Tại sao lại chán học

Hầu hết trẻ em đều tò mò, ham học hỏi từ tuổi nhỏ, nhưng do nhiều yếu tố tác động, các em dần đánh mất sự hứng thú và chuyển sang trạng thái chán nản, ghét học.

Nguyên nhân cốt lõi đầu tiên chính là Sự kỳ vọng của xã hội

Tại Việt Nam, một học sinh giỏi được đa số các thầy cô, ba mẹ, xã hội định nghĩa là: giỏi đều các môn điểm trung bình tất cả các môn phải trên 8.0; hoặc ít nhất phải giỏi các môn chính Toán, Văn, Anh. Nếu các em học lệch chỉ giỏi 1, 2 môn trên tổng số 10 13 môn học, hoặc chỉ giỏi các môn phụ như Sử, Địa thì được nhận định là khó có tương lai, tệ hơn là học dốt hoặc đầy ý châm biếm với các em giỏi môn Thể dục: đầu óc ngu si, tứ chi phát triển. Các em thay vì dành thời gian để mài dũa cho một năng khiếu riêng, đầu tư tập trung học các môn học sở trường, các em phải san sẻ thời gian quý báu cho việc cố gắng học cả những môn không phải là sở trường của mình. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảm xúc của các em đối với việc học, làm tổn hại sự tự tin của bản thân.

Nguyên nhân tiếp theo:Một chương trình như nhau cho các cá nhân khác nhau

Các em sinh ra không chỉ có cấu trúc cơ thể, diện mạo khác nhau, mà cả cấu trúc não bộ, năng khiếu, tính cách, bối cảnh gia đình, môi trường sống cũng rất khác nhau. Tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu, sở trường, sở đoản của từng em. Việc dạy cùng một chương trình phổ thông bằng phương pháp truyền thống tại hầu hết các trường công dẫn đến sự việc hiển nhiên trong mọi lớp học: 1/3 số học sinh thấy vừa sức thích thú; 1/3 thấy quá dễ nhàm chán; 1/3 thấy quá khó sợ sệt và chán ghét. Vậy, bố mẹ hãy cùng nhìn nhận lại, con em chúng ta thật sự đang ở nhóm nào? Nghịch lý là vậy, dù xã hội mong đợi quá cao ở mỗi cá nhân, nhưng lại không hề có một nền tảng giáo dục để hỗ trợ tốt nhất cho từng cá nhân phát triển. Ngược lại, các học sinh dường như đang bị ép buộc phải mặc vừa cùng một chiếc áo.

Học sinh là trọng tâm, mỗi em xứng đáng có được mục tiêu, kế hoạch học tập phù hợp với mình

Vậy làm thế nào để giúp các em lấy lại sự tự tin và động lực trong học tập?

Đầu tiên, các con rất cần sự đồng hành từ phía bố mẹ. Thay vì mong đợi con sẽ giỏi toàn diện, hãy thấu hiểu, tôn trọng những thế mạnh bẩm sinh của con. Bố mẹ đừng vì những con nhà người ta để so sánh, đánh giá con mình, việc này không chỉ khiến các em thêm tự ti, chán nản mà còn đẩy mối quan hệ bố mẹ con cái ngày càng xa cách. Con của bố mẹ rất đặc biệt, theo một cách rất riêng mà những đứa trẻ khác không thể nào có được.

Thứ hai, bố mẹ cần lắng nghe sở thích, ước mơ của con để bên cạnh những giờ học áp lực ở trường, bố mẹ đầu tư cho con được tham gia học tập những môn con thích; vui chơi giải trí lành mạnh trong một môi trường giáo dục hiện đại, chú trọng việc đặt mục tiêu, xây dựng kế hoạch học tập, phát triển phù hợp cho từng cá nhân.

ADVO Education không phải là Trung tâm dạy thêm, mà là nơi nuôi dưỡng để các em có thể được là chính mình ở phiên bản tốt nhất, hạnh phúc nhất

Tìm hiểu khóa học: //advo.edu.vn/khoa-hoc/academic-coaching-hoc-toan-ly-hoa/

Video liên quan

Chủ Đề