Tác giả của những câu tục ngữ là ai

Theo khoản 1 Điều 43 Luật Sở hữu trí tuệ 2005:

1.Tác phẩm đã kết thúc thời hạn bảo hộ theo quy định tại Điều 27 của Luật này thì thuộc về công chúng.

Đối chiếu với Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi 2009, thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm được quy định như sau:

  • Quyền nhân thân [ngoại trừ quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm]: Vô thời hạn
  • Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm và quyền tài sản:

- Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh: 75 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên;

- Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn 25 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình: 100 năm kể từ khi tác phẩm được định hình;

- Các tác phẩm không thuộc loại hình trên: Suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;

- Tác phẩm khuyết danh [khi các thông tin về tác giả xuất hiện]: Suốt cuộc đời và 50 năm sau khi tác giả chết.

Lưu ý: Thời hạn bảo hộ theo quy định tại chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31/12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.

Tóm lại, sau khi kết thúc thời hạn bảo hộ nêu trên, tác phẩm sẽ thuộc về công chúng và mọi người được phép khai thác, sử dụng tác phẩm đó với điều kiện không xâm phạm tới quyền nhân thân của tác giả.

Xem thêm: Bảng tổng hợp thời hạn bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ

Ca dao tục ngữ có phải là tác phẩm thuộc về công chúng? [Ảnh minh họa]

 

Ca dao, tục ngữ có được xem là tác phẩm thuộc về công chúng?

Để trả lời câu hỏi trên, trước hết, cần hiểu thế nào là tác phẩm, theo quy định của Công ước Berne, tác phẩm được định nghĩa là sản phẩm sáng tạo trí tuệ trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học của tác giả là công dân của các quốc gia thành viên của Công ước.

Các tác phẩm đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ quyền tác giả, là tất cả những sáng tạo trí tuệ trên cơ sở độc lập, không sao chép các tác phẩm tồn tại trước đó và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định.

Tác phẩm được bảo hộ không phụ thuộc vào nội dung của nó và kể cả các tác phẩm không chứa nhiều nội dung có ít điểm chung với khoa học, nghệ thuật và văn học như hướng dẫn kỹ thuật đơn thuần, bản vẽ thiết kế máy, chương trình máy tính phục vụ cho tính toán cũng đều được bảo hộ quyền tác giả.

Trong đó, tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là một trong những đối tượng được bảo hộ quyền tác giả. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo Điều 23 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam là sáng tạo tập thể trên nền tảng truyền thống của một nhóm hoặc các cá nhân nhằm phản ánh khát vọng của cộng đồng, thể hiện tương xứng đặc điểm văn hóa và xã hội của họ, các tiêu chuẩn và giá trị được lưu truyền bằng cách mô phỏng hoặc bằng cách khác.

Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian bao gồm:

- Truyện, thơ, câu đố là các loại hình nghệ thuật ngôn từ.

- Điệu hát, làn điệu âm nhạc;

- Điệu múa, vở diễn, nghi lễ và các trò chơi;

- Sản phẩm nghệ thuật đồ họa, hội họa, điêu khắc, nhạc cụ, hình mẫu kiến trúc và các loại hình nghệ thuật khác được thể hiện dưới bất kỳ hình thức vật chất nào.

Theo quy định về thời hạn bảo hộ quyền tác giả nêu trên, không có tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Tức là, tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian không có thời hạn bảo hộ, bởi lẽ tác phẩm được lưu truyền bằng miệng, từ thế hệ này sang thế hệ khác và có nhiều dị bản, không thể biết chính xác tác phẩm công bố từ khi nào và cũng không thể bảo hộ tính nguyên gốc của tác phẩm.

Thêm vào đó, chủ sở hữu tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian không xác định rõ, họ có thể là cộng đồng tập thể một địa phương, một làng nghề, một nhóm nghệ nhân lưu giữ tư liệu về tác phẩm hoặc là công chúng.

Do đó, ca dao, tục ngữ không phải là tác phẩm thuộc về công chúng, tuy nhiên, khi sử dụng tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian dù không phải xin phép nhưng phải có trích dẫn nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và đảm bảo những giá trị đích thực của tác phẩm.

Trên đây là giải đáp về việc ca dao, tục ngữ có phải là tác phẩm thuộc về công chúng không, nếu còn vấn đề thắc mắc, bạn đọc liên hệ: 1900 6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất Ngữ văn lớp 7, bài học tác giả - tác phẩm Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.

A. Nội dung tác phẩm Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất thuộc mảng đề tài tổng kết những kinh nghiệm phong phú của dân gian về tự nhiên, chăn nuôi, trồng trọt. Qua những câu tục ngữ này, ta thấy rõ thái độ quan tâm đến công việc làm ăn và sự quý trọng lao động của cha ông ta từ xưa.

B. Đôi nét về tác phẩm Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

1. Tục ngữ

- Khái niệm: Tục ngữ là những câu nói dân gian, ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt [tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội], được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày. Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian.

2. Tác phẩm

a, Bố cục: 2 nhóm

- 4 câu đầu: Tục ngữ về thiên nhiên

- 4 câu sau: Tục ngữ về lao động sản xuất

b, Giá trị nội dung

- Các câu tục ngữ đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất.

c, Giá trị nghệ thuật

- Ngắn gọn.

- Thường có nhịp điệu, gieo vần, nhất là vần lưng.

- Các vế đối xứng nhau, cả về hình thức và nội dung.

- Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh, ví von so sánh sinh động.

C. Sơ đồ tư duy Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

D. Đọc hiểu văn bản Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

Câu tục ngữ 1:

“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.”

- Nghĩa là tháng năm đêm ngắn, tháng mười ngày ngắn. Suy ra tháng năm ngày dài, tháng mười đêm dài.

- Cơ sở thực tiễn là dựa trên quan sát, trải nghiệm thực tế.

- Áp dụng kinh nghiệm này, người ta chú ý phân bố thời gian biểu làm việc cho phù hợp. Chú ý khẩn trương khi làm việc, bố trí giấc ngủ hợp lí...

- Câu tục ngữ giúp con người có ý thức về thời gian làm việc theo mùa vụ.

Câu tục ngữ 2:

“Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.”

- Nghĩa là khi trời nhiều [mau, dày] sao sẽ nắng, khi trời không có hoặc ít [vắng] sao thì mưa.

- Đây là kinh nghiệm để đoán mưa nắng, liên quan trực tiếp đến công việc sản xuất nông nghiệp và mùa màng. Do ít mây nên nhìn thấy nhiều sao, nhiều mây nên nhìn thấy ít sao.

- Nhìn sao có thể đoán trước được thời tiết để sắp xếp công việc.

Câu tục ngữ 3:

“Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.”

- Nghĩa là khi có ráng mỡ gà, sẽ có mưa bão lớn. Vì vậy phải chú ý chống bão cho nhà cửa.

Câu tục ngữ nhắc nhở ý thức phòng chống bão lụt.

Câu tục ngữ 4:

“Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.”

- Vào tháng bảy, nếu thấy kiến di chuyển [bò] thì khả năng sắp có mưa lớn và lụt lội xảy ra.

- Kiến là loại côn trùng nhạy cảm. Khi sắp có mưa lụt, chúng thường di chuyển tổ lên chỗ cao, vì vậy chúng bò ra khỏi tổ. [Trước trận mưa rào, Trần Đăng Khoa quan sát thấy: kiến/ hành quân/ đầy đường.]

- Câu tục ngữ được đúc kết từ quan sát thực tế, nó nhắc nhở về ý thức phòng chống bão lụt, loại thiên tai thường gặp ở nước ta.

Câu tục ngữ 5:

“Tấc đất tấc vàng”

- Đất được coi quý ngang vàng.

- Đất thường tính bằng đơn vị mẫu, sào, thước [diện tích]. Tính tấc là muốn tính đơn vị nhỏ nhất [diện tích hay thể tích]. Vàng là kim loại tính đếm bằng chỉ, bằng cây [dùng cân tiểu li để cân đong]. Đất quý ngang vàng [Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu].

- Đất quý như vàng vì đất nuôi sống con người, tiềm năng của đất là vô hạn, khai thác mãi không bao giờ vơi cạn.

- Người ta sử dụng câu tục ngữ này để đề cao giá trị của đất, phê phán việc lãng phí đất [bỏ ruộng hoang, sử dụng đất không hiệu quả].

Câu tục ngữ 6:

“Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.”

- Câu này nói về giá trị kinh tế khi khai thác ao, vườn, ruộng. Cũng có thể nói về sự công phu, khó khăn của việc khai thác các giá trị kinh tế ở các nơi đó. Ruộng thì phổ biến, chỉ để cấy lúa hay trồng cây lương thực, hoa màu. Vườn thì trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ. Ao thả cá, thả rau muống,... Kĩ thuật canh tác rất khác nhau. Người xưa đã tổng kết về giá trị kinh tế, cũng có thể kèm theo đó là độ khó của kĩ thuật.

- Áp dụng câu tục ngữ để khai thác tốt điều kiện tự nhiên, làm ra nhiều của cải vật chất.

Câu tục ngữ 7:

“Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.”

- Câu tục ngữ nói về vai trò của các yếu tố trong sản xuất nông nghiệp [trồng lúa nước] của nhân dân ta.

- Yếu tố nước phải là yếu tố quan trọng hàng đầu, nếu bị úng, hay bị hạn, mùa vụ có thể bị thất thu hoàn toàn. Sau đó là vai trò quan trọng của phân bón. Yếu tố cần cù, tích cực chỉ đóng vai trò thứ ba. Giống đóng vai trò thứ tư. Tuy nhiên, nếu ba yếu tố trên ngang nhau, ai có giống tốt, giống mới thì người đó sẽ thu hoạch được nhiều hơn.

- Câu tục ngữ nhắc nhở người làm ruộng phải đầu tư vào tất cả các khâu, nhưng cũng phải chú ý ưu tiên, không tràn lan, nhất là khi khả năng đầu tư có hạn.

Câu tục ngữ 8:

“Nhất thì, nhì thục.”

- Câu tục ngữ nêu vai trò của thời vụ [kịp thời] là hàng đầu. Sau đó mới là yếu tố làm đất kĩ, cẩn thận. Thời vụ liên quan đến thời tiết, nắng mưa. Nếu sớm quá, muộn quá, cây trồng sẽ bị ảnh hưởng và có khi không cho sản phẩm.

- Câu tục ngữ nhắc nhở vấn đề thời vụ và việc chuẩn bị đất kĩ trong canh tác.

Video liên quan

Chủ Đề