Thể loại Chuyện người con gái Nam Xương

Xin chào các em! Trong chuyên mục soạn văn lớp 9 tập 1 ngày hôm nay, Soạn Văn sẽ cùng với các em đi soạn bài: Chuyện người con gái Nam Xương nhé! Đây là một câu chuyện rất hay và hấp dẫn nói về số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến. Các em hãy cùng tham khảo nhé!

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả [các em tham khảo phần giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ trong SGK Ngữ văn 9 tập 1].

2. Tác phẩm

* Xuất xứ: Văn bản Chuyện người con gái Nam Xương là một trong 20 truyện của tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ.

* Thể loại: Truyện được viết theo thể loại truyền kì. Đặc điểm của thể loại truyền kì:

  • Thường có yếu tố kì lạ, hoang đường, nhưng cũng có khai thác những truyện cổ dân gian và truyền thuyết lịch sử, dã sử của Việt Nam.
  • Nhân vật chính thường là những người phụ nữ đức hạnh, khao khát một cuộc sống yên bình, hạnh phúc, nhưng các thế lực bạo tàn và cả lễ giáo khắc nghiệt lại xô đẩy họ vào những hoàn cảnh éo le, oan khuất, bất hạnh. Một loại nhân vật khác là những người trí thức có tâm huyết, bất mãn với thời cuộc, không chịu trói mình trong vòng danh lợi chật hẹp

* Tóm tắt: Vũ Thị Thiết [Vũ Nương] là một người con gái đẹp người đẹp nết, được Trương Sinh là người thất học, hay ghen cưới về làm vợ. Cưới nhau chưa được bao lâu, Trương Sinh phải đi lính, Vũ Nương ở nhà chăm sóc mẹ chồng chu đáo và nuôi con thơ. Khi mẹ chồng mất, nàng cũng lo ma chay chu toàn như đối với cha mẹ đẻ mình. Khi Trương Sinh trở về, hay tin mẹ mất mà đau buồn. Đứa con không nhận cha, Trương Sinh nổi máu ghen tuông ngờ vực sự thủy chung của Vũ Nương. Để chứng tỏ sự trong sạch của mình với chồng, Vũ Nương đã nhảy sông tự vẫn. Phan Lang do cứu được Linh Phi nên được báo đáp, sau đó gặp được Vũ Nương. Trương Sinh lập đàn giải oan cho vợ nhưng Vũ Nương không còn được trở lại dương gian vì xã hội phong kiến quá hà khắc.

* Bố cục: Văn bản được chia làm 3 đoạn:

  • Đoạn 1: từ đầu -> “như đối với cha mẹ đẻ mình”: cuộc hôn nhân giữa Vũ Nương và Trương Sinh, biến cố chia ly và phẩm hạnh của Vũ Nương khi chồng đi chiến trận
  • Đoạn 2: tiếp -> “nhưng việc trót đã qua rồi”: kể về nỗi oan khuất và cái chết thương tâm của Vũ Nương
  • Đoạn 3: còn lại: Vũ Nương ở Thủy Cung và nỗi oan được giải

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1: Bố cục [như trên]

Câu 2:

* Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong những hoàn cảnh:

  • Trước khi lấy chồng: là người con gái tính tình thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp
  • Khi về nhà chồng: là một người vợ thảo hiền, nết na, nàng không để xảy ra những bất hòa trong cuộc sống vợ chồng
  • Khi chồng đi lính: là một người con dâu hiếu thảo, một người mẹ hiền, một người vợ chung thủy
  • Khi bị nghi oan: nàng cố giải thích nhưng không được, đến bước đường cùng nàng đã tự trẫm mình xuống sông để chứng minh sự trong sạch của mình.

=> Vũ Nương là một người phụ nữ hiền thục, nết na, là người vợ thủy chung, hết mực yêu thương chồng con, người con dâu hiếu thảo, đồng thời cũng cho thấy nàng là một người coi trọng phẩm hạnh, danh dự.

Câu 3:

* Vũ Nương phải chịu nỗi oan khuất là vì:

  • Nguyên nhân trực tiếp: do Trương Sinh là một người quá đa nghi, hay ghen, gia trưởng, độc đoán, không cho Vũ Nương cơ hội trình bày
  • Nguyên nhân sâu xa: do xã hội phong kiến, chế độ nam quyền với những lễ giáo phong kiến hà khắc gây ra bao bất công khiến cho thân phận người phụ nữ bấp bênh, mong manh, bi thảm. Đồng thời cũng là do cuộc chiến tranh phi nghĩa gây ra.

=> Thân phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến bị xem nhẹ, bị coi thường, không có tiếng nói, luôn khuất sau bóng của người đàn ông.

Câu 4:

* Cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện:

  • Từ những chi tiết hé mở, chuẩn bị thắt nút cho đến khi mâu thuẫn được đẩy lên đến đỉnh điểm đã tạo nên sự hấp dẫn và sinh động cho câu chuyện
  • Những đoạn độc thoại và đối thoại được sắp xếp rất đúng chỗ giúp cho câu chuyện trở nên sinh động, góp phần khắc họa tâm lý, tính cách nhân vật, đưa truyện đến kịch tính

Câu 5:

* Những yếu tố kỳ ảo trong truyện:

  • Chuyện nằm mộng của Phan Lang, Phan Lang và Vũ Nương dưới động rùa của Linh Phi
  • Vũ Nương hiện về ngồi trên kiệu hoa, cờ tán, võng lọng rực rỡ đầy sân, lúc ẩn lúc hiện, rồi “bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất”

* Đưa những yếu tố kỳ ảo vào một câu chuyện quen thuộc, kết hợp với yếu tố tả thực để tạo ra hiệu quả nghệ thuật về tính chân thực của truyện. Qua đó, tác giả muốn tạo cơ sở để minh oan cho Vũ Nương, khẳng định lòng trong trắng của nàng. Đồng thời, thể hiện tấm lòng nhân đạo, là ước mơ, khát vọng của nhân dân về một thế giới công bằng.

Nam Xương nữ tử truyện hay Nam Xương nữ tử lục [chữ Hán: 南昌女子傳][1], được diễn Nôm thành Chuyện người con gái Nam Xương[2], là nhan đề của câu chuyện thứ 16 trong 20 truyện được chép lại trong tác phẩm Truyền kỳ mạn lục bằng chữ Hán của danh sĩ Nguyễn Dữ sống vào cuối thời nhà lê cuối thế kỉ XVI nhà Lê Sơ, đầu thời nhà Mạc. Dựa trên một câu chuyện dân gian về một nỗi oan khuất của một người thiếu phụ, Nguyễn Dữ đã viết về phẩm chất và số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ, đồng thời lên án, tố cáo lễ giáo phong kiến hà khắc đã không cho người phụ nữ được bảo vệ mình. Truyện được đánh giá là một áng "thiên cổ kì bút", phản ánh sinh động về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Tác phẩm đã được đưa vào làm văn bản chính của Bài 4 Sách giáo khoa Ngữ Văn Lớp 9 [Tập 1] thuộc Bộ Sách Giáo Khoa Chính Thức của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo.

Chuyện người con gái Nam XươngThông tin tác phẩmTên gốcTác giảThời gian sáng tácTriều đại sáng tácQuốc giaNgôn ngữThể loạiBộ sáchChủ đề
Truyền kỳ
Nam Xương nữ tử truyện
[南昌女子傳]
Nguyễn Dữ
Thế kỷ XVI
Nhà Lê trung hưng
Việt Nam
Văn ngôn bằng Chữ Hán [bản gốc]
Truyền kỳ
Truyền kỳ mạn lục
Số phận người phụ nữ

Mục lục

  • 1 Tác giả
  • 2 Nguồn gốc
  • 3 Tóm tắt tác phẩm
  • 4 Đền Vũ Điện
  • 5 Xem thêm
  • 6 Tham khảo
  • 7 Liên kết ngoài

Tác giảSửa đổi

Bài chi tiết: Nguyễn Dữ

Nguyễn Dữ – có sách phiên âm là Nguyễn Tự [chưa rõ năm sinh, năm mất], là một danh sĩ sống vào thế kỉ XVI, thời kỳ triều đình nhà Lê đã bắt đầu khủng hoảng, người huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Ông là học trò của Tuyết Giang Phu Tử Nguyễn Bỉnh Khiêm, là người học rộng, tài cao, am hiểu văn chương. Ông làm quan được một năm sau đó về sống ẩn dật ở Thanh Hóa.

Nguồn gốcSửa đổi

Chuyện người con gái Nam Xương là thiên truyện thứ 16 trong tổng số 20 truyện của Truyền kỳ mạn lục [Cùng với 11 trong 20 truyện về phụ nữ]. Nguồn gốc của truyện bắt nguồn từ một truyện cổ tích dân gian tên là Vợ chàng Trương.

Tóm tắt tác phẩmSửa đổi

Truyện lấy bối cảnh từ thời nhà Trần cho đến nhà Hồ. Truyện kể về người con gái có tên là Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương. Nàng là người có dung hạnh vẹn toàn. Chồng là Trương Sinh, là con của một nhà hào phú, ít học, tính tình hay ghen, luôn đề phòng với Vũ Nương. Vì ít học nên Trương Sinh phải đi lính, để lại mẹ già và Vũ Nương ở nhà. Một thời gian sau, Vũ Nương sinh ra đứa con đầu lòng đặt tên là Đản. Ở nhà, Vũ Nương chăm nom con và mẹ chồng rất mực chu đáo. Vì nhớ thương con, mẹ chồng nàng ngày càng ốm nặng rồi mất, nàng lo tang ma chay chu đáo như với cha mẹ đẻ mình. Để đỡ nhớ chồng và sợ con thiếu tình cha, nàng hay đùa với con bằng cách chỉ cái bóng của mình lên vách và nói với con đó là cha Đản.

Sau cuộc chiến, Trương Sinh trở về. Chàng đau buồn ra thăm mộ mẹ, bế bé Đản theo, ra đến đồng đứa trẻ quấy khóc vì đứa bé bảo Trương Sinh không phải là cha Đản, cha Đản đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả. Vì tính hay ghen, Trương Sinh đã đánh mắng Vũ Nương rất tàn bạo rồi đuổi nàng đi, dù cho hàng xóm thanh minh. Không thể thanh minh được, Vũ Nương đã nhảy xuống dòng sông Hoàng Giang tự tử, để lấy cái chết minh oan cho chính sự trong sạch của mình.[3] Nàng được Linh Phi, vợ của vua Nam Hải cứu.

Bé Đản một buổi tối chỉ vào bóng chàng và bảo đó là cha; Trương Sinh hối hận muộn màng. Phan Lang—một người cùng làng với nàng—một đêm nằm mộng có người con gái áo xanh xin tha mạng. Ngày hôm sau có người mang rùa mai xanh đến, chàng mang đi thả. Lúc này, chiến tranh Đại Ngu–Đại Minh nổ ra; quân Minh tiến đến ải Chi Lăng, nhân dân trong nước sợ hãi, trốn ra biển, trong đó có Phan Lang, thì bị đắm tàu, chết đuối. Xác Phan Lang trôi dạt vào một động rùa, Linh Phi thấy vậy đèm cứu sống trả ơn nghĩa xưa. Ở dưới thủy cung, chàng gặp lại Vũ Nương; Vũ Nương nhờ Phan Lang trở về dương thế nhắn nhủ chàng Trương Lập đàn giải oan cho mình tại bến Hoàng Giang.

Trương bèn làm vậy, quả thấy Vũ Nương ngồi trên kiệu hoa ở giữa dòng với cờ tán, võng lọng rực rỡ cả một đoạn sông, thoắt ẩn thoắt hiện. Nàng nói lời đa tạ và từ biệt chàng vì "chẳng thể trở về nhân gian được nữa".

Đền Vũ ĐiệnSửa đổi

Đền Vũ Điện ở xã Chân Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam là nơi thờ vợ chàng Trương, người làng Trương Xá, cũng thuộc xã Chân Lý ngày nay. Theo truyền thuyết của người dân địa phương thì ngôi đền này được xây dựng từ thế kỷ XV, ngay sau cái chết oan uổng của bà Vũ. Ban đầu chỉ là ngôi miếu nhỏ nứa lá tranh tre do dân địa phương dựng nên. Sau khi có chiếu của vua Lê Thánh Tông, ngôi miếu mới được sửa lại thành một ngôi đền bề thế, khang trang. Ban đầu, ngôi đền được xây dựng ngoài bãi ven sông Hồng, trên một bãi đất rộng mấy chục mẫu, dân cư sống thành làng. sau vì nước lũ xói mòn, bãi bị lở nên đền phải dời vào vị trí như hiện nay.[4]

Xem thêmSửa đổi

  • Đường xa vạn dặm

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ “傳奇漫錄 • Truyền kì mạn lục • Page 87”. Truy cập 13 tháng 11 năm 2015.
  2. ^ “Truyền kỳ mạn lục/16 – Wikisource tiếng Việt”. vi.wikisource.org. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2022.
  3. ^ Nho Thìn, Trần [2008]. Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa. Nhà xuá̂t bản Giáo dục. tr.406. OCLC276394397.
  4. ^ Đền Vũ Điện

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Nói thêm về "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ

Video liên quan

Chủ Đề