Tại sao chuồn chuồn cắn rốn lại biết bơi

Trong ca dao Việt Nam cũng có rất nhiều câu: ví dụ “Chuồn chuồn cắn rồn, bốn ngày biết bơi” Truyền miệng rằng, bạn chỉ cần bắt con chuồn chuồn cho nó cắn rốn là sẽ biết bơi? Điều này có chính xác?

Thực ra là không. Bắt chuồn chuồn cắn rốn chỉ khiến bạn cảm thấy đau chứ không hề biết bơi. Đây là câu nói đùa của ông cha ta, để tác động đến tinh thần và suy nghĩ của những đứa trẻ. Khiến cho chúng dũng cảm vùng vẫy lao xuống nước, chỉ cần bỏ công tập luyện, kiểu gì cũng sẽ bơi được.

Chuồn chuồn cắn rốn biết bơi là một câu chuyện đùa được người lớn truyền lại. Ngày xưa người lớn thường bắt chuồn chuồn cắn rốn tập bơi cho trẻ. Nhưng chuồn chuồn cắn rốn có biết bơi hay không, thật hư thế nào thì không phải ai cũng biết cả.

Bạn đang xem: Chuồn chuồn cắn rốn biết bơi

Mỗi mùa hè trẻ em sẽ thường được cha mẹ cho đi học bơi để vui chơi. Đây cũng là cách để giúp trẻ phòng chống đuối nước an toàn. Trẻ có thể học bơi theo nhiều cách khác nhau. Nhưng trong đó có một cách được ông bà ta truyền lại đó là sử dụng chuồn chuồn cắn rốn.

1. Lợi ích khi cho trẻ học bơi

1.1. Phát triển chiều cao tối đa

Trẻ phát triển chiều cao tối đa

Các nhà nghiên cứu đã chứng minh có rất nhiều lý do để cho trẻ đi học bơi sớm. Một trong những lợi ích được nhiều người biết đến là giúp trẻ phát triển chiều cao. Bởi khi bơi, trẻ phải học cách đạp chân, đá nhiều về phía sau và sải cánh tay dài về trước, các bộ phận sẽ được căng giãn. Điều này giúp kéo dài phần cột sống của trẻ. Đồng thời cũng góp phần kéo dài 1 số bộ phận khác ở trên cơ thể để giúp trẻ phát triển chiều cao tốt nhất.

1.2. Tăng sức đề kháng và khỏe mạnh hơn

Các chuyên gia sức khỏe đã khuyến cáo, các bậc phụ huynh nên cho trẻ đi học bơi sớm. Bởi vì nó thực sự tốt cho sức khỏe và sức đề kháng của trẻ nhỏ. Do đó sẽ giúp cơ thể phòng tránh một số căn bệnh thường gặp.

Xem thêm: The Isle Trên Steam - Thợ Săn Khủng Long 3D

Chuồn chuồn cắn rốn Bi Bi

Sau sự kiện Mặt Đen trổ tài bắt cá, Bi Bi phục lăn. Hóa ra Mặt Đen có nhiều tài thật, nhất là tài bơi lội. Bi Bi hỏi Mặt Đen:

- Sao mà em bơi tài thế?Mặt Đen hơi hỉnh mũi lên, trả lời tỉnh bơ:- Có gì đâu. Em cho chuồn chuồn cắn rốn thôi.- Cho chuồn chuồn cắn rốn thì bơi được hả em?- Đúng rồi.- Thế chị cho chuồn chuồn cắn rốn có được không?- Dễ thôi.- Thế mình đi bắt chuồn chuồn nhé.Mặt Đen rủ Bi Bi ra cánh đồng. Hai chị em đội nón hăng hái đi trong cái nắng như đổ lửa. Bi Bi nhìn thấy một con chuồn chuồn ớt đỏ chót đậu trên cành cây dành dành. Hai chị em lò dò đi tới. Mải nhìn con chuồn chuồn, Bi Bi vấp phải một mô đất, ngã xoài ra, tay vơ phải thứ gì đó nhão nhoẹt. Mặt Đen quay lại nhìn rồi kêu:- Eo ơi, chị vồ phải bãi phân trâu rồi...Thế là Bi Bi phải xuống con mương gần đó rửa tay. Con chuồn chuồn ớt chỉ bay lên một tí rồi lại đậu trên cành cây dành dành, như khiêu khích hai chị em. Nhưng khi Bi Bi bước tới thì con chuồn ớt bay vụt đi. Phía ruộng ngô có con chuồn chuồn ngô to đùng đậu im lìm. Hai chị em lại lò dò đi tới. Lần này thì Mặt Đen phân công:- Em đi về phía trước đánh lạc hướng con chuồn chuồn, để chị dễ bắt nó.Mặt Đen đi dấn lên, vòng ra sau hàng ngô, vừa bước nhẹ tới vừa quay quay bàn tay trước mặt con chuồn chuồn. Con chuồn chuồn ngô trở nên ngây ngô, cứ đứng im nhìn Mặt Đen. Thừa cơ, Bi Bi từ phía sau nhanh tay tóm lấy đuôi chú ta. Con chuồn chuồn cong mình, cắn vào cổ tay Bi Bi.- Ối! A! Chị bắt được rồi. Nhưng nó cắn tay chị thì chị có bơi được không nhỉ?- Không được đâu, phải cho nó cắn rốn cơ. Nào, chị vạch rốn ra.Bi bi vạch rốn, đưa con chuồn chuồn ghé sát vào. Nó cắn luôn vào rốn Bi Bi một cái. Đau điếng, nhưng Bi Bi không kêu. Nó lại cong mình, cắn miếng nữa. Mặt Đen bảo:- Chị phải để cho nó cắn nhiều mới nhanh biết bơi.Bi Bi nghiến răng cho con chuồn chuồn cắn thêm ba miếng nữa rồi buông tay cho nó bay đi.- Nào, xuống sông bơi nhé.- Được rồi, nhưng xuống bãi này cho nông, bơi từ từ cơ.

Bi Bi nhảy tùm xuống sông, nhưng chìm luôn. Mặt Đen vội kéo Bi bi lên. Nhìn mái tóc Bi Bi sũng nước, Mặt Đen

bảo:

- Bây giờ chị phải làm theo em thì chuồn chuồn mới làm cho chị bơi được.Mặt Đen bắt Bi Bi tựa vào tay mình để nổi lên và bảo Bi Bi đập chân tay. Cứ thế, hai chị em bì bõm hồi lâu dưới sông.Hôm sau, Bi bi dậy từ sớm, gọi Mặt Đen:- Nhanh nhanh đi bắt chuồn chuồn nữa nhé. Đêm qua chị ngủ toàn mơ thấy bơi được, chị thích quá.Ra bãi hoa dại bên bờ đê, thấy có nhiều bơm bướm, Bi Bi bảo:- Nhiều bươm bướm quá, cho bươm bướm cắn rốn có được không?Mặt Đen bụm miệng cười:- Bươm bướm có biết cắn đâu mà cho cắn rốn. Nào, bắt con chuồn chuồn vàng kia nhé.Bi Bi hăng hái nhoài người, vồ con chuồn chuồn vàng. Hăng quá, Bi Bi ngã nhoài. Thấy áo ươn ướt nhưng Bi Bi vẫn đứng dậy, tay nắm chặt. Mặt Đen bảo:- Mở tay ra cho em xem nào.Bi Bi mở tay ra từ từ, sợ con chuồn chuồn bay mất. Mặt Đen hét:- Thả tay ra chị ơi, đấy là cọng cỏ chứ có phải là con chuồn chuồn đâu. Mà áo chị lại dính phân bò rồi kìa!Bi Bi nhìn xuống, thấy áo dính phân nhoe nhoét, liền chạy nhanh xuống sông:- Hôm nay không cần chuồn chuồn cắn rốn xem sao.Bi Bi, có Mặt Đen đỡ bụng, đập bì bạch hai tay, hai chân. Thấy mình nổi lên khỏi mặt nước và tiến về phía trước được một đoạn, Bi Bi mừng lắm, nhưng Mặt Đen lại bảo:- Chưa ăn thua. Mai lại làm tiếp nhé.Đêm ấy, đang ngủ thì Bi Bi kêu:- Mát quá, bơi thích quá!Cả nhà thức giấc. Hóa ra Bi bi ngủ mơ, hai tay vẫn đập đập trên chiếu như đang bơi.Hôm sau, hai chị em lại đi bắt chuồn chuồn. Thấy con chuồn chuồn ớt, Bi Bi rút kinh nghiệm, bước nhẹ từng bước chắc chắn rồi nhanh tay tóm lấy cánh nó. Không đợi Mặt Đen bảo, Bi bi đã vạch rốn cho con chuồn chuồn cắn liên tiếp năm miếng. Thả con chuồn chuồn ra, Bi Bi tự tin nhảy tòm xuống nước. Lần này có tiến bộ, Bi Bi bơi được mấy sải. Mặt Đen bảo:- Chờ đã, phải làm theo em cơ.Mặt Đen lại đỡ cho Bi bi bơi.Mấy hôm liền như thế, rồi Mặt Đen bảo:- Chị cho em xem rốn nào.Bi Bi vạch rốn cho Mặt Đen xem, cậu ta chun mũi chê:- Eo ơi, vết cắn chi chít, thâm xì, xấu quá!- Kệ chị, xấu nhưng bơi được là chị thích rồi.Hai chị em lại lội xuống sông. Lần này thì Mặt Đen chủ động hô:- Bơi! Chị tự bơi đi!Bi Bi sải tay, đập chân, tiến băng băng trên mặt nước. Mặt Đen động viên:- Chị tiến bộ nhanh thật, mới có bẩy buổi mà đã bơi được.- Tại vì chị cho chuồn chuồn cắn rốn nhiều phải không? Nhưng mà tại sao cho chuồn chuồn cắn rốn lại bơi được nhỉ?- Đố chị biết đấy.- Chị chả biết.- Thế chuồn chuồn vừa cắn xong, chị có bơi được không?- Không.- Thế lúc đầu bơi, chị có thấy được đỡ lên mặt nước không?- Có, tay em đỡ chứ ai.- Rồi mấy lần sau thế nào?- Thì em bảo chị sải tay, đập chân...Nói tới đó, Bi Bi ngừng lại, rồi mắng Mặt Đen:- A, cái thằng này lừa chị rồi. Mấy ngày qua, em tập cho chị bơi chứ có phải chuồn chuồn cắn rốn cho chị biết bơi đâu.Mặt Đen vẫn tỉnh bơ:- Đâu mà. Do chuồn chuồn cắn rốn đấy chứ. Rốn chị đầy vết răng chuồn chuồn kia kìa, Ê... Ê... thâm xì... thâm xịt...- Thôi, chị đánh cho mấy cái bây giờ...Hai chị em cười vang cả mặt sông. Con chuồn chuồn ngô đang đậu ở ngọn ngô giật mình bay vụt lên, rồi lượn vòng trên đầu Bi Bi...

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn //tadri.org là vi phạm bản quyền

Có phải chuồn chuồn cắn vào rốn thì có thể biết bơi?

* Có phải chuồn chuồn cắn vào rốn thì có thể biết bơi?

Lê Quang Hòa, Quản Bạ, Hà Giang

Dân gian có câu: Chuồn chuồn cắn rốn, bốn ngày biết bơi, với "niềm tin" rằng, nếu ai đó bắt chuồn chuồn cho cắn rốn thì có thể biết bơi. Tập bơi phải can đảm, cho chuồn chuồn cắn rốn là tỏ ra can đảm với con trẻ và người ta cho rằng, đã có đủ can đảm thì thế nào cũng biết bơi. 

* Nước ta hiện nay đã có tổng cộng bao nhiêu di tích văn hóa phi vật thể chính thức được Unesco công nhận, thưa Giáo sư? Và kỳ quan nào của nước ta được khám phá gần đây nhất?

Vũ Văn Ba, Ân Thi, Hưng Yên

Đó là 7 di tích văn hóa sau đây được xếp theo thứ tự thời gian được UNESCO công nhận: 

1.Nhã nhạc cung đình Huế: Nhã nhạc cung đình Huế là thể loại nhạc của cung đình thời phong kiến, được biểu diễn vào các dịp lễ hội [vua đăng quang, băng hà, các lễ hội tôn nghiêm khác] trong năm của các triều đại nhà Nguyễn của Việt Nam.

Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào tháng 11 năm 2003. Theo đánh giá của UNESCO, "trong các thể loại nhạc cổ truyền ở Việt Nam, chỉ có Nhã nhạc đạt tới tầm vóc quốc gia".

2. Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên: Không gian văn hóa cồng Chiêng Tây Nguyên trải dài trên 5 tỉnh Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Chủ thể của không gian văn hóa này gồm nhiều dân tộc khác nhau: Ê đê, Ba Na, Mạ, Lặc..

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào ngày 15 tháng 11 năm 2005.

3. Dân ca quan họ: Còn được gọi là dân ca quan họ Bắc Ninh hay dân ca quan họ Kinh Bắc là những làn điệu dân ca của vùng đồng bằng Bắc bộ, Việt Nam; tập trung ở vùng văn hóa Kinh Bắc - tức tỉnh Bắc Ninh ngày nay.

Ngày 30 tháng 9 năm 2009, tại kỳ họp lần thứ 4 của Ủy ban liên Chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể [từ ngày 28 tháng 9 tới ngày 2 tháng 10 năm 2009], quan họ đã được công nhận là di sản phi vật thể đại diện của nhân loại. 

4. Ca trù: Hát ca trù hay hát ả đào là một bộ môn nghệ thuật truyền thống ở phía Bắc Việt Nam kết hợp hát cùng một số nhạc cụ dân tộc. Ca trù thịnh hành từ thế kỷ 15, từng là một loại ca trong cung đình và được giới quý tộc và trí thức yêu thích.

 Ngày 1 tháng 10 năm 2009, tại kỳ họp lần thứ 4 của Ủy ban liên Chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể [từ ngày 28 tháng 9 tới ngày 2 tháng 10 năm 2009], ca trù đã được công nhận là di sản phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.

5. Hội Gióng: Hội Gióng là một lễ hội văn hóa cổ truyền mô phỏng một cách sinh động và khoa học diễn biến các trận đấu của thánh Gióng và nhân dân Văn Lang với giặc Ân.

Theo UBND thành phố Hà Nội, lúc 18h20 ngày 16/11/2010 [tức 22h20 giờ Việt Nam], tại thành phố Nairobi, thủ đô của Kenya, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc [UNESCO] đã công nhận lễ hội Gióng ở đền Phù Đổng [Gia Lâm] và đền Sóc [huyện Sóc Sơn] là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và là một trong những tưởng niệm về Thánh Gióng.

6. Hát xoan: Hát Xoan là một di sản văn hóa phi vật thể quý giá của vùng đất Tổ Hùng Vương. Hát Xoan Phú Thọ thuộc loại hình dân ca lễ nghi phong tục, là hát cửa đình, hội tụ đa yếu tố nghệ thuật như nhạc, hát, múa...Ngày 24/11/2011, Hát Xoan được Unesco chính thức công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. 

7. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương: “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” đã trở thành bản sắc văn hóa, đạo lý, truyền thống của người Việt Nam, thể hiện lòng biết ơn ân đức của tổ tiên trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

Đúng 18 giờ 9 phút [giờ Việt Nam, tức 12 giờ 9 phút giờ Paris, ngày 6/12/2012], tại kỳ họp lần thứ 7, Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể đã chính thức công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ, Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. 

Video liên quan

Chủ Đề