Tại sao không nên vừa ăn vừa nói chuyện

Việc bạn vừa ăn vừa nói chuyện có thể khiến bạn bị hóc, nghẹn và mất khả năng kiểm soát bữa ăn.

Hóc, nghẹn…

TS Mark Stibich, chuyên gia về thay đổi hành vi của Trường Y tế Công cộng, Đại học Johns Hopkins [Hoa Kỳ] cho rằng, bữa ăn là một sự kiện mang tính kết nối xã hội. Ở bữa ăn bạn có thể trò chuyện với bạn bè và gia đình của mình nhiều hơn, cải thiện mối quan hệ và cảm thấy gắn kết hơn, đồng thời cũng là cách để bạn giải tỏa căng thẳng mệt mỏi trong cuộc sống.

Đồng thời, đây cũng là khoảng thời gian để bạn lắng nghe người thân/bạn bè và thấu hiểu họ hơn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn quá tập trung vào việc nói hoặc nghe người khác nói khi ăn bởi nó sẽ dẫn đến những hậu quả xấu.

Theo BS Hoàng Xuân Đại, nguyên chuyên viên Bộ Y tế việc bạn nói quá nhiều hoặc quá tập trung vào câu chuyện của người khác trong khi ăn có thể khiến bạn bị hóc hoặc nghẹn thức ăn. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình nhai và giảm các dịch tiết.

Ngoài ra, nó cũng khiến bạn không kiểm soát được lượng thực phẩm đưa vào cơ thể, bạn có thể ăn nhanh hơn, ăn nhiều hoặc ngược lại là ít hơn lượng thức ăn cần thiết mà cơ thể cần.

Thậm chí, việc bạn tập trung nói và lắng nghe còn khiến bạn không cảm nhận được thức ăn. Ăn không chỉ đơn thuần là hoạt động nhai, nuốt mà còn là hoạt động cảm nhận hương vị của thức ăn. Khi bạn không tập trung vào ăn, bạn sẽ mất cơ hội cảm nhận mùi thơm béo ngậy của chiếc đùi gà, vị ngọt của nước hầm xương…

BS Hoàng Xuân Đại: Không chỉ nói chuyện trong lúc ăn, khi ăn bạn cũng không nên xem tivi, sử dụng các thiết bị điện tử thông minh để đọc tin tức, lướt mạng xã hội… Hãy dành thời gian để thưởng thức bữa ăn và món ăn. Bạn sẽ cảm nhận được hương vị đặc trưng của các món ăn đặt trên bàn ăn. Bữa ăn cũng như món ăn của bạn nhờ thế sẽ trở nên thú vị hơn.

Vừa ăn vừa lắng nghe cơ thể

BS Hoàng Xuân Đại cho rằng, khi ăn bạn nên dành thời gian để kiểm soát bữa ăn. Khi bạn tập trung vào việc ăn, bạn sẽ kiểm soát được mình nhai gì và nhai như thế nào, bạn sẽ không bị rơi vào việc nhai quá nhanh. Khi bạn tập trung vào việc ăn, bạn cũng sẽ có cơ hội “thưởng thức” món ăn của bạn nhiều hơn việc chỉ đơn giản là “ăn” nó.

Đặc biệt, khi bạn tập trung vào việc ăn, nó cho phép bạn nhận diện được tín hiệu no của cơ thể. Thực tế, “no” là một khái niệm phức tạp kết hợp giữa số lần nhai, thời gian ăn, cảm giác nhìn thức ăn trong bát, cũng như lượng thực phẩm mà bạn ăn vào. Khi bạn tập trung vào việc ăn, bạn sẽ nhận ra được tín hiệu no của cơ thể để dừng lại trước khi bạn nèn chật ních cái dạ dày.

Vì vậy, hãy tập trung vào bữa ăn, hãy ăn thật chậm, nhai thật kỹ để giúp cho thức ăn được nghiền nát hơn, hỗ trợ dạ dày tốt hơn trong quá trình tiêu hóa đồng thời thưởng hương vị của bữa ăn và lắng nghe các tín hiệu của cơ thể để biết được mình đã nạp đủ năng lượng hay chưa.

Đặc biệt, BS Hoàng Xuân Đại cũng nhấn mạnh thêm, tập trung vào việc ăn, không có nghĩa là bạn im lặng hoàn toàn trong bữa ăn. Bạn và các thành viên trong bữa ăn có thể nói chuyện trước hoặc sau bữa ăn và những “khoảng lặng” của bữa ăn bởi bạn không thể cứ ăn hùng hục và liên tục trong suốt bữa ăn.

Đặc biệt, trong bữa ăn khi nói hoặc lắng nghe, bạn hãy dừng việc nhai và nhuốt thức ăn. Ngoài ra, để không ảnh hưởng đến việc ăn uống, bạn chỉ nên nói những câu ngắn với những chủ đề nhỏ, vui vẻ; tránh nói những câu chuyện có xu hướng nặng nề, hoặc những việc quan trọng, quyết định ví dụ như la mắng con cái về một lỗi nào đó như học kém, bàn bạc về việc thay đổi công việc, mua nhà cửa…

Sơn Hà

Ở phần dưới họng của con người có hai đường ống, đó là khí quản và thực quản. Có một chiếc xương sụn được gọi là nắp thanh quản có tác dụng như nắp đậy, sẽ đậy khí quản để thức ăn không lọt vào đường hô hấp. Khi chúng ta vừa ăn vừa nói chuyện, sẽ khiến nắp thanh quản không kịp phản ứng, khi nắp thanh quản đang đậy khí quản để nuốt thức ăn, thì bộ não lại ra lệnh: mở cửa khí quản để không khí đi ra, lúc này thức ăn có thể sẽ rơi vào đường khí quản, khiến chúng ta sẽ bị sặc.​

Khi chúng ta hít thở, thực quản xẹp lại và nắp thanh môn mở để khí quản mở thông ra mũi, khi cười nói thì khí quản mở thông ra miệng, còn khi nuốt thì nắp thanh môn đóng lại và miệng thông vào thực quản. “Nếu vừa ăn vừa cười nói thì thanh môn mở trong lúc hầu họng có thức ăn nên dễ bị sặc

Sặc thức ăn, hóc xương... là chuyện rất dễ gặp nếu bạn cứ bất chấp duy trì thói quen này khi ăn uống.

  • Uống đông dược trị bệnh tiểu đường, nhiều người tử vong
  • Phát hiện ổ sán dây lợn khiến ít nhất 108 người nhiễm bệnh: Nhiễm sán dây lợn nguy hiểm thế nào?
  • Người sở hữu chân ngắn mông lép phải tập ngay những bài này để có chân thon mông tròn quyến rũ

Vừa ăn vừa nói chuyện – Thói quen trong lúc ăn uống được đa số người Việt duy trì

Sau một ngày dài làm việc mệt mỏi, chúng ta luôn cảm thấy hạnh phúc khi được quây quần bên mâm cơm cùng các thành viên trong gia đình mình. Chuyện ở nơi làm việc, chuyện ở trường học của con cái… thế là cứ như thể được dịp giãi bày, cùng chia sẻ với nhau bao điều.

Thậm chí đây là văn hóa của người Việt trên mâm cơm. Ngồi ăn cơm cùng nhau mà chỉ biết cắm cúi ăn, há chẳng phải là điều quá đỗi chán chường? Văn hóa người Việt cho rằng việc vừa ăn vừa nói chuyện sẽ giúp gia tăng tình cảm giữa các thành viên trong gia đình. Và không ai nghĩ rằng đó là thói quen có thể gây nguy hại cho sức khỏe.

Ngồi ăn cơm cùng nhau mà chỉ biết cúi đầu cắm cúi ăn, há chẳng phải là điều quá đỗi chán chường?

Chỉ trong một thời gian ngắn gần đây, Bệnh viện Tai mũi họng TƯ đã liên tục tiếp nhận nhiều trường hợp hóc xương trong khi ăn đến nỗi phải nhập viện để phẫu thuật. Trung bình 1 ngày khoa tiếp nhận khoảng 10 bệnh nhân bị hóc dị vật vào cấp cứu. Trong đó có những ca nặng phải phẫu thuật và nằm viện điều trị nhiều ngày.

Bệnh nhân L.T.Ph [sinh năm 1959, Cao Sơn, Đà Bắc, Hòa Bình] vào Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương trong tình trạng hóc cả chiếc mỏ gà ở thực quản, khiến cho bệnh nhân rất đau đớn. Tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương bệnh nhân đã được nội soi thực quản ống cứng kiểm tra nhưng không phát hiện ra dị vật. Các bác sĩ đã phải mở cạnh cổ kiểm tra và phát hiện 3 mảnh xương gà, mảnh dài nhất 3cm trong thành thực quản.

Có thể nói, hành động vừa ăn vừa nói chuyện hay cười đùa không đơn giản chỉ là một việc làm vô thưởng vô phạt mà có thể gây ra nhiều tai họa cho người ăn. Hóc thức ăn khi đang ăn mà nói cười là chuyện rất dễ xảy ra.

Hành động vừa ăn vừa nói chuyện hay cười đùa không đơn giản chỉ là một việc làm vô thưởng vô phạt mà có thể gây ra nhiều tai họa cho người ăn.

Sặc thức ăn, hóc xương... – Tai nạn thường xảy ra khi vừa ăn vừa nói chuyện, cười đùa cực nguy hiểm

Theo BS Nguyễn Trung Cấp [Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TƯ], do cấu trúc giải phẫu vùng hầu họng con người là một ngã 4, thông ra mũi, miệng; thông vào khí quản [phổi] và thực quản [dạ dày]. Bình thường có nắp thanh môn đậy kín thanh môn là cửa thông vào khí quản. Khi chúng ta hít thở, thực quản xẹp lại và nắp thanh môn mở để khí quản mở thông ra mũi, khi cười nói thì khí quản mở thông ra miệng, còn khi nuốt thì nắp thanh môn đóng lại và miệng thông vào thực quản.

BS Cấp nhấn mạnh: "Nếuvừa ăn vừa cười nóithì thanh môn mở trong lúc hầu họng có thức ăn nên dễ bị sặc". Chuyên gia đặc biệt khuyến cáo không nên vừa ăn vừa nói hay cười đùa để tránh những tai nạn không mong muốn. Nếu chẳng may bị sặc thức ăn cần nhanh chóng tiến hành sơ cứu để tránh gặp tình trạng khó lường.

Nếu vừa ăn vừa cười nói thì thanh môn mở trong lúc hầu họng có thức ăn nên dễ bị sặc.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng [Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai], khi bị hóc dị vật, chúng ta nên sử dụng thủ thuật Heimlich. Cụ thể như sau:

Đối với người lớn

- Bình tĩnh đỡ bệnh nhân đứng thẳng, mặt hướng về phía trước, người cấp cứu đứng phía sau, hai tay ôm bụng sát trên xương ức dùng cả thân người mình giật mạnh từ trước ra sau và từ dưới lên trên, làm tăng áp lực trong lồng ngực tống dị vật ra. Thực hiện động tác nhanh và dứt khoát.

- Khi nạn nhân ngã xuống, người thân cần lật nghiêng người hoặc nằm ngửa nhưng đầu nghiêng. Lấy hai bàn tay ấn vào phía trên xương ức thật mạnh từng cái một. Sau mỗi đợt ép, dùng 2 - 3 ngón tay để móc khoang miệng kiểm tra xem dị vật ra chưa.

Đối với trẻ nhỏ

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng [Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai], khi bị hóc dị vật, chúng ta nên sử dụng thủ thuật Heimlich.

- Một tay giữ bé, một tay dùng lòng bàn tay vỗ thật mạnh 5 – 7 cái vào lưng bé, chỗ giữa hai xương bả vai. Hành động này sẽ khiến áp lực trong lồng ngực trẻ tăng lên để tống đẩy dị vật ra ngoài.

- Sau khi thực hiện xong mà trẻ vẫn khó thở và tím tái, cha mẹ cần đặt bé nằm ngửa, dùng hai ngón trỏ ấn nhanh, mạnh, đột ngột vào xương ức.

Nếu thấy cháo, sữa, canh… chảy từ mũi, miệng ra, cha mẹ cần hút sạch để thông đường thở cho con. Việc này cần làm sớm để tránh sữa không ứ đọng trong mũi, miệng.

Đặc biệt với trẻ dưới 2 tuổi, phụ huynh có thể dùng phương pháp vỗ lưng ấn ngực. Lấy 3 ngón tay [ngón trỏ và ngón giữa chĩa ra] ấn mạnh 5 lần vào vùng thượng vị [vùng trên rốn và dưới xương ức]. Làm động tác này tới khi nào bé thấy đỡ hơn, tỉnh táo hơn. Song song với việc đó là gọi xe cấp cứu.

- Với những bé còn tỉnh táo, nói được, cha mẹ nên để trẻ đứng thẳng. Một người đứng ra sau lưng, ôm ngang thắt lưng bé, một tay tạo thành nắm đấm ấn mạnh lên vùng thượng vị, dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh theo hướng từ dưới lên trên liên tiếp.

Sau các bước sơ cứu, nếu dị vật hóc ra được thì vẫn cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện để kiểm tra, đề phòng dị vật còn sót lại ở đường thở.

- Trường hợp trẻ hôn mê, cha mẹ cần đặt bé nằm ngửa. Người sơ cứu quỳ gối, nắm 2 bàn tay thành 2 nắm đấm, đột ngột ấn vào dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh liên tiếp tới khi nào bé tỉnh. Sau đó đưa bé ngay vào viện.

Lưu ý: Sau các bước sơ cứu, nếu dị vật hóc ra được thì vẫn cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện để kiểm tra, đề phòng dị vật còn sót lại ở đường thở.

Các chuyên gia cùng khuyến cáo, khi ăn uống không nên vừa ăn vừa nói chuyện cười đùa quá trớn dù là ở bữa cơm gia đình hay tiệc công ty… Nên điều độ, ngừng ăn rồi nói chuyện sẽ vừa giúp tăng thêm tình cảm giữa các thành viên, vừa thể hiện lịch sự và đảm bảo sức khỏe, tránh những tai nạn không mong muốn.

Chuyên gia khẳng định: Những ai tin rằng ăn kiểu này chữa được bệnh ung thư sẽ phải hối hận!

Video liên quan

Chủ Đề