Sửa nút nguồn điện thoại bao nhiêu tiền melbourne victoria, úc

Ở Việt Nam, việc đi học đại học và tìm một nghề cho mình chưa chắc đã phải do đam mê và sở thích mà thực chất là do xu hướng nghề nghiệp là chính. Còn ở Úc, các bạn trẻ lại có những cách chọn nghề nghiệp khá thú vị và đáng để chúng ta tham khảo và học hỏi.

Cựu du học sinh Nguyễn Thắng từ Úc đã chia sẻ câu chuyện lập nghiệp của nhiều bạn trẻ Úc.

1]      Trent – một thợ sửa chữa ô tô

Trent là bạn hàng xóm đầu tiên của tôi khi đến Úc du học. Lúc đó Trent đang học năm cuối phổ thông, tôi thường nói chuyện với cậu ta để nâng cao vốn tiếng Anh. Một hôm tôi hỏi Trent sẽ chọn nghề nghiệp gì sau khi tốt nghiệp phổ thông, Trent khẳng định một cách chắc chắn sẽ trở thành thợ sửa chữa ôtô.

Tôi ngạc nhiên hỏi thêm vì sao không chọn các ngành như kỹ sư, bác sĩ hoặc kế toán…? Trent thành thật thú nhận học rất tệ các môn tự nhiên như Toán, Lý hoặc Hóa, nhưng đam mê và kiến thức về động cơ ôtô thì toàn trường không ai bì kịp, kể cả thầy cô cũng khâm phục sự hiểu biết về ôtô của cậu ta. Trent nói thêm gia đình và thầy cô đều khuyến khích cậu đi theo con đường này.

Do điều kiện công việc và học tập, tôi chuyển nhà sang vùng khác và mất liên lạc với Trent. Khoảng 3 năm sau, tôi tình cờ gặp bố mẹ Trent trong một khu mua sắm. Chúng tôi vui vẻ trò chuyện, tôi hỏi về Trent thì ông bà hồ hởi khoe Trent đang làm ở một xưởng cơ khí ôtô gần nhà, ban đêm đi học trường nghề cũng chuyên ngành cơ khí ôtô.

Bố mẹ Trent cho tôi xem hình ảnh khi cậu ta đạt được các giải thưởng của công ty và các hãng động cơ ôtô. Nhìn nụ cười tươi rói của Trent, tôi biết chắc cậu ta đã chọn đúng nghề nghiệp.

2]      Aaron, chàng trai quyết liệt theo đuổi đam mê

Tôi và Aaron làm cùng chỗ tại một trung tâm hội nghị. Aaron đẹp trai như người mẫu, mắt xanh, tóc vàng, cao 1,9 m, làm công việc rửa chén bát trong bếp. Thỉnh thoảng tôi trò chuyện cùng Aaron trong giờ giải lao nên biết được niềm đam mê lớn nhất của cậu ta là âm nhạc, đặc biệt là đánh trống.

Để theo đuổi đam mê, Aaron chuyển nhà ra ngoại ô với ông bà để tiện luyện tập. Cậu ta tập đánh trống 7-8 tiếng mỗi ngày, ban đêm đi làm rửa chén bát để góp đủ tiền mua bộ trống như ý. Ước mơ của Aaron là được chơi trống trong một ban nhạc.

Chúng tôi làm cùng hơn một năm thì đột nhiên Aaron nghỉ việc. Vài năm sau trong một lần đi chơi ở Sydney, thật bất ngờ tôi gặp lại Aaron đang chơi trống với một ban nhạc ở quán bar. Trong giờ giải lao, tôi đến bắt chuyện và Aaron kể cho tôi nghe rằng sau khi gom đủ số tiền mua được bộ trống yêu thích, cậu ta cùng nhóm bạn thành lập ban nhạc.

Cả nhóm luyện tập ngày đêm để đủ tự tin xuất hiện trước công chúng. Đến nay, nhóm đã có chút tiếng tăm ở Úc. Ngày nhóm nhạc của Aaron ra album, cậu ta mời tôi đến dự. Aaron nói với tôi rằng đêm qua cậu ấy đã khóc khi ước mơ trở thành sự thật. Tôi chắc rằng với niềm đam mê âm nhạc như vậy, cậu ta sẽ đạt được thành công hơn nữa.

3]      Heidi, chọn làm bác sĩ sau 3 năm làm đủ nghề

Heidi là con của một chú làm cùng chỗ với tôi. Theo bố Heidi, khi còn học phổ thông, Heidi học rất bình thường, không có mặt nào nổi trội. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Heidi đi làm ở nhà hàng, shop thời trang, tiệm McDonald’s, siêu thị khoảng 3 năm.

Một hôm trong bữa cơm tối, Heidi tuyên bố với cả nhà rằng muốn đi học lại và muốn trở thành bác sĩ phẫu thuật. Heidi thuyết phục cả nhà rằng đã bỏ ra hơn 3 năm để trải nghiệm và lựa chọn nghề yêu thích. Cả nhà đều sốc và nghi ngờ sự thành công trước quyết định của Heidi.

Sau 10 năm học tập và nghiên cứu, giờ đây cô ấy đã trở thành một trong những bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng ở bang Nam Úc. Đến bây giờ, mỗi lần nhắc lại chuyện của con gái, ông bạn tôi vẫn không biết động lực gì khiến con trở thành bác sĩ. Mỗi lần hỏi, Heidi chỉ cười và nói đó là điều bí mật.

4]      Sarah, cô gái chọn nghề nghiệp sau những thất bại trong cuộc sống

Sarah làm bán thời gian cùng chỗ với tôi. Sarah kết hôn rất sớm nhưng chỉ sau 2 năm phải ly hôn, một mình nuôi con nhỏ do không muốn chịu đựng bạo lực gia đình từ người chồng. Ban đêm đi làm thêm, ban ngày đi học, Sarah học một lèo từ diploma cho đến thạc sĩ chuyên ngành bảo trợ xã hội.

Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ, Sarah nộp hồ sơ xin học bổng tiến sĩ với đề tài chống bạo hành gia đình đối với phụ nữ và được Đại học Queensland cấp học bổng toàn phần. Ước mơ lớn nhất của Sarah là sau khi hoàn thành chương trình tiến sĩ sẽ xin vào làm việc tại các trung tâm bảo trợ xã hội để giúp đỡ phụ nữ chống lại nạn bạo hành gia đình.

Cũng như vậy, tôi đã gặp rất nhiều người với cách chọn nghề nghiệp thú vị. Như chú cảnh sát vui tính Mark mà tôi quen, sau khi tốt nghiệp 2 bằng đại học chuyên ngành kiến trúc và quản lý xây dựng, đã nộp đơn xin vào làm cảnh sát vì yêu bộ trang phục và tiếng còi xe cảnh sát. Cho đến bây giờ chú đã có hơn 30 năm gắn bó với ngành. Hoặc như cô May đã gắn bó với thư viện hơn 40 năm chỉ vì yêu sách báo.

Công việc là niềm vui và những người bạn Úc của tôi đã biến những sở thích nho nhỏ thành nghề nghiệp theo mình suốt cuộc đời. Họ đã thành công và hạnh phúc. Có lẽ đây là điều thú vị mà tôi học được từ họ.

*Tên các nhân vật đã được thay đổi.

Nguyễn Thắng

Từ Brisbane, Australia

Edith Cowan College [ECC] vui mừng thông báo về việc ra mắt học bổng Pathway ECC!

  • Scholarships
  • Study tips

Hang N/A

-

September 13, 2018

Tin vui dành cho các bạn quan tâm đến học bổng cho niên khóa 2018 – 2019 và những năm tiếp theo là trường Edith Cowan College [ECC] cho ra mắt học bổng Pathway ECC. Học bổng được áp dụng cho niên khóa bắt đầu từ tháng 10/2018 đến tháng 10/2020. Học bổng trị giá 20% học phí cho phần còn lại của bằng Cử nhân ECU. Học bổng này có giá trị lên đến 16,650 AUD tùy thuộc vào mức độ bằng cấp ECU của bạn.

Ngoài học bổng mới này, ECC tiếp tục duy trì các học bổng khác như:

  • Học bổng cho sinh viên quốc tế ECU

Nhận đơn xin học bổng từ  1-06-2018 và hết hạn ngày 30-07-2019. Học bổng áp dụng cho khóa học đại học quốc tế. Giá trị học bổng: 20%. Giảm 50% phí lưu trú đối với khóa 22 hoặc 44 tuần tại ECU Village, Mount Lawley [có giới hạn]. Học bổng trị giá lên đến 5,016 AUD.

Tất cả các sinh viên quốc tế đều có thể nộp đơn xin học bổng để học khóa đại học hoặc sau đại học tại ECU vào năm 2019 và 2020. ECU phấn đấu để mang lại cho sinh viên trên toàn Thế giới có cơ hội theo đuổi tham vọng của mình và được học một nền giáo dục đẳng cấp thế giới. Học bổng không dành cho những người đã nhận học bổng của chính phủ hoặc tài trợ khác trong suốt thời gian học bổng.

Ứng viên nhận được học bổng phải tuân thủ mọi yêu cầu thị thực hiện hành; phải duy trì học tòan thời gian, trừ khi được ECU chấp thuận khác. Học bổng chỉ áp dụng đối với học phí và không áp dụng cho bất kỳ chi phí sinh viên nào khác. Học bổng có thể bị thu hồi nếu người nhận không chấp nhận Thư mời học hoặc ghi danh vào khóa học của họ trước ngày được chỉ định.

ECU có quyền thu hồi học bổng ở bất kỳ giai đoạn nào nếu sinh viên không đáp ứng các tiêu chuẩn về học bổng [bao gồm cả tiêu chuẩn ECU và các yêu cầu nhập học cụ thể], hoặc không tuân thủ các điều kiện liên tục của học bổng. Số lượng học bổng được trao sẽ do ECU quyết định.

Nếu được chấp thuận, Văn phòng Tuyển sinh của sẽ gửi đến bạn một lá thư riêng và Thư mời học để xác nhận bạn có được chấp nhận hay không. Bạn có thể đăng ký khóa học ECU thông qua các văn phòng của MelLink gần nhất với bạn.

Các điều khoản và điều kiện đầy đủ có tại: www.ecu.edu.au/international-scholarships

  • Học bổng ELICOS 10 tuần

Học bổng trị giá lên đến 4,400 AUD tương đương 10 tuần ELICOS và được tính cho học phí học kỳ 2.

Các điều khoản và điều kiện đầy đủ có tại: www.edithcowancollege.edu.au/scholarships

  • Học bổng bảo đảm thực tập miễn phí

Edith Cowan College cung cấp thực tập miễn phí, đảm bảo đến 12 tuần cho sinh viên ECC trị giá 1.800 đô la.

Thực tập giúp sinh viên có được những kinh nghiệm thực hành trong ngành và các kỹ năng làm việc cần thiết để giúp họ nổi bật so với các đồng nghiệp khi họ tốt nghiệp. Chương trình thực tập lên đến 12 tuần tại một công ty Úc. Điều này sẽ làm tăng cơ hội việc làm, thăng tiến nghề nghiệp của bạn.

Các điều khoản và điều kiện đầy đủ có tại: www.edithcowancollege.edu.au/guaranteed-internship

Thông tin thêm về trường Edith Cowan College:

Edith Cowan College tiền thân là Perth Institute of Business and Technology [PIBT] – Học viện kinh doanh và công nghệ Perth, PIBT được thành lập năm 1994 cung cấp các chương trình dự bị đại học, cao đẳng, là cầu nối để sinh viên bước vào đại học Edith Cowan. ECC cung cấp các khóa học dựa trên chương trình của đại học Edith Cowan [ECU] vì vậy đảm bảo cho sinh viên cơ hội chuyển tiếp học tập chương trình của đại học Edith Cowan. Sau khi hoàn thành chương trình cao đẳng tại ECC, tương đương năm đầu tiên của chương trình đại học ECU, sinh viên sẽ được chuyển tiếp học chương trình năm 2 đại học tại ECU. ECC nằm trong khuôn viên Joondalup và khuôn viên Mount Lawley của trường Đại học Edith Cowan ở Brisbane, một trong những thành phố năng động nhất của Úc. Tại ECC, sinh viên được tiếp cận toàn bộ các dịch vụ, trang thiết bị học tập hiện đại trong khu học xá bao gồm: thư viện, phòng thí nghiệm, khu thể thao, quán cafe… Khuôn viên trường cách trung tâm thành phố 5 km rất tiện lợi cho việc đi lại bằng các phương tiện giao thông công cộng.

Tại sao lựa chọn ECC?

– Cánh cửa chuyển tiếp trực tiếp vào trường đại học hàng đầu nước Úc – trường đại học ECU

– Hoàn thành chương trình cử nhân chỉ trong 2,5 năm

– Lớp học với sĩ số nhỏ, đảm bảo sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên

– Vị trí tuyệt vời, trang thiết bị học tập hiện đại bậc nhất

– ECC cung cấp cho sinh viên một nền tảng vững chắc đảm bảo cho con đường học tập và nghề nghiệp trong tương lai

Chương trình học?

* Khóa tiếng Anh

Học phí: $430/tuần

Nhập học: Hầu hết các tháng trong năm

* Khóa dự bị

Học phí: $20,600

Yêu cầu: Hoàn thành lớp 11, Ielts 5.5, ko kỹ năng nào dưới 5.0

Ngành điều dưỡng: Ielts 6.0, ko kỹ năng nào dưới 5.5

Kỳ nhập học: Tháng 2, 6, 10 Thời gian học: 2-3 kỳ [8-12 tháng]

* Khóa cao đẳng

Ngành học: Kinh doanh, Truyền thông và công nghiệp sáng tạo, quản lý khách sạn, khoa học [máy tính, IT], khoa học [kỹ thuật], khoa học [sức khỏe]

Học phí: $26.550

Kỳ nhập học: Tháng 2, 6, 10

Thời gian học: 2-3 kỳ [8-12 tháng]

Yêu cầu: Tốt nghiệp THPT, GPA>6.0, Ielts 5.5, ko kỹ năng nào dưới 5.0

Ngành điều dưỡng: Ielts 6.5, ko kỹ năng nào dưới 6.0

*Chương trình dự bị thạc sĩ:

Học phí: $11.600

Kỳ nhập học: Tháng 2, 7

Thời gian học: 6 tháng

Yêu cầu: Bằng tốt nghiệp đại học chính quy, Ielts 6.0, ko kỹ năng nào dưới 6.0

Hãy liên lạc với văn phòng MelLink tại các thành phố lớn để biết thêm chi tiết và được sự giúp đỡ để apply học bổng.

Apply học bổng du học Úc

Ở Australia, lương thợ nghề cao hơn lương cử nhân

  • Life in Australia
  • News and events
  • Study tips

Hang N/A

-

September 4, 2018

Có một thực tế là tại Úc lương thợ nghề lại cao  hơn lương của cử nhân. Theo khảo sát của Tổ chức Kỹ năng nghề Australia cho thấy, lương khởi điểm của học sinh nghề là 56.000 đô la Úc/năm, lương của cử nhân là 54.000 đô la Úc/năm. Đó là chia sẻ của bà Joanna Wood – Tham tán Giáo dục và Khoa học [Đại sứ quán Australia], phát biểu tại Giao lưu giữa 3 đại sứ nghề Australia với giáo viên, sinh viên trường Cao đẳng du lịch Hà Nội. Chương trình do Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp [Bộ Lao động Thương binh và Xã hội], Đại sứ Quán Australia tại Việt Nam tổ chức tại Hà Nội cách đây vài tháng.

Chia sẻ tiếp về câu chuyện chọn học nghề tại Australia, bà Joanna Wood, Tham tán Giáo dục và Khoa học, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam chia sẻ: Từ trước đến nay, những băn khoăn về vấn đề lương bổng, khả năng tìm việc thậm chí kiến thức ở các khóa học đã khiến nhiều người quan niệm rằng, chỉ có đại học mới là con đường duy nhất bảo đảm về vấn đề việc làm sau khi tốt nghiệp.  Bà Joanna Wood nói thêm, một con số theo tổ chức dạy nghề của Úc công bố cho thấy, cứ 5 phụ huynh ở Australia thì có tới 4 người muốn con theo học đại học thay vì học nghề.

“Tôi nghĩ ở Việt Nam, nhiều bậc phụ huynh cũng có quan điểm tương tự”, Tham tán Giáo dục và Khoa học, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam nói. Tuy nhiên cũng theo vị Tham tán Giáo dục và Khoa học, khảo sát của Tổ chức kỹ năng nghề Australia lại khá bất ngờ: Mức lương khởi điểm của một học sinh học nghề là 56.000 đô la Úc/năm [khoảng 980 triệu đồng], trong khi đó, mức lương của sinh viên đại học khi ra trường chỉ là 54.000 đô la Úc/năm. “Điều này cho thấy rằng, nếu lựa chọn học nghề các bạn có nhiều yên tâm để tới thành công. Bởi học nghề cho chúng ta được nhiều cơ hội và lựa chọn hơn” – bà Joanna khẳng định.

Bà Joanna Wood – Tham tán Giáo dục và Khoa học, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam phát biểu tại chương trình giao lưu [Ảnh: Thùy Linh]

Cũng theo bà Joanna, dân số Australia hiện có khoảng 24 triệu người, trong đó có 4,2 triệu người đang tham gia học nghề. “Tỉ lệ trên là khá cao. Những người tốt nghiệp học nghề có nhiều lựa chọn như thành giáo viên, thợ nghề, nhà kinh doanh thậm chí lâu dài có thể là lãnh đạo các tổ chức…” – bà Joanna nói. Được biết, ngoài những kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm, kỹ năng sống luôn rất quan trọng đối với người học nghề. Vì vậy trong chương trình đào tạo nghề của Australia luôn lồng ghép các nội dung về phát triển kỹ năng mềm cho người học. Tại buổi giao lưu, chia sẻ về việc chọn nghề, bạn Emillia Montague – đại sứ nghề Australia cho rằng: “Học nghề khác với học đại học nhưng giá trị đem lại không hề kém, đặc biệt là sự hoà quyện giữa kỹ năng học và thực hành”.

Trong khi đó, Stephen Lunn, một chuyên gia nổi tiếng về nghề khách sạn – nhà hàng, việc chọn nghề đầu bếp được hình thành khi mới 15 tuổi. Khi đó, ông thể không tưởng tượng được công việc sẽ giúp mình đi tới nhiều nơi trên thế giới và đạt tới đỉnh cao nghề nghiệp. “Quyết định đúng đắn nhất mà tôi từng thực hiện là chọn con đường học nghề. Nếu cho chọn lại công việc khi 15 tuổi, tôi vẫn giữ nguyên quyết định trở thành đầu bếp” – Stephen nhớ lại. Hiện nay, Stephen đã có được những thành tựu: Chức danh Giáo viên nghề khách sạn [trường Cao đẳng Guiford], Chủ tịch liên đoàn ẩm thực Australia…

“Những gì tôi muốn thấy ở sinh viên là niềm đam mê, sự cống hiến và cam kết. Nếu họ cho thấy muốn ở đó, nhà tuyển dụng sẽ đầu tư và giúp họ học càng nhiều càng tốt” – Stephen dành lời khuyên tới các bạn trẻ.  Còn ông Trương Anh Dũng – Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp thì khuyên: “Nếu chúng ta đam mê, nỗ lực với một nghề. Chúng ta sẽ gặt hái được những thành công. Và khi đã tinh thông với nghề, chúng ta sẽ được xã hội tôn vinh, thu nhập ổn định và có cơ hội đóng góp nhiều hơn cho xã hội”.

Theo: giaoduc.net

 

Chuyển tiền sang Úc cho con du học thế nào cho an toàn?

  • Life in Australia
  • News and events

Hang N/A

-

August 31, 2018

Việc chuyển tiền cho con du học Úc là vấn đề đầu tiên mà các bậc phụ huynh quan tâm sau khi các thủ tục hoàn tất. Có những người do chưa tìm hiểu kỹ hoặc do những lý do nào đó mà lựa chọn chuyển tiền sang Australia qua môi giới bỗng nhiên vô tình dính vào đường dây tội phạm mà không hề hay biết.  Và những người này đột nhiên bị Ủy viên Cảnh sát Liên bang Australia [AFP] thu giữ tài sản trong ngân hàng theo “Đạo luật về tài sản liên quan đến tội phạm” mà hoang mang vì không biết nguyên nhân. Dịch vụ chuyển tiền đó là thành viên của một tổ chức tội phạm có phạm vi hoạt động giữa 2 nước. Ở Australia dịch vụ này sẽ nộp những khoản tiền mặt có nguồn gốc từ các tổ chức tội phạm vào tài khoản ngân hàng của người nhận là những du học sinh. Tiền mặt thường được nộp bằng số tiền nhỏ dưới ngưỡng phải báo cáo giao dịch [dưới 10.000 USD] để tránh bị phát hiện. Sau khi kiểm tra số dư tài khoản, khách hàng tin rằng việc chuyển tiền ra nước ngoài đã được hoàn thành hợp pháp. Tuy nhiên, nhóm tội phạm ở Australia đi du lịch ra nước ngoài và sử dụng số tiền hợp pháp được người khách hàng Việt Nam gửi cho dịch vụ chuyển tiền đen. Số tiền bất hợp pháp bây giờ đã được rửa sạch thành công – người phạm tội không mất gì ngoài một khoản tiền hoa hồng nhỏ cho người rửa tiền giúp họ. Theo mục 43 của Đạo luật Phòng chống Rửa tiền và Tài trợ Khủng bố 2006 [Đạo luật AML, CTF], một tổ chức [như ngân hàng] phải báo cáo cho AUSTRAC trong vòng 10 ngày làm việc sau khi có một giao dịch có giá trị từ 10.000 USD. Vì thế, các tổ chức tội phạm thường “lách luật” bằng cách chia nhỏ số tiền gửi. Ví dụ, nếu cần gửi 95.000 USD vào tài khoản ngân hàng, khoản tiền này sẽ được gửi thành 10 lần với số tiền mỗi lần là 9.500 USD. Và theo đó ủy viên cảnh sát liên bang có thể áp dụng lệnh cấm đối với tài sản mà họ nghi ngờ rằng nó là tài sản thu được của một “hành vi phạm tội có thể bị truy tố” [có hay không nhận dạng của người đã phạm tội]. Trường hợp tài sản bị tịch thu cho Nhà nước, nó sẽ không bồi thường cho chủ sở hữu tài sản. Nếu dính líu đến đường dây tội phạm tùy mức độ, visa của bạn có thể bị ảnh hưởng.

Vậy làm thế nào để chuyển tiền một cách đảm bảo?

  1. Gửi tiền sang Úc qua hệ thống ngân hàng

Các ngân hàng sẽ chuyển tiền thông qua điện SWIFT. SWIFT là hiệp hội các ngân hàng và tổ chức tài chính trên thế giới giúp họ chuyển/ nhận tiền và trao đổi thông tin với nhau. Các thành viên sẽ chuyển tiền hoặc truyền tin thông qua bức điện gọi là Swift message, nó đã được chuẩn hóa dữ liệu. Nếu nộp tiền mặt ngoại tệ để chuyển có thể sẽ mất thêm phí, vì vậy tốt nhất bạn nên mở tài khoản tại ngân hàng và trích tiền từ tài khoản. Trước khi dùng dịch vụ chuyển tiền qua Úc thông qua ngân hàng, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ như sau:

Giấy tờ cần chuẩn bị:

  • Giấy đề nghị chuyển tiền theo mẫu của ngân hàng
  • CMND hoặc hộ chiếu bản sao công chứng
  • Giấy tờ chứng minh mục đích chuyển tiền: Chuyển tiền học phí sang Úc: Giấy báo học phí của trường hoặc thư nhận nhập học, giấy tờ liên quan khác; Chuyển tiền chữa bệnh: Giấy tiếp nhận khám chữa bệnh, thông báo chi phí của cơ sở chữa bệnh; Chuyển tiền trợ cấp: Giấy tờ chứng minh người hưởng đang ở nước ngoài…

Để nhận tiền, người bên Úc mang CMND/ hộ chiếu/ giấy tờ nhân thân khác, giấy báo nhận tiền nếu có ra ngân hàng bên Úc để nhận tiền.

Ngoài Swift, bạn có thể chuyển tiền qua Bank Draft – một dạng hối phiếu, một lệnh của ngân hàng gửi tới các đại lý của họ bên nước ngoài để yêu cầu trích tiền cho người thân.

Hiện ngân hàng HSBC đang có chương trình ưu đãi hỗ trợ du học, giúp khách hàng chuyển tiền ra nước ngoài phục vụ mục đích học tập / nghiên cứu, và giúp du học sinh nhanh chóng ổn định cuộc sống ở nước ngoài. Theo chương trình, khách hàng được miễn phí chuyển tiền du học đến các nước Mỹ, Canada, Anh, Thụy Sỹ, Úc, Singapore, Nhật Bản và nhiều nước khác. Áp dụng cho khách hàng mua ngoại tệ tại HSBC trước khi làm giao dịch chuyển tiền đóng học phí, sinh hoạt phí du học. Ưu đãi này không áp dụng cho phí ngân hàng trung gian. Ngoài ra khách hàng cũng được hưởng những ưu đãi như: Mua bán ngoại tệ với tỷ giá ưu đãi; Hạn mức chuyển tiền sinh hoạt phí lên đến 25.000 USD/năm; Hỗ trợ mở tài khoản ở nước ngoài; Giao dịch nhanh chóng, thủ tục đơn giản.

Đối tượng được hưởng ưu đãi là: Người Việt Nam cư trú, đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài;

Có thân nhân đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài; Đơn vị tổ chức du học chuyển tiền theo ủy quyền của khách hàng là người Việt Nam cư trú nói trên.

Hồ sơ gồm:

  • Thư tiếp nhận của trường ở nước ngoài [hoặc giấy tờ chứng minh đang học tập tại nước ngoài].
  • Giấy thông báo chi phí của trường.
  • Hộ chiếu và visa [hoặc giấy tờ cấp phép lưu trú ở nước ngoài trong trường hợp không cần visa] của du học sinh.

Hãy đến điểm giao dịch HSBC, hoặc gọi dịch vụ khách Hàng HSBC [84 28] 37 247 247 [miền Nam] và [84 24] 62 707 707 [miền Bắc]. Thời gian từ 8h sáng đến 10h đêm.

2] Chuyển tiền nhanh sang Úc qua hệ thống chuyển tiền nhanh

Nguồn: Internet

Dịch vụ chuyển tiền từ Việt Nam sang Úc qua Western Union. Bạn còn có thể chuyển tiền qua WU tại nhiều ngân hàng đại lý như ACB, BIDV, MB, Maritime… nhận chuyển tiền sang Úc qua WU. Khách hàng chỉ cần cung cấp tên và quốc gia người nhận, dịch vụ sẽ chuyển tiền tới tận tay người nhận. Người nhận sẽ nhận được tiền nhanh tróng từ 2h đến 12h. Người chuyển tiền có thể đưa tiền mặt, hoặc trích tài khoản và chuẩn bị giấy tờ như cách trên, sau đó bạn sẽ nhận được mã số chuyển tiền gồm 10 chữ số và đưa gửi mã số này cho người nhận tiền. Người nhận sẽ tới đại lý WU bên Úc và xuất trình giấy tờ và mã số để nhận tiền.

Dịch vụ chuyển tiền từ Việt Nam sang Úc qua Money Gram. MoneyGram cũng là một dịch vụ tương tự Western Union. Hiện có Đông Á, Saigonbank, Vietcombank liên kết cung cấp dịch vụ này. Bạn điền một mẫu đơn đơn giản và giao cho đại lý MoneyGram cùng với số tiền quý vị muốn chuyển cộng với phí dịch vụ. Bạn cũng có thể chuyển một lời nhắn dài 10 từ trong mẫu đơn. Sau đó, bạn sẽ nhận được một số tham chiếu [mã nhận tiền] từ MoneyGram, bạn chỉ cần đưa số tham chiếu cho người bên Úc là có thể nhận tiền.

dễ dàng thực hiện. Và với mạng lưới đại lý rộng lớn trên toàn thế giới, hơn 500.000 điểm giao dịch đặt tại trung tâm các thành phố lớn của hơn 200 quốc gia, Western Union là một trong những lựa chọn để nhận tiền nhanh chóng, an toàn.

Khác biệt trong đào tạo giáo viên tại Úc

  • Study tips

Hang N/A

-

August 29, 2018

Điểm khác biệt giữa hệ thống giáo dục Australia với các nước khác là khung bằng cấp quốc gia Australia [AQF: Australian Qualification Framework].
Chủ yếu đào tạo theo mô hình nối tiếp
Những nét cơ bản trong đào tạo giáo viên tại Úc được GS Nguyễn Văn Minh – Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội – chia sẻ trong tham luận tại hội thảo giáo dục 2018 tổ chức mới đây. Theo tham luận này, đào tạo giáo viên của Úc thay đổi qua nhiều thời kỳ và các chương trình đào tạo giáo viên đa dạng, linh hoạt theo nhu cầu đào tạo và chú trọng nghiên cứu, đổi mới các phương pháp giáo dục và học tập trong đào tạo giáo viên. Úc chưa có trường chuyên đào tạo giáo viên cho giáo dục kỹ thuật và dạy nghề, chủ yếu đào tạo theo mô hình nối tiếp [Giáo dục phổ thông – giáo dục kỹ thuật và dạy nghề – giáo dục đại học]. Các lĩnh vực được liên thông dọc và liên thông ngang với nhau. Giáo dục sau phổ thông đang được cơ cấu lại theo hướng các trường đa ngành, đa cấp học. Chương trình đào tạo giáo viên do các trường xây dựng theo hướng dẫn, chuẩn đào tạo giáo viên của quốc gia và bang.
Điểm khác biệt giữa hệ thống giáo dục Australia với các nước khác là khung bằng cấp quốc Gia Australia [AQF: Australian Qualification Framework].
AQF được thiết lập năm 1995 và là chính sách quốc gia kiểm soát các bằng cấp đào tạo đại học [giáo dục đại học, cao đẳng và đào tạo nghề] bên cạnh chứng nhận tốt nghiệp; Giấy chứng nhận THPT, AQF có 10 bậc và kết nối các bằng cấp đào tạo trung học, nghề và bậc đại học thành một hệ thống mang tính quốc gia. Như vậy có thể dễ dàng chuyển từ một bậc học này qua một bậc cao hơn và từ trường này sang trường khác. AQF cho phép học sinh lựa chọn và hoạch định linh hoạt nghề nghiệp tương lai, tất cả các bằng cấp trong hệ thống AQF giúp sinh viên lên kế hoạch cho việc học lên cao và xác định rõ nghề nghiệp của mình.
Ở Úc hiện nay có tới 62 trường đại học có ngành đào tạo giáo viên, điểm đầu vào được từng trường quy định thường là điểm kết quả các bài thi năm cuối cấp cộng với điểm đánh giá năng lực.
Đào tạo giáo viên sư phạm linh hoạt theo yêu cầu của xã hội
Tham luận của GS Nguyễn Văn Minh cũng cho biết: Đào tạo giáo viên sư phạm ở Úc linh hoạt theo yêu cầu của xã hội và dịch chuyển nghề nghiệp. Ví dụ, nếu tốt nghiệp cử nhân ngành khoa học cơ bản có thể học thạc sĩ giáo dục để trở thành giáo viên. Các chương trình đào tạo giáo viên của Úc được xây dựng phải có luận chứng để trình duyệt, thẩm định theo quy định. Cấu trúc chương trình gồm kiến thức chuyên ngành, phương pháp giáo dục, kiến thức, kỹ năng sư phạm, thực hành giảng dạy chuyên ngành…
Chương trình đào tạo giáo viên ở Úc có: Chương trình quốc gia, chương trình khu vực và cuối cùng là chương trình nhà trường, có nhiều bộ sách giáo khoa để được lựa chọn, các bộ sách giáo khoa đều được viết dựa vào chương trình quốc gia, chương trình khu vực, chính vì vậy có những Bang sẽ sử dụng riêng một bộ sách giáo khoa. Chương trình đào tạo giáo viên có tính linh động, có thể phát triển thường xuyên, chương trình cũng thể hiện rõ mục tiêu đào tạo theo hướng phát triển năng lực của giáo viên, đặc biệt để đào tạo giáo viên có kinh nghiệm chuyên môn [professional experience], chương trình đã dành một khoảng thời gian thích ứng để sinh viên được trải nghiệm thực tế nghề nghiệp ở trường phổ thông.
Chương trình đào tạo giáo viên chú trọng kiến thức nền tảng rộng, không quá chuyên sâu, đảm bảo sự cân bằng giữa khối lượng kiến thức chuyên môn và kiến thức sư phạm với trải nghiệm thực tiễn ở trường phổ thông, chú trọng giáo dục kiến thức bản địa, cộng đồng địa phương.
Theo: Giáo dục và Thời đại

Những bệnh ảnh hưởng đến việc xin visa du học Úc

  • News and events

Hang N/A

-

August 27, 2018

Việc mắc bệnh ảnh hưởng rất lớn đến thủ tục xin visa của bạn. Tùy vào từng quốc gia sẽ có những quy định khác nhau về việc cấm hay không người mắc các bệnh truyền nhiễm nhập cảnh.  Úc cũng như các quốc gia khác, nếu muốn đi du học thì điều kiện bắt buộc là bạn phải có giấy khám sức khỏe. Việc này không chỉ đơn thuần để bạn kiểm tra xem mình có đủ sức khỏe để bắt đầu một cuộc sống mới ở một đất nước hoàn toàn xa lạ hay không mà đó còn là căn cứ để các quốc gia họ chắc chắn rẳng bạn không mang mầm bệnh sang lây lan cho cộng đồng của họ. Đa phần những người mắc bệnh truyền nhiễm sẽ bị cấm hoặc hạn chế nhập cảnh. Đối với Úc, những người bị bệnh sau sẽ  bị ảnh hưởng đến thủ tục xin visa: lao phổi, viêm gan, sốt vàng da, bại liệt, siêu vi Ebola, …

1] Bệnh lao phổi

Khi phát hiện có dấu hiệu của bệnh lao phổi, bạn sẽ được yêu cầu làm thêm các kiểm tra khác. Nếu bệnh lao phổi đang trong thời kỳ hoạt động, thì bạn sẽ được yêu cầu chữa trị bệnh trước khi hồ sơ tiếp tục được xét duyệt. Sau thời gian chữa trị, bạn sẽ được kiểm tra lại. Nếu có bằng chứng bệnh này đã được chữa lành, bạn được tiếp tục xét duyệt hồ sơ, với điều kiện phải ký bản tuyên thệ bắt buộc trình diện và báo cáo tình trạng sức khỏe cho Cơ quan Sức khỏe Úc [HSA] ngay khi đến Úc.

2] Bệnh viêm gan

Không có kiểm tra viêm gan trong chương trình kiểm tra sức khỏe định cư. Tuy nhiên, kiểm tra này là bắt buộc cho các đối tượng sau: Phụ nữ có thai; Trẻ em tị nạn không có người lớn đi cùng; Trẻ em được nhận làm con nuôi; Trẻ em dưới sự chăm sóc của Ủy hội Chăm sóc phúc lợi Tiểu bang hoặc Liên bang.

3] HIV/AIDS

Nếu bị phát hiện mắc phải triệu chứng HIV/AIDS, hồ sơ của bạn sẽ được quyết định dựa trên cùng cơ sở như những bệnh khác, có nghĩa là dựa trên chi phí và ảnh hưởng của việc chữa trị đối với cộng đồng. Hai căn bệnh Bệnh HIV và viêm gan chỉ thật sự ảnh hưởng đến visa của bạn và là một trong những bệnh không được đi du học Úc phổ biến nếu: Bạn có ý định làm việc như một bác sĩ, nha sĩ, y tá hoặc nhân viên y tế khi ở Úc; Bạn có khả năng phát tán virus bệnh ở một mức nhất định; Bạn có ý định thực hiện những công việc liên quan đến việc tiếp xúc với mô, máu của người khác như truyền máu, hiến nội tạng,….

4] Bệnh Sốt vàng da

Căn bệnh nay cũng có thể ảnh hưởng đến việc xin Visa du học Úc của bạn. Chính vì thế, nếu bạn đã từng ở qua đêm ở những nước đang có dịch sốt vàng da thì bạn nên nộp kèm theo một giấy chứng nhận chủng ngừa quốc tế.

5] Bệnh bại liệt

Sinh viên du học sẽ được yêu cầu cung cấp một giấy chứng nhận tiêm phòng vắc xin bại liệt nếu:

+ Bạn đã trải qua 28 ngày hoặc lâu hơn ở các nước có mức độ mắc bệnh bại liệt cao như Afghanistan, Cameroon, Equatorial Guinea, Ethiopia, Irac, Nigeria, Pakistan, Somalia hoặc Syria.
+ Bạn là công dân của một trong số các quốc gia trên và đang xin thị thực di cư.

6] Bệnh siêu vi Ebola

Trong quá trình khám sức khoẻ du học Úc cho thấy rằng bạn đang có nguy cơ mắc bệnh siêu vi Ebola thì bạn sẽ không được cấp Visa để du học tại quốc gia này.

Nếu bạn mắc những bệnh không được đi du học Úc này vì không qua vòng khám sức khỏe, bạn buộc phải ở lại nước để điều trị, khi nào khỏi bạn có thể quay lại tiếp tục sự nghiệp học tập của mình.

Vì vậy lời khuyên cho các bạn là nên kiểm tra sức khỏe thuờng xuyên, và quan trọng bạn phải biết giữ gìn sức khỏe của chính mình đừng để mình mắc những bệnh ở trên nhé.

Thời gian tốt nhất bạn nên khám sức khỏe trước khi xin visa đi du học là từ 6 đến 12 tháng. Thời gian này được xem là thời điểm “cập nhật” tình trạng tốt nhất của bạn. Do đó, bạn nên sắp xếp thời gian để thực hiện thủ tục khám sức khỏe đi du học. Văn phòng MelLink sẽ giúp bạn đặt lịch khám sức khỏe nếu bạn cần nhé!

Queensland: Danh sách tay nghề định cư cho sinh viên tốt nghiệp Thạc sĩ/Tiến sĩ

  • Life in Australia
  • Migration

Linh Nguyen

-

August 27, 2018

Thay đổi đáng kể trong đợt công bố list tay nghề định cư cho sinh viên tốt nghiệp Thạc sĩ/Tiến sĩ Queensland là điểm tối thiểu để nộp EOI đã chính thức tăng

Một thay đổi đáng kể trong đợt công bố list tay nghề định cư cho sinh viên tốt nghiệp Thạc sĩ/Tiến sĩ của Queensland là điểm tối thiểu để nộp EOI đã chính thức tăng từ 60 điểm lên 65 điểm; theo mức điểm chung của Bộ Di trú Úc. Ngoài ra; với một số ngành có nhu cầu cao như Kế toán [Accountant] hoặc các ngành thuộc nhóm ngành ICT và một số ngành nghề khác, Queensland yêu cầu người nộp đơn phải đạt ít nhất 70 điểm EOI, bao gồm cả điểm bang bảo lãnh.

Nếu bạn đã tốt nghiệp một khóa Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ tại một trường đại học ở Queensland, bạn phải đáp ứng đủ các yêu cầu từ Bộ Di trú [DHA] cũng như của bang Queensland [Business and Skilled Migration Queensland – BSMQ].

Các yêu cầu của Bộ Di trú bao gồm:

  • Đạt 65 điểm trở lên, bao gồm 5 điểm [visa 190] hoặc 10 điểm [visa 489] của bang bảo lãnh;
  • Đạt được Thẩm định tay nghề – Skill Assessment với ngành bạn nộp đơn;
  • Dưới 45 tuổi;
  • Đạt được yêu cầu anh văn tối thiểu IELTS 6.0 [không band nào dưới 6.0] hoặc tương đương. [Trừ khi có yêu cầu anh văn đặc biệt từ đơn vị thẩm định tay nghề của ngành bạn nộp đơn];
  • Nộp đầy đủ các giấy tờ liên quan khi nhận được thư mời nộp đơn xin visa 190 hoặc 489.

Các yêu cầu của bang bao gồm:

  • Nếu bạn tốt nghiệp Thạc sĩ tại Queensland:
    • Ngành nghề của bạn nằm trong danh sách QSOL dành cho những người tối nghiệp Thạc sĩ tại Queensland;
    • Hoàn thành 100% chương trình Thạc sĩ tại một cơ sở giáo dục tại Queensland trong vòng 2 năm gần nhất;
    • Thỏa mãn các điều kiện đặc biệt của ngành nghề đang nộp [nếu có];
    • Cung cấp được bằng chứng về việc làm toàn thời gian hiện tại tại một doanh nghiệp ở Queensland với ngành nghề đang nộp đơn;
    • Cung cấp được bằng chứng về việc làm toàn thời gian trong 12 tháng tiếp theo. Thông thường là một hợp đồng làm việc toàn thời gian [ít nhất 35 giờ/tuần] với thời hạn ít nhất 12 tháng tiếp theo.
  • Nếu bạn tốt nghiệp Tiến sĩ tại Queenland:
    • Ngành nghề của bạn nằm trong danh sách ưu tiên định cư của Bộ Di trú Úc;
    • Hoàn thành 100% khóa học PhD tại một cơ sở giáo dục tại Queensland và tốt nghiệp trong vòng 2 năm gần nhất;
    • Không cần thư mời làm việc [job offer] trừ khi được yêu cầu.

Danh sách Ngành nghề đinh cư tại bang Queensland dành cho sinh viên tốt nghiệp Thạc sĩ tại Queensland:

ANZSCO codeOccupationSubclass 489Subclass 190Specialisations and other requirements131114Public Relations ManagerYesNo132211Finance ManagerYesNoRequire 70 points132311Human Resource ManagerYesYesRequire 70 points132411Policy and Planning ManagerYesNo132511Research and Development ManagerYesYes133211Engineering ManagerYesYes133511Production Manager [Forestry]YesYes133512Production Manager [Manufacturing]YesYes133513Production Manager [Mining]YesYes133611Supply and Distribution ManagerYesYes133612Procurement ManagerYesNo134111Child Care Centre ManagerYesYes134212Nursing Clinical DirectorYesYes134213Primary Health Organisation ManagerYesYes134214Welfare Centre ManagerYesYes134311School PrincipalYesYes134499Education Managers necYesYes135112ICT Project ManagerYesYesRequire 70 points135199ICT Managers necYesYesRequire 70 points139915Sports AdministratorYesNo212413Print JournalistYesYes212415Technical WriterYesYes212416Television JournalistYesYes212499Journalists and Other Writers necYesYes221111Accountant [General]YesNoRequire 70 points222211Financial Market DealerYesYes222311Financial Investment AdviserYesYes222312Financial Investment ManagerYesYes223211ICT TrainerYesYesRequire 70 points224112MathematicianYesYes224213Health Information ManagerYesYes224512ValuerYesYes224711Management ConsultantYesYes225112Market Research AnalystYesNo225113Marketing SpecialistYesYes225211ICT Account ManagerYesYesRequire 70 points225212ICT Business Development ManagerYesYesRequire 70 points231111Aeroplane PilotYesNo231113Flying InstructorYesNo231114Helicopter PilotYesNo232111ArchitectYesYes232112Landscape ArchitectYesYes232213CartographerYesYes232214Other Spatial ScientistYesYes232312Industrial DesignerYesYes232411Graphic DesignerYesYes232412IllustratorYesYes232414Web DesignerYesYes232611Urban and Regional PlannerYesYesRequire 70 points233914Engineering TechnologistYesNoRequire 70 points233915Environmental EngineerYes 

Yes

241511Special Needs TeacherYesYes241512Teacher of the Hearing ImpairedYesYes241513Teacher of the Sight ImpairedYesYes241599Special Education Teachers necYesYes249111Education AdviserYesYes251211Medical Diagnostic RadiographerYesYes251212Medical Radiation TherapistYesYes251213Nuclear Medicine TechnologistYesYes251214SonographerYesYes251311Environmental Health OfficerYesNo251911Health Promotion OfficerYesYes254311Nurse ManagerYesYes254411Nurse PractitionerYesYes254422Registered Nurse [Mental Health]YesYes261111ICT Business AnalystYesYesRequire 70 points261112Systems AnalystYesYesRequire 70 points261212Web DeveloperYesYesRequire 70 points261312Developer ProgrammerYesYesRequire 70 points261313Software EngineerYesYesRequire 70 points262111Database AdministratorYesYesRequire 70 points262112ICT Security SpecialistYesYesRequire 70 points262113Systems AdministratorYesYesRequire 70 points263111Computer Network and Systems EngineerYesYesRequire 70 points263112Network AdministratorYesYesRequire 70 points263113Network AnalystYesYesRequire 70 points263211ICT Quality Assurance EngineerYesYesRequire 70 points263212ICT Support EngineerYesYesRequire 70 points263213ICT Systems Test EngineerYesYesRequire 70 points263299ICT Support and Test Engineers necYesYesRequire 70 points272112Drug and Alcohol CounsellorYesYes272113Family and Marriage CounsellorYesYes272114Rehabilitation CounsellorYesYes272199Counsellors necYesYes272311Clinical PsychologistYesYes272312Educational PsychologistYesYes272313Organisational PsychologistYesYes272314PsychotherapistYesYes272399Psychologists necYesYes272511Social WorkerYesYes272613Welfare WorkerYesYes312116Surveying or Spatial Science TechnicianYesNo312999Building and Engineering Technicians necYesNo313113Web AdministratorYesYesRequire 70 points313199ICT Support Technicians necYesYesRequire 70 points313214Telecommunications Technical Officer or TechnologistYesYes323111Aircraft Maintenance Engineer [Avionics]YesYes323112Aircraft Maintenance Engineer [Mechanical]YesYes323113Aircraft Maintenance Engineer [Structures]YesYes411713Family Support WorkerYesYes411716Youth WorkerYesYes452321Sports Development OfficerYesYes

Được uỷ quyền bởi luật sư di trú Yue Wei [Peter] MARN 1682800 / Rui Wang [Jocelyn] MARN 1790845 / Shixiang Li [Keith] MARN 1798249. 

Theo: kenh14.vn

Tất tật những lưu ý về trả lời phỏng vấn Visa kết hôn Úc

  • Life in Australia
  • News and events
  • Visa application

Hang N/A

-

August 24, 2018

Việc trả lời phỏng vấn đóng vai trò rất quan trọng khi bạn được cấp Visa hay không. Đối với Visa diện kết hôn, bạn cần tìm hiểu những câu hỏi thường gặp, nếu không bạn dễ bị cho vào danh sách đen – mục đích không rõ ràng đấy nhé.  Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phần nào hiểu hơn việc mình cần nắm rõ những vấn đề gì.

1]      Quá trình làm quen và lần đầu tiên gặp nhau giữa hai người [người bảo lãnh và đương đơn Visa Vợ/chồng].

Thông thường Lãnh sự quán Úc sẽ phỏng vấn về mối quan hệ của hai người bắt đầu như thế nào. Diễn biến mối quan hệ rất được quan tâm. Nếu trường hợp đã kết hôn và có con đi cùng thì việc chứng minh mối quan hệ bằng những chi tiết, dẫn chứng và diễn biến là rất quan trọng. Bởi vì họ sẽ có thể nghi ngờ mục đích định cư của bạn, và có thật sự bạn kết hôn thật hay là kết hôn giả.  Những câu hỏi có thể là:

  1. Hai bạn quen nhau trường hợp nào?
  2. Ai là người làm quen trước?,
  3. Lần đầu tiên gặp nhau ở đâu?
  4. Hôm đó có gì đặc biệt?
  5. Ngày đó là ngày mấy?
  6. Gặp lúc đó mấy giờ?
  7. Lần đó có trao đổi số phone không?

2]      Quá trình phát triển mối quan hệ từ giai đoạn yêu nhau đến giai đoạn kết hôn

Với những câu hỏi về quá trình phát triển mối quan hệ, bạn cần nắm rõ chi tiết các mốc phát triển mối quan hệ và quá trình duy trì mối quan hệ của cả hai. Vì sao cả hai lại đồng ý đi đến kết hôn? Đối phương có ý nghĩa thế nào với bạn. Bạn và người bảo lãnh cần phải chứng minh rất rõ, có thể chuẩn bị cả hình ảnh, thư, email … cho thấy cả quá trình hai người gặp, quen nhau, yêu thương và gắn bó với nhau như thế nào. Có như vậy thì khả năng được Visa sẽ cao hơn rất nhiều.

Những câu hỏi thường thấy là:

  1. Sau khi làm quen với nhau bap lâu thì hai người cảm thấy yêu nhau?
  2. Khi đó bạn liên hệ với nhau bằng cách nào?
  3. Sau khi hai bạn yêu nhau thì có hay gặp/ về thăm nhau không?
  4. Về thăm nhau được bao nhiêu lần?
  5. Lúc nhớ nhau thì làm gì?
  6. Kể ra những lần về lần đi?
  7. Khi nào thì bạn và vợ/chồng bạn quyết định tiến tới hôn nhân?
  8. Bạn đã ở đâu vào thời điểm này?
  9. Ai là người đề nghi kết hôn?
  10. Bạn đã trao nhẫn đính hôn cho vợ/chồng bạn khi cầu hôn?
  11. Tại sao bạn lại quyết định đi đến hôn nhân?
  12. Khi cầu hôn có ai làm chứng không?
  13. Gia đình có biết là sẽ cưới nhau không?
  14. Con cái/cha mẹ/ bạn bè có biết không?
  15. Bạn có ý định sống với nhau trước hôn nhân không?
  16. Ba mẹ bạn có đồng ý với quyết định kết hôn này không? Tại sao có hoặc tại sao không?

3]      Chi tiết kết hôn của hai người

Nguồn: Internet

Lãnh sự sẽ hỏi ngày kết hôn của bạn, chi tiết về buổi lễ, sự chuẩn bị cho việc kết hôn đó. Thậm chí họ sẽ hỏi về thành phần tham dự của hai bên. Vì vậy bạn cần nắm rõ và thồng nhất cả hai người để thông tin được trùng khớp.

Những câu hỏi thường thấy là:

  1. Bạn sẽ kết hôn ngày nào?
  2. Địa điểm diễn ra tại đâu?
  3. Thành phần tham dự của nhà trai và nhà gái?
  4. Thủ tục thường có là như thế nào?
  5. Khi đó bạn liên hệ với nhau bằng cách nào?
  6. Bạn tổ chức ở mấy nơi?
  7. Sau khi cưới bạn định đi tuần trăng mật ở đâu?
  8. Thời gian đi thế nào?
  9. Đã đặt trước các dịch vụ chưa?

4]      Câu hỏi về đời sống của người bảo lãnh

Đây là phần vô cùng quan trọng trong buổi phỏng vấn Visa mà bạn cần nhớ kỹ và nắm chắc. Nhân viên lãnh sự sẽ xem xét về sự hiểu biết của hai bạn đối với nhau và để họ chắc chắn rằng bạn có mục đích rõ ràng là kết hôn. Đối với phần phỏng vấn này, bạn phải nắm chắc được thông tin người bảo lãnh như: nơi ở, việc làm, anh chị em và cha mẹ, những tài sản, con cái, những mối hôn nhân cũ, sở thích…

Những câu hỏi thường gặp là:

  1. Định cư Úc theo diện gì? Được ai bảo lãnh?
  2. Vợ/chồng/người yêu sang Úc năm nào?
  3. Hiện nay vợ/chồng/người yêu hiện giờ có bao nhiêu người và có bao nhiều người ở Úc?
  4. Địa chỉ của vợ/chồng/người yêu? Số điện thoại liên lạc?
  5. Hiện nay vợ/chồng/người yêu cùng sống với những ai?
  6. Vợ/chồng/người yêu đi xe gì? Bao nhiêu tiền? Mua năm nào?
  7. Nhà ở Úc có mấy phòng và sơn màu gì?
  8. Vợ/chồng/người yêu thường làm lúc mấy giờ và về nhà lúc mấy giờ?
  9. Vợ/chồng của bạn làm nghề gì? Chức vụ gì
  10. Bạn có biết tiền lương của vợ/chồng bạn không? Nếu có, thu nhập bao nhiêu 1 tuần/tháng/năm?
  11. Vợ/chồng bạn làm việc bao nhiêu giờ một tuần?
  12. Có làm ngòai giờ không?
  13. Bạn và vợ/chồng của bạn về nhà lúc nào sau giờ làm việc?
  14. Vợ/chồng của bạn làm việc những ngày nào trong tuần?
  15. Trước đây vợ chồng bạn làm gì?
  16. Có bao nhiều người làm chung với vợ/chồng bạn?
  17. Kể tên một vài người bạn làm chung?
  18. Từ nhà đến nơi làm việc bao xa?
  19. Sếp tên gì?
  20. Công ty vợ/chồng làm việc tên gì?
  21. Địa chỉ nơi làm việc?
  22. Website, Số phone, Email nơi làm việc?
  23. Số dư tài khoản hiện tại của vợ/chồng/người yêu là bao nhiêu tiền?
  24. Thu nhập gần nhất của vợ/chồng/người yêu bao nhiều tiền?
  25. Chi phí hàng tháng của vợ/chồng/người yêu cần chi trả là bao nhiêu? Gồm có những khoản nào?

Nếu hai bạn sống chung nhà hoặc nhà chung cư:

  1. Bạn sống ở địa chỉ nào tầng nào?
  2. Mặt hướng phía trước hướng la bàn gì?
  3. Tên chủ nhà của bạn là gì?
  4. Bạn đã ký hợp đồng cho thuê vào ngày nào?
  5. Thời hạn hợp đồng hết hạn?
  6. Có bao nhiêu người đang sống với bạn và vợ / chồng của bạn?
  7. Ai là hàng xóm của bạn?
  8. Nhà thuê/trả góp bao nhiêu một tháng?

Các bạn đã từng kết hôn và đã ly dị cần lưu ý những câu hỏi sau:

  1. Tên người vợ/chồng cũ?
  2. Kết hôn và ly hôn khi nào?
  3. Nguyên nhân dẫn đến việc ly hôn?
  4. Có bao nhiêu người con?
  5. Ai là người nuôi con? Con cái bao nhiêu tuổi?
  6. Học trường nào?
  7. Cách nhà bao xa?
  8. Tên, ngày sinh của mỗi đứa trẻ là gì?
  9. Tên của giáo viên của con bạn là gì?
  10. Vợ/chồng của bạn có hay thăm người cũ không?
  11. Lần gặp cuối khi nào?
  12. Vợ Chồng Cũ đã tái hôn chưa? Tái hôn khi nào?
  13. Có gặp vợ/chồng cũ của vợ/chồng chưa?
  14. Có gặp con cái riêng của vợ/chồng chưa? Tại sao không gặp?

5]      Kế hoạch tương lai của bạn và người bạn đời của bạn – người bảo lãnh

Trong một bộ hồ sơ bảo lãnh diện hôn nhân đi Úc, kế hoạch tương lai là một phần rất quan trọng trong tờ tường trình mối qan hệ và kể cả trong quá trình phỏng vấn. Nhân viên lãnh sự cần thấy được những dự định tương lai của haio bạn như là một cặp vợ chồng thật sự. Vì vậy, khi được phỏng cấn bạn cần cho họ thấy điều đó càng chi tiết càng tốt. Và nhớ là lời khai của cả hai người phải khớp nhau.

Nắm chắc những thông tin sau để không mắc lỗi khi trả lời phỏng vấn xin visa du học Úc

  • News and events
  • Visa application

Hang N/A

-

August 15, 2018

Việc chuẩn bị một bộ hồ sơ xin visa du học Úc mất rất nhiều thời gian, tâm huyết. Vì vậy đến giai đoạn phỏng vấn Visa xin du học Úc thì rất cần các bạn chuẩn bị tinh thần, thông tin cho thật cẩn thận để việc xin visa thành công như mong muốn. Rất nhiều trường hợp bị trượt visa vì những thông tin mà bạn nắm không được rõ ràng. Vậy những thông tin nào bạn cần nắm chắc? Hãy tham khảo nhé!

1]      Bạn cần nắm rõ lộ trình học của mình. Khóa học kéo dài bao lâu, tại đâu, chuyên ngành gì, bạn học trường nào, có những môn học nào. Rất nhiều trường hợp thắc mắc rằng làm sao mà tôi nhớ hết được các môn học, khi nào nhập học sẽ nắm chắc là được. Như vậy bạn bị mắc một sai lầm nghĩ rằng như ở Việt Nam bạn không cần quá quan tâm đến môn học cho đến khi mình nhập học. Nhưng khi trả lời phỏng vấn xin visa du học Úc mà bạn nắm lơ mơ những thông tin này thì cũng là điểm trừ cho bạn trong quá trình phỏng vấn.

2]      Bạn cần hiểu kỹ về ngôi trường bạn sẽ theo học. Địa chỉ của trường, website của trường, lợi thế của trường, những chuyên ngành mà trường đào tạo. Nghe chừng như hơi thừa, chỉ cần quan tâm đến ngành học của mình thôi chứ, nhưng thực ra người ta đang phỏng vấn bạn để cố tìm hiểu xem mục đích của bạn có thật sự là mong muốn được du học tại trường đó hay không. Vì vậy, nếu bạn có động cơ rõ ràng là đi du học thì không có lý gì bạn lại không nắm vững các thông tin về trường.

3]      Thông tin về đất nước, con người Úc, bang, vùng miền mà bạn sinh sống, khí hậu ra sao cũng là những câu hỏi tưởng chừng như không liên quan, vì vậy nhiều người cũng không lưu tâm đến nó. Vì vậy tốt nhất bạn nắm chắc những thông tin và kiến thức cơ bản này để nếu gặp phải câu hỏi đó thì chỉ việc nói một cách lưu loát và tự nhiên nhất.

4]      Thông tin về tài chính của gia đình, công việc của bố mẹ, giá trị sổ tiết kiệm, và các thu nhập khác… Tất cả bạn đều phải nắm, nằm lòng để khi họ hỏi bất cứ gì liên quan là bạn bật ra một cách tự nhiên thôi. Bạn nên nhớ là câu hỏi này khá phổ biến trong các cuộc phỏng vấn đấy nhé.

5]      Chi phí ăn ở, học phí tại Úc cũng là những thông tin bạn cần nắm chắc. Rất nhiều trường hợp chỉ nhớ chung chung đến khi được hỏi thì trả lời là chi phí ăn ở khoảng 20,000AUD, học phí khoảng hơn 25,000AUD … Thực ra bạn phải nhất thiết nhớ chi tiết từng đồng chi phí, nếu bạn nhớ đại khái thì nguy cơ bị trượt là rất cao.

6]      Trong thời gian đi học bạn có dự định đi làm thêm không? Đây là vấn đề mà đa số các bạn Việt Nam mắc phải. Đa số các bạn đều trả lời không. Nhưng nhân viên Lãnh Sự Quán họ thừa hiểu các bạn sẽ đi làm và tự nhiên bạn lại để lại ấn tượng không trung thực cho họ. Vì vậy, hãy trả lời thẳng thắn quan điểm rằng tôi sẽ kết hợp đi làm nếu có thời gian và việc học tập để lấy bằng tốt mới là vấn đề chủ đạo của Tôi.

7]      Nếu trình độ tiếng Anh của bạn chưa tốt khi trả lời những câu hỏi của nhân viên Lãnh Sự Quán. Đừng cuống, hãy tự tin nói với họ rằng: vì tiếng Anh của tôi chưa được tốt nên tôi đã đăng ký khóa học tiếng Anh [bao nhiêu tuần] trước khi học vào học chuyên ngành.

8]      Nếu nhân viên Lãnh Sự Quán hỏi có dự định ở lại định cư sau khi tốt nghiệp không thì ngược lại với câu hỏi làm thêm, đừng dại mà thật thà nói rằng có [mặc dù bạn rất muốn điều đó]. Hãy nhớ mục tiêu ban đầu của mình rằng sau khi kết thúc khóa học sẽ về Việt Nam phát trển sự nghiệp theo chuyên ngành mình đã chọn và không có ý định ở lại Úc nhé.

9]      Nếu bạn không nghe rõ câu hỏi của nhân viên Lãnh Sự Quán, đừng ngại hỏi lại vì như vậy bạn mới trả lời đúng câu hỏi mà họ yêu cầu.

Và điều quan trọng nhất là bạn phải thật thoải mái, tự nhiên khi trả lời phỏng vấn, đừng tỏ ra lo lắng hay ấp úng, hoặc nói như đang cầm đáp án đọc nhé. Có được như vậy thì bạn đã thành công trong việc xin visa du học Úc rồi đấy!

Chủ Đề