Tại sao trẻ sơ sinh hay khóc đêm

Trẻ khóc đêm và cách khắc phục

Khóc đêm ở trẻ khi nào là bất thường và nguyên nhân nào gây lên tình trạng này.

Khóc đêm của trẻ thế nào là bình thường?

Trường hợp trẻ khóc đêm là một biểu hiện sinh lý bình thường, ở trẻ sơ sinh được dân gian gọi là khóc dạ đề. Mỗi đêm, trẻ thường có biểu hiện như trăn trở, khó chịu, quấy khóc không ngủ hoặc cũng có thể giật mình thường xuyên trong lúc ngủ rồi khóc thét,...

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng, chứng khóc dạ đề xuất hiện ở trẻ sơ sinh cho đến 3 tháng tuổi, đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác hay phương pháp điều trị cụ thể nào. Sau khi trẻ đủ 3 tháng tuổi thì sẽ tự ngừng khóc mà không cần bất kỳ một phương thức điều trị nào.

Hiện nay, có khoảng 30% trẻ trong độ tuổi từ 1 tuần đến 3 tháng tuổi mắc chứng khóc dạ đề. Dù phổ biến nhưng đây vẫn là một bí ẩn đối với nền y học, vì chưa thể nào lý giải được vì sao trẻ hay khóc đêm.

Nếu trẻ hay khóc đêm hoặc khóc dạ đề liên tục và kéo dài, không chỉ có những tác động tiêu cực đến cơ thể trẻ, mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của cha mẹ, vì phải thường xuyên thức đêm và lo lắng cho tình trạng của con.

Đối trẻ lớn hơn thì khóc đêm có thể do các nguyên nhân như: Tiếng ồn, nhất là âm thanh bất ngờ sẽ làm trẻ giật mình, tỉnh giấc rồi quấy khóc. Hoặc trẻ thường quen với "hơi" của những người thân cận. Các mẹ thường ôm con ngủ, để trẻ ngủ trong lòng. Thay đổi tư thế hoặc mẹ rời đi sẽ khiến trẻ bất an, giật mình. Khi đó trẻ thường thức giấc và khóc. Mẹ nên nhanh chóng vỗ về, tạo cảm giác an toàn cho trẻ, để trẻ nhanh chóng thích nghi với môi trường mới.

Ngoài ra, khi trẻ khóc đêm thường có những khó chịu trong người, có thể bị đói, trẻ sẽ thức giấc và quấy khóc đòi ăn. Hoặc trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày sẽ giảm thời gian ngủ vào ban đêm. Một số mẹ cho trẻ ngủ quá sớm vào giờ tối thì trẻ hay thức giấc và khóc đêm. Do đó, để hạn chế trẻ dậy khóc đêm, mẹ nên cho con ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý. Cho trẻ ăn no, không ngủ ngay sau khi ăn vì gây khó tiêu. Tránh để trẻ ngủ ngày quá nhiều. Tạo thói quen giấc ngủ đều đặn ban đêm cho trẻ.

Khóc đêm thường gặp ở trẻ nhỏ. Ảnh minh họa

Khi nào khóc đêm của trẻ là bất thường?

Các bậc cha mẹ có con nhỏ khóc về đêm thường xuyên, trong thời gian dài, thì cần đưa trẻ tới bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra tình trạng sức khỏe của trẻ. Có thể trẻ khóc do cơ thể có những bất thường sinh lý, hoặc có thể do một bệnh lý nào đó.

- Thiếu vi chất khiến trẻ hay khóc đêm

Vi chất rất cần cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Thiếu vi chất là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, mệt mỏi, biếng ăn. Sức khỏe không đảm bảo làm trẻ trằn trọc, ngủ không ngon. Giấc ngủ chập chờn làm trẻ khó chịu và hay khóc đêm hơn. Các vi chất ảnh hưởng trực tiếp đến việc trẻ hay khóc đêm như: Canxi, kẽm, vitamin D…

Thiếu canxi làm chậm dẫn truyền thần kinh trung ương, ức chế giấc ngủ sâu khiến trẻ giật mình và quấy khóc. Những trẻ thiếu kẽm thường có giấc ngủ thất thường, hay trở mình thức giấc vào ban đêm. Đây là một nguyên nhân lý giải vì sao trẻ thiếu kẽm thường hay khóc đêm.

- Nghẹt mũi

Trẻ nhỏ là đối tượng hay mắc các bệnh đường hô hấp như viêm mũi họng, nên thường xuyên bị nghẹt mũi. Trẻ thở bằng miệng, gây khô họng dẫn đến ho. Ho khan gây khó chịu làm trẻ quấy khóc. Nếu thường xuyên giữ ẩm và làm sạch khoang mũi mà tình trạng khóc vẫn không cải thiện, cha mẹ cần đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa để điều trị các bệnh lý mũi họng cho trẻ.

- Mọc răng

Bắt đầu từ 5 tháng tuổi, trẻ bắt đầu mọc răng. Mọc răng gây đau nướu, đôi khi còn gây sốt. Trẻ hay khóc đêm vì đau, khó chịu. Kiểm tra thân nhiệt cho trẻ, lúc này cần chườm lạnh để giảm cảm giác đau. Cách này tuy mất nhiều thời gian và vất vả nhưng lại giúp trẻ bớt đau, ngủ sâu hơn và không quấy khóc. Cha mẹ không cần quá lo lắng, vì tình trạng này sẽ giảm dần nếu răng nhú ra ngoài.

Khi trẻ khóc đêm nhiều, cha mẹ cần bình tĩnh để tìm rõ nguyên nhân khiến trẻ hay khóc. Ảnh minh họa

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ khóc đêm?

Trẻ khóc đêm nhiều khiến bố mẹ trẻ lo lắng, mệt mỏi, mất ngủ vì chăm con. Thế nên việc tìm hiểu trẻ khóc đêm có bình thường hay không là điều mà bố mẹ nào cũng nên làm.

Trước hết, khi trẻ khóc đêm nhiều, cha mẹ cần bình tĩnh để tìm rõ nguyên nhân khiến trẻ hay khóc. Kiểm tra tã, nhiệt độ phòng, chăn gối của con... Cần xử trí ngay những nguyên nhân tác động từ bên ngoài. Nếu không tìm ra nguyên nhân từ trong nhà thì cần đưa trẻ đi khám khi thấy con khóc đêm bất thường. Khám y tế sẽ giúp xác định đúng nguyên nhân xem trẻ có bệnh lý nào hay không, để có hướng khắc phục triệt để.

Nếu trẻ ngủ ban ngày quá nhiều thì đêm sẽ không ngủ ngon và sâu giấc. Do vậy, cha mẹ nên rèn cho trẻ ngay từ thuở sơ sinh thói quen ăn ngủ đúng giờ, kích hoạt đồng hồ sinh học trong cơ thể trẻ từ khi lọt lòng. Ngủ đúng giờ giúp trẻ ngủ ngoan hơn và bố mẹ cũng nhàn hơn khi chăm con.

Cần đặc biệt lưu ý đến chỗ ngủ của con. Chăn tã phải sạch sẽ, môi trường sống xung quanh thoáng đãng, ấm áp nhưng không quá nóng. Đây là điều kiện cần thiết để trẻ được lớn lên phát triển khỏe mạnh cả thể chất và tinh thần.

Mời độc giả xem thêm video:

Một ngày bạn nên ăn bao nhiêu hộp sữa chua để không bị tăng cân-


Trẻ quấy khóc về đêm chính là nỗi kinh hoàng cực lớn của những gia đình có con nhỏ. Bởi lẽ việc trẻ quấy khóc về ban đêm sẽ làm cho giấc ngủ của cả nhà bị ảnh hưởng, dẫn tới tình trạng mệt mỏi và uể oải. Nếu việc này kéo dài lâu sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của cả gia đình. Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ hay quấy khóc về đêm? Đọc ngay bài viết của chúng tôi bên dưới đây để nắm rõ thủ phạm gây ra tình trạng này nhé!

1. 8 nguyên nhân phổ biến khiến trẻ quấy khóc về đêm

Theo các chuyên gia, trẻ sơ sinh hay khóc về ban đêm có thể là một điều hoàn toàn bình thường. Khi con lớn lên thì tần suất những cơn khóc vào ban đêm sẽ giảm dần đi. Một số nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng trẻ hay quấy khóc về ban đêm là:

1.1. Có thể trẻ đang đói bụng

Dạ dày của trẻ em nhỏ nên mẹ cần cho con ăn nhiều lần và đều đặn trong ngày. Thông thường, cứ cách hai đến ba giờ đồng hồ, mẹ nên cho con ăn một lần. Theo đó, mẹ có thể nhận biết được rằng con đang đói thông qua việc theo dõi những dấu hiệu như trẻ thường hay quấy khóc hoặc cho tay vào miệng. Lúc này, mẹ hãy cho con ăn no để có một đêm yên bình.

Đói có thể khiến trẻ quấy khóc về đêm

1.2. Trẻ đang khó chịu, mệt mỏi hoặc có một cơn đau nào đó

Việc trẻ quấy khóc về đêm đôi khi cũng có thể là do con đang khó chịu và mệt mỏi. Với những trẻ hiếu động, con thường hoạt động nhiều vào ban ngày nên buổi tối sẽ rất dễ bị mệt mỏi. Tuy nhiên, thỉnh thoảng tình trạng mệt mỏi này cũng là dấu hiệu cảnh báo rằng con đang mắc phải một căn bệnh nào đó.

Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa hoặc đầy hơi chướng bụng cũng sẽ khiến con cảm thấy khó chịu, sinh ra ngủ không ngon giấc. Do đó, mẹ đừng để con ăn quá no hoặc nếu trẻ đang sử dụng thuốc thì hãy hỏi bác sĩ thật kỹ về những tác dụng phụ mà bé có thể gặp phải. Bởi lẽ có nhiều loại thuốc sẽ gây ra tình trạng chướng bụng, khiến con cảm thấy khóc chịu khi ngủ.

1.3. Trẻ quấy khóc ban đêm là dấu hiệu cho thấy bé cần được thay tã

Một số trẻ có thể không có phản ứng gì với việc tã bị bẩn hoặc ướt trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, một số trẻ lại phản ứng dữ dội để được thay tã ướt hoặc bẩn ngay lập tức. Nếu con quấy khóc vì nguyên nhân này thì mẹ nhanh chóng thay tã cho trẻ để bé có thể nhanh chóng chìm vào giấc ngủ trở lại.

1.4. Trẻ cần được vỗ về và an ủi

Nhiều trẻ cảm thấy vô cùng sợ hãi khi ở trong bóng tối. Do đó, con sẽ cần bố mẹ vỗ về và an ủi để cảm thấy yên tâm hơn.

1.5. Trẻ cảm thấy lạnh

Khi trẻ cảm thấy lạnh, con cũng có thể quấy khóc. Vì vậy, bố mẹ có thể trang trí phòng ngủ của con với những loại đèn có màu sắc ấm áp. Điều này sẽ làm dịu cơn lạnh của trẻ và giúp con sớm trở lại giấc ngủ. Tuy nhiên, bố mẹ cũng phải cân nhắc thật cẩn thận và kỹ lưỡng trước khi lắp các loại đèn. Bởi lẽ nếu nhiệt độ của đèn quá nóng cũng khiến con có nguy cơ gặp phải hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.

1.6. Trẻ mọc răng

Nếu con hay khóc về ban đêm mà không rõ nguyên nhân, bố mẹ hãy kiểm tra xem liệu trẻ có đang mọc răng hay không. Bởi lẽ những cơn đau nướu khi mọc răng sẽ khiến trẻ khó ngủ và hay khóc vào ban đêm.

Ngoài ra, việc mọc răng cũng khiến bé trở nên cáu kỉnh hơn, kén ăn hơn và hay bứt rứt, khó chịu. Do đó, bố mẹ nên chú ý và quan tâm tới những biểu hiện này của trẻ nhỏ. Hơn nữa, trẻ mọc răng cũng sẽ xuất hiện những triệu chứng như nướu sưng đỏ, chảy nước dãi liên tục.

Mọc răng là nguyên nhân khiến trẻ hay quấy khóc về đêm

1.7. Trẻ bị kích thích quá mức

Việc bố mẹ đưa con tới những địa điểm công cộng đông người, trung tâm mua sắm hay nghe những bản nhạc có tiết tấu nhanh,… có thể khiến bé hay khóc vào ban đêm. Nguyên nhân là bởi những điều này có thể khiến trẻ gặp ác mộng khi ngủ, từ đó con sẽ bị giật mình và quấy khóc.

1.8. Do một số nguyên nhân khác

Theo các chuyên gia, việc thiếu hụt những dưỡng chất thiết yếu như canxi cũng sẽ dẫn tới việc trẻ quấy khóc về ban đêm. Một số nguyên nhân khác hy hữu hơn là côn trùng đốt, chích hay chui vào tai của con hoặc bé bị giun kim quấy rối vào lúc ban đêm. Trẻ ngủ ngày nhiều, bị tác động bởi những loại tiếng ồn như xe cộ ngoài đường, âm thanh phát ra từ tivi, không gian ngủ không thoải mái,… cũng là lý do khiến con quấy khóc về đêm.

2. Trẻ quấy khóc về đêm có nguy hiểm hay không?

Có nhiều bậc phụ huynh cho rằng việc trẻ nhỏ quấy khóc vào ban đêm là điều vô cùng bình thường và không mấy phải lo ngại. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực Nhi khoa cho rằng, việc trẻ giật mình và hay quấy khóc về đêm sẽ khiến con chậm lớn, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển về trí tuệ lẫn thể chất của bé.

Bên cạnh đó, việc bé thường xuyên quấy khóc vào ban đêm có nguy cơ làm cho trẻ bị chậm tăng cân. Bởi vì giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc khôi phục sức khỏe và năng lượng của trẻ. Khi con ngủ ngon giấc thì tuyến yên sẽ tiết ra hormone tăng trưởng cao hơn so với bình thường. Loại hormone này có tác dụng giúp đảm bảo trẻ lớn lên có chiều cao và cân nặng tối ưu.

Nếu trẻ hay quấy khóc, mẹ có thể nhờ bác sĩ tư vấn

Hơn nữa, một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng việc trẻ bị mất ngủ liên tục sẽ làm giảm khả năng ghi nhớ dài hạn, khiến con kém tập trung hơn. Ngoài ra, khi ngủ sâu giấc, những tế bào miễn dịch trong cơ thể của trẻ sẽ được tạo ra nhiều hơn. Điều này đồng nghĩa với việc mất ngủ sẽ khiến hệ miễn dịch của trẻ bị suy yếu và dễ bị ốm.

Hy vọng bài viết của chúng tôi ở trên đây đã giúp các bậc phụ huynh nắm rõ được nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc về đêm. Từ đó giúp bố mẹ có thể tìm ra được những biện pháp phù hợp, giúp con yêu ngủ ngon giấc hơn vào ban đêm.

Video liên quan

Chủ Đề