Thế nào là phương pháp luận

 Phương pháp luận nghiên cứu khoa học là hệ thống lý thuyết về phương pháp nhận thức khoa học bao gồm đốc các lý thuyết về cớ chê sáng tạo, những quan điểm tiếp cận đôi tượng khoa học, cùng với hệ thống lý thuyết về phương pháp kỹ thuật và logic tiên hành nghiên cứu một công trình khoa học cũng như phương pháp tổ chức , quản lý quá trình ấy. Vậy khái niệm phương pháp luận là gì, ý nghĩa phương pháp luận nghiên cứu khoa học là gì? Bạn cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Phương pháp luận là gì? Ý nghĩa nghiên cứu phương pháp luận nghiên cứu khoa học

1. Phương pháp luận là gì?

Phương pháp là một hệ thống những nguyên tắc được rút ra từ những tri thức về các quy luật khách quan dùng để điều chỉnh hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn nhằm thực hiện mục tiêu đã xác định.

Vậy phương pháp luận là gì? Phương pháp luận [Methodology] là học thuyết hay lý luận về phương pháp. Đó là hệ thống những quan điểm [nguyên lý] chỉ đạo, xây dựng các nguyên tắc hợp thành phương pháp, xác định phạm vi, khả năng áp dụng chúng có hiệu quả. Trong đó quan trọng nhất là các nguyên ly có quan hệ trực tiếp với thế giới quan, có tác dụng định hướng việc xác định phương hướng nghiên cứu, tìm tòi, lựa chọn và vận dụng phương pháp. Phương pháp và phương pháp luận là khác nhau.

Phương pháp là phạm trù rất rộng, cho liên phạm vi bao quát của phương pháp luận rất lớn. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học đặt ra cho mình hàng loạt những nhiệm vụ quan trọng sau đây:

+ Nghiên cứu làm sáng tỏ bản chất của khoa học và hoạt động nghiên cứu khoa học, tổng kết các quy luật phát triển của khoa học hiện đại.

+ Nghiên cứu làm sáng tỏ cơ chế tư duy sáng tạo trong nhận thức của nhà khoa học và các kỹ năng thực hành sáng tạo của họ.

+ Nghiên cứu những quan điểm tổng quát, những cách tiếp cận đối tượng nhận thức, đồng thời xây dựng hệ thống lý thuyết về phương pháp nghiên cứu khoa học, với tư cách là con đường, cách thức và kỹ thuật nghiên cứu cụ thể, đây là vấn đề trung tâm của phương pháp luận.

+ Phương pháp luận khẳng định phương pháp nghiên cứu khoa học không những nằm trong lôgíc nhận thức mà còn nằm trong cấu trúc nội dung một công trình khoa học. Cho nên Phương pháp luận nghiên cứu khoa học một mặt xác định các bước đi trong tiến trình nghiên cứu một đề tài, mặt khác còn tìm ra cấu trúc lôgic nội dung của các công trình khoa học đó.

+ Phương pháp luận nghiên cứu khoa học cũng chú ý đến phương pháp tổ chức, quản lý nghiên cứu hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, coi đó là một khâu ứng dụng chính các thành tựu khoa học, nhằm nâng cao tiềm lực khoa học và tổ chức quá trình nghiên cứu khoa học đạt hiệu quả cao.

Tóm lại phương pháp luận nghiên cứu khoa học là hệ thống lý thuyết về phương pháp nhận thức khoa học bao gồm đốc các lý thuyết về cớ chê sáng tạo, những quan điểm tiếp cận đôi tượng khoa học, cùng với hệ thống lý thuyết về phương pháp kỹ thuật và logic tiên hành nghiên cứu một công trình khoa học cũng như phương pháp tổ chức , quản lý quá trình ấy.

Phương pháp luận là gì

Hiện tại, Tri Thức Cộng Đồng đang cung cấp dịch vụ THUÊ VIẾT LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Nội, Tp HCM… và viết luận văn, luận án, khóa luận hỗ trợ cho bạn với mọi chuyên ngành học chuyên nghiệp nhất thị trường. Nếu bạn không có thời gian hoàn thành bài luận, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi nhé!

2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu hoàn thiện và nắm vững phương pháp luận nghiên cứu khoa học

– Khoa học hiện đại có kết cấu bởi nhiều thành phần, trong đó có ba bộ 4 phận chủ yếu và quan trọng sau đây:

+ Hệ thống những khái niệm phạm trù, những quy luật, các lý thuyết, học thuyết khoa học.

+ Hệ thống trí thức ứng dụng đưa các thành tựu khoa học vào sản xuất và quản lý xã hội, nhằm cải tạo thực tiễn.

+ Hệ thống lý thuyết về phương pháp nghiên cứu, về các con đường tìm tòi, sáng tạo khoa học.

Ý nghĩa của việc nghiên cứu hoàn thiện và nắm vững phương pháp luận nghiên cứu khoa học

Vậy vị trí của phương pháp luận là gì? Phương pháp luận chính là một trong ba bộ phận quan trọng của khoa học.

– Nghiên cứu khoa học luôn là sáng tạo và cách mạng, trong mỗi giai đoạn phát triển của khoa học hiện đại đòi hỏi phải có cách tiếp cận mới đối với khoa học, phải tìm ra các phương pháp nghiên cứu mới, phải phát hiện ra các con đường mới để ứng dụng khoa học vào thực tiễn. Có thể nói: Hoàn thiện về phương pháp luận là sự đòi hỏi thường xuyên của sự phát triển khoa học hiện đại.

– Phương pháp luận nghiên cứu khoa học là kết quả của quá trình khái quát lý thuyết và thực tiễn nghiên cứu khoa học và nó trở thành công cụ sắc bén để chỉ dẫn tất cả các nhà khoa học và các nhà quản lý trong công tác tổ chức, quản lý và thực hành sáng tạo khoa học.

– Ngày nay trong thế giới hiện đại, để hoàn thành có chất lượng bất cứ một loại công việc nào, nhà chuyên môn cũng phải là người sáng tạo, có ý thức tìm tòi các con đường, các phương pháp tạo động mới. Thiếu tinh thần sáng tạo không có chỗ đứng trong cuộc sống đầy sôi động. Cải tiến chuyên môn thông qua con đường hoạt động thực tiễn của mình đã góp phần làm phát triển khoa học và công nghệ. Như vậy, nắm vững phương pháp luận nghiên cứu khoa học không chỉ có nghĩa đối với các nhà nghiên cứu khoa học chuyên nghiệp, mà còn đối với các nhà chuyên môn trong các lĩnh vực hoạt động thực tiễn.

Tóm lại, phương pháp luận nghiên cứu khoa học là một bộ phận quan trọng của khoa học. Hoàn thiện phương pháp luận nghiên cứu khoa học là sự tự ý thức về sự phát triển của bản thân khoa học. Như vậy, nắm vững phương pháp luận nghiên cứu khoa học không chỉ có nghĩa đối với các nhà nghiên cứu khoa học chuyên nghiệp, mà còn đối với các nhà chuyên môn trong các lĩnh vực hoạt động thực tiễn.

Trên đây là những kiến thức về “phương pháp luận là gì” và phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình học tập!

Mục lục bài viết

  • 1. Khái niệm phương pháp
  • - Về định nghĩa phương pháp
  • - Về nguồn gốc của phương pháp
  • - Vai trò của phương pháp
  • 2. Các cấp độ của phương pháp
  • 3. Khái niệm phương pháp luận
  • - Về định nghĩaphương pháp luận
  • - Về nguồn gốc, vai trò của phương pháp luận
  • 4. Các cấp độ của phương pháp luận
  • 5. Vấn đề lôgích biện chứng
  • Phân loại các phán đoán
  • Phương pháp quy nạp

1. Khái niệm phương pháp

- Về định nghĩa phương pháp

Phương pháp chính là hệ thống những nguyên tắc được rút ra từ tri thức về các quy luật khách quan để điều chỉnh hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn nhằm thực hiện mục tiêu nhất định; là cách thức xây dựng và tạo lập cơ sở cho các hệ thống triết học và tri thức khoa học; là tổng số cách tiếp nhận và các hành động chinh phục thế giới hiện thực bằng lý luận hay thực tiễn.

- Về nguồn gốc của phương pháp

Cơ sở lý luận trực tiếp của phương pháp là các quy luật khách quan đã được con người nhận thức và diễn đạt bằng lý luận và lý luận đó là hạt nhân, là cốt lõi để từ đó các nguyên tắc tạo nên nội dung của phương pháp được xây dựng.

Trước khi hành động, con người thường phân tích hoàn cảnh; đề ra mục tiêu tương ứng; xác định cách thức và phương tiện để đạt được mục tiêu đó rồi mới tác động lên sự vật, hiện tượng theo hệ thống những nguyên tắc nhất định.

Hệ thống những nguyên tắc được hình thành trong quá trình tác động qua lại giữa con người với tự nhiên; chỉ rõ phải hoạt động thế nào để đạt được mục tiêu đó tạo nên phương pháp. Những phương pháp đạt hiệu quả cao nhất được lựa chọn và bảo tồn trong hoạt động thực tiễn và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác nhờ ngôn ngữ. Như vậy, phương pháp bắt nguồn từ thực tiễn, phản ánh những quy luật khách quan đã được nhận thức để định hướng các hoạt động có mục đích của con người.

- Vai trò của phương pháp

Kinh nghiệm cho thấy rằng, sau khi đã xác định được mục tiêu thì phương pháp trở thành yếu tố góp phần quyết định thành công hay thất bại của việc thực hiện mục tiêu đó.

Phương pháp càng đúng đắn thì hiệu quả của hoạt động càng cao và ngược lại. Bêcơn ví phương pháp như ngọn đuốc soi đường cho người đi trong đêm tối. Hêghen ví phương pháp là linh hồn của đối tượng. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đặc biệt coi trọng vai trò của phương pháp, nhất là trong hoạt động cách mạng.

2. Các cấp độ của phương pháp

Sự đa dạng của đối tượng dẫn đến sự đa dạng của phương pháp. Các khoa học nghiên cứu những đối tượng khác nhau thì có những phương pháp khác nhau phù hợp với mục tiêu mà khoa học đó nghiên cứu.

Các phương pháp, do sự quy định đó và tuỳ thuộc vào các tiêu chí khác nhau, được chia thành các nhóm có quan hệ tác động qua lại với nhau là phương pháp riêng, phương pháp chung, phương pháp phổ biến và phương pháp nhận thức, phương pháp thực tiễn.

Phương pháp biện chứng duy vật là hệ thống các nguyên tắc được hình thành trên cơ sở các nguyên lý, quy luật và phạm trù của phép biện chứng duy vật. Những nguyên tắc này tác động, liên hệ qua lại, bổ sung cho nhau tạo thành công cụ trong hoạt động nhận thức và thực tiễn.

Phương pháp biện chứng duy vật được sử dụng trong mọi ngành khoa học khác nhau, trong mọi lĩnh vực của thực tiễn và có vai trò quyết định trong việc xác định kết quả nghiên cứu và cải tạo sự vật, hiện tượng vì vậy, nó được gọi là phương pháp phổ biến bởi, phép biện chứng duy vật không chỉ đưa ra hướng nghiên cứu chung, đưa ra các nguyên tắc tiếp cận sự vật, hiện tượng nghiên cứu, mà còn là điểm xuất phát dưới góc độ đánh giá thế giới quan đối với những kết quả đạt được. Tuân thủ và thực hiện nhất quán, đồng bộ những nguyên tắc này là đòi hỏi bắt buộc đối với việc nghiên cứu lý luận cũng như đối với thực tiễn.

3. Khái niệm phương pháp luận

- Về định nghĩaphương pháp luận

Phương pháp luận là hệ thống những quan điểm, những nguyên tắc xuất phát chỉ đạo chủ thể trong việc xác định phương pháp cũng như trong việc xác định phạm vi, khả năng áp dụng chúng một cách hợp lý, có hiệu quả tối đa.

- Về nguồn gốc, vai trò của phương pháp luận

Trong thực tiễn, để đạt được mục đích đề ra con người có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết một công việc nào đó, gọi là sự lựa chọn phương pháp. Sự lựa chọn này phải trải qua một hoặc nhiều quá trình và phương pháp được lựa chọn có thể đúng, có thể sai. Xuất hiện vấn đề xác định được phương pháp đúng, khoa học và phương pháp sai, chưa khoa học, từ đây xuất hiện nhu cầu tri thức đúng về phương pháp và đó cũng là lý do để khoa học về phương pháp, tức là lý luận về phương pháp hay còn gọi là phương pháp luận ra đời.

=> Như vậy, phương pháp luận là lý luận về phương pháp, là khoa học về phương pháp. Có một số câu hỏi đặt ra là: "Nhiệm vụ của phương pháp luận là giải quyết những vấn đề như phương pháp là gì? Bản chất, nội dung, hình thức của phương pháp ra sao? Phân loại phương pháp cần dựa vào những tiêu chí gì? Vai trò của phương pháp trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn?..." Điều này chứng tỏ vai trò tiền đề của phương pháp luận, cho phép đánh giá các phương pháp từ góc độ tính chân thực, tính hiệu quả của chúng.

4. Các cấp độ của phương pháp luận

Phương pháp luận được phân chia thành các cấp độ khác nhau gồm phương pháp luận bộ môn, phương pháp luận chung và phương pháp luận chung nhất [phương pháp luận triết học]. Các hình thức phương pháp luận trên hợp thành một hệ thống khoa học về phương pháp chỉ đạo nhằm xác định các phương pháp cụ thể một cách đúng đắn. Bởi các hình thức phương pháp luận vừa độc lập tương đối với nhau, vừa bổ sung, xâm nhập vào nhau, do đó, phải biết vận dụng tổng hợp các hình thức phương pháp luận trong các hoạt động.

Phương pháp luận biện chứng duy vật là hệ thống các nguyên tắc, các phương pháp tổ chức và xây dựng hoạt động lý luận và hoạt động thực tiễn, đồng thời cũng chính là học thuyết về hệ thống đó; là phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và của các khoa học chuyên ngành.

Phương pháp luận biện chứng duy vật là phương pháp luận chung nhất, là sự thống nhất biện chứng giữa các phương pháp luận bộ môn, phương pháp luận chung đã được cụ thể hoá trong các lĩnh vực của hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.

Với tư cách là hệ thống tri thức chung nhất của con người về thế giới và về vai trò, vị trí của con người trong thế giới đó; với việc nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy, triết học thực hiện chức năng phương pháp luận chung nhất. Mỗi luận điểm của triết học đồng thời là một nguyên tắc trong việc xác định phương pháp, là lý luận về phương pháp. Những chức năng nói trên của triết học tạo ra khả năng cải tạo thế giới của triết học, trở thành công cụ hữu hiệu trong hoạt động chinh phục tự nhiên và trong sự nghiệp giải phóng con người của các lực lượng tiến bộ.

=> Như vậy, phương pháp luận- thuần tuý lý luận còn phương pháp gồm cả lý luận và thực tiễn. Bởi vậy, không nên nhầm phương pháp với phương pháp luận và cũng phải coi phương pháp thống nhất với phương pháp luận ở chỗ phương pháp luận là cơ sở để nghiên cứu các phương pháp cụ thể, còn phương pháp cụ thể phải xuất phát từ quan điểm, nguyên tắc của phương pháp luận.

5. Vấn đề lôgích biện chứng

Theo ông Ăngghen không những xem xét phép biện chứng khách quan của các hiện tượng vật lý mà còn xét cả quá trình lịch sử của sự phản ánh phép biện chứng ấy trong ý thức con người. Ăngghen đã nêu lên vấn đề lô gích biện chứng, đặc biệt là vấn đề phân loại các phán đoán, cụ thể ta tìm hiểu dưới đây:

Phân loại các phán đoán

Để giải thích về biện chứng của tư duy, Ăngghen đã đi sâu phân tích các loại phán đoán. Qua đó Ăngghen đã khái quát được quá trình lịch sử nhận thức của con người.

Ăngghen xác định là nghiên cứu những sự việc cá biệt [đơn nhất] rồi sắp xếp các sự việc theo từng ngành [đặc thù] và sau cùng là khám phá ra những quy luật chung của tự nhiên [phổ biến].

Ăngghen viết: “.. Cái mà Hêghen coi là sự phát triển của hình thức tư duy của phán đoán với tính cách là phán đoán, thì ở đây, đã thành ra sự phát triển của những tri thức lý luận của chúng ta về bản chất của vận động nói chung, tri thức dựa trên một cơ sở kinh nghiệm. Chính cái đó chứng minh rằng những quy luật của tư duy và những quy luật của tự nhiên nhất trí với nhau một cách tất nhiên nếu như người ta hiểu chúng một cách đúng đắn. Chúng ta có thể coi phán đoán thứ nhất là phán đoán đơn nhất: trong phán đoán ấy người ta ghi lấy sự việc đơn nhất là ma sát sinh ra nhiệt. Phán đoán thứ hai có thể coi là phán đoán đặc thù: một hình thức vận động đặc thù nào đấy [hình thức cơ học] đã bộc lộ đặc tính của nó là trong những điều kiện đặc thù [bằng ma sát] chuyển thành một hình thức đặc thù khác của vận động [thành nhiệt]. Phán đoán thứ ba là phán đoán phổ biến: bất cứ hình thức vận động nào cũng đều tỏ ra là có thể và phải chuyển thành một hình thức vận động khác. Dưới hình thức này, quy luật đã đạt được sự thể hiện cuối cùng của nó”.

=> Ta thấy Ăngghen đã phê phán quan niệm duy tâm của Hêghen về vấn đề này và đặt mối liên hệ của các phán đoán trên lập trường của chủ nghĩa duy vật và Ăngghen đã phê phán sâu sắc thuyết không thể biết, thuyết này coi cái phổ biến là không thể nhận thức được, vì họ đã tách rời cái đơn nhất, cái cá biệt với cái phổ biến, theo họ giữa hai cái đó có một hố sâu ngăn cách không thể vượt qua, con người chỉ có thể nhận thức được cái đơn nhất bằng nhận thức cảm tính mà thôi, không thể nhận thức được cái phổ biến, quy luật của sự vật.

Đó là cách Ăngghen giải quyết một trong những vấn đề quan trọng nhất của lôgích biện chứng, Ăngghen đã làm rõ mối liên hệ qua lại của các hình thức phán đoán và các phạm trù lô gích. Điều rất quan trọng là không phải chỉ giải quyết trong lĩnh vực lô gích thuần tuý, tức khoa học về tư duy, mà giải quyết trong lĩnh vực hoạt động vật chất của con người, trong lĩnh vực thực tiễn.

Phương pháp quy nạp

Trong giai đoạn lịch sử cuối thế kỷ XIX, khoa học tự nhiên đang chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa kinh nghiệm, trào lưu này hướng vào quan điểm của Hium, đi tới chủ nghĩa bất khả tri. Hium phủ nhận phương pháp quy nạp, cho rằng phương pháp này không thể từ kinh nghiệm rút ra được quy luật và cái tất yếu. Ăngghen cho rằng, sự phê phán của Hium có phần hợp lý, song ông cũng không tán thành Hium hoàn toàn phủ nhận vai trò của phương pháp này.

Ăngghen chỉ ra rằng, vận dụng phương pháp quy nạp cần phải kết hợp với nhiều phương pháp khác, như kết hợp với phương pháp phân tích, tổng hợp v.v. Đặc biệt quan trọng là phải gắn phương pháp đó với hoạt động thực tiễn và thực nghiệm khoa học để đi đến chân lý. Ăngghen viết: “Bằng chứng của tính tất yếu là ở trong hoạt động của con người, trong kinh nghiệm, trong lao động: nếu tôi có thể tạo ra được post hoc, thì nó sẽ trở thành đồng nhất với proter hoc”41, và Ăngghen lại viết: “Nhờ hoạt động của con người mà hình thành quan niệm về tính nhân quả”.

=> Như vậy, Ăngghen đã bác bỏ thuyết hoài nghi của Hium, và khẳng định rằng con người thông qua hoạt động thực tiễn đã xác minh sự tồn tại khách quan của tính tất yếu và quan hệ nhân quả.

[MK LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.]

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!

Luật Minh Khuê [Sưu tầm và biên tập].

Video liên quan

Chủ Đề