Tại sao cá hồi vượt thác

Cá hồi là loài cá có đặc tính ngược dòng tìm về cội nguồn để đẻ trứng, chúng sinh ra tại khu vực các dòng suối nước ngọt. Trong quá trình phát triển sự thay đổi hóa học giúp chúng thích nghi được với nước mặn và sau đó là cuộc hành trình di cư ra biển. Khi đã trưởng thành chúng quay trở lại vùng nước ngọt để sinh sản.

Hầu hết cá hồi đều tuân theo quy trình này, trước đó chúng sinh trưởng và phát triển tại các vùng biển nước mặn đây cũng là giai đoạn chúng phải ăn nhiều nhất để tích trữ mỡ và năng lượng chuẩn bị cho cuộc hành trình trở về các dòng suối nước ngọt quê hương để đẻ trứng .

Thông thường cá hồi đẻ tại những dòng suối nước ngọt nơi có độ cao lớn hơn vùng đồng bằng. Cá con sau khi nở ra sẽ ở lại dòng suối quê hương trong khoảng từ sáu tháng tới ba năm . Ước tính chỉ 10% trứng cá hồi sống sót tới giai đoạn này. Tính chất hóa học của cơ thể cá con thay đổi, cho phép chúng sống và thích nghi trong môi trường nước mặn.

Quá trình ngược suối tìm về cội nguồn.

Cá hồi dành khoảng một tới năm năm [tùy theo loài] sinh sống ngoài biển khơi nơi chúng dần trưởng thành về giới tính. Sau khi đã trưởng thành thì quay về dòng sông quê hương để sinh sản. Nhiều người đặt câu hỏi làm sao cá hồi có thể xác định được phương hướng nơi chúng sinh ra để quay về? thì đến nay vẫn chưa có câu trả lời. Tuy nhiên nhiều giả thuyết cho rằng khứu giác của chúng rất tốt và đây cũng có thể là cách định vị để tìm về dòng sông cội nguồn của cá hồi.

Cá hồi có thể thực hiện những chuyến đi khiến bạn phải kinh ngạc, chúng có thể di chuyển hàng trăm dặm ngược dòng nước chảy nhanh và mạnh. Chúng phải vượt qua hơn 3200km , vượt qua các  thác nước để tìm về các dòng suối nông để để trứng. Rất nhiều con trong số chúng đã chết trên đoạn đường trở về này vì kiệt sức. Thật phi thường phải không nào?

Thời điểm này, chúng ngừng ăn vì sự phát triển của trứng và tinh trùng ở cá hồi đã chèn hết bao tử chúng. Trong thời gian này cá hồi sống nhờ vào các chất béo đã dữ trự trong cơ thể.

Quá trình đẻ trứng.

Sau chặng đường dài vượt thác, vượt suối để đến được vùng suối cao và đã lựa chọn được địa điểm thích hợp thì lúc này cá hồi bắt đầu bước vào giai đoạn đẻ trứng.

Trước khi sinh sản cá hồi phải trải qua sự thay đổi về cơ thể, tùy thuộc theo loài mà có sự thay đổi khác nhau. Chúng có thể phát triển một cái bướu, mọc răng nanh, phát triển bướu gù đó là một sự uốn cong của hàm ở cá hồi đực].

Trước khi đẻ trứng cá hồi cái dùng đuôi, để tạo một vùng áp suất thấp, khiến sỏi trôi xuôi dòng, tạo một hố lõm nông gọi là ổ sỏi để cá cái đẻ trứng vào đó. Trứng thường có màu cam tới đỏ. Một hoặc nhiều con đực bơi cạnh con cái và giải phóng lượng tinh trùng lên trên vùng trứng của con cái để thụ tinh.

Sau đó con cái đẩy sỏi và bụi bao phủ lấy trứng và tiếp tục bơi để tạo các ổ sỏi tiếp theo cứ như vậy đến khi con cái đẻ hết trứng.Trung bình một con cái có thể làm đến 7 ổ sỏi đẻ trứng như vậy.

 

Có thể bạn quan tâm:

  • 8 Lợi ích không ngờ mà cá hồi mang lại

Sự ra đi sau khi hoàn thành sứ mệnh.

Sức khỏe của chúng kém đi do quá trình vượt suối và do thay đổi môi trường sống đến vùng nước ngọt, và càng suy giảm hơn nữa sau khi đẻ trứng và giải phóng tinh trùng Ở loài cá hồi Thái Bình Dương, cá hồi đực chết trong vòng vài ngày còn cá hồi cái có thể sống trong vòng vài tuần để bảo vệ trứng và sau đó cũng chết vì kiệt sức.

Đúng là một loài cá kiên cường và bản lĩnh đúng không các bạn ! 

Mới nhất Xem nhiều International
Khoa họcThường thứcHỏi - Đáp
{{#is_first}}
{{#thumbnail_url}} {{/thumbnail_url}}
{{/is_first}} {{^is_first}}
{{/is_first}}

Cá hồi sau 5 - 8 năm sống ở đại dương, đến kỳ sinh sản lại vượt thác tìm về dòng nước nơi đã sinh ra. Vì sao chúng làm như vậy? [Tạ]

Cá hồi vượt thác tìm đường về nhà. Ảnh: Duke University.

Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây

Quảng cáo

Đức Huy [Theo National Geographic]

Tạo vật có nhiều cách sinh đẻ, tự vệ và bảo tồn nòi giống thật lạ lùng khiến ta phải kinh ngạc. Những cách làm tổ của một vài giống chim hoặc cách một vài giống vật chiến đấu để bảo vệ đám con của mình thật lạ lùng.

Bản năng đã khiến con cá hồi phải làm một cuộc hành trình ngược dòng. Bởi vì đó là cách tốt nhất để cá hồi con ra chào đời và tăng trưởng. Không phải tất cả mọi con cá hồi đều phải ngược lên đến tận đầu sông, ngọn suối để sinh đẻ. Có nhiều con ghé ngay vào một nhánh sông phía dưới. Cá hồi lưng gù thuộc loài này. Nó đẻ ngay ở cửa sông, cách chỗ nước mặn vài dặm. Nhưng cũng có cá hồi thuộc loài chúa trùm. Nó lội ngược lên đến ngọn nguồn cách biển tới 3.000 dặm. Trước khi đi đến vùng nước ngọt, cá hồi như được sống trong điều kiện thoải mái, mạnh khoẻ, mập ra. Đôi khi chúng bị suy kiệt vì ráng đến tận nơi chúng muốn đến để đẻ trứng.

Vì chúng lội ngược, nhiều con sông có nhiều ghềnh, thác chảy xiết nên lên đến nơi, cá hồi thường gầy ốm tiều tụy, xác xơ hay còn phốp pháp thì khi đẻ trứng xong là cá hồi Thái Bình Dương đều chết cả.

Khi tới đúng chỗ đẻ trứng [thường cũng là nơi trước kia chúng ra đời trong dạng cái trứng], con cá hồi cái dùng đuôi, vây và chính thân mình đào một cái lỗ trong đá, đất, hoặc cát rồi đẻ trứng vào đó. Con đực sẽ cho thụ tinh. Sau đó cá hồi cái ấp trứng.

Khi mọi việc đã xong, thì dường như cá hồi cũng chán hết mọi sinh thú ở đời. Nó thả mình theo dòng nước trôi xuôi. Dòng nước đó cũng là nơi nó gửi tấm thân tàn tạ. Và cũng là lúc mở màn cho trang sử đầu tiên của cá hồi con. Sáu mươi ngày sau khi ra khỏi lòng mẹ, trứng cá hồi mới nở. Cá hồi con sẽ ở lại vùng nước ngọt trong vài tháng, có khi đến một năm, rồi lại theo dòng sông và đổ vào biển cả. Cái vòng sinh tử cứ như thế quay đều, từ thế hệ này sang thế hệ khác, không bao giờ thay đổi.

Nguồn: Thư viện điện tử

Page 2

  • Đảo ngược quá trình lão hóa của tế bào
    [Cập Nhật 13-03-2022 21:47]

    Các nhà khoa học tại Viện Salk [Mỹ] đã thành công trong việc đảo ngược quá trình lão hóa trong tế bào của những con chuột già.

  • 10 sự kiện ICT nổi bật năm 2021
    [Cập Nhật 02-01-2022 13:20]

    Trong 10 sự kiện tiêu biểu, được các nhà báo chuyên theo dõi lĩnh vực ICT bình chọn, dấu ấn các hoạt động, điều hành của Chính phủ, các bộ, ngành đối với lĩnh vực ICT, có tác động lớn xã hội là rất rõ ràng, đậm nét.   

  • Cải cách giáo dục thích ứng đại dịch
    [Cập Nhật 30-09-2021 15:52]

    Trong bối cảnh hàng loạt trường học khắp thế giới khai giảng đầu tháng 9 năm nay đón học sinh tựu trường sau thời gian dài đóng cửa vì đại dịch Covid-19, nhiều nước đã cải cách các chương trình học, giảm thi cử, làm mới chế độ tuyển sinh… nhằm thích ứng với tình hình mới.

  • 2 Đại học Quốc gia dẫn đầu cả nước về khoa học cơ bản, khoa học sự sống
    [Cập Nhật 21-09-2021 13:21]

    Tổ chức xếp hạng đại học thế giới Times Higher Education [THE] vừa công bố kết quả xếp hạng của các trường đại học thế giới theo lĩnh vực năm 2022. Trong đó, Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TPHCM được xếp trong tốp 601-800 về lĩnh vực Khoa học cơ bản.

  • Thái lan chế được robot rút vắc xin tránh lãng phí
    [Cập Nhật 26-08-2021 19:10]

    Trước tình hình thiếu hụt vắc xin ngừa COVID-19, các nhà nghiên cứu của Thái Lan đã chế tạo ra máy rút vắc xin COVID-19 một cách tối ưu, giúp hạn chế tối đa lượng vắc xin bị lãng phí nếu thao tác bằng tay.

  • Hỗ trợ 2 tỷ đồng cho dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
    [Cập Nhật 20-08-2021 09:24]

    Nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu hỗ trợ phát triển và tăng tốc cho các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tiếp cận thị trường để hoàn thiện sản phẩm, mô hình kinh doanh có khả năng nhân rộng, Sở KH-CN TPHCM triển khai Chương trình hỗ trợ phát triển và tăng tốc cho các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo [SPEEDUP].

Video liên quan

Chủ Đề