể, cá nhân được các cấp và đơn vị biểu dương, khen thưởng. Thực tế cho thấy, việc sử dụng mạng thông tin điển tử nội bộ đơn vị phục vụ cho công tác này đem lại hiệu quả khá tích cực và nhanh nhạy.

+ Tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong đơn vị về các tập thể, cá nhân được đề nghị phong tặng danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng bậc cao.

Đổi mới, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền các phong trào thi đua yêu nước, các điển hình tiên tiến. Sử dụng và kết hợp hài hòa các hình thức tuyên truyền bằng báo cáo viên, tuyên truyền viên, chú trọng hình thức tuyên truyền miệng và đưa thành nội dung sinh hoạt định kỳ tại sinh hoạt ở cơ sở; và kết hợp, lồng ghép tuyên truyền qua hoạt động.

Cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng các cấp phối hợp chặt chẽ với đoàn thể cùng cấp, chủ động tích cực làm tốt công tác tuyên truyền các phong trào thi đua yêu nước, các điển hình tiên tiến và là đầu mối tổng hợp các phong trào thi đua yêu nước, các điển hình tiên tiến của cấp mình.

iii- Tổ chức thi đua cùng các điển hình tiên tiến

Cần coi việc tổ chứcThi đua cùng điển hình tiên tiếnlà nhiệm vụ, giải pháp quan trọng và là việc làm thường xuyên để nâng cao chất lượng, giá trị, tác dụng cảu phong trào thi đua.

Hàng năm, đề ra các tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể làm căn cứ để tổ chức cho đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động và đoàn viên, hội viên trực tiếp học tập, lao động sản xuất, công tác đăng ký thi đua, ký kết giao ước thi đua cùng các điển hình tiên tiến của Bộ, ngành, đơn vị. Từ đó tạo nên các phong trào Thi đua cùng các điển hình tiên tiến thực sự đa dạng, thiết thực và gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành, đơn vị.

Xây dựng, tổ chức hoạt động các mô hìnhCâu lạc bộ điển hình tiên tiến, làm nòng cốt và tạo nguồn báo cáo viên, tuyên truyền viên từ những điển hình tiên tiến.

Tổ chức cho các điển hình tiên tiến tiêu biểu giao lưu, trao đổi, truyền đạt kinh nghiệm tới các tổ chức, đối tượng cùng chuyên môn, lĩnh vực công tác và cho thế hệ trẻ.

Cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích đối với những điển hình tiên tiến[đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, nâng lương trước hạn, khen thưởng]để cổ vũ, khích lệ, tạo sức lan tỏa, cộng hưởng để phát huy, nhân rộng điển hình, cổ vũ các tập thể cá nhân tích cực thi đua cùng điển hình tiên tiến.

Chú trọng công tác nghiên cứu, tổng hợp đúc rút kinh nghiệm và theo dõi, đánh giá, sơ tổng kết, khen thưởng kịp thời và nhân rộng những phong trào Thi đua cùng điển hình tiên tiến.Một số vấn đề cần quan tâm

Chú trọng khâuPhát hiện điển hình tiên tiến đây là khâu quan trọng nhất, là cơ sở để tiến hành các khâu tiếp theo:Tuyên truyềnPhổ biếnThi đua cùng điển hình tiên tiến.

Khi có điển hình rồi phải coi đó là một thứ Tài sản, phải có giải pháp cụ thể để nuôi dưỡng, phát huy và sử dụng lâu dài.

Bên cạnh các hình thức phổ biến, tuyên truyền chung thì việc bồi dưỡng, tập huấn, hỗ trợ để các điển hình trở thành tuyên truyền viên, báo cáo viên cho các đối tượng khác sẽ tạo ra tác dụng to lớn.

Với các phong trào thi đua giai đoạn hiện nay, hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn đã cơ bản đầy đủ, các bước tiến hành tổ chức phong trào thi đua đã rất rõ ràng, cán bộ làm công tác thi đua cần:

[1]. Chủ động, tích cực, kiên trì trong tham mưu cho cấp ủy, chính quyền trong tổ chức phong trào thi đua và công tác khen thưởng.

[2]. Nâng cao khả năng nắm bắt những vấn đề thực tiễn đặt ra, phân tích, dự báo, chủ động tham mưu cho lãnh đạo đơn vị:

Tổ chức phong trào thi đua gắn với các nhiệm vụ chính trị; các sự kiện lịch sử, văn hóa; ngày kỷ niệm, ngày lễ lớn của Đảng, của đất nước; ngày truyền thống của Bộ, ngành,đơn vị.

Tổ chức phong trào thi đua để giải quyết các vấn đề khó khăn, cấp bách của ngành, của đơn vị.

[3]. Sáng tạo trong quá trình tổ chức thực hiện, tránh dập khuôn, máy móc, hành chính trong hoạt động phong trào.

[4]. Tăng cường phối hợp hoạt động, phát huy sức mạnh tổng hợp trong tổ chức phong trào thi đua, bao gồm: Sức mạnh lực lượng và vật chất; sức mạnh phối hợp với các tổ chức đoàn thể, cơ quan truyền thông, tổ chức kinh tế, xã hội

8.4.2. Danh hiệu thi đua

a] Đối tượng tặng Danh hiệu thi đua

Cá nhâncó đăng ký thi đua, tham gia các phong trào thi đua, lập được thành tích đảm bảo điều kiện và tiêu chuẩn danh hiệu thi đua đều được tham gia xét tặng các danh hiệu thi đua.

Tập thểcó đăng ký và giao ước thi đua; đơn vị có tổ chức các phong trào thi đua, lập được thành tích đảm bảo điều kiện và tiêu chuẩn danh hiệu thi đua đều được tham gia xét tặng các danh hiệu thi đua.

Một điểm đáng lưu ý là: Danh hiệu thi đua chỉ tặng cho những cá nhân, tập thể lập được thành tíchTiêu biểu xuất sắc[đối với CSTĐ toàn quốc làTiêu biểu xuất sắc nhất] lựa chọn trong số những cá nhân, tập thể có thành tích đảm bảo điều kiện và tiêu chuẩn danh hiệu thi đua thông qua việc bình xét công khai, dân chủ từ cơ sở.

b] Các Danh hiệu thi đua:

i- Đối với cá nhân,gồm:

Chiến sỹ thi đua toàn quốc;

Chiến sỹ thi đua ngành Tài chính;

Chiến sỹ thi đua cơ sở;

Lao động tiên tiến.

ii- Đối với tập thể,gồm:

Cờ thi đua của Chính phủ;

Cờ thi đua của Bộ;

Tập thể Lao động xuất sắc;

Tập thể Lao động tiên tiến.

iii- Tiêu chuẩn danh hiệu thi đua

Các danh hiệu thi đua được xét tặng hàng năm hoặc theo đợt.

Tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua được quy định từ Điều 21 đến Điều 28 Luật TĐKT.

iv- Căn cứ, trình tự xét tặng danh hiệu thi đua, khen thưởng

Căn cứ:

+ Đăng ký tham gia thi đua;

+ Bản kiểm điểm công tác năm [đối với cá nhân], Báo cáo tổng kết công tác năm và báo cáo tổng kết thi đua năm [đối với tập thể], trong đó nêu rõ thành tích thực hiện các nội dung, chỉ tiêu thi đua.

+ Bảng điểm thi đua của cá nhân, tập thể đã được đơn vị duyệt, công nhận.

+ Sáng kiến đã được công nhận.

+ Tổng hợp theo dõi các vụ việc tồn tại, nổi cộm; theo dõi nghỉ việc, thời gian và kết quả học tập, các quyết định kỷ luật [nếu có].

Trình tự xét:

+ Tập thể trực tiếp quản lý CB, CC, VC tổ chức xét với toàn thể CB, CC, VC tham gia với trình tự nội dung: Báo cáo kiểm điểm kết quả thực hiện các chỉ tiêu thi đua; kết quả đánh giá, phân loại CB, CC, VC; kết quả công nhận sáng kiến; đề xuất và bình xét các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo tiêu chuẩn quy định.

+ Tổng hợp kết quả bình xét của tập thể gửi Hội đồng TĐ-KT đơn vị tổ chức xét, trình Lãnh đạo đơn vị xem xét và Thủ trưởng đơn vị quyết định.

v- Thẩm quyền xét tặng danh hiệu thi đua

Quy định từ Điều 77 đến Điều 80 Luật TĐ-KT.

Sơ đồ 2

THẨM QUYỀN VÀ TRÌNH TỰ

XÉT, CÔNG NHẬN CÁC DANH HIỆU THI ĐUA ĐỐI VỚI CÁ NHÂN

Thủ tướng CPCSTĐ TOÀN QUỐC[7 năm/lần xét /CN]

Bộ Tài chính trình TTgCP

Bộ trưởng Bộ Tài chínhCHIẾN SỸ THI ĐUANGÀNH TÀI CHÍNH[3 năm/lần xét/cá nhân]

Đơn vị trình Bộ trưởng BTC

Thủ trưởng

CHIẾN SỸ THI ĐUA CƠ SỞ[Xét hàng năm]

Đơn vị thuộc Bộ QĐ

[Trừ các Vụ và tương đương]

LAO ĐỘNG TIÊN TIẾN[Xét hàng năm]Số Cán bộ, Công chức, Viên chức hoàn thành nhiệm vụ công tác năm.Tổng số Cán bộ, Công chức, Viên chức của đơn vị.

Sơ đồ 3

THẨM QUYỀN VÀ TRÌNH TỰXÉT, CÔNG NHẬN CÁC DANH HIỆU THI ĐUA ĐỐI VỚI TẬP THỂ

Thủ tướng CPCỜ THI ĐUACỦA CHÍNH PHỦ[Xét hàng năm]CỜ THI ĐUACỦA BỘ TÀI CHÍNH[Xét hàng năm]

Bộ Tài chính trình TTgCP

Bộ Tài chínhquyết định

TẬP THỂ LAO ĐỘNG XUẤT SẮC[Xét hàng năm]

Đơn vị trình Bộ trưởng BTC

Đơn vịthuộc

TẬP THỂ LAO ĐỘNG TIÊN TIẾN[Xét hàng năm]

Bộ QĐ

Số Tập thể hoàn thành nhiệm vụ.Tổng số Tập thể = Đơn vị + Số Tập thể nhỏ thuộc đơn vị

8.4.3. Hình thức khen thưởng

a]Đối tượng khen thưởng:

Công dân Việt Nam, các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, nghề nghiệp, tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài và các tổ chức quốc tế ở Việt Nam có thành tích đóng góp trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, được khen thưởng khi đảm bảo tiêu chuẩn quy định.

b]Các hình thức khen thưởng:

i-Huân chương, gồm:[10 loại]

[1] Huân chương Sao vàng;

[2] Huân chương Hồ Chí Minh;

[3] Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba;

[4] Huân chương Quân công hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba;

[5] Huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba;

[6] Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba;

[7] Huân chương Chiến công hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba;

[8] Huân chương Đại đoàn kết dân tộc;

[9] Huân chương Dũng cảm;

[10] Huân chương Hữu nghị.

Tiêu chuẩn Huân chương các loại quy định từ Điều 34 đến Điều 51 Luật TĐ-KT năm 2013.

ii- Huy chương, gồm:[4 loại]

[1] Huy chương Quân kỳ quyết thắng;

[2] Huy chương Vì an ninh Tổ quốc;

[3] Huy chương Chiến sỹ vẻ vang hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba;

[4] Huy chương Hữu nghị.

Tiêu chuẩn Huy chương các loại quy định từ Điều 54 đến Điều 57 Luật TĐ-KT năm 2013.

iii-Danh hiệu vinh dự nhà nước, gồm:[8 loại]

[1] Tỉnh Anh hùng, Thành phố Anh hùng;

[2] Bà mẹ Việt Nam Anh hùng;

[3] Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;

[4] Anh hùng Lao động;

[5] Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú;

[6] Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú;

[7] Nghệ sỹ Nhân dân, Nghệ sỹ Ưu tú;

[8] Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú.

  • Tiêu chuẩn Danh hiệu vinh dự nhà nước quy định từ Điều 58a đến Điều 65 Luật TĐ-KT năm 2013.

iv-Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước:

  • Tiêu chuẩn Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước quy định từ Điều 66 đến Điều 68 Luật TĐ-KT năm 2013.

v-Kỷ niệm chương, Huy hiệu:

  • Đối tượng tặng Kỷ niệm chương, Huy hiệu quy định tại Điều 69 Luật TĐ-KT năm 2013.
  • Tiêu chuẩn tặng Kỷ niệm chương, Huy hiệudo bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội quy định.

vi-Bằng khen, gồm:[2 loại]

[1] Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ;

[2] Bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương.

Tiêu chuẩn tặng Bằng khen quy định từ Điều 71 đến Điều 73 Luật TĐ-KT năm 2013.

vii-Giấy khen, gồm:

[1] Giấy khen của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, ban, ngành, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

[2] Giấy khen của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp, Hợp tác xã;

[3] Giấy khen của Thủ trưởng cơ quan chuyên môn và tương đương thuộc UBND cấp tỉnh;

[4] Giấy khen của Chủ tịch UBND cấp huyện;

[5] Giấy khen của Chủ tịch UBND cấp xã.

Tiêu chuẩn tặng Giấy khen quy định từ Điều 75 đến Điều 76 Luật TĐ-KT năm 2013.

c] Một số kỹ năng cơ bản trong xét khen thưởng đối với một số hình thức khen thưởng thường gặp của các đơn vị cơ sở ngành Tài chính[HC Sao vàng; HC HCM; HCĐL các hạng; HCLĐ các hạng; Bằng khen của TTgCP; Bằng khen của Bộ trưởng; Giấy khen]:

i-Một số vấn đề chung:

Tư tưởng căn bản hướng đến sửa đổ, bổ sung Luật TĐ-KT lần này [luật TĐ-KT năm 2013] phải đạt được 4 Tránh:

+ Tránh khen thưởng chàn lan[số lượng quá lớn, dồn lên cấp trên];

+ Tránh khen thưởng chồng chéo[cùng một thành tích ngành khen và cấp cũng khen];

+ Tránh khen thưởng trùng lắp[cùng một thành tích vừa tặng danh hiệu thi đua, vừa tặng hình thức khen thưởng];

+ Tránh khen theo niên hạn[kết thúc mỗi năm công tác cộng dồn danh hiệu thi đua để khen thưởng].

Chính vì vậy, tổ chức, cá nhân làm công tác TĐ-KT ngành Tài chính cần quán triệt thật rõ tư tưởng chỉ đạo này để thực hiện chức năng tham mưu, tư vấn cho lãnh đạo các cấp trong tổ chức xét khen thưởng thi đua đảm bảo ý nghĩa tích cực của công tác thi đua, khen thưởng.

Khen kịp thời, khen đúng người, đúng việc, đúng thành tích và có tính tôn vinh điển hình sẽ có tác dụng tích cực, là động lực của các phong trào thi đua, giúp cho phong tào thi đua ngày càng xuất hiện thêm nhiều nhân tố mới, điển hình tiên tiến mới. Ngược lại, khen chàn lan sẽ tạo tư tưởng cào bằng, tạo sức ỳ và triệt tiêu động lực, tác dụng của phong trào thi đua.

Một số nội dung mới của Luật TĐ-KT năm 2013 như phần trên đã giới thiệu, hầu hết tiêu chuẩn các hình thức khen thưởng thưởng được thay đổi theo hướng nâng cao mức độ thành tích [hoàn thành xuất sắc; lập thành tích xuất sắc, đặc biệt xuất sắc], kéo dài thời gian giữa các lần xét khen thưởng; không lấy danh hiệu thi đua làm căn cứ xét các hình thức khen thưởng Theo đó, tiêu chuẩn mới của các hình thức khen thưởng thường gặp[HCLĐ, Bằng khen của TTgCP, Bằng khen của Bộ]cơ bản được kết cấu bởi các yếu tố có tính nguyên lý sau:

Công trạng và cấp độ thành tích xuất sắc: Có thể hiểu như sau

+Công trạng: Được xác định là quá trình xây dựng và phát triển của tập thể và là thành tích xuất sắc đóng góp trong quá trình công tác của cá nhân được quy định cụ thể bằng số năm trong các tiêu chuẩn khen thưởng, đặc biệt là Khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được, Khen thưởng quá trình cống hiến, Khen thưởng theo niên hạn.

+Cấp độ thành tích xuất sắc:Lập được thành tích xuất sắc hoặc đặc biệt xuất sắc là những người dám nghĩ, dám làm, có nhiều sáng tạo trong công tác, đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, vượt mức về số lượng, tiến độ so với nhiệm vụ kế hoạch và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đột suất [có thể lượng hóa tổng quát: Cao hơn 01 bậc so với người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ/ cao hơn 02 bậc so với người hoàn thành tốt nhiệm vụ/ cao hơn 03 bậc so với người hoàn thành nhiệm vụ].

Về phạm vi ảnh hưởng của thành tích:Có thể hiểu như sau

Là việc xác định mức độ nêu gương của thành tích đó trong phạm vi nào [toàn quốc, Bộ/ngành hay lĩnh vực, cơ sở]; được báo chí, các phương tiện truyền thông các cấp đưa tin, tuyên truyền [toàn quốc, Bộ/ngành hay lĩnh vực] hoặc đã được phổ biến, thông tin, truyền miệng trong các hoạt động ở đơn vị, được quần chúng biết đến, ngưỡng mộ và noi theo

Về sáng kiến:

Sáng kiến phải được nghiệm thu, công nhận đã áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả ở từng mức độ khác nhau và phải được các cấp quyết định công nhận. Các trường hợp đề nghị xét khen thưởng phải đảm bảo về số lượng sáng kiến đáp ứng đúng theo tiêu chuẩn khen thưởng.

Các tổ chức, cá nhân làm công tác thi đua, khen thưởng các cấp có trách nhiệm tham mưu, tư vấn, giúp Thủ trưởng đơn vị và Hội đồng sáng kiến các cấp tổ chức việc tiếp cận, theo dõi, giúp đỡ, nghiệm thu và đánh giá, công nhận sáng kiến đảm bảo chính xác, khách quan.

ii- Quy trình và một số kỹ năng cơ bản trong xét khen thưởng

[1]- Quy trình:

Bước 1:

+ Tổ chức xét, công nhận sáng kiến, do Hội đồng sáng kiến các cấp thực hiện;

+ Ra quyết định công nhận sáng kiến, do Thủ trưởng đơn vị các cấp quyết định.

Bước 2:

Đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức ra quyết định phân loại cán bộ, công chức, viên chức theo thẩm quyền quy định tại Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ và Công văn số 17199/BTC-TCCB ngày 19/11/2015 của Bộ Tài chính.

Bước 3: Bình xét danh hiệu thi đua và xét khen thưởng theo quy trình quy định, do các tập thể trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên chức và Hội đồng TĐ-KT các cấp thực hiện; Thủ trưởng đơn vị các cấp quyết định khen thưởng theo thẩm quyền và trình cấp trên trực tiếp xét khen thưởng.

[2]- Một số kỹ năng cơ bản:

* Sáng kiến:

Khái niệm:

Sáng kiến là giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác được cơ sở công nhận; hoặc có đề tài nghiên cứu khoa học đã nghiệm thu được áp dụng; hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được cơ quan, tổ chức, đơn vị công nhận.

Những đặc trưng cơ bản của sáng kiến:

+ Giải pháp mới hoặc tiên phong ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hoặc mưu trí, sáng tạo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;

+ Đã được áp dụng;

+ Đem lại hiệu quả;

+ Có phạm vi ảnh hưởng;

+ Được Hội đồng sáng kiến các cấp công nhận.

Tiếpcận, theo dõi, giúp đỡ; đánh giá, công nhận sáng kiến:

+ Tiếp cận:

Sáng kiến có thể được đăng ký trước hoặc không đăng ký trước do nảy sinh từ thực tế quá trình công tác, lao động hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu.

Hội đồng sáng kiến đơn vị có trách nhiệm tiếp cận, tổng hợp, theo dõi các sáng kiến của cá nhân [hoặc nhóm cá nhân] của đơn vị mình khi có đăng ký hoặc phát sinh. Trong trường hợp sáng kiến được đăng ký trước từ đầu năm thi đua, cần thể hiện rõ một số nội dung cơ bản sau:

> Họ tên người đăng ký [hoặc Nhóm người đăng ký];

> Sự cần thiết phải tìm ra và áp dụng các giải pháp mới;

> Định hướng cơ bản của giải pháp;

> Điều kiện và thời gian áp dụng;

> Dự báo kết quả.

+ Theo dõi, giúp đỡ:

Sáng kiến có đặc trưng là các sáng tạo mới của cá nhân [hoặc nhóm cá nhân] và có tính độc lập cao, vì vậy Hội đồng sáng kiến có trách nhiệm tham mưu, giúp Thủ trưởng đơn vị kịp thời tổng hợp các sáng kiến, đặc biệt là nội dung các giải pháp của sáng kiến đưa ra.

Trên cơ sở các giải pháp của sáng kiến đưa ra, Hội đồng sáng kiến có thể đưa ra nhận định tính phù hợp và hiệu quả [đối với giải pháp quản lý], dự báo tính khả thi [đối với các giải pháp kỹ thuật, tác nghiệp, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật] và điều kiện, những yếu tố ảnh hưởng [thuận lợi, khó khăn] đến việc áp dụng sáng kiến trên quan điểm động viên, khuyến khích người có sáng kiến chủ động nắm bắt, hoàn chỉnh, có biện pháp phù hợp để áp dụng sáng kiến trong công tác, lao động đạt hiệu quả tích cực nhất.

Hội đồng sáng kiến của đơn vị có trách nhiệm tổ chức theo dõi, giúp đỡ, đề nghị đơn vị tạo mọi điều kiện thuận lợi trong triển khai áp dụng các sáng kiến vào thực tế công tác, lao động để đem lại hiệu quả cao nhất; thông qua đó giúp cho việc đánh giá, công nhận sáng kiến có căn cứ cụ thể.

+ Đánh giá, công nhận sáng kiến:

> Kết thúc năm công tác, cá nhân [hoặc nhóm cá nhân] có sáng kiến đã áp dụng trong công tác, lao động đạt hiệu quả chủ động lập Báo cáo sáng kiến theo mẫu quy định [kèm theo], thông qua tập thể trực tiếp quản lý gửi Hội đồng sáng kiến đơn vị.

> Hội đồng sáng kiến của đơn vị có trách nhiệm:

Tổng hợp, đánh giá, ghi nhận [hoặc có thể không thừa nhận] nội dung các giải pháp của sáng kiến đưa ra;

Ghi nhận thời điểm áp dụng sáng kiến, thời gian đã áp dụng;

Tổ chức thẩm định, đánh giá mức độ hiệu quả của sáng kiến đem lại về năng suất, chất lượng, thời gian theo định lượng cụ thể [lấy kết quả của thời kỳ liền kề trước khi áp dụng sáng kiến làm gốc so sánh để đánh giá].

Xác định phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến được phân loại theo 3 cấp: Cấp cơ sở [gồm cơ sở và trên cơ sở]; cấp ngành; cấp toàn quốc. Phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến có thể được đánh giá qua căn cứ: [1] Đã có cá nhân, tập thể ở đâu? hoặc trong phạm vi nào? [trong đơn vị; trong lĩnh vực; trong Bộ, ngành hay toàn quốc] biết, cập nhật, tuyên truyền phổ biến hoặc đến học tập, áp dụng sáng kiến đó; hoặc [2] Đã có bao nhiêu cá nhân, tập thể trong phạm vi đơn vị, lĩnh vực hay Bộ, ngành, toàn quốc được thừa hưởng tiện ích hoặc cách làm hiệu quả của sáng kiến đó; hoặc [3] Từ sáng kiến đó đã được lĩnh vực hay Bộ, ngành, Nhà nước chuẩn hóa thành quy trình, quy phạm công tác hoặc các giải pháp quản lý trong các văn bản quy phạm pháp luật.

> Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở có trách nhiệm đánh giá, công nhận sáng kiến cấp cơ sở; Hội đồng sáng kiến cấp Bộ đánh giá, công nhận sáng kiến cấp ngành và toàn quốc. Thủ tục, gồm:

Biên bản xét, công nhận sáng kiến của Hội đồng sáng kiến [Biên bản phải thể hiện rõ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác người có sáng kiến; tên sáng kiến; nội dung sáng kiến; thời điểm áp dụng; hiệu quả đem lại; phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến; sáng kiến được công nhận hay không công nhận] kèm theo các Báo cáo sáng kiến của cá nhân.

Văn bản của Hội đồng sáng kiến đề nghị Thủ trưởng đơn vị ra quyết định công nhận sáng kiến đối với những sáng kiến được Hội đồng công nhận.

Ký xác nhận Báo cáo sáng kiến: Thủ trưởng đơn vị ký xác nhận Báo cáo sáng kiến được công nhận.

> Hội đồng sáng kiến đề xuất với Thủ trưởng đơn vị có biện pháp thích hợp, kịp thời tuyên truyền, phổ biến sáng kiến để mọi người có cùng nhiệm vụ học tập, áp dụng.

> Sáng kiến được sử dụng trong đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức; trong xét tặng các danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng đối với cá nhân, tập thể phù hợp với tiêu chuẩn Luật TĐ-KT quy định.

* Đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức làm căn cứ xét khen thưởng:

Trong khen thưởng, việc đánh giá, phân loại thành tích thực hiện nhiệm vụ công tác được giao là căn cứ quan trọng để xem xét khen thưởng đảm bảo khen đúng người, đúng việc, đúng thành tích và có tính tôn vinh điển hình.

Một văn bản quy phạm cao nhất mới được ban hành giúp cho việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức, trong đó có quy định được làm căn cứ xét khen thưởng là Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ:

+ Nghị định quy định về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức gồm 5 chương, 31 điều, quy định về nguyên tắc, căn cứ, nội dung, trình tự, thủ tục, tiêu chí, thẩm quyền đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức hàng năm, được áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức quy định tại Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2015.

+ Khoản 1, Điều 5 của Nghị định quy định: Việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện theo từng năm công tác. Thời điểm đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức được tiến hành trong tháng 12 hàng năm.

+ Nghị định quy định cụ thể tiêu chí đánh giá, phân loại đối với cán bộ [Chương II] và công chức [Chương III] với cùng 4 mức:

  • Ø Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;
  • Ø Hoàn thành tốt nhiệm vụ;
  • Ø Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực;
  • Ø Không hoàn thành nhiệm vụ.

+ Đánh giá, phân loại viên chức [Chương IV] với 4 mức:

  • Ø Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;
  • Ø Hoàn thành tốt nhiệm vụ;
  • Ø Hoàn thành nhiệm vụ;
  • Ø Không hoàn thành nhiệm vụ.

+ Khoản 1, Điều 6 của Nghị định quy định Kết quả đánh giá cán bộ, công chức, viên chức là căn cứ quan trọng để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức.

+ Điểm a, Khoản 1, Điều 7 Nghị định quy định: Kết quả đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức phải được thông báo bằng văn bản cho cán bộ, công chức, viên chức sau 5 [năm] ngày làm việc kể từ ngày có kết luận của người hoặc cấp có thẩm quyền đánh giá.

+ Khoản 1, Điều 29 quy định Căn cứ điều kiện cụ thể của cơ quan, tổ chức, đơn vị, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị xây dựng các tiêu chí chi tiết để đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức; khuyến khích áp dụng công nghệ thông tin để thực hiện đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức bảo đảm phù hợp với các quy định tại Nghị định này.

Khoản 2, Điều 29 quy định Người đứng đầu cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc đánh giá, phân loại đối với cán bộ, công chức, viên chức hàng năm theo quy định tại Nghị định này và gửi báo cáo kết quả đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý về Bộ Nội vụ để tổng hợp trước ngày 01 tháng 3 hàng năm.

Quy định của Luật TĐ-KT năm 2013, chỉ có cá nhân, tập thể lập được thành tích xuất sắc hoặc đặc biệt xuất sắc và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mới được khen thưởng cấp Bộ, ngành và cấp Nhà nước nhằm khắc phục tình trạng đề nghị khen tràn lan, dồn lên cấp trên; khuyến khích khen thưởng theo thẩm quyền của cấp cơ sở để kịp thời cổ vũ, động viên các nhân tố mới, điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt tại cơ sở Chính vì vậy, hàng năm, việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức là khâu quan trọng, có tính quyết định đến chất lượng khen thưởng và trình khen thưởng lên cấp trên.

Theo quy định tại Nghị định số 56/2015/NĐ-CP, mức Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ngoài yếu tố số lượng, chất lượng, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ và các yếu tố cấu thành khác, nhất thiết phải Có ít nhất 01 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng có hiệu quả trong hoạt động công vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền công nhận [các mức phân loại khác không có yếu tố sáng kiến].

Đối chiếu giữa tiêu chuẩn đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức và tiêu chuẩn khen thưởng nhận thấy có tính tương thích và hoàn toàn phù hợp; điều này cũng có nghĩa là: Chỉ có tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và lập được thành tích xuất sắc hoặc đặc biệt xuất sắc mới được đề nghị cấp Bộ, cấp Nhà nước khen thưởng.

* Căn cứ, trình tự tổ chức xét khen thưởng:

Căn cứ xét khen thưởng:

+ Đăng ký tham gia thi đua;

+ Kết quả bình xét, đề nghị khen thưởng của các tập thể thuộc đơn vị.

+ Báo cáo tổng kết công tác năm và báo cáo tổng kết thi đua năm [đối với tập thể], trong đó nêu rõ thành tích thực hiện các nội dung, chỉ tiêu thi đua.

+ Bảng điểm thi đua của cá nhân, tập thể đã được đơn vị duyệt, công nhận.

+ Kết quả công nhận sáng kiến của cá nhân.

+ Kết quả đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức.

+ Tổng hợp theo dõi các vụ việc tồn tại, nổi cộm; theo dõi nghỉ việc, thời gian và kết quả học tập, các quyết định kỷ luật [nếu có].

Trình tự xét khen thưởng:

+ Trong cùng một phiên họp của Hội đồng TĐ-KT: Danh hiệu thi đua xét trước; hình thức khen thưởng xét sau. Cá nhân xét trước; tập thể xét sau.

+ Hội đồng TĐ-KT tổ chức xét khen thưởng thông qua phiên họp của Hội đồng. Hội đồng quyết định hình thức biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín đối với các danh hiệu thi đua cơ sở và hình thức khen thưởng là giấy khen; bỏ phiếu kín đối với các danh hiệu, hình thức khen thưởng cấp Bộ, cấp Nhà nước và chỉ đề nghị Thủ trưởng đơn vị trình cấp trên xét khen thưởng đối với cá nhân, tập thể đạt tỷ lệ phiếu theo quy định. Kết quả phiên họp của Hội đồng được lập thành biên bản, có chữ ký của 3 thành phần [Chủ tịch; Ủy viên Thường trực và Thư ký Hội đồng].

+ Lập Tờ trình Lãnh đạo đơn vị xem xét [kèm theo Biên bản họp Hội đồng và Danh sách đề nghị khen thưởng đối với tập thể, cá nhân].

+ Thủ trưởng đơn vị quyết định khen thưởng theo thẩm quyền vàtrình cấp trên trực tiếp xét khen thưởng theo thẩm quyền của các cấp.

8.4.4. Lập hồ sơ, thủ tục đề nghị xét danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng

a] Hồ sơ, thủ tục trình cấp trên xét khen thưởng, gồm:

i- Tờ trình cấp trên của đơn vị và Danh sách kèm theo [NĐ 39].

ii-Biên bản họp xét khen thưởng của Hội đồng TĐ-KT đơn vị.

iii-Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân được trình cấp trên khen thưởng đúng Mẫu NĐ 39 [Tất cả các danh hiệu và hình thức khen thưởng của cấp Bộ, cấp Nhà nước đều phải có Báo cáo thành tích].

Số lượng Báo cáo thành tích khen thưởng cấp Nhà nước: Theo đúng hướng dẫn tại Nghị định số 39 + 01 bộ lưu tại Bộ.

Số lượng Báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng cấp Bộ: 01 bộ.

iv-Đối với khen thưởng từ HCLĐ trở lên và các danh hiệu cao: Có bản xác nhận của UBND phường nơi tập thể đóng trụ sở và cá nhân cư trú v/v chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trên địa bàn và tham gia các phong trào của địa phương.

  • Thủ tục gửi kèm phục vụ việc xét khen thưởng ở cấp trên:

Kết quả tự chấm Điểm thi đua của đơn vị.

Báo cáo Tổng kết công tác chuyên môn năm của đơn vị.

Báo cáo Tổng kết thi đua năm của đơn vị.

Quyết định công nhận danh hiệu Tập thể Lao động tiên tiến và Chiến sỹ thi đua cơ sở.

b] Một số kỹ năng cơ bản trong lập báo cáo thành tích:

i- Yêu cầu chung:

Báo cáo thành tích phải trung thực, đúng thành tích đã đạt được. Tránh tình trạng tô hồng thành tích và ngược lại cũng cần khắc phục tình trạng có thành tích nhưng không biết đánh giá, khó thuyết phục các cấp thẩm định hồ sơ trình khen.

Báo cáo thành tích theo đúng mẫu ban hành kèm theo Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 của Chính phủ đối với từng loại hình, từng danh hiệu và hình thức khen thưởng. Tuy nhiên, với mẫu báo cáo này, tiêu chuẩn khen thưởng đã được sửa đổi, bổ sung bởi Luật TĐ-KT năm 2013, do đó yêu cầu đặt ra là bám sát nội dung các tiêu chuẩn mới để lập báo cáo.

Người có thẩm quyền chỉ ký xác nhận Báo cáo thành tích trên cơ sở kết quả bình xét khen thưởng của Hội đồng TĐ-KT cùng cấp, đã đảm bảo thực hiện đúng quy trình, công khai, dân chủ, thật sự nghiêm túc, đánh giá đúng thành tích, không cảm tình, nể nang, cào bằng và đạt được ý nghĩa nêu gương, giáo dục trong khen thưởng.

Các đơn vị quán triệt và nghiêm túc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về công tác khen thưởng nêu tại Công văn 6524/VPCP-TCCV ngày 26/8/2014 của Văn phòng Chính phủ: [1] Nghiêm túc thực hiện các quy định của Luật TĐ-KT; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật TĐ-KT năm 2013 và các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật TĐ-KT; [2] Cần đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc đề nghị khen thưởng các tập thể, cá nhân; [3] Chỉ đạo việc nâng cao chất lượng công tác thẩm định hồ sơ đề nghị tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng, bảo đảm khách quan, chính xác.

ii- Một số kỹ năng cơ bản trong lập báo cáo thành tích:

*Phân biệt rõ Thành tích đạt được và Bề dày khen thưởng, tránh tình trạng nhầm lẫn, coi bề dày khen thưởng là thành tích đạt được. Việc lập báo cáo thành tích đối với từng loại hình khen thưởng cần phân biệt rõ:

Trong khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được, báo cáo thành tích phải thể hiện toàn diện kết quả thực hiện các nội dung, chỉ tiêu thi đua thường xuyên.

Trong khen thưởng đột xuất cần nêu bật tính chất, hoàn cảnh cụ thể lập được thành tích; mức độ, hiệu quả của thành tích và phạm vi ảnh hưởng, nêu gương của thành tích.

Trong khen thưởng theo chuyên đề [hoặc theo đợt] cần nêu rõ kết quả thực hiện các nội dung, chỉ tiêu của đợt thi đua. Cấp nào phát động thi đua, khi tổng kết, cấp đó khen thưởng.

*Báo cáo thành tích phản ảnh phù hợp với tiêu chuẩn khen thưởng quy định tại Luật TĐ-KT năm 2013, làm nổi bật kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, những chương trình công tác trọng tâm được giao thực hiện để người xét duyệt nắm bắt, hiểu, đánh giá và ghi nhận. Những nhiệm vụ, chương trình công tác khác có thể phân nhóm để báo cáo cho ngắn gọn, xúc tích. Thực tế cho thấy, phương pháp trình bày theo hình thức Phân khổ, rút Tít: Đánh giá mức độ, hiệu quả và ý nghĩa tác động tới kinh tế, xã hội trước nêu và minh họa số liệu sau, đem lại hiệu quả tích cực. Một số lưu ý chung:

Đối với cá nhân:cần nêu rõ một số nội dung cơ bản

+ Kết quả đã đạt được về năng suất, chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ;

+ Các biện pháp, giải pháp công tác trong việc đổi mới công tác quản lý, những sáng kiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học; việc đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào thực tiễn;

+ Việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; thực hiện kỷ cương công tác của ngành; chấp hành quy chế, quy trình làm việc của đơn vị;

+ Thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí; tham gia thực hiện cải cách thủ tục hành chính;

+ Công tác bồi dưỡng, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức;

+ Tham gia các phong trào thi đua; chăm lo đời sống cán bộ, nhân viên, vai trò của cá nhân trong công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể; công tác tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện; bảo vệ môi trường

Đối với cán bộ làm công tác quản lý nêu tóm tắt thành tích của đơn vị, riêng thủ trưởng đơn vị kinh doanh lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Giá trị tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách, đầu tư tái sản xuất, thu nhập bình quân; các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học [giá trị làm lợi]; phúc lợi xã hội; thực hiện chính sách bảo hiểm đối với người lao động việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước; đảm bảo môi trường, an toàn vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm [có trích lục và nội dung xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền].

Đối với các hội đoàn thể, lấy kết quả thực hiện các nhiệm vụ công tác trọng tâm và các chương trình công tác của Trung ương hội, đoàn thể giao.

Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, lấy kết quả thực hiện các nhiệm vụ chính trong quản lý nhà nước, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và công tác tham mưu cho lãnh đạo trong phát triển đơn vị, ngành, địa phương

Đối với tập thể: cần nêu rõ một số nội dung cơ bản

+ Tùy theo hình thức đề nghị khen thưởng, nêu các tiêu chí cơ bản trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị [có so sánh với năm trước hoặc 03 năm, 05 năm trước thời điểm đề nghị để thấy rõ hiệu quả].

Ví dụ: Đối với đơn vị sản xuất, kinh doanh lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Giá trị tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, nộp ngân sách, đầu tư tái sản xuất, thu nhập bình quân; các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học [giá trị làm lợi]; phúc lợi xã hội; thực hiện chính sách bảo hiểm đối với người lao động việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước; đảm bảo môi trường, an toàn vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm [có trích lục và nội dung xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền].

+ Việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; thực hiện kỷ cương, kỷ luật công tác;

+ Thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí; kết quả thực hiện cải cách hành chính;

+ Việc đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, các đề tài, sáng kiến, kinh nghiệm vào thực tiễn;

+ Tổ chức các phong trào thi đua yêu nước; Công tác đào tạo, bồi dưỡng và chăm lo đời sống cán bộ, nhân viên; hoạt động xã hội, từ thiện; bảo vệ môi trường

+ Công tác xây dựng đảng, đoàn thể: Nêu vai trò, kết quả hoạt động và xếp loại của tổ chức đảng, đoàn thể.

*Sáng kiến được nêu cụ thể trong báo cáo theo đúng Mẫu hướng dẫn của Bộ [tên sáng kiến; khái quát tình hình trước khi có sáng kiến; mô tả nội dung sáng kiến; thời gian áp dụng, hiệu quả và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến]. Số lượng tối thiểu về sáng kiến nêu trong báo cáo đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn của từng danh hiệu và hình thức khen thưởng.

*Dung lượng báo cáo thành tích phải tương xứng với thành tích và cấp độ đề nghị khen thưởng. Tránh tình trạng sơ sài, cẩu thả, thiếu đầu tư thời gian cho việc lập báo cáo thành tích hoặc chậm nộp báo cáo thành tích so với thời gian trình xét khen thưởng. Không có báo cáo thành tích, không được xét khen thưởng.

8.4.5. Tuyến trình khen thưởng

Cấp nào quản lý về tổ chức, cán bộ và quỹ lương thì cấp đó có trách nhiệm trình cấp trên khen thưởng đối với đối tượng thuộc phạm vi quản lý.

Đối với các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh, các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh trên nguyên tắc cấp nào quyết định thành lập tổ chức, quyết định cổ phần hóa thì cấp đó trình cấp trên khen thưởng.

Cấp nào chủ trì phát động các đợt thi đua theo chuyên đề, khi tổng kết lựa chọn các điển hình để khen thưởng và trình cấp trên khen thưởng.

Các hội, hiệp hội nghề nghiệp chịu sự quản lý nhà nước của bộ, ngành nào thì trình bộ, ngành đó khen thưởng.

Sơ đồ 4

SƠ ĐỒ TỔNG HỢPXÉT DANH HIỆU THI ĐUA VÀ KHEN THƯỞNG THƯỜNG XUYÊN

ĐỐI VỚI CÁ NHÂN, TẬP THỂ

HC BẬC CAO: HC Sao vàng. HC Hồ Chí Minh. HC Độc lập cáchạng.KHEN THƯỞNGTHƯỜNG XUYÊN: Huân chương Lao động hạng Nhất. Huân chương Lao động hạng Nhì. Huân chương Lao động hạng Ba. Bằng khen củaThủ tướng Chính phủ.hoặc Bằng khen củaBộ trưởng Bộ Tài chính.Chiến sỹthi đuatoàn quốcCờ thi đuacủaChính phủCÁC DANH HIỆU VINH DỰ NHÀ NƯỚC:Anh hùng Laođộng

C6

A2

Chiến sỹ thi đua ngành Tài chínhCờ thi đuacủaBộ Tài chính

C5

A1B2B1C1C2 C3 C4

Cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong số được tặng danh hiệuChiến sỹ thi đua cơ sởCá nhân có thành tích tiêu biêu biểu xuất sắc trong số được công nhậnHoàn thành xuất sắc nhiệm vụTập thể có thành tích tiêu biểu xuất sắctrong số các Tập thể được Bộ tặng danh hiệuTập thể Lao động xuất sắc[Xảy ra 01 trong 6 tình huống]

Trình Bộ xét

Đơn vị khen

Giấy khen của Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ:Khen thưởng đối với tập thể, cá nhân đảm bảo tiêu chuẩn tặng Giấy khen, không đảm bảo tiêu chuẩn xét các danh hiệu và hình thức khen thưởng của Bộ, của Nhà nước.

8.4.6. Kỷ niệm chương

a]Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tài chính Việt Nam

Quyết định số 42/2005/QĐ-BTC ngày 07/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy chế xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tài chính Việt Nam. Quy chế gồm 7 chương 10 Điều quy định cụ thể đối tượng, tiêu chuẩn; quy trình, thủ tục; quyền lợi của người được tặng thưởng; tổ chức trao tặng; xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Quy định chung: Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tài chính Việt Nam là hình thức tặng thưởng của Bộ trưởng Bộ tài chính để ghi nhận và động viên sự cống hiến của các cá nhân đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành Tài chính. Kỷ niệm chương được tặng một lần cho cá nhân.

Tiêu chuẩn tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tài chính Việt Nam: Cán bộ [bao gồm cả đương chức, đã nghỉ hưu, từ trần] có quá trình công tác trong ngành Tài chính đủ 20 năm [không quy đổi] đối với nam, đủ 15 năm [không quy đổi] đối với nữ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Thời gian công tác trong ngành Tài chính đối với cán bộ đương chức được tính đến thời điểm ngày 30/6 hàng năm; đối với cán bộ hưu trí được tính đến ngày nghỉ hưu; đối với cán bộ từ trần được tính đến ngày mất.

Việc xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tài chính Việt Nam được thực hiện hàng năm. Các đơn vị đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương hoàn tất hồ sơ gửi trình Bộ chậm nhất ngày 30/6 hàng năm để tổ chức xem xét, quyết định. Tổ chức trao tặng Kỷ niệm chương vào dịp Kỷ niệm ngày thành lập ngành Tài chính 28/8 hàng năm.

b] Kỷ niệm chương của bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội:

Do bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội quy định.

Cá nhân CB, CC, VC ngành Tài chính có đóng góp vì sự nghiệp của bộ, ngành, tổ chức nào, khi có hướng dẫn, nếu đảm bảo tiêu chuẩn, được Bộ Tài chính đề nghị sẽ được tặng Kỷ niệm chương của bộ, ngành, tổ chức đó.

8.4.7. Xử lý vi phạm trong thi đua, khen thưởng

Thực hiện theo quy định từ Điều 96 đến Điều 98 Luật TĐ-KT năm 2013.

8.4.8. Tổ chức trao tặng các phần thưởng

Nguyên tắc chung: Điểm 1 Điều 81 Luật TĐ-KT năm 2013 quy định Người có thẩm quyền quyết định tặng hình thức khen thưởng nào thì trực tiếp trao tặng hoặc ủy quyền trao tặng hình thức khen thưởng đó.

Trong thực tế, không phải lúc nào, ở đâu, người có thẩm quyền quyết định khen thưởng cũng có thể trực tiếp trao tặng cho tập thể, cá nhân được khen thưởng. Do đó, việc tổ chức trao tặng các hình thức khen thưởng của cấp trên thường là Thừa ủy quyền của người quyết định khen thưởng để trao tặng. Trong lễ trao tặng các phần thưởng của cấp trên tại các đơn vị, người điều hành mời người có chức vụ cao nhất thừa ủy quyền của người quyết định khen thưởng lên trao các danh hiệu và hình thức khen thưởng.

Nội dung cụ thể thực hiện theo hướng dẫn tại Quy chế tổ chức Lễ trao tặng, đón nhận các Danh hiệu và hình thức khen thưởng ban hành kèm theo Quyết định số 1374/QĐ-BTC ngày 26/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Yêu cầu thực hiện đúng nguyên tắc, mỗi danh hiệu, hình thức khen thưởng chỉ tổ chức trao tặng 01 lần, đảm bảo trang trọng, tiết kiệm, tránh phô trương hình thức; tạo được không khí vui tươi, phấn khởi, đoàn kết, cổ vũ phong trào chung.

Thực hành Điều hành Lễ trao tặng các phần thưởng:

[Học viên thực hành trực tiếp tại Hội trường theo hướng dẫn của báo cáo viên].

Phụ lục số 01/CĐ8-TĐKT

MỘT SỐ VĂN BẢN CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚCVỀ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2003

1. Giai đoạn từ năm 1945 đến 1954

Sắc lệnh số 50/SL ngày 15/5/1947 của Chủ tịch nước đặt Huân chương Quân công, Huân chương Chiến sĩ.

Sắc lệnh số 58/SL ngày 6/6/1947 của Chủ tịch nước đặt Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập.

Sắc lệnh số 83/SL ngày 17/9/1947 thành lập Viện Huân chương.

Sắc lệnh số 195/SL ngày 01/6/1948 thành lập Ban vận động thi đua ái quốc trung ương và cấp cơ sở.

Sắc lệnh số 216/SL ngày 20/8/1948 của Chủ tịch nước đặt Huân chương kháng chiến.

Sắc lệnh số 65b/SL ngày 01/5/1950 của Chủ tịch nước đặt Huân chương Lao động.

2. Giai đoạn từ 1954 đến 1975

Về các hình thức khen thưởng có các văn bản:

+ Sắc lệnh số 54/SL ngày 02/02/1958 của Chủ tịch nước đặt Huân chương và Huy chương Chiến thắng;

+ Pháp lệnh ngày 12/9/1961 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đặt Huân chương Chiến sĩ vẻ vang;

+ Thông tư số 29/TTg ngày 05/3/1961 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh ngày 12/9/1961

Về thi đua và các danh hiệu thi đua có các văn bản:

+ Nghị định số 104/CP ngày 18/7/1963 của Chính phủ về việc ban hành Điều lệ quy định các danh hiệu và tiêu chuẩn thi đua;

+ Thông tư số 106/TTg của Phủ thủ tướng hướng dẫn áp dụng Nghị định số 104/CP;

+ Nghị định số 80/CP của Phủ thủ tướng về việc quy định định chế độ thi đua;

+ Nghị định số 19/CP ngày 03/2/1968 của Phủ thủ tướng về việc ban hành chính sách đối với Anh hùng, Chiến sĩ thi đua.

Về danh hiệu vinh dự nhà nước có các văn bản:

+ Pháp lệnh ngày 15/01/1970 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đặt các danh hiệu vinh dự Nhà nước Anh hùng Lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang;

+ Thông tư số 34-TTg ngày 11/3/1970 của Thủ tướng Chính phủ thi hành Pháp lệnh các danh hiệu vinh dự nhà nước

Ngoài ra còn một loạt các văn bản quy định về chính sách khen thưởng thành tích trước cách mạng tháng 8 năm 1945, khen thưởng thành tích kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ được Chủ tịch nước, Chính phủ hoặc Ủy ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ban hành.

3. Giai đoạn từ 1975 đến 2003

+ Thông tư số 184-TTg ngày 21/5/1975 hướng dẫn hoàn thành khen thưởng thành tích giúp đỡ cách mạng trước ngày tổng khởi nghĩa và thành tích tham gia kháng chiến chống Pháp;

+ Quyết định số 227-CP ngày 27/8/1977 của Hội đồng Chính phủ về việc xét khen thưởng thành tích kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở các tỉnh, thành phố phía Nam;

+ Thông tư số 177-BT ngày 10/10/1978 của Phủ Thủ tướng khen thưởng những gia đình có người thân thoát ly tham gia vào hàng ngũ cách mạng;

+ Nghị quyết số 47-NĐ/HDDNN7 ngày 19/9/1981 của Hội đồng Nhà nước ban hành điều lệ khen thưởng thành tích kháng chiến chống Mỹ;

+ Pháp lệnh ngày 30/5/1985 của Hội đồng Nhà nước, quy định danh hiệu vinh dự nhà nước để tặng nghệ sĩ, nhà giáo và thầy thuốc;

+ Lệnh số 16-LCT ngày 04/6/1985 của Chủ tịch nước công bố Pháp lệnh quy định Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước;

+ Nghị định số 247/HĐBT ngày 23/9/1985 của Hội đồng Bộ trưởng quy định cụ thể danh hiệu Chiến sĩ thi đua.

+ Ngày 29/8/1994 Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh quy định danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; Chính phủ ban hành Nghị định số 176-CP ngày 20/10/1994 hướng dẫn thi hành pháp lệnh. Đây là một chủ trương khen thưởng kháng chiến có ý nghĩa quan trọng của Nhà nước ta.

+ Trong giai đoạn này, văn bản quan trọng có ý nghĩa chỉ đạo về công tác thi đua khen thưởng là Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 3/6/1998 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn mới.

+ Sau khi chỉ thị được ban hành, để thể chế hóa và triển khai thực hiện Chỉ thị, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 56/1998/NĐ-CP ngày 30/7/1998 quy định các hình thức, đối tượng và tiêu chuẩn khen thưởng của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp; cụ thể hóa tiêu chuẩn Huân chương Lao động

Các văn bản pháp luật thời kỳ này tiếp tục thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta về khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến chống Mỹ; phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, khen gia đình có nhiều liệt sĩ hy sinh; tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước Đặc biệt trong giai đoạn này, một số văn bản của Đảng ban hành chính sách khen thưởng đã được áp dụng và triển khai thực hiện mà không thể chế hóa về mặt Nhà nước, tiêu biểu là: Thông tri số 38-TT/TW ngày 25/10/1984 và Thông tri 19/TT/TW ngày 27/2/1998 của Ban Chấp hành Trung ương về khen thưởng Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập, Thông tri số 01/TT-TC/TW ngày 28/12/1996 của Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn truy tặng Huân chương bậc cao đối với người có công với nước đã hi sinh hoặc từ trần

Phụ lục số 02/CĐ8-TĐKT

HƯỚNG DẪNTỔ CHỨC LỄ PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO THI ĐUA

Điều 2, Thông tư số 07/2014/TT-BNV ngày 29/8/2014 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành các Nghị định của Chính phủ, có 02 hình thức thi đua: Thi đua thường xuyên và thi đua theo chuyên đề [hoặc theo đợt]. Dưới đây hướng dẫn việc tổ chức phát động thi đua tiến hành theo 02 hình thức:

Phát động phong trào thi đua thường xuyên;

Phát động phong trào thi đua theo chuyên đề [hoặc theo đợt].

Về cơ bản nội dung 02 hình thức thi đua có khác nhau, nhưng việc tổ chức lễ phát động thi đua theo một trình tự thống nhất và đảm bảo các yêu cầu sau:

Chuẩn bị tốt nội dung phát động thi đua;

Chuẩn bị tốt các điều kiện đảm bảo cho buổi Lễ phát động thi đua;

Chương trình Lễ phát động phải đảm bảo khoa học, thiết thực, phù hợp với yêu cầu nội dung phát động, tạo sức lôi cuốn đông đảo tập thể, cá nhân hăng hái hưởng ứng tham gia.

A/ CÔNG TÁC CHUẨN BI.Chuẩn bị nội dung:

Cơ quan chuyên môn làm công tác thi đua, khen thưởng căn cứ Nghị quyết của Ban Cán sự Đảng Bộ hoặc cấp uỷ Đảng đơn vị, căn cứ vào nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, những việc khó còn tồn đọng phải giải quyết của Bộ, của đơn vị để tham mưu xác định mục tiêu, nội dung, thời hạn và chủ đề thi đua.

1- Thi đua thường xuyên:Được tổ chức phát động nhằm thực hiện tốt nhất công việc hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm của cơ quan, đơn vị. Nội dung phát động thi đua được kết hợp trong buổi tổng kết thi đua hàng năm.

[Phần 1: Chương trình tổng kết Phần 2: Phát động thi đua].

Cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng tham mưu trình Bộ trưởng, Thủ trưởng đơn vị các văn bản phục vụ Lễ phát động thi đua thường xuyên:

+ Bản phát động thi đua với nội dung ngắn gọn nêu rõ mục tiêu, khẩu hiệu hành động; thời gian phát động thi đua; đối tượng tham gia thi đua; nội dung thi đua, các chỉ tiêu, mục tiêu phấn đấu trong năm nhằm kêu gọi các cơ quan, tổ chức, đơn vị tích cực vượt khó, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Bộ, của đơn vị.

+ Lựa chọn tập thể tham gia hưởng ứng lời kêu gọi thi đua [khoảng 1-2 tập thể], thường chọn các tập thể đại diện cho các lĩnh vực đóng vai trò nòng cốt trong phong trào thi đua hoặc đại diện các đoàn thể]. Đơn vị được phân công hưởng ứng phong trào thi đua chuẩn bị bài phát biểu hưởng ứng, báo cáo Ban tổ chức duyệt, nội dung đảm bảo chất lượng, phù hợp với yêu cầu Lễ phát động.

+ Chuẩn bị nội dung bản ký giao ước thi đua giữa các khối, cụm thi đua hoặc giữa các đơn vị, tập thể[mẫu kèm theo].

Cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng có văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện phong trào thi đua năm[Quy chế hoạt động của cụm, khối thi đua; tiêu chí thi đua; thang bảng điểm và phương pháp chấm điểm thi đua, đánh giá xếp loại]và kế hoạch cụ thể.

2- Thi đua theo đợt [theo chuyên đề]:Tuỳ theo điều kiện và tính chất công việc cần phát động, cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng tham mưu để Bộ trưởng[nếu phát động thi đua theo đợt và theo chuyên đề],Thủ trưởng đơn vị[nếu phát động thi đua theo đợt]phát động thi đua ở hội trường, ngoài trời hoặc phát động thi đua dưới hình thức văn bản.

Căn cứ nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, nhiệm vụ cần tập trung gải quyết của Bộ, của đơn vị, cơ quan thi đua tham mưu xác định mục tiêu, nội dung, thời hạn và chủ đề thi đua. Cụ thể như sau:

Chuẩn bị nội dung Bài phát động thi đua [nếu tổ chức Lễ phát động], hoặc Chỉ thị thi đua [cấp Bộ] hoặc văn bản phát động thi đua [cấp đơn vị] và các văn bản hướng dẫn, kế hoạch tổ chức thực hiện.

Bài phát động thi đua cần nêu rõ mục đích, khẩu hiệu; thời gian thi đua; xác định rõ đối tượng thi đua; các nội dung, chỉ tiêu thi đua; các biện pháp tổ chức thực hiện phong trào thi đua[ngoài quy định theo Luật Thi đua, Khen thưởng và các văn bản hướng dẫn hiện hành, tuỳ theo tình hình của Bộ, của từng đơn vị và yêu cầu của phong trào thi đua có thể đề xuất các giải thưởng thoả đáng để động viên phong trào].

  • Trường hợp phát động thi đua bằng văn bản:Cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng chuẩn bị nội dung các văn bản để phát động và hướng dẫn tổ chức thực hiện phong trào thi đua như sau:

+ Ở cấp Bộ: Chỉ thị thi đua của Ban Cán sự Đảng hoặc của Bộ trưởng. Kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua của Hội đồng thi đua khen thưởng Bộ.

+ Ở cấp đơn vị: Văn bản phát động thi đua của Thủ trưởng đơn vị, trong đó nêu rõ mục tiêu, đối tượng, thời gian, nội dung, chỉ tiêu và các biện pháp tổ chức thực hiện.II.Thành phần dự lễ và các điều kiện đảm bảo:

1-Thành phần dự lễ phát động thi đua:

Khách mời:Tuỳ theo mức độ quan trọng của buổi lễ có thể mời lãnh đạo cấp trên tham dự để chứng kiến, chỉ đạo[Ban Tổ chức báo cáo xin ý kiến lãnh đạo cấp trên về nội dung chương trình buổi lễ].

Đại biểu tham dự:

+ Đại diện lãnh đạo cấp phát động thi đua chủ trì.

+ Mời đại diện cơ quan thi đua, khen thưởng cấp trên chứng kiến [nếu cần thiết].

+ Đại biểu các tập thể, cá nhân là đối tượng thực hiện phong trào thi đua. Nếu đơn vị có quy mô nhỏ [dưới 100 người] thì tổ chức phát động thi đua toàn thể; nếu quy mô từ 100 người trở lên thì mời đại diện nhưng không dưới 70 người.

+ Đại diện các cơ quan thông tin đại chúng để phối hợp tuyên truyền.

2- Kinh phí tổ chức lễ phát động thi đuadự trù và quyết toán trong phần 20% kinh phí quy định của Quỹ thi đua hàng năm đã được phê duyệt [Thi đua thường xuyên] hoặc dự trù chi trong số kinh phí thực hiện nhiệm vụ của chuyên đề được phát động.

3- Trang trí buổi lễ:

Tổ chức trong hội trường:

Sân khấu hội trường được trang trí trang trọng theo những quy định sau:

+ Quốc kỳ treo trên phông hoặc trên cột về phía bên trái của sân khấu[nhìn từ phía hội trường lên];

+ Tượng bán thân Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt trên bục cao phía dưới ngôi sao [nếu 01 Cờ Tổ quốc] hoặc ở phía dưới giữa ngôi sao và hình búa liềm theo chiều thẳng đứng [nếu cả Cờ Tổ quốc và Cờ Đảng]. Trường hợp cờ được treo trên cột thì đặt tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh chếch phía trước bên phải cột cờ [nhìn từ dưới lên].

+ Tiêu đề buổi lễ kiểu chữ In gạch chân trên nền phông, chính giữa từ tượng Bác sang phía bên phải sân khấu [nhìn từ dưới lên].

+ Bục diễn giả bố trí phía bên phải sân khấu [nhìn từ dưới lên] hoặc phía dưới trước sân khấu tuỳ theo điều kiện cụ thể của hội trường. Không đặt bục diễn giả che lấp tiêu đề trên phông; không đặt hoa che lấp mặt người nói; mi-crô trên bục diễn giả được đặt ngay ngắn, đảm bảo âm thanh, thuận tiện cho người nói. Đảm bảo ánh sáng trong hội trường.

+ Khẩu hiệu thi đua được treo ở vị trí nổi bật, phù hợp với không gian trong hội trường. Nội dung khẩu hiệu được thông qua Ban tổ chức xét, quyết định, gắn với chủ đề thi đua.

+ Dãy bàn bao phủ vải [màu tối] kê cân đối ngang chính giữa sân khấu, có biểnKý giao ước thi đuabày giữa dãy bàn và ghế ngồi phục vụ đủ số người lên ký. Trên mặt bàn bày sẵnSổ ký giao ước thi đuacó cặp vào 2 mặt bìa [phía trong] toàn văn nội dung thi đua, bản danh sách ký thi đua; bút ký để kèm theo.

+ Bên ngoài hội trường có treo cờ, phướn, băng zôn, khẩu hiệu, pano, áp phích, tạo khí thế thi đua.

Tổ chức ngoài trời:

+ Buổi lễ ngoài trời được tổ chức tại quảng trường, sân vận động hoặc một nơi trang trọng khác do Ban Tổ chức quy định.

+ Lễ đài được thiết kế vững chắc, bài trí tương tự như trong hội trường. Quốc kỳ treo trên cột cao trước lễ đài. Quanh lễ đài có cờ trang trí, băng khẩu hiệu phù hợp.

4- Tuyên truyền về phong trào thi đua:Phối hợp với cơ quan tuyên truyền [Báo, đài] để kịp thời đưa tin lễ phát động và tuyên truyền trong suốt thời gian tổ chức phong trào thi đua.

B/ CHƯƠNG TRÌNH LỄ PHÁT ĐỘNG THI ĐUA:

  1. I. Phát động thi đua thường xuyên:Tổ chức tại hội nghị tổng kết công tác năm.

Phần I: Chương trình tổng kết [có tuyên dương, khen thưởng].

1- Báo cáo tổng kết phong trào thi đua thường xuyên của năm trước.

2- Tuyên dương, khen thưởng.

3- Phát biểu của Đại biểu là cán bộ, công chức đơn vị [nếu có].

4- Chỉ đạo của cấp trên [nếu có] và của Lãnh đạo đơn vị tổ chức phát động.

Phần II: Phát động thi đua

1- Bộ trưởng [hoặc Thứ trưởng]; Thủ trưởng đơn vị [hoặc cấp phó được uỷ quyền] phát động thi đua.

2- Đại diện các tập thể hưởng ứng phong trào thi đua [1- 2 đơn vị].

3- Ký giao ước thi đua: Trưởng các cụm, khối thi đua [hoặc một số đơn vị] được mời ký giao ước thi đua theo các tiêu chí thi đua đã được xây dựng, ngồi đúng vị trí[theo sự phân công của Ban Tổ chức],tiến hành ký giao ước thi đua.

Mời đại diện lãnh đạo cấp trên; toàn thể Lãnh đạo, cấp ủy, tổ chức đoàn thể của đơn vị lên chứng kiến ký giao ước thi đua[đứng phía sau ghế người ngồi ký giao ước thi đua theo vị trí chức vụ quan trọng từ giữa sang hai bên].

Ngay sau khi ký, tại sân khấu, Bộ trưởng [Thứ trưởng, nếu Bộ trưởng vắng], Thủ trưởng đơn vị [cấp phó, nếu cấp trưởng vắng] trao bản ký giao ước thi đua cho Trưởng các cụm, khối thi đua; các đơn vị vừa ký.

4. Bế mạc buổi lễ.

II. Phát động thi đua theo đợt [theo chuyên đề]:

1. Văn nghệ [15-20 phút nếu có];

2. Ổn định tổ chức, thông báo chương trình buổi lễ;

Chào cờ;

Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, mục đích, ý nghĩa của buổi lễ;

  1. Bộ trưởng[nếu phát động thi đua theo đợt, theo chuyên đề],Thủ trưởng đơn vị[nếu phát động thi đua theo đợt]phát động thi đua.
  2. Đại diện các tập thể hưởng ứng phong trào thi đua [1- 2 đơn vị].
  3. Ký giao ước thi đua: Trưởng các cụm, khối thi đua [hoặc một số đơn vị] được mời ký giao ước thi đua theo các tiêu chí thi đua đã được xây dựng, ngồi đúng vị trí [theo sự phân công của Ban Tổ chức], tiến hành ký giao ước thi đua.

Mời đại diện lãnh đạo cấp trên; toàn thể Lãnh đạo, cấp ủy, tổ chức đoàn thể của đơn vị lên chứng kiến ký giao ước thi đua[đứng phía sau ghế người ngồi ký giao ước thi đua theo vị trí chức vụ quan trọng từ giữa sang hai bên].

Ngay sau khi ký, tại sân khấu, Bộ trưởng [hoặc Thứ trưởng, nếu Bộ trưởng vắng] đối với phát động thi đua chuyên đề, Thủ trưởng đơn vị [hoặc cấp phó, nếu cấp trưởng vắng] đối với phát động thi đua theo đợt trao bản ký giao ước thi đua tại sân khấu cho Trưởng các cụm, khối thi đua hoặc các đơn vị, tập thể vừa ký.Bế mạc buổi lễ./.

Phụ lục số 03/CĐ8-TĐKT

MẪU BẢN KÝ GIAO ƯỚC THI ĐUA

HỘI ĐỒNG THI ĐUA KHEN THƯỞNG [Bộ/đơn vị .]CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập Tự do Hạnh phúc

GIAO ƯỚC THI ĐUA NĂM.

[hoặc theo chuyên đề, theo đợt]

Thực hiện . [Căn cứ phát động của Bộ, ngành, đơn vị]

Hôm nay, ngày., tại .

Trước sự chứng kiến của:

Đại diện cơ quan thi đua, khen thưởng cấp trên [nếu có];

Đại diện Ban cán sự Đảng Bộ, [hoặc cấp uỷ đảng của đơn vị]: ..

Đại diện Lãnh đạo, Hội đồng Thi đua Khen thưởng Bộ [Đơn vị; hoặc cụm, khối thi đua . [tên Bộ, đơn vị];

Đại diện các đoàn thể [Công đoàn, đoàn Thanh niên.];

Chúng tôi gồm: . .. [số đơn vị, tập thể ký giao ước thi đua]

Xin cam kết giao ước thi đua từ nay đến theo các nội dung, chỉ tiêu thi đua như sau [nêu nội dung, chỉ tiêu chủ yếu]:

1

2

.

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình, chúng tôi sẽ cụ thể thành chương trình hành động cụ thể, phù hợp và xin cam kết: Dưới sự lãnh đạo của Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ [hoặc cấp uỷ đảng, Lãnh đạo đơn vị hoặc Cụm, Khối thi đua] tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, chủ động phối hợp chặt chẽ với các đơn vị, triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua do [cấp phát động].

Đại diện các đơn vị tham gia ký kết giao ước thi đua ký tên:

STTĐƠN VỊ [tập thể][hoặc Cụm, Khối thi đua]CHỨC DANHCHỮ KÝ1....

*Mỗi đơn vị [tập thể] ký giao ước thi đua được Lãnh đạo Bộ, hoặc Lãnh đạo đơn vị, hoặc Trưởng cụm, khối thi đua trao lưu giữ 01 bản và có giá trị như nhau./.

Phụ lục số 04/CĐ8-TĐKT

MẪU SỔ KÝ GIAO ƯỚC THI ĐUA

[QUỐC HUY,

hoặc Logo của đơn vị]

KÝ GIAO ƯỚC THI ĐUA

HỘI ĐỒNG THI ĐUA-KHEN THƯỞNG[tên đơn vị]

[hoặc Cụm, Khối thi đua..]

* Quy cách:

Bìa cứng màu đỏ, khổ dọc [cao 33cm x rộng 23cm], gấp 2 mặt theo chiều dọc.

Quốc huy hoặc Logo và chữ màu vàng.

Trong sổ để sẵn Nội dung phát động thi đua và Bản ký giao ước thi đua.

Phụ lục số 05/CĐ7-TĐKT

BIỂN BÀY GIỮA DÃY BÀN KÝ GIAO ƯỚC THI ĐUA

GIAO ƯỚC THI ĐUA

* Quy cách: Mica màu đỏ, khổ ngang 42cm x cao 26cm có đế, chữ màu vàng.

Phụ lục số 06/CĐ8-TĐKT

ĐĂNG KÝ THI ĐUA
VÀ DANH HIỆU THI ĐUA NĂM .[hoặc chuyên đề, đợt]

[Dùng cho đơn vị các cấp đăng ký các loại hình thi đua với cấp trên trực tiếp]

[Tên đơn vị]CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập Tự do Hạnh phúc

Số ./ ..

V/v đăng ký thi đua vàHà Nội, ngày . tháng. năm

danh hiệu thi đua năm [đợt, chuyên đề]

Kính gửi: [tên đơn vị cấp trên trực tiếp]

[Qua tổ chức làm TĐ-KT cấp trên trực tiếp]

Hưởng ứng nội dung phát động thi đua ngày ././.., của [tên đơn vị cấp trên phát động trực tiếp],hoặc tại Chỉ thị [văn bản] số./..ngày.. /./.. của ..[tên đơn vị đăng ký]đã phát động thi đua năm ,xin đăng ký thi đua và danh hiệu thi đua với các nội dung, chỉ tiêu sau:

  1. Khẩu hiệu hành động [tên phong trào thi đua]: .[Ghi toàn văn].
  2. Mục tiêu thi đua: .[Nêu mục tiêu chính, ngắn gọn].
  3. Thời gian tổ chức thi đua: ..[Từ ngày./../. đến ngày//.].
  4. Nội dung thi đua: .[Chỉ nêu tổng số nội dung. VD: 4 hoặc 5].
  5. Đối tượng tham gia thi đua:

Tổng số tập thể trong đơn vị .. ; Số tập thể đăng ký thi đua .

Tổng số cán bộ, công chức, người lao động thuộc đơn vị .. đăng ký thi đua ..

  1. Đăng ký nội dung thi đua thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao:
Các chỉ tiêu thi đua thực hiệnnhiệm vụ chuyên môn năm.[Lượng hoá các chỉ tiêu kế hoạch được giao]Đơn vị tínhKế hoạch được giao năm ..Ghi chú1] .2] ...

7. Đăng ký số lượng các danh hiệu thi đua năm.[đối với thi đua thường xuyên]:

Tập thể Lao động xuất sắc: tập thể.

Cờ thi đua của Bộ Tài chính: . tập thể.

Cờ thi đua của Chính phủ: tập thể.

Chiến sỹ thi đua ngành Tài chính: . cá nhân.

Chiến sỹ thi đua toàn quốc: .. cá nhân.

[Thi đua theo đợt, theo chuyên đề do Bộ phát động, chỉ đăng ký số lượng Cờ thi đua của Bộ và Bằng khen của Bộ, hạn chế các hình thức khen thưởng cao. Thi đua theo đợt do Lãnh đạo đơn vị phát động, chủ yếu đăng ký hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng đơn vị].

Đề nghị ..[tổ chức làm thi đua, khen thưởng cấp trên trực tiếp]tổng hợp, báo cáo .[đơn vị cấp trên trực tiếp]./.

Nơi nhận: Thủ trưởng đơn vị

Như trên [Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên]

.

Phụ lục số 07/CĐ8-TĐKT

BỘ TÀI CHÍNH

Đơn vị..

BÁO CÁO SÁNG KIẾN Năm

Theo tiêu chuẩn Danh hiệu

1- Họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người có sáng kiến [hoặc sáng kiến của tập thể không quá 5 người].

2- Tên sáng kiến/cải tiến/đề tài:..

3- Khái quát đặc điểm, tình hình trước khi có sáng kiến:..

mô tả nội dung sáng kiến:..

5- Thời gian áp dụng, hiệu quả và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:

Thời gian áp dụng:

Hiệu quả:

Phạm vi ảnh hưởng:

Thủ trưởng đơn vị Ngày tháng.năm.

[Xác nhận, ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên]Người báo cáo

[Ký, ghi rõ họ tên]

* Ghi chú:

Yêu cầu Báo cáo sáng kiến cần đầy đủ nội dung, ngắn gọn, súc tích; với mỗi sáng kiến cấp cơ sở độ dài 01 trang giấy khổ A4, cấp ngành 02 trang, cấp toàn quốc 03 trang [không kể phần ký và xác nhận], kèm theo quyết định công nhận sáng kiến của từng cấp. Trường hợp là Đề tài nghiên cứu phải có tóm tắt đề tài 03 trang và bản sao Quyết định nghiệm thu đề tài hoặc công nhận đề tài kèm theo hồ sơ đề nghị khen thưởng.

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị ký quyết định công nhận sáng kiến sau khi Hội đồng sáng kiến cấp đơn vị đánh giá, xếp loại, đề nghị.

Các cá nhân công tác tại các Vụ, Cục và tương đương thuộc cơ quan Bộ gửi Báo cáo sáng kiến kèm theo hồ sơ đề nghị khen thưởng về Thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng Bộ [Vụ TĐKT].

Đối với các Tổng cục và các đương vị thuộc Bộ có thẩm quyền khen thưởng [Thuế, Hải quan, KBNN, DTQG, UBCK, Tập đoàn Bảo Việt..], cấp nào ký Quyết định công nhận Chiến sỹ thi đua cơ sở thì lưu giữ Báo cáo sáng kiến của cá nhân tại cấp đó. Khi trình Bộ xét khen thưởng cấp Bộ, cấp Nhà nước, trong báo cáo thành tích phải báo rõ về sáng kiến và gửi Báo cáo sáng kiến [đối với trường hợp các Tổng cục được phân cấp công nhận sáng kiến cấp Bộ thì gửi kèm quyết định công nhận sáng kiến].

Hồ sơ đề nghị phong tặng Chiến sỹ thi đua toàn quốc, yêu cầu gửi kèm theo Báo cáo sáng kiến đã được Hội đồng sáng kiến cấp trình thông qua, Thủ trưởng đơn vị ký xác nhận, đóng dấu./.

BÀI TẬP

1. Trắc nghiệm

1.1- Có 02 hình thức tổ chức thi đua?

Đúng.

Sai.

1.2- Có 03 căn cứ xét danh hiệu thi đua?

Đúng.

Sai.

1.3- Có06 loại hình khen thưởng?

Đúng.

Sai.

1.4-Có 03 căn cứ xét khen thưởng?

Đúng.

Sai.

2. Câu hỏi tình huống

2.1-Thủ trưởng đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo phong trào thi đua nào?

Thi đua thường xuyên.

Thi đua theo chuyên đề và Thi đua theo đợt.

Thi đua thường xuyên và Thi đua theo đợt.

Thi đua thường xuyên, Thi đua theo chuyên đề và Thi đua theo đợt.

2.2-Có mấy nội dung tổ chức phong trào thi đua?

4 nội dung.

5 nội dung.

6 nội dung.

2.3- Có mấy nội dung cơ bản của đợt thi đua thường xuyên trong giai đoạn hiện nay đối với các đơn vị ngành Tài chính:

4 nội dung.

5 nội dung.

6 nội dung.

2.4-Ông Nguyễn Văn A, có bề dày khen thưởng như sau:

Liên tục 7 năm [từ 2008 2013]: Danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở.

Năm 2008 và 2012: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Năm 2010 và 2013: Danh hiệu Chiến sỹ thi đua ngành Tài chính.

Từ năm 2008 đến năm 2014, ông A có 3 sáng kiến cấp cơ sở, 01 sáng kiến cấp ngành và 01 sáng kiến cấp toàn quốc được các cấp có thẩm quyền quyết định công nhận, đã áp dụng trong công tác đạt được năng suất, chất lượng, hiệu quả cao. Trong đó, sáng kiến cấp toàn quốc được triển khai thành chương trình công tác của ngành, được các đơn vị trong toàn ngành thực hiện.

Theo anh/chị, kết thúc năm 2014, xét khen thưởng gì cho ông A để có lợi thế nhất cho cá nhân trong các trường hợp sau [số lượng tối đa, đến mức cao nhất và được coi là đã đảm bảo các tiêu chuẩn khen thưởng] Đánh dấu [X] vào các ô tương ứng:

Lao động tiên tiến.

Chiến sỹ thi đua cơ sở.

Xếp loại Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Chiến sỹ thi đua ngành.

Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Chiến sỹ thi đua toàn quốc.

Huân chương Lao động hạng Ba.

Tất cả các trường hợp trên.

2.5- Đơn vị B được thành lập năm 2003, có bề dày khen thưởng như sau:

Liên tục từ năm 2004 đến năm 2013 được tặng danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc.

Năm 2006: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Năm 2008: Cờ thi đua của Bộ Tài chính.

Năm 2011: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Kết thúc năm 2014, đơn vị B hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao, là tập thể tiêu biểu của Bộ; có nhân tố mới, mô hình mới; nội bộ đoàn kết, tích cực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng và các tệ nạn xã hội khác. Theo anh/chị, đơn vị B được khen thưởng gì trong các trường hợp sau [số lượng tối đa, đến mức cao nhất và được coi là đã đảm bảo các tiêu chuẩn khen thưởng] Đánh dấu [X] vào các ô tương ứng:

Tập thể Lao động tiên tiến.

Tập thể Lao động xuất sắc.

Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Cờ thi đua của Bộ Tài chính.

Cờ thi đua của Chính phủ.

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Huân chương Lao động hạng Ba.

Tất cả các trường hợp trên.

3- Kỹ năng lập Báo cáo thành tích khen thưởng

Video liên quan

Chủ Đề