Thắt trĩ bao lâu thì lành

Bệnh trĩ được tạo thành do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ. Bệnh trĩ được chia thành 2 loại: Trĩ nội và trĩ ngoại. Tại phòng khám đa khoa Hoàng Long các Bác sĩ đã áp dụng công nghệ của Mỹ để thắt các búi trĩ nội độ I, độ II bằng nội soi ống mềm. Phương pháp điều trị này làm giảm các biến chứng của bệnh trĩ gây ra như chảy máu, đau do nghẹt búi trĩ. Sau thủ thuật phần lớn bệnh nhân được theo dõi tại nhà, rất ít trường hợp bệnh nhân cần nhập viện theo dõi trong vòng 24 giờ ; điều này bác sỹ thực hiện thủ thuật hoặc bác sỹ khám sẽ có chỉ định cụ thể.

Hướng dẫn bệnh nhân tự theo dõi và chăm sóc tại nhà sau thắt trĩ :

  • Sau thủ thuật thắt trĩ nếu có tiền mê, bệnh nhân không được tự điều khiển các phương tiện giao thông, phải có người nhà đi cùng và đưa về.
  • Trong vòng 24 giờ sau thắt trĩ bệnh nhân khi đi đại tiện không nên rặn mạnh.
  • Trường hợp bệnh nhân có đau chỉ nên sử dụng thuốc giảm đau mà Bác sĩ đã chỉ định theo đơn thuốc [có thuốc bôi tại chỗ, hoặc viên đặt]
  • Nghỉ ngơi, không lao động nặng, không đi bộ nhiều, leo núi hoặc di chuyển xa trong vòng 7-10 ngày sau thắt trĩ. Nên kiêng sinh hoạt tình dục trong vòng 15 ngày sau thắt trĩ.
  • Ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa [tốt nhất là cháo, thức ăn mềm cùng với rau trong vòng 3 ngày] sau đó ăn uống bình thường. Nên ăn nhiều rau quả, uống sữa, nước quả để bổ sung vitamin. Hạn chế đồ ăn đồ cay nóng cũng như hạn chế ống rượu, bia.
  • Nên uống đủ lượng nước ít nhất 2 lít/1 ngày
  • Không được để táo bón, chú ý hạn chế rặn khi đại tiện. 
  • Không nên ngồi xổm, ngồi quá lâu sẽ bị sa búi trĩ
  • Chăm sóc búi trĩ tại nhà: nên rửa sạch hậu môn và búi trĩ sau khi đi tiểu và đi đại tiện bằng nước sạch trước; Sau đó pha nước muối với nước đun sôi để nguội rửa búi trĩ hoặc dùng dung dịch sát khuẩn Betadin 10% [có bán ở hiệu thuốc] pha tỷ lệ 1 betadin với 4 phần nước đun sôi để nguội rửa lại búi trĩ; Thấm khăn bông [không nên thấm bằng bông vì có thể sẽ vướng lại các sợi bông trên búi trĩ]. Cố gắng để búi trĩ khô, không được ẩm ướt dễ nhiễm trùng.

Tiến triển bình thường sau thắt trĩ:

  • Sau thắt trĩ khi đi ngoài có thể còn dính một chút máu theo phân nhưng không phải là máu tươi nhỏ giọt
  • Bùi trĩ sẽ rụng trong vòng 1 tuần đến 10 ngày. Khi búi trĩ rụng sẽ thấy vòng cao su lẫn theo phân ra ngoài.
  • Bệnh nhân có thể có cảm giác đau khi đi ngoài. Không nên để phân bị táo bón sẽ chạm vào búi trĩ và gây đau.

Dấu hiệu bất thường:

  • Tuột vòng cao su do đi ngoài quá sớm.
  • Chảy máu nhiều khi búi trĩ rụng sẽ thấy đi ngoài ra máu đỏ tươi nhiều, hoa mắt chóng mặt.
  • Nếu có sốt cao từ 38 độ trở lên, đau nhiều và bí tiểu tiện đó là dấu hiệu nhiễm trùng.

Nếu có một trong các triệu chứng trên cần:

- Liên lạc ngay với Phòng khám đa khoa Hoàng Long [024.628.11.331 – 0936.398.123] để đánh giá và tư vấn.

- Hoặc đem theo các giấy tờ liên quan đến việc thắt trĩ đến cơ sở y tế gần nhất để kịp xử trí.

Phòng khám Đa khoa Hoàng Long, với việc đầu tư hơn 20 dàn máy nội soi thế hệ mới và 120 dây soi ống mềm các loại, tự hào là một trong những trung tâm điều trị các bệnh lý tiêu hóa, gan mật hiện đại nhất hiện nay, sánh ngang với các nước trong khu vực châu Á.

Thông tin liên hệ tới Phòng khám Đa Khoa Hoàng Long - Địa chỉ: Tầng 10 Tòa tháp VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội. - Hotline: 19008904| 024 628 11 331 - Nhắn tin Zalo: 0986954448

- Fanpage: //www.facebook.com/phongkhamdakhoahoanglong

Sau khi cắt trĩ cần lưu ý gì?

Bệnh trĩ cần được điều trị và phẫu thuật tại các địa chỉ bệnh viện uy tín để được thực hiện bằng các phương pháp hiện đại với các thiết bị đảm bảo vô trùng để hạn chế biến chứng, nhiễm trùng sau mổ.

Sau khi phẫu thuật cắt trĩ thì bao lâu sẽ lành, cần lưu ý những điều gì để hạn chế tái trĩ, mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết dưới đây của BookingCare.

Cắt trĩ bao lâu thì lành?

Thông thường bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhiều trong tuần đầu tiên sau phẫu thuật. Tuy nhiên, mức độ đau sẽ phụ thuộc vào:

  • Phương pháp phẫu thuật: Với phương pháp liệu pháp như thắt trĩ bằng phòng cao su sẽ ít đau hơn so với việc phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn.
  • Tình trạng trĩ: Nếu búi trĩ càng lớn, sau phẫu thuật sẽ đau nhiều hơn.
  • Tình trạng phân sau phẫu thuật: Nếu xảy ra táo bón sau phẫu thuật, người bệnh sẽ đau đớn nhiều hơn và lâu hồi phục hơn.

Tuy nhiên, bệnh nhân có thể giảm đau sau khi phẫu thuật bằng cách sử dụng thuốc giảm đau, thuốc nhuận tràng, thuốc làm mềm phân hay tắm/ngâm nước ấm. Lưu ý rằng bất kì cách nào cũng cần có sự tư vấn từ bác sĩ để phù hợp với tình trạng của từng người. 

Hầu hết bệnh nhân cho biết cảm thấy tốt hơn vào cuối tuần đầu tiên sau khi cắt trĩ. Nếu người bệnh có thể đi tiêu mềm hoặc hơi lỏng thì trong khoảng thời gian này thì tình trạng đã gần hồi phục. Nhưng nếu người bệnh đi tiêu cứng hoặc phải rặn thì vẫn sẽ đau nhiều.

Vì vậy, hãy cố gắng tránh táo bón nhất có thể trong thời gian hồi phục. Bên cạnh đó, các loại thuốc giảm đau được kê đơn có thể làm tình trạng táo bón trầm trọng hơn. Nếu trước đó người bệnh thường xuyên dùng thuốc để trị táo bón thì cần trao đổi thêm với bác sĩ để có các cách khác hạn chế táo bón trong thời gian hồi phục sau cắt trĩ.

Hầu hết bệnh nhân có thể tiếp tục các hoạt động không gắng sức một tuần sau khi điều trị và có thể tiếp tục mọi hoạt động bình thường trong vòng hai đến ba tuần.

Lưu ý quan trọng sau phẫu thuật cắt trĩ

Theo dõi các dấu hiệu bất thường

Sau cắt trĩ, người bệnh cần được chăm sóc vết thương cẩn thận theo hướng dẫn của bác sĩ. Không nên tự ý sử dụng bất kỳ dung dịch sát khuẩn nào mà không được kê hay hướng dẫn bởi bác sĩ. 

Một số triệu chứng bình thường có thể gặp sau khi cắt trĩ:

  • Đau tại vết mổ
  • Ra máu trong vòng 7-10 ngày sau mổ, nhưng với lượng nhỏ và sẽ hết dần
  • Ngứa khu vực vết mổ do việc lên da non hoặc liền sẹo. Trường hợp này, bạn đọc có thể tắm nước ấm hoặc dùng các loại kem bôi trĩ để giảm tình trạng ngứa.
  • Són phân sau mổ: Thường xảy ra trong thời gian ngắn hạn và có thể tự khỏi khi hồi phục

Ngoài những triệu chứng bên trên, nếu bệnh nhân đại tiện ra máu, đau rát nhiều, hậu môn sưng nề, đi phân lỏng nhiều ngày, sốt, có dấu hiệu nhiễm trùng… cần báo ngay với bác sĩ điều trị để có hướng xử trí thích hợp.

Các triệu chứng thường gặp sau phẫu thuật cắt trĩ - Ảnh: Verywellhealth

Vệ sinh

Tập thói quen đi vệ sinh theo khung giờ cố định, sau khi đi ngoài cần chú ý lau rửa nhẹ nhàng, tránh tác động mạnh có thể gây đau đớn và chảy máu. Nên vệ sinh bằng bằng nước ấm với dung dịch sát khuẩn được bác sĩ kê đơn.

Luôn chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo vết thương luôn khô thoáng. Không nên sử dụng giấy vệ sinh, có thể lưu lại vụn giấy gây nhiễm trùng, bệnh nhân nên thay thế bằng khăn mềm dành cho trẻ em.

Vận động

Thông thường bệnh nhân có thể trở lại hoạt động bình thường trong vòng vài tuần, nhưng mỗi trường hợp bệnh nhân cụ thể cũng có thể có thời gian hồi phục ngắn hay dài hơn. 

Bạn có thể cảm thấy đau trong các hoạt động nhất định, như:

  • Uốn người
  • Ngồi xổm
  • Nâng, nhấc vật nặng
  • Chuyển từ vị trí đứng sang vị trí ngồi

Cố gắng giảm thiểu các hoạt động gây đau đớn càng nhiều càng tốt. Điều này đặc biệt quan trọng trong vài ngày đầu tiên sau khi làm phẫu thuật.

Dinh dưỡng

Bác sĩ có thể đề nghị một chế độ ăn kiêng đặc biệt. Chế độ ăn nhiều chất xơ sẽ làm mềm phân của bạn.

Điều quan trọng hơn nữa đó là uống nhiều nước trong thời gian hồi phục. Theo khuyến nghị bệnh nhân cần uống ít nhất 8 cốc nước trắng [nước lọc]/ngày tương đương 2l/ngày. Nên uống từ từ từng ngụm nhỏ và nếu có thể hãy uống nhiều hơn mức này để làm mềm phân.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần lưu ý không sử dụng các món ăn cay nóng, thực phẩm tái sống, chưa được chế biến kỹ có thể gây kích thích cơ quan tiêu hóa, ảnh hưởng đến quá trình tái tạo và hồi phục vết thương.

Nếu tình trạng phân có bất kì thay đổi gì, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ phẫu thuật/

Tái khám

Bệnh nhân sau phẫu thuật cần tái khám đúng hẹn để kiểm tra tình trạng vết mổ, phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường để có hướng xử trí kịp thời.

Sau khi phẫu thuật cắt trĩ cần chú ý chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng, chăm sóc vết mổ và tái khám đúng hẹn.

Cách hạn chế tái trĩ

Rất nhiều bệnh nhân tái trĩ sau phẫu thuật cắt trĩ, để hạn chế điều này bạn đọc nên thực hiện theo các khuyến cáo dưới đây:

  • Tiếp tục ăn thực phẩm giàu chất xơ ngay cả khi bạn đã khỏi bệnh. Uống nhiều nước và tránh rặn khi đi vệ sinh. Tránh thức ăn gây táo bón như đồ ăn cay nóng, thức ăn quá rắn, đồ uống có ga, đồ uống chứa cồn....
  • Uống ít nhất 2l nước trắng/ngày
  • Tập thể dục có thể làm giảm táo bón. Ngay cả khi đi bộ đơn giản 15 phút cũng có thể hữu ích. Điều này là do tập thể dục giúp kích thích ruột. Các chuyển động vặn người giống như trong yoga và chạm ngón chân là những bài tập tốt để giúp đi tiêu dễ dàng hơn.

Không phải tất cả trường hợp bệnh trĩ đều có thể được ngăn ngừa. Tuy nhiên, làm theo các khuyến nghị này có thể làm giảm đáng kể khả năng bệnh trĩ tái phát.

Một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh sẽ hạn chế tối đa nguy cơ tái trĩ.

Trên đây là những lưu ý cho bệnh nhân sau khi cắt trĩ để chăm sóc, phục hồi vùng hậu môn và các hướng dẫn để hạn chế việc tái trĩ. Mong rằng bệnh nhân sẽ hạn chế tối đa được nguy cơ bệnh này.

Video liên quan

Chủ Đề