Tác hại của việc học nhạc cụ

       Với chế độ hậu mãi tốt nhất cho người tiêu dùng, TIẾN ĐẠT luôn đưa ra các chính sách đặc biệt về GIÁ cho các ban nhạc, trường học, trung tâm đào tạo nhạc và cửa hàng nhạc cụ nhỏ lẻ .Công ty luôn có chiết khấu giá cực kì ưu đãi cho khách hàng mua số lượng lớn, cửa hàng nhạc cụ, giá bán lẻ cạnh tranh cho khách hàng mua về sử dụng.

Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống mỗi người. Chúng ta có xu hướng nghe âm nhạc bất cứ khi nào, kể cả làm việc hay học tập. Có một số người thấy việc nghe nhạc khuyến khích họ học tập và làm việc, nhưng có người thấy việc nghe nhạc trong khi học hoặc làm việc là ồn ào và khiến họ thấy mất tập trung. Vậy thực hư chuyện này thế nào? Bài viết này sẽ giải đáp những khía cạnh này, từ đó giúp các bạn kiểm nghiệm âm nhạc có thực sự hữu ích với bạn không.

Lợi ích của việc nghe nhạc

Giảm stress và cải thiện tâm trạng

Âm nhạc không chỉ kích thích bạn làm việc. Nó cũng có thể giúp giảm căng thẳng và thúc đẩy bạn tư duy một cách tích cực hơn.

Việc học có thể khiến bạn căng thẳng, đặc biệt là khi bạn không hoàn toàn hiểu tài liệu môn học. Nếu bạn cảm thấy khó chịu và căng thẳng đối với tài liệu mình đang học, hãy bật một vài bản nhạc có thể giúp bạn thư giãn và làm việc hiệu quả hơn. Trong việc học, tâm trạng tốt nhìn chung sẽ cải thiện kết quả học tập. Theo đó, bạn sẽ thấy thoải mái và có động lực tìm hiểu kiến thức hoặc tại liệu mới trong thời gian dài hơn.

Tăng cường khả năng tập trung

Theo một nghiên cứu năm 2007, âm nhạc - cụ thể là nhạc cổ điển có thể giúp bộ não của bạn tiếp thu và phân tích thông tin mới dễ dàng hơn. Các nhà nghiên cứu đã tìm ra bằng chứng cho thấy rằng âm nhạc có khả năng giúp bộ não tập trung hơn đến các sự việc và đưa ra dự đoán về những gì có thể xảy ra.

Theo đó, khả năng suy luận của bạn sẽ được cải thiện. Việc này sẽ hữu ích cho bạn trong kỳ thi hoặc đối với các sự việc trong cuộc sống.

Nghe nhạc giúp bạn tăng cường khả năng tập trung

Ghi nhớ thông tin tốt hơn

Theo một nghiên cứu năm 2014, nghe nhạc cổ điển giúp người lớn tuổi thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ xử lý và ghi nhớ thông tin. Bên cạnh đó, âm nhạc cũng giúp tăng khả năng ghi nhớ và các chức năng nhận thức khác.

Theo đó, âm nhạc giúp kích thích trí não của bạn, giống như việc tập thể dục giúp kích thích các cơ quan trong cơ thể bạn hoạt động tốt hơn.

Tác hại của việc nghe nhạc

Làm bạn sao lãng

Tác động tiêu cực của âm nhạc nằm ở khả năng đánh lạc hướng của nó. Khi bạn cảm thấy buồn hoặc căng thẳng, việc làm bản thân sao lãng bằng những giai điệu yêu thích có thể giúp nâng cao tinh thần của bạn.

Tuy nhiên, sự phân tâm như vậy có lẽ không hữu ích khi bạn đọc sách. Nếu bạn đang cố gắng tranh luận về quan điểm của mình trong một bài báo hoặc giải một phương trình tính toán khó, âm nhạc quá to hoặc nhanh làm gián đoạn suy nghĩ của bạn và cản trở quá trình giải quyết vấn đề của bạn.

Nghe nhạc có thể khiến bạn sao lãng trong khi học hoặc làm việc

Giảm dung lượng trí nhớ của bộ não

Mặc dù nghe nhạc giúp cải thiện khả năng ghi nhớ nhưng âm nhạc cũng làm giảm dung lượng trí nhớ của bộ não.

Có thể một phần là do âm nhạc làm bạn sao lãng, và bạn nhớ đến giai điệu bài hát nhiều hơn, từ đó lảm giảm dung lượng bộ nhớ cho các thông tin cần thiết.

Làm giảm khả năng đọc hiểu

Một số loại nhạc bao gồm nhạc có lời và nhạc không lời có giai điệu nhanh, ồn ào có thể khiến việc đọc tài liệu khó hiểu và khó tiếp thu hơn.

Tương tự như trên, âm nhạc làm bạn phân tâm và làm giảm dung lượng trí nhớ của bộ não. Do vậy, nếu bạn đọc sách để hiểu, chẳng hạn như đọc sách về văn học thời Victoria, bạn nên chọn loại nhạc cổ điển có tiết tấu chậm hoặc không nghe nhạc.

Nghe nhạc như thế nào mới hữu ích?

Nếu bạn thích nghe nhạc trong khi học, bạn vẫn có thể duy trì thói quen này, một số lời khuyên sau đây sẽ giúp thói quen này hữu ích hơn:

  • Tránh nghe nhạc có lời: Bất kỳ bản nhạc nào có lời bài hát bằng ngôn ngữ mà bạn hiểu có thể sẽ khiến bạn mất tập trung hơn là hữu ích cho việc học của bạn.
  • Chọn nhạc chậm, nhạc không lời: Nghiên cứu hiện tại thường tập trung vào nhạc cổ điển, nhưng nếu không thích thể loại này, bạn cũng có thể nghe nhạc không lời nhẹ nhàng.
  • Tránh loại nhạc không có nhịp điệu cố định: Âm nhạc thay đổi đột ngột hoặc không có nhịp điệu cố định có thể khiến bạn mất tập trung khi bộ não có xu hướng đoán giai điệu tiếp theo sẽ diễn ra.
  • Giữ âm lượng thấp: Bạn nên nghe nhạc ở mức âm lượng thấp. Nếu nghe nhạc ở mức quá to, âm nhạc có thể làm gián đoạn quá trình suy nghĩ của bạn.
  • Nghe nhạc không chèn quảng cáo: Hình dung thế này, bạn đang nghe nhạc không lời thì quảng cáo giấy vệ sinh cắt ngang, làm bạn khó chịu và chệch hướng dòng suy nghĩ. Việc này thực sự không tốt cho việc học của bạn.

Chúng ta nên nghe nhạc không lời ở âm lượng thấp để tránh việc khiến chúng ta sao lãng

Như vậy, âm nhạc có thể hữu ích cho bạn trong khi học và làm việc nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của bạn nếu bạn không chọn loại nhạc phù hợp. Do vậy, bạn có thể thử nghiệm việc nghe nhạc khi học và từ bỏ thói quen này nếu nó không hiệu quả.

Chủ Đề