Dùng nước giếng có tốt không

Ở một số vùng nông thôn hiện nay, việc sử dụng nước giếng khoan trực tiếp trong sinh hoạt, ăn uống đang diễn ra thường xuyên. Việc tìm hiểu và biết được tác hại của nước giếng khoan chưa qua xử lý như thế nào vẫn còn rất nhiều người chưa nắm rõ. Vậy hãy cùng AlkaViva tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây nhé!

Xem thêm: Thực hư việc: Nước giếng khoan gây nguy hại cho sức khoẻ con người

NƯỚC GIẾNG KHOAN CHƯA QUA XỬ LÝ VÀ NHỮNG TÁC HẠI TIỀM ẨN

1. Nước giếng khoan có an toàn không?

Giếng khoan là hệ thống sử dụng các ống sắt hoặc nhựa đào sâu dưới lòng đất để lấy nguồn nước ngầm. Trước kia, muốn lấy được nước người ta phải sử dụng hệ thống bơm tay. Tuy nhiên, ngày nay thay vì sử dụng hệ thống bơm tay, người ta sử dụng máy bơm để hút nước từ lòng đất lên.

Ngày nay, rất nhiều hộ gia đình Việt Nam thậm chí là cả các thành phố lớn vẫn lựa chọn sử dụng nước giếng khoan hay nước ngầm vì nghĩ rằng sử dụng nước máy vừa tốn kém vừa không cần thiết. Một số người còn đun trực tiếp mà không hệ lọc nước giếng khoan để sử dụng. Theo các chuyên gia, sử dụng trực tiếp nước giếng khoan chưa qua xử lý có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng tới sức khoẻ người sử dụng.

Trước hết, nước giếng khoan chưa qua xử lý có chứa rất nhiều chất độc hại có thể gây ảnh hưởng đến cơ thể. Các độc tố có trong nước có thể gây các bệnh như dị ứng da, đau bụng, tiêu chảy và nhiều bệnh liên quan đến đường tiêu hoá khác. Hàm lượng asen [thạch tín] trong nguồn nước giếng khoan tại Việt Nam đo được là rất cao. Chất này có thể gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng như ung thư da, phổi. Thuỷ ngân và Cadimi trong nước giếng có thể gây rối loạn thần kinh và gây tổn thương nghiêm trọng đến thận. Chì gây tổn thương não, rối loạn tiêu hoá,... Ngoài ra, sử dụng trực tiếp mà không lọc nước giếng khoan còn mang lại nhiều bệnh tật nguy hiểm khác.

Theo một nghiên cứu được công bố, 10 triệu người Việt Nam có nguy cơ mắc bệnh ung thư do sử dụng nước giếng khoan chưa qua xử lý. 

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng nước giếng khoan bị ô nhiễm

Trước đây, nguồn nước giếng vốn khá sạch và an toàn được mọi người yên tâm và sử dụng. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, việc nước thải từ các ngày máy, nước thải sinh hoạt được xả thẳng vào nguồn nước đóng góp một phần không nhỏ cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngầm. Thêm vào đó, lượng rác thải sinh hoạt và công nghiệp quá cao khiến cho chúng ta không thể xử lý kịp. Các loại rác thải này phân huỷ, ngấm dần vào nguồn nước gây ô nhiễm tại nhiều khu vực.

Thói quen uống trực tiếp mà không xử lý, nước giếng khoan của người dân nhiều nơi làm cho nguy cơ mắc các bệnh kể trên trở nên cao hơn bao giờ hết.

3. Dấu hiệu nhận biết các dạng ô nhiễm của nguồn nước giếng khoan

a] Nước giếng khoan nhiễm sắt

Dấu hiệu nhận biết đơn giản nhất khi nguồn nước bị nhiễm sắt đó là: nước có màu vàng, nâu đỏ, mùi tanh. Khi dùng thường khiến da bị khô, quần áo giặt bằng nước này hay bị ố vàng, các ống dẫn nước bằng inox thì thường xuyên bị hoen gỉ. Ngoài ra, nước bị nhiễm sắt sẽ làm cho thực phẩm biến chất, thay đổi màu sắc, mùi vị; làm giảm việc tiêu hoá và hấp thụ các loại thực phẩm,... 

b] Nước giếng khoan nhiễm mangan

Biểu hiện cho biết nguồn nước bị nhiễm mangan đó là: nước có mùi tanh, bên trong thành bể chứa có nhớt màu đen, cặn ố bẩn trên các thiết bị dẫn, hình thành những vết ố bẩn màu nâu, đen trên quần áo khi giặt.

Nếu hàm lượng mangan có trong nước cao từ 1-5mg/lít sẽ gây ra không ít ảnh hưởng đến một số cơ quan nội tạng của cơ thể. Mangan không có khả năng gây đột biến cũng như hình thành các bệnh nguy hiểm như ung thư, sinh sản,... nhưng nó có liên quan mật thiết đến hệ thần kinh, gây ra các độc tố hình thành hội chứng manganism với các triệu chứng gần như tương tự bệnh Parkinson.

c] Nước giếng khoan bị ô nhiễm từ tác nhân khác

Nguy cơ tiềm ẩn trong việc sử dụng nước giếng khoan. Khi bị nhiễm canxi và magie nước nhìn có vẻ rất trong nhưng khi đun sôi sẽ xuất hiện nhiều cặn nhỏ màu trắng trên mặt nước thường gọi là cặn vôi. Những cặn vôi này thường gây hỏng các thiết bị nóng lạnh, hỏng màng lọc các máy lọc nước, tắc đường ống,... Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hỏng hóc máy móc và gây ra những căn bệnh nghiêm trọng như: bệnh sỏi thận, bệnh tắc động mạch do đóng cặn,...

4. Tác hại của nước giếng khoan nguy hiểm như thế nào?

Theo các chuyên gia đã nghiên cứu thì hiện nay các nguồn nước giếng khoan đang đứng trước các nguy cơ ô nhiễm do hoạt động liên tục đến từ các nhà máy, xí nghiệp, các sản phẩm hoá học thuốc trừ sâu, rác thải sinh hoạt được chôn dưới lòng đất. Chính vì vậy mà nước giếng khoan chưa qua xử lý chính là nhân tố trực tiếp gây hại đến sức khoẻ con người. 

Dưới đây là các tác hại của nước giếng khoan đối với sức khoẻ con người mà bạn cần biết:

  • Uống nước giếng khoan nhiễm chì, sắt, mangan, asen,... sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá, các bệnh về da. Sử dụng lâu ngày sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư.
  • Đối với quá trình sinh hoạt khi sử dụng nước giếng khoan ô nhiễm khi giặt quần áo sẽ làm cho chúng bị ố vàng, xỉn màu, thô ráp, nhanh hỏng.
  • Sử dụng nước giếng khoan bị ô nhiễm để tắm sẽ bị khô da, khô tóc, viêm da, vàng răng,...
  • Các vật dụng chứa nước sẽ bị ố vàng, hoen rỉ, ăn mòn nhanh chóng.

5. Các phương pháp xử lý nước giếng khoan giúp nước sạch hơn:

a] Xử lý nước giếng khoan bằng phèn chua

Đây được coi là phương pháp xử lý nước sinh hoạt truyền thống từ lâu đời. Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần thả một lượng phèn chua vừa đủ vào trong bể hay dụng cụ chứa nước. Chỉ sau thời gian ngắn, phèn chua tan ra, tạo ra một lớp màng rất mỏng trên mặt nước. Lớp màng này từ từ chìm dần xuống kéo theo tạp chất, cặn bẩn,... bị kéo theo và chìm xuống dưới đáy.

b] Xử lý nước giếng khoan bằng than hoạt tính

Than hoạt tính là một nguyên liệu quan trọng được nhiều người biết đến dùng để xử lý nước. Nước được lọc qua lớp than hoạt tính sẽ được loại bỏ cặn bẩn, các chất phèn,... Tuy nhiên đối với nguồn nước nhiễm phèn nặng thì phương pháp này không mấy hiệu quả.

c] Khử trùng bằng hoá chất

Các hoá chất được sử dụng trong khử trùng nước thường chứa clo như cloramin B dạng bột hoặc viên, hyppo-clorit canxi. Phương pháp này phù hợp để xử lý nước với thể tích nhỏ như nước đựng trong các chum, vại,... Sau khi khử trùng có thể sử dụng cho đun nấu. 

d] Xử lý nước giếng khoan bằng một số cách khác

Có một vài cách đơn giản có thể trước mắt giảm thiểu được sự ô nhiễm của nước giếng khoan mang lại:

  • Sử dụng nắp bảo vệ lỗ khoan giếng.
  • Lựa chọn vị trí khoan giếng cách xa khu công nghiệp, nước thải tối thiểu trong vòng bán kính 30m.
  • Thường xuyên kiểm tra các lỗ khoan giếng để đảm bảo chất lượng nguồn nước.
  • Thực hiện chủ động ngăn chặn chất thải, nước bẩn ngấm vào khu vực gần lỗ khoan.
  • Không xả chất thải, rác thải bừa bãi ra ngoài môi trường.
  • Sử dụng máy lọc nước loại bỏ tạp chất, chất độc hại,...

Đối với máy lọc nước của AlkaViva, bạn có thể sử dụng bộ lọc thô UltraWater - bộ lọc độc quyền của AlkaViva tại Mỹ được tung ra thị trường từ năm 2013 đạt tiêu chuẩn của Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ [EPA]. Đây là bộ lọc dành riêng cho dòng máy lọc nước điện giải AlkaViva với các tính năng vượt trội như:

  • Xử lý hiệu quả 249 tạp chất gây ô nhiễm như: Chì, thạch tín, dược phẩm, hoá chất công nghiệp, Trihalomethane, Clo, Chloramine,... các chất bảo quản, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, các kim loại nặng khác,...
  • Giữ lại được các khoáng chất có lợi cho sức khoẻ như Magie, Canxi, Natri, Kali,... làm tiền đề để quá trình điện phân được diễn ra hiệu quả.
  • Dung tích lọc đến 10.000 lít giúp gia đình bạn thoải mái sử dụng.
  • Tích hợp công nghệ điện li, tối ưu hoá khả năng sản xuất phân tử Hydro chống oxy hoá triệt để, tạo cho nước độ tinh khiết và có được hương vị ngọt tự nhiên.

Qua bài viết này, hy vọng những thông tin về tác hại của nước giếng khoan cũng như những phương pháp xử lý nước giếng khoan sẽ giúp cho bạn có được nguồn nước sinh hoạt chất lượng cho cả gia đình sử dụng!

Chủ Đề