Suy nghĩ của em về khẩu hiệu an toàn giao thông hạnh phúc của mọi người mọi nhà

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Tôi còn nhớ cách đây khá lâu, trong một phóng sự thực tế, những du khách nước ngoài thường nói với nhau một câu thế này: "Nếu du lịch mạo hiểm là chưa đủ với bạn, hãy tham gia giao thông ở Việt Nam". Bấy giờ, tôi chỉ cảm thấy đó là một câu nói hài hước, đùa vui. Lúc ấy tôi đã chưa thể nhận ra, dù đó là câu đùa đấy, nhưng không phải tự nhiên mà đùa như vậy! Thêm nữa, đó mới chỉ là trải nghiệm của những du khách đi bộ qua đường phố Hà Nội.

Tới khi toàn cảnh bức tranh giao thông Việt Nam được phô bày trước mắt, thì câu nói hài hước của du khách nước ngoài không đủ để hình dung nữa, mà thay vào đó, là câu hỏi chua xót và đầy ám ảnh của nhà báo Quản Hồng Đức: "Mỗi ngày Việt Nam có hơn 30 người đột ngột và vĩnh viễn từ bỏ cuộc sống trong khi đi lại trên đường. Và tử thần sẽ gọi tên ai trong số chúng ta?".

Không còn là sự phóng đại nữa rồi, khi mà cái thực tế diễn ra ngay trong cuộc sống của chính chúng ta, theo như thống kê của cục cảnh sát giao thông, thì trong 2 tháng đầu năm 2018 đã có tới 1500 người chết vì tai nạn giao thông. Con số này có đủ để kích động bạn không, khi chúng góp phần đưa bạn, và tôi, chúng ta trở thành những người tham gia giao thông may mắn còn sống, trong hiện tại?

Có bao nhiêu vụ tai nạn, thiệt hại vật chất và tính mạng bao nhiêu, ta đếm được, nhưng chẳng có thước nào, máy nào đo nỗi những vết thương vĩnh hằng mà những vụ tai nạn kia đã khoét sâu vào nhân tâm những gia đình, người thân nạn nhân của nó. Những vụ tai nạn thảm khốc cứ dồn dập xảy đến trong cơn hoang mang cực độ của cộng đồng, và chưa hề có dấu hiệu ngưng lại. Nhưng chúng ta đâu có lựa chọn!? Vẫn phải tham gia giao thông, vẫn phải sống chung với hoang mang lo sợ án tử luôn treo lơ lửng mỗi khi ra đường.

Thực tế của giao thông Việt Nam đang là cái vòng tròn loanh quanh luẩn quẩn, bế tắc. Có lẽ rất nhiều người trong chúng ta sợ tai nạn giao thông, là bởi họ đó là thứ tai họa từ trên trời rơi xuống, không ai biết trước, không rõ lí do, và chỉ nhận ra nó khi quá muộn. Và chúng ta biết, nguyên nhân của phần lớn tai nạn hiện nay chẳng dính dáng gì tới hai chữ tâm linh trong ngoặc kép cả.

Những biểu hiện ý thức kém thường thấy nhất thì có thể gặp ở mọi nẻo đường, cơ hồ cứ chỗ nào có xe là chỗ ấy có vi phạm! Không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển mô tô, vượt đèn đỏ, đi tắt bục, dàn hàng ngang trên đường, đi sai làn đường, uống rượu bia trước khi tham gia giao thông, sử dụng điện thoại khi đi xe; chẳng những không nhường nhịn mà còn cố giành giật nhau từng khoảng trống trên đường, rồi thì có va chạm nhẹ là đủ các kiểu nào ăn vạ cố tình, rồi hung hăng đòi đánh người, hậu quả có khi còn nghiêm trọng hơn cả tai nạn thật...

Rất nhiều, rất nhiều những biểu hiện của ý thức tham gia giao thông đã xuống cấp tồi tệ, để cảnh vi phạm không phải là ngoại lệ nữa, mà thành môi trường buộc chúng ta phải thích nghi. Tất thảy bắt nguồn từ thói ích kỉ hẹp hòi vô trách nhiệm với bản thân và người khác, không chịu mở mắt nhận ra sự việc sẽ tồi tệ thế nào khi chính ý thức ấy sẽ mang tới những đau đớn mà thân thể máu thịt không thể chịu đựng!

Đạo đức xuống cấp ở phần đông người tham gia giao thông là nguy cơ lớn nhất, thì nguy cơ lớn thứ nhì, là sự vô cảm của một số người - những người nắm trong tay quyền lãnh đạo. Bên cạnh thứ xuất phát từ chính cái đầu của người cầm tay lái, người cầm quyền, những nguyên do của tai nạn giao thông còn tới từ công trình không đảm bảo chất lượng khi bị rút ruột trong quá trình thi công, cơ sở vật chất không được tu bổ đúng kì hạn, quản lí còn nhiều bất cập... rồi lí do thiên tai thời tiết, và... cả số mệnh nữa, chúng chiếm 20% còn lại những nguyên nhân của tai nạn giao thông.

Lâu nay tai nạn giao thông gây ra nhiều hậu quả tới mức người ta chẳng muốn kể ra và cũng chẳng thể kể hết. Nhưng nhìn vào tác hại không cùng của tai họa, âu cũng là động lực hướng cho ta chống lại chúng, nếu vẫn còn lương tri và nhiệt huyết. Bi kịch thực sự của việc vô ý thức là hầu hết không hiểu, không hình dung ra, không có chút bóng đen nào đè lên thói ích kỉ khi nghĩ về hậu quả của tai nạn giao thông, cho tới khi chính mình phải hứng chịu mất mát, để rồi sự việc trở thành nỗi ám ảnh suốt đời không gì thanh tẩy được.

Nói đi nói lại vẫn chỉ có làm sao cho nhận thức, ý thức, trách nhiệm, văn hóa, văn minh, đạo đức, tự trọng của người tham gia giao thông được nâng cao lên. Ở các cấp giáo dục thì đó là thay đổi toàn diện những điều bất cập được chỉ ra trong suốt thời gian qua. Còn với chung toàn xã hội, ta cần tuyên truyền, vận động, nhưng phải tuyên truyền làm sao để người ta thấy đây không còn là chuyện của luật lệ mà còn là chuyện của đạo đức con người.

Cái được coi là bắt buộc nên đứng sau đạo đức, bởi đạo đức mới là yếu tố thực sự có sức mạnh điều chỉnh hành vi của con người. Nó khiến người ta biết kiềm chế bản thân, có ý thức nhận thức một cách đầy đủ để muốn hành động trước khi sự việc ụp xuống mình một cách không thể né tránh, khiến người ta thấy rằng bảo vệ người khác cũng là bảo vệ chính mình vậy....

Đồng thời, những gì còn là bất cập, là thiếu nghiêm minh và còn tạo cơ sở để diễn biến trở nên trầm trọng hơn... của luật pháp, thì chỉ còn cách chỉnh sửa, hoặc dẹp bỏ đi. Cách cải thiện đúng đắn nhất là thay thế những cái sai bằng một việc đúng khác. Tính răn đe trong điều luật phải luôn sẵn sàng cho trường hợp đạo đức không cứu vãn được nữa, đó là thu hồi bằng lái xe vĩnh viễn, là tăng án phạt với các hình thức vi phạm, đồng thời tương quan giữa các án phạt phải tỉ lệ thuận với mức độ sai phạm gây ra...

Trong khu vực của chúng ta có những nước có luật và ý thức chấp hành luật giao thông có thể coi là hình mẫu lí tưởng, như Singapore hay Nhật Bản, những nước mà thành công của họ không chỉ dựa vào cơ sở hạ tầng được đầu tư kĩ lưỡng và hiện đại - thứ chúng ta chưa lập tức mà theo được. Vậy nên trước tiên, bên cạnh thay đổi điều luật, hiển nhiên ta còn phải học hỏi nghiêm túc ý thức và văn hóa giao thông của họ để quyết liệt chống tai nạn giao thông trên mỗi nẻo đường.

Tất cả chúng ta đều trông thấy hậu quả khôn lường cũng như những mất mát là không đo đếm được mà tai nạn giao thông gây ra, chúng ta mang trái tim con người, biết đau xót cảm thương, chúng ta đủ sáng suốt và quyết tâm, hãy hành động ngay bởi thảm cảnh đen tối nơi đây đang không ngừng đe dọa cuộc sống, tương lai của mỗi người!

Luôn đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông

- Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh: Quảng Ninh- Phòng Giáo dục và Đào tạo: Huyện Tiên Yên- Trường : THCS Tiên Lãng- Địa chỉThôn Đồng Mạ, Tiên Lãng, Tiên Yên, Quảng Ninh- Điện thoại:.....................................................................................- Email:............................................................................................- Thông tin về thí sinh [hoặc nhóm không quá 02 thí sinh]:1. Họ và tên: Hà Thị Diễm QuỳnhNgày sinh...................................Lớp: 9A2. Họ và tên: Hà Thị Linh ChiNgày sinh...................................1Lớp: 9A1. Tên tình huốngAN TOÀN GIAO THÔNG LÀ HẠNH PHÚC CỦA MỌI NGƯỜI, MỌI NHÀTháng 9, trường em tổ chức buổi lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạngiao thông.Sau khi dự buổi lễ em suy nghĩ và trăn trở về những con số thống kê số vụtai nạn giao thông. Trên đường về nhà chúng em đang bàn luận sôi nổi về vấn đềnày. Chợt thấy một bạn đi xe máy kẹp ba, lại không đội mũ bảo hiểm, người thìcầm ô, người thì nghe nhạc… Em băn khoăn bảo :- Hình như các anh chị ấy không sợ tai nạn thì phải các cậu nhỉ, thấy họ vậymình thấy lo thay… !Lan thờ ơ nói:- Ôi dào, là do cậu lo xa quá thôi, chứ tai nạn hay không là do số mệnh conngười quyết định cả, có gì mà phải lo…Về nhà, em cứ suy nghĩ mãi về câu nói của Lan. Em tự hỏi không biết cácbạn khác có suy nghĩ giống Lan không nhỉ? Em tâm sự với Chi và chúng em đưa raquyết định sẽ kết hợp viết một bài tuyên truyền về an toàn giao thông để Lan và cácbạn cùng hiểu và có ý thức tốt khi tham gia giao thông.2. Mục tiêu giải quyết tình huốngThực tế tai nạn giao thông ngày càng nhiều, tình hình trật tự an toàn giaothông có nhiều diễn biến phức tạp.2Việc rèn kĩ năng sống cho học sinh trong đó có việc rèn kĩ năng giải quyếtcác tình huống trong cuộc sống, có hành vi, thói quen ứng xử có văn hóa, hiểu biết,chấp hành, tôn trọng pháp luật luôn được các thầy cô giáo, nhà trường quan tâm.Bởi vậy, việc giải quyết tình huống thực tế này của chúng em sẽ góp phần thiếtthực trong việc tuyên truyền, hướng dẫn các bạn học sinh trong nhà trường hiểu rõvà có ý thức tích tốt khi tham gia giao thông. Đồng thời, các bạn sẽ là những tuyêntruyền viên tích cực tới những người xung quanh mình.Khi giải quyết tình huống, chúng em sẽ được tìm hiểu sâu rộng về kiến thứccác môn học để từ đó giúp chúng em tăng khả năng vận dụng kiến thức liên mônvào thực tế đời sống, như:+ Thực trạng tham gia giao thông hiện nay.+ Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông+ Hậu quả do tai nạn giao thông.+ Một số biện pháp giảm tai nạn giao thông ở trường học, địa phương.- Ý nghĩa của việc tích hợp kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề thực tế.3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huốngNhóm chúng em đã tìm hiểu và thấy có thể vận dụng kiến thức nhiều mônhọc trong nhà trường để giải quyết cho thấu đáo, cặn kẽ tình huống mà chúng emđã đưa ra ở trên. Cụ thể:* Môn giáo dục công dân:- Luật giao thông đường bộ- Giáo dục ý thức trách nhiệm khi tham gia giao thông- Giáo dục tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình vàcộng đồng.* Môn Ngữ văn:- Sử dụng văn bản thuyết minh, hoặc văn nghị luận, có thể là văn biểu cảmđể tuyên truyền, giáo dục tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm của bản thân, nhàtrường, các đoàn thể, cũng như mọi người dân đối với vấn đền an toàn giao thôngđường bộ.- Làm thơ về đề tài an toàn giao thông.- Đóng kịch giáo dục ý thức tham gia giao thông.* Môn Mĩ thuật:3- Vẽ tranh về đề tài an toàn giao thông như: Biển báo, cảnh sinh hoạt thể hiệný thức của con người khi tham gia giao thông* Môn âm nhạc:- Sưu tầm, sáng tác các bài hát về an toàn giao thông: Chúng em với an toàngiao thông, Từ một ngã tư đường phố.* Môn Toán:- Đặt ra bài toàn kinh tế cho người dân.- Thống kê số liệu các vụ tai nạn giao thông* Môn Hóa học:- Nồng độ cồn cho phép khi tham gia giao thông* Môn Tiếng Anh:- Thể hiện khẩu hiệu tuyên truyền bằng Tiếng Anh [ viết dưới hình thức nhưmột khẩu hiệu song ngữ]:“An toàn giao thông – hạnh phúc của mọi người, mọi nhà”[ Traffic safety – the happiness of everyone, every home ]“Hãy chung tay vì một thế giới không còn tai nạn giao thông”.[ Please join hands for a world free of traffic accidents]* Môn Địa lí:- Biểu đồ thống kê số vụ tai nạn giao thông.* Môn tin học:- Ứng dụng tìm kiếm google các số liệu thống kê về giao thông tính đến thờiđiểm báo cáo.* Môn sinh học:- Trạng thái thần kinh của người khi có chất kích thích.* Môn lịch sử:- Tổng kết kinh tế Việt Nam sau thời kì đổi mới4. Giải pháp giải quyết tình huống- Tìm kiếm thông tin trực tiếp từ thực tế, qua sách báo, qua các phương tiệnthông tin đại chúng, trên mạng internet4- Tham gia ngoại khóa, thi vẽ tranh, đóng kịch tuyên truyền an toàn giaothông.- Kết hợp với Ban giám hiệu nhà trường, Tổng phụ trách Đội tổ chức cuộcthi tìm hiểu về vấn đề an toàn giao thông.- Thành lập các nhóm tình nguyện viên ở các lớp, kết hợp với đoàn thanhniên các thôn và đoàn xã tổ chức hội thi về an toàn giao thông giữa các thôn trongxã.- Các tình nguyện viên các lớp, các bạn trong trường thành lập nhóm tuyêntruyền về an toàn giao thông, đồng thời kết hợp với công an xã làm công tác điềutra các đối tượng vi phạm an toàn giao thông.- Phát thanh măng non của trường nhắc nhở những bạn vi phạm ở các lớp; ởđịa phương nhắc nhớ những người hoặc gia đình vi phạm an toàn giao thông.5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống5.1.Thực trạng giao thông hiện nay.5.1.1. Thực trạng giao thông trong nước.Từ khi nền kinh tế Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trungsang nền kinh tế thị trường thì bức tranh về kinh tế của Việt Nam có nhiều điểmsáng, mức sống của người dân được cải thiện từng bước, được bạn bè các nướctrong khu vực và quốc tế hết lòng ca ngợi về những thành tựu đổi mới trong quátrình xây dựng đất nước. Tuy mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt được làkhá cao nhưng đi liền với nó là vấn đề về tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông,đặc biệt là giao thông đường bộ, số vụ giao thông không ngừng tăng cả về quy môvà số lượng. Cho nên nhiều người thường nói rằng giao thông đường bộ ở ViệtNam giống như một quả bong bóng dẹp được chỗ này thì chỗ khác lại ùng ra, cókhông biết bao nhiêu là chiến dịch, chỉ thị nhưng chỉ được một thời gian ngắn lạiđâu vào đấy.Tai nạn giao thông là vấn đề nhức nhối được toàn xã hội quan tâm và trởthành hiểm họa đối với bất kì ai khi tham gia giao thông. Tai nạn giao thông xảy ratừng ngày, từng giờ và có thể cướp đi mạng sống của con người bất kì lúc nào.Trong số các vụ tai nạn giao thông còn có các bạn học sinh đang ngồi trênghế nhà trường - những chủ nhân tương lai của đất nước. Các bạn vẫn chưa thực sựcó ý thức tốt khi tham gia giao thông: còn đi xe máy khi chưa đủ tuổi; lạng lách,đánh võng, dàn hàng ba, hàng bốn trên đường; không đi đúng phần đường dành chongười đi bộ; đá bóng trên vỉa hè...Theo số liệu thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, hàng năm sốvụ tai nạn giao thông đường bộ ở nước ta vẫn rất cao, đáng báo động và tính chất5các vụ tai nạn ngày càng nghiêm trọng, thể hiện qua số người chết tăng mạnh. Mỗingày trôi qua ở Việt Nam có khoảng 30 – 33 người tử vong và hàng chục ngườikhác bị thương vì tai nạn giao thông. [Vận dụng kiến thức tiết 41 – Bài 1: Thu thậpsố liệu thống kê, tần số - Toán 7]NămSố vụ tai nạnSố người chếtSố người bị thương20061416112337110972011144421144910633201329385936929500201522.827870021000[ Theo số liệu thống kê của Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia]Biểu đồ thống kê tình hình tai nạn giao thông qua các năm5.1.2. Thực trạng giao thông huyện Tiên Yêna. Xét về điều kiện tự nhiên6* Vị trí địa líTiên Yên là một huyện miền núi thuộc khu vực miền Đông của tỉnh, có toạđộ từ 21o12’ đến 21o33’ vĩ độ bắc và từ 107o13’ đến 107o35’ kinh độ đông; Bắcgiáp huyện Đình Lập thuộc tỉnh Lạng Sơn và huyện Bình Liêu, đông giáp huyệnĐầm Hà, tây giáp huyện Ba Chẽ và TP Cẩm Phả, nam giáp huyện Vân Đồn.Huyện lỵ là thị trấn Tiên Yên nằm ở điểm giữa Quốc lộ 18A, cách thành phốHạ Long và Móng Cái đều trên 90km. Quốc lộ 4 từ Lạng Sơn xuống cũng qua đâyrồi ra cảng Mũi Chùa. Từ Tiên Yên còn có đường 331 lên Bình Liêu tới cửa khẩuHoành Mô 47km. Là một đầu mối giao thông giữa vùng Đông Bắc hiểm yếu.* Địa hìnhĐịa hình Tiên Yên trập trùng đồi núi. Xã Đại Dực nằm lọt ở chân dãy PạcSủi và dẫy Thung Châu có nhiều đỉnh cao trên 700m. Các xã Phong Dụ, Hà Lâu,Hải Lạng, Điền Xá, Yên Than cũng liên tiếp các quả núi 300-400m.* Khí hậuTiên Yên có nhiệt độ trung bình năm 22,4 oC, mùa đông ở rẻo cao khá lạnh,nhiều ngày có sương muối, nhiệt độ có khi dưới 4 oC, lượng mưa lớn, trung bìnhnăm tới 2427mm, mưa phùn nhiều và mùa đông hay có sương mù.* Dân cưVề dân cư, Tiên Yên [01-4-2009] có 44.352 người. Người Kinh chiếm50,2%, Dao 22,6%, Tày 14,6%, Sán Chay 8,1%, Sán Dìu 3,6%..7Tóm lại: Những điểm giao cắt tại quốc lộ, địa hình đồi núi cua dốc,sương mù, dân tộc thiểu só chiếm số đông, hiểu biết về luật giao thông còn hạn chếlà một trong những nguyên nhân dễ gây tai nạn giao thông tại địa phương.b. Xét về tình hình tai nạn giao thông:Từ tháng 9/2014 đến 9/2015, các lực lượng công an trên địa bàn huyện đã xửlý gần trên 2.500 trường hợp vi phạm các quy định về trật tự ATGT với các lỗi:Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm; chở quá số người quyđịnh; quá trọng tải quy định; tự ý cơi nới thành, thùng xe; điều khiển xe mà tronghơi thở có nồng độ cồn vượt quá quy định... Kết quả, đã có gần 300 phương tiện và170 bộ giấy tờ xe bị tạm giữ. Có nhiều vụ tai nạn rất nghiêm trọng ddax xảy ra.Hiện trường vụ tai nạn giao thông thảm khốc làm 6 người chết, 12 người bị thương ngày16/12 tại Km 219+600, Quốc lộ 18, đoạn qua Tiên Yên8Hiện trường vụ tai nạn xảy ra tại km219+600 khu vực cầu nước mặn địa phận xãĐông Hải khiến ít nhất 4 người chết, 10 người bị thương nặng.5.1.3. Thực trạng giao thông trường THCS Tiên LãngCả trường có 325 học sinh, trong đó có 208 học sinh đi xe đạp và có 30 họcsinh đi xe đạp điện [ do một số bạn nhà xa, bố mẹ không có điều kiện đưa đón]mặc dù luật an toàn giao thông học từ lớp 6 và thường xuyên được tham gia ngoạikhóa về an toàn giao thông ở mồi năm học tuy nhiên không ít học sinh vẫn thườngxuyên vi phạm luật an toàn giao thông. Để lại những nỗi đau và hậu quả đáng tiếclàm đảo lộn cuộc sống, trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội.5.2. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thôngHiện nay an toàn giao thông đang là một trong những vấn đề lớn được cả xãhội quan tâm. Những khẩu ngữ như: “An toàn là bạn, tai nạn là thù”, “An toàngiao thông là hạnh phúc cho mọi nhà”… có ở khắp các nẻo đường. Nó như một lờinhắc nhở cũng là lời cảnh báo những người đang tham gia giao thông hãy chấphành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông để đem lại an toàn cho mình và hạnhphúc cho gia đình. Thế nhưng, số vụ tai nạn giao thông thông hàng năm vẫn khônghề suy giảm và những hậu quả do tai nạn giao thông gây ra vẫn hết sức nặng nề.Vậy, đâu là nguyên nhân gây ra các vụ tai nạn giao thông ?5.2.1. Hạn chế về cơ sở vật chấtChất lượng đường xá thấp, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu củalượng phương tiện giao thông ngày càng nhiều, có ít các biển báo giao thông, chấtlượng một số phương tiện giao thông chưa đảm bảo...9Cơ sở hạ tầng giao thông chưa đảm bảoCó những điểm giao cắt là điểm đen tai nạn giao thôngNút giao thông ngã ba Mũi Chùa [Tiên Yên] hiện tiềm ẩn nguy cơ cao mất ATGT.5.2.2. Thiếu hiểu biết về an toàn giao thôngNguyên nhân của các vụ tai nạn giao thông lại phần lớn là do sự thiếu hiểubiết về các quy định an toàn giao thông [lấy trộm ốc vít đường ray, chiếm dụnglòng đường, thả rông gia súc ra đường...]10Sự thiếu hiểu biết của người dân về luật giao thôngVà hơn cả là do ý thức chấp hành luật giao thông của người dân còn kém:Uống rượu, bia quá nồng độ cho phép [vượt quá 50 miligam/100 mililít máuhoặc0,25 miligam/1 lít khí thở ]. Rượu, bia làm chậm quá trình chuyển tải thông tintừ não đến toàn bộ cơ thể, gây ảnh hưởng đến thị lực và chức năng kết hợp động táccủa cơ thể. Do đó trong tình trạng say rượu, bia, người sử dụng dễ gây tai nạn giaothông, hoặc chết đuối. Uống nhiều rượu bia trong một thời gian dài còn gây ra cácvấn đề về sức khoẻ, tinh thần trong thời gian dài còn gây tổn thương vĩnh viễn đốivới một số bộ phận của cơ thể [Vận dụng kiến thức Tiết 58 - Bài 54: Vệ sinh hệthần kinh – Sinh học 8]Cảnh sát giao thông kiểm tra nồng độ cồn đối với lái xe.Một bộ phận người dân còn có quan niệm “ tai nạn nói chung và tai nạngiao thông nói riêng là do số mệnh con người quyết định”. Họ không thấy rằngphần lớn tai nạn giao thông là có thể phòng tránh được.11Khi tham gia giao thông, người điều khiển không đội mũ bảo hiểm hoặc độimũ bảo hiểm kém chất lượng, lạng lách đánh võng, phóng nhanh, vượt ẩu, vượt đènđỏ, chở hàng cồng kềnh …Hình ảnh vi phạm luật giao thôngHọc sinh vi phạm luật giao thôngNhư vậy, nguyên nhân chính vẫn là do ý thức khi tham gia giao thông củangười dân còn hạn chế, thiếu hiểu biết và không chấp hành nghiêm chỉnh luật antoàn giao thông, sự hạn chế về cơ sở vật chất. Nhưng đáng tiếc trong số các vụ tainạn giao thông còn có những bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, nhữngchủ nhân tương lai của đất nước, những người sắp trở thành công dân, niềm tin vàhi vọng cho tương lai đất nước lại chính là những người đang gây ra đa số vụ tainạn.5.3. Hậu quả do tai nạn giao thông125.3.1. Thiệt hại về ngườiTai nạn giao thông và những thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra đang lànổi lo và vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Đó là thiệt hại về sinh mạng, thiệt hại vềnhân lực, trí tuệ, gây tổn thương về tinh thần xã hội, về vật chất, tiền của và cả nỗiđau thể xác, tinh thần dai dẳng.Nạn nhân của những vụ tai nạn giao thôngTheo điều tra chấn thương liên trường [VMIS], trong năm 2001 có 4.100 trẻem chết do tai nạn giao thông, tương đương với 11 trẻ chết 1 ngày. Tỷ lệ tử vong ởtrẻ em trai gấp 2 lần tỷ lệ này ở trẻ em gái. Trong khi đó có 290.000 trẻ bị thươngdo tai nạn giao thông cũng trong năm 2001, tương đương với 794 trẻ/ngày. Phầnlớn trẻ từ 0 đến 9 tuổi chết là người đi bộ. Đa số trẻ từ 10 đến 14 tuổi chết khi đi xeđạp; trong khi tất cả các ca tử vong ở đối tượng từ 15 đến 19 tuổi là người đi xemáy. Tai nạn giao thông là nguyên nhân tử vong hàng đầu của trẻ em từ 15 tuổitrở lên.Tại trường THCS Tiên Lãng đã có một trường hợp: Em Vũ Văn Luận – 9B[Năm học 2015 -2016] trên đường đi học về bị xe máy va quệt gây chấn thương sọnão. Gia đình đã đưa đi chữa trị với số tiền lên đến hơn 80 triệu đồng.5.3.2. Thiệt hại về kinh tếBài toán kinh tế đặt ra là: số vụ tai nạn giao thông tỉ lệ như thế nào với mộtphần phát triển kinh tế?Theo một ước tính của Ngân hàng phát triển Châu Á, thiệt hại về vật chất dotai nạn giao thông ở Việt Nam một năm là vào khoảng 885 triệu đô la. Như vậymỗi năm chúng ta đã tự làm mất đi một lượng của cải đáng kể, trong khi Nhà nướcta còn nghèo và phải cạnh tranh mạnh mẽ với các nước láng giềng nhằm tranh thủnguồn vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, sự mất mát về kinh tế mới chỉ phản ánh13được một phần của vấn đề. Tai nạn giao thông còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến mộthình ảnh Việt Nam an toàn trước thế giới.Như vậy, tai nạn giao thông và sự ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế là haiđại lượng tỉ lệ nghịch [Vận dụng kiến thức bài: Đại lượng tỉ lệ nghịch – Toán 7]5.4. Một số biện pháp giảm tai nạn giao thông ở trường học, địa phương.5.4.1. Triển khai nhiều biện pháp đồng bộ và hiệu quả nhằm bảo đảmtrật tự an toàn giao thông. Đặc biệt là việc tuyên truyền nâng cao kiến thứchiểu biết pháp luật cho người dân, chủ yếu là vùng đồng bào dân tộc để họ tựgiác chấp hành nghiêm luật ATGT đường bộ.Để nâng cao nhận thức của người dân, từng bước góp phần ổn định trật tự xãhội, thời gian qua, UBND huyện Tiên Yên chỉ đạo các phòng, ban chức năng củahuyện thực hiện có hiệu quả các chỉ thị của UBND tỉnh về một số giải pháp bảođảm trật tự an toàn giao thông. Ban ATGT huyện Tiên Yên phối hợp với các hội,đoàn thể và các nhà trường trên địa bàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến,giáo dục pháp luật về trật tự ATGT; đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền nhằmxây dựng nếp sống văn hóa cho người dân tham gia giao thông.Tuyên truyền luật ATGT tới vùng đồng bào dân tộcCông an huyện Tiên Yên tăng cường tuyên truyền Nghị định 171 của Chínhphủ về việc quy định xử phạt vi phạm trên các tuyến đường tỉnh lộ; chú trọng côngtác tuyên truyền, vận động người dân và trẻ em đội mũ bảo hiểm đúng quy cách khitham gia giao thông. Hàng năm, Công an huyện đều tổ chức tuyên truyền, phổ biếngiáo dục về Luật Giao thông đường bộ và ký cam kết với trên 2.000 học sinh ở cáctrường tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn; đồng thời, xây dựng và nhân rộng cáctổ dân phố tự quản; đoạn đường tự quản về ATGT, triển khai mạnh mẽ cuộc vậnđộng “Toàn dân tham gia giữ gìn trật tự ATGT, xây dựng văn hóa giao thông”.14Công an huyện Tiên Yên xử lý các xe mô tô chở quá số người quy định5.4.2. Tạo điều kiện về cơ sở vật chất để học sinh đến trường an toàn- Để đảm bảo an toàn cho HS đến trường khi đi qua các điểm giao cắt ngãba, ngã tư trên quốc lộ 18A, các đoạn đường cua dốc và điểm đen giao thông ở ngãba Mũi Chùa, trường THCS Tiên Lãng kết hợp với trường THPT Nguyễn Trãi đưađón học sinh Thủy Cơ, Khe Và, Pạc Sủi để đảm bào an toàn cho các bạn khi đi học,tránh các đoạn đường cua dốc, đoạn đường qua điểm giao cắt ngã tư quốc lộ 18A.- Kết hợp với ban an toàn giao thông huyện Tiên Yên tặng 24 mũ bảo hiểmcho học sinh đi xe đạp điện.155.4.3. Tổ chức các hoạt động phong phú về an toàn giao thông, kíchthích các bạn tham gia hoạt động qua đó nâng cao nhận thức về thực hiện antoàn giao thông trong trường học và địa phươnga. Phát thanh măng non chủ đề an toàn giao thông[Bài phát thanh kèm theo]b. Tổ chức ngoại khóa chủ đề an toàn giao thông16Trường THCS Tiên Lãng tổ chức ngoại khóa về An toàn giao thông.Trao quà cho các đội thi tìm hiểu ATGTc. Thi vẽ tranh chủ đề an toàn giao thông17d. Sân khấu hóa tiết chào cờ chủ đề an toàn giao thông.Đóng kịch chủ đề: "AN TOÀN GIAO THÔNG" .* Phân vai:Sơn : Tuyên truyền viên 1.Thảo: Tuyên truyền viên 2.Hạnh: Tuyên truyền viên 3 .Và một số bạn học sinh khác.* Kịch bản:Sơn:Chuyện xảy ra tại một cổng trường vào một buổi sáng[chạy ra sân khấu gọi to]- Thảo ơi... Thảo ơi....Đi đâu rồi mà bỏ cả trực đây. Cán bộ sao đỏ gì mà bỏ cả trực đây cơchứ.[Nhìn đồng hồ đeo tay]- Sắp đến giờ tan học rồi... Ai chấm điểm thi đua đây.[lại gọi to]- Thảo ơi... Thảo ơi.18Thảo:Sơn:Thảo:Sơn:Thảo:Sơn:Thảo:Sơn:Thảo:Sơn:- Kìa Sơn... Tớ đây... Có chuyện gì thế.- Chuyện gì? Cậu bỏ trực đi đâu vậy?- Tớ đâu có bỏ...Tớ vào phòng Đội, viết nốt bài phát thanh măngnon về an toàn giao thông để cho tuần sau. Đây cậu đọc đi.- Đâu, để tớ xem nào.- Hèm... [lấy giọng đọc]Đất nước ta thanh bìnhĐâu còn có chiến tranhThế mà biết bao mái đầu xanhĐã phải lìa đời vì tai nạn giao thông thảm khốc.[nhìn sang Thảo] - Á chà, nghe cậu viết buồn cứ như là văn đọctrong đám ma ấy nhỉ.- Còn buồn hơn thế nữa, bạn đọc tiếp đi.-[đọc tiếp]Nghe ti vi, đài , báoNăm Bính Tuất vừa quaTính trong cả nước taCó hơn mười bốn nghìn người thiệt mạngvì tai nạn giao thông ấy.- [hỏi Thảo] - Này con số này sao nhiều thế vậy?Hơn mười bốn nghìn người có tận ba con chữ số không.Chắc là cậu nhầm hay sao chứ?- Nhầm là nhầm thế nào được.Ông tớ bảo : Số người chết vì tai nạn giao thông năm qua bằng cảmột sư đoàn cơ đấy.- Tớ, là tớ chẳng tin nhiều như vậyKhông nhẽ bà con mình lại coi thường mạng sống thế sao- Đấy bạn thử xem:Đời sống quê mình ngày một nâng caoXe máy, mô tô, nhà nhà đua sắmĐường trật, người đông , phương tiện giao thông lắmLuật lệ không thông, thì tai nạn giao thông xảy ra là chuyện thườngtình.[nói vói khán giả]- Nói đâu xa ngay ở xóm mìnhAnh Minh, tối qua, đâm xe, cấp cứu ngay bệnh viện. Tháng trước19Thảo:Sơn:Thảo:Sơn:Thảo:Sơn:Thảo:Sơn:Các bạn:đám ma: Anh Thanh, Cô Tiến chết cũng vì tai nạn giao thông- Đấy, bạn thử nghĩ xemSáng nào ti vi, đài, báoCũng đưa tin về trật tự giao thông: Ngày hômqua có bao người tử vong?Tuần, Tháng này có bao vụ vi phạm antoàn giao thông đường bộ?- Lạ nhỉ?Nhà nước ta đã bỏ ra bao công sứcMuốn giữ gìn trật tự giao thôngNhưng kết quả thì thật chẳng xongSố vụ vi phạm giao thông cứ lúc tăng lúc giảmVậy sao thế nhỉ?- Bởi vì dân ta coi thường tính mạngHình phạt nước ta chưa đủ sức răn đe.Ông tớ bảo:Tính mạng người dân nhiều lúc sợ ghêTai nạn giao thông với bọn trẻ chúng mình luôn rình rập.Cứ đà này thì bọn trẻ chúng mình ra sao nhỉ?- Ơ... Thế bạn không nhớ sao?Luật an toàn giao thông đã đưa vào trường họcBọn trẻ chúng mình thì có lo chi?Đèn hiệu, vạch sơn, biển báo, hướng điBạn nào cũng thông, bạn nào cũng thạo- Ông bà, mẹ cha, bạn bè, thầy giáoCũng đều hài lòng về việc học luật của chúng taLuật đã hiểu rồi nhưng theo tớ còn...- Còn sao?- Còn phụ thuộc vào thái độ của người tham gia có chấp hành Luậtan toàn giao thông mới là điều qua trọng.- Đấy, bạn xem kìa!Buổi học trường ta vừa mới tanCác bạn cùng nhau đua xếp hàngVui bước ra về theo hàng lối"Cổng trường an toàn" trong câu hát hân hoan-[Các bạn múa ca theo bài đồng dao]Dung dăng dung dẻCác bạn học về20Hạnh:Các bạn:Hạnh:Các bạn:Hạnh:Cả bọn:Hạnh:Thảo:Hạnh:Đi đúng vỉa hèĐi theo hàng mộtKhông chơi dại dộtĐùa nghịch trên đườngMuốn chuyển đổi phươngĐưa tay ra trướcKhông đi đường ngượcKhông bám đuổi xeĐể khỏi cười chêAi ai cũng nhắcĐi đường đúng luậtMũ bảo hiểm đâyBạn đội vào ngayKhi đi xe máyCô thầy đã dạyCam kết đã ghiNhắc nhở nhau điAn toàn đúng luật.[Trong khi các bạn ca hát thì Sơn và Thảo ghi chép các số liệu vàosổ theo dõi cờ đỏ]- [Thấy hai bạn đang lúi húi ghi chép, Hạnh gọi to]- Này các bạn ơi?- Có chuyện gì vây?- Các bạn xem kìaCái Thảo, thằng Sơn, hai đứa đang cùng nhau tình củm đấy nhỉ?- Ừ nhỉ.- Đang cùng nhau" tình củm". Ha.. Ha...- Eo ôi, giữa ban ngày ban mặtHai cái đầu cứ chụm vào nhauCứ như là ; hai chú chim câuĐang... đang... đang...- Đang làm sao hả Hạnh?- Thì, hai chú chim câu; chúng đang cùng nhau "tình củm".- Bọn tớ và Sơn đây đang trực cờ đỏ. Bạn nói xì xằng, tớ mách thầycô.- Chứng cớ rành rành, các bạn thấy chưa? Lại còn viết thư tình traonhau trong vở.21Cả bọn:Thảo:Hạnh:Bọn trẻ:Hạnh:Cả bọn:Sơn:Thảo:Hạnh:Thảo:Hạnh:Hạnh:- Viết thư tình trao nhau trong vở?- Hạnh, đây là cuốn sổTớ và Sơn ghi theo dõi trường mìnhSơn đọc, tớ ghi, cho công minhNếu không tin, bạn giở ra thì khắc biết?[ Đưa sổ cho Hạnh xem]- Đâu tớ xem nào.[Lật giở xem vài trang, Bỗng gọi to]- Các bạn lớp mình ơi, các bạn xem này?- Gì vậy?- Lớp 9A một khoanh, ba gậyKí hiệu thế này; đố biết là chiNày, hai cậu hãy giải thích điLớp 9A chúng tôi tốt như thế... mà vẫn còn một khoanh, ba gậy[ nhao lên] - Tốt như thế mà cũng một khoanh, ba gậy.- Ghi vào sổ đỏ như vậyLà thiên vị rồi.- Các bạn cứ bình tĩnhLớp 9A, học giỏi nhất trườngNhưng tuần qua, lớp thiếu kỉ cươngNên chúng tôi khoanh tròn 9A để báo cáo.- Biết là 9 A luôn luôn tốtNhưng tuần qua tôi vẫn phải chêBa vạch này đây là lỗi phạm quyVới bản " Cam kết giao thông" mà tất cả học sinh trường ta đã kí.- Ơ... Như thế thì thật vô líLỗi , lỗi gì bạn chỉ ra xem?- Lỗi thứ nhất bạn Hoa, bạn MinhTrên đường học về, đi hàng ba, hàng bẩyĐã như thế lại còn xô đẩy.Chạy nhảy trên đường, thì tai nạn dễ xảy ra.- Ối dào, đó là chuyện mãi xaMũ bảo hiểm là cái lằng nhằngĐội nó vướng víu, tớ quăng ở nhàĐội mũ là ở đường phố người taCòn mình đường xóm thì ta cần gì.22Thảo vàSơn:Thảo:Cả bọn:- Bạn nói như vậy là không được rồi- Mũ bảo hiểm, giúp bảo vệ cái đầuDù đường nơi đâu ta cần phải độiĐúng đấy các bạn ạ. Chấp hành luật giao thông là để bảo vệ mình vàbảo vệ mọi người đấy.Đồng thanh:“An toàn giao thông – hạnh phúc của mọi người, mọi nhà”[ Traffic safety – the happiness of everyone, every home ]Tất cả cùng hát bài: Từ Một Ngã Tư Đường PhốTừ một ngã tư đường phố cuộc sống reo vui từng giờKhi nắng mai về người và xe nối nhau đi trên đườngĐèn đỏ đèn xanh quê anh đang nhảy múa như ngàn hoaNiềm vui phấn khởi trong ánh mắt bao người quaChào cuộc sống mới từ nơi ngã tư nàyHình ảnh của quê hương vươn mình đấu tranh dựng xâyChào những chị công nhân tan ca vềNhịp bước nhanh nhanh đi trên vỉa hèHoà nhịp xe qua tiếng nhạc vút lên gần xa.Giữa ngày chống Mỹ niềm tha thiết dâng đêm ngàyMỗi chúng ta phải tham gia hiệu quả các buổi tuyên truyền, ngoại khóa, hoànthành tốt các bài thi vẽ tranh cổ động để có thêm những hiểu biết bổ ích về luậtgiao thông đường bộ, nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành nghiêm luật giaothông. Hiểu được sâu sắc về vấn đề an toàn giao thông, mỗi chúng ta sẽ cố gắng lànhững tuyên truyền viên tích cực về ATGT tại gia đình cộng đồng và nhà trường đểgiảm thiểu tai nạn giao thông xảy ra.Như vậy, đã đến lúc chúng ta cần rung lên hồi chuông cảnh tỉnh tới tất cảmọi người về thảm hoạ giao thông - một bóng ma ám ảnh cuộc sống bình yên củamỗi gia đình và cộng đồng. Để mỗi ngày trôi qua, chúng ta không phải chào đónngày mới bằng những bản tin về những tai nạn thương tâm, để người thân củachúng ta mỗi khi đi công tác xa, những người thân yêu ở nhà không phải thấp thỏmlo âu vì tử thần đang rình rập trên mọi con đường, ngõ xóm.Để thực hiện được điều đó còn tuỳ thuộc vào tôi, bạn và tất cả chúng ta:“Hãy chung tay vì một thế giới không còn tai nạn giao thông”.[ Please join hands for a world free of traffic accidents]5.5. Tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông23Tuyên truyền tới người dân và học sinh: không nên đi xe đạp người lớn,không chở quá hai người, luôn đi về phía tay phải theo hướng đi của mình. Thấy xehoặc đò chở quá nhiều người thì đi chuyến khác và nhớ nhắc nhở mọi người nghetheo. Không chăn thả trâu bò, đá bóng trên đường vì sẽ gây tai nạn cho người khác.Đi bộ sang đường đúng quy định, tham gia giúp đỡ người già yếu, người tàn tật vàtrẻ em qua đường đúng quy địnhĐiều 31: Luật Giao thông đường bộ quy định người điều khiển, người ngồisau xe đạp phải chấp hành các quy tắc sau:1/ Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chởthêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người.2/ Người điều khiển xe đạp không được thực hiện các hành vi sau:+ Đi xe dàn hàng ngang;+ Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;+ Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;+ Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồngkềnh;+ Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng haibánh đối với xe ba bánh;+ Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.3/ Người ngồi trên xe đạp khi tham gia giao thông không được thực hiện cáchành vi sau đây:+ Mang, vác vật cồng kềnh;+ Sử dụng ô;+ Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;+ Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;+ Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.4/ Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm cócài quai đúng quy cách.Đặc biệt phải học đầy đủ luật ATGT và ghi nhớ các biển báo. Chấp hànhnghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông. Phải đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô,xe máy; không dùng ô khi đi xe đạp, xe máy; không lạng lách, đánh võng trên24đường đi, không đi xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, đi đúng phầnđường, dừng đúng chỗ quy định, khi rẽ hoặc dừng phải quan sát cẩn thận và có tínhiệu cho người sau biết, đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua ngã ba, ngã tư.NHẬN BIẾT CÁC BIỂN BÁO GIAO THÔNG1. Biển hiệu lệnh:Biển hiệu lệnh là biển báo đưa ra các hiệu lệnh và bắt buộc người đi đườngphải thực hiện, thi hành. Biển có 9 kiểu, có hình tròn, nền màu lam và bên trong cóhình minh họa hiệu lệnh cần thực hiện khi dichuyển trên đoạn đường đặt biển báo.Biển hiệu lệnh được đánh số từ 301 đến309.2. Biển báo cấm:Biển báo cấm là biển báo báo hiệu các điều mà người điều khiển phươngtiện không được phép làm khi di chuyển trên đường có biển báo. Khi gặp biển cấmthì dù có bất kỳ trường hợp nào bạn cũng phải thực hiện theo. Biển có 39 kiểu từ101 đến 139, biển thường có hình tròn viền đỏ hoặc xanh hoặc hình tròn màu đỏ vàbên trong có hình vẽ màu đen25

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề