Tại sao Mỹ không ký Nghị định thư Kyoto

Mỹ lại vừa tuyên bố không có ý định tham gia vào nỗ lực toàn cầu nhằm cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Phát biểu tại Hội nghị toàn cầu về tình trạng ấm lên của trái đất lần thứ 10 của LHQ tổ chức tại thủ đô Buenos Aires, Argentina, trưởng đoàn đàm phán Mỹ Harlan Watson loại trừ khả năng Mỹ sẽ tham gia ký Nghị định thư Kyoto trong những năm tới.

Khói thải của một nhà máy hóa chất ở miền Bắc nước Anh.

Ông Harlan Watson nói với các phóng viên rằng, những nỗ lực cắt giảm khí nhà kính dựa trên những nghiên cứu tồi. Mỹ sẽ thực hiện kế hoạch của Tổng thống W.Bush về tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng.

Chính quyền Bush rút khỏi Nghị định thư Kyoto với 128 nước thành viên năm 2001. Theo đó, các nước công nghiệp sẽ cắt giảm lượng khí thải cabon dioxide giai đoạn từ năm 1990 đến 2012 xuống còn 5%.

Những nước công nghiệp lớn như Mỹ và Australia từ chối tham gia nỗ lực của LHQ. Nhưng theo hai nước thống kê, họ thải ra một phần ba lượng khí gây hiệu ứng nhà kính. Lý do mà chính phủ Australia đưa ra là Nghị định thư Kyoto sẽ làm tăng giá điện và giá nhân công trong nước.

Trưởng đoàn Mỹ Harlan Watson nói rằng, đây không phải là lúc Mỹ xem xét lại các chính sách của mình. Tổng thống Mỹ đã có kế hoạch 10 năm nhằm đưa nồng độ cacbon trong các ngành kinh tế Mỹ từ nay tới năm 2012 giảm 18%.

Theo Nghị định thư Kyoto, các nước phát triển hàng đầu, thủ phạm chính gây ô nhiễm môi trường, có nghĩa vụ tới năm 2012 phải giảm xuống 5% khí thải gây hiệu ứng nhà kính so với năm 1990.

Tổ chức "Hòa bình xanh" luôn đi đầu trong việc chống ô nhiễm môi trường.

Ông Watson thừa nhận rằng, ngay cả khi Mỹ đạt được mục tiêu, Mỹ sẽ vẫn tăng 15-16% lượng khí gây hiệu ứng nhà kính, còn các nước công nghiệp khác trên thế giới cam kết giảm lượng khí thải.

Ngày 18-11, đại sứ Nga tại Liên hiệp quốc Andrei Denisov đã chính thức trao bản phê chuẩn Nghị định thư Kyoto của Nga lên Tổng thư ký Liên hiệp quốc Kofi Annan tại một cuộc họp đặc biệt của 15 thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tại Nairobi, Kenya.

Đây là Hội nghị lần thứ 10 về thay đổi khí hậu với sự tham dự của hơn 6.000 quan chức chính phủ, các nhà khoa học và bảo vệ môi trường từ 194 nước sẽ tập trung thảo luận Nghị định thư Kyoto về kiểm soát khí thải gây hiệu ứng nhà kính, có hiệu lực từ ngày 16-2-2005.

Từ ngày 15 tới 17-12, bộ trưởng môi trường của 80 nước sẽ tham dự cuộc họp cuối cùng.

V.S. [Theo Nhân Dân]

Video liên quan

Chủ Đề