Sửa lỗi không extend volume được ổ c win 7

Lỗi không Extend Volume được ổ C Win 10 xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân mà đôi khi sửa được nó rồi chúng ta vẫn khó có thể giải thích được tại sao lại như vậy. Thực chất đây không chỉ là riêng vấn đề gộp ổ Windows 10 mà bất cứ hệ điều hành nào cũng gặp phải. Hơn thế nữa việc gộp ổ Windows 10 là ổ C, chứa hệ điều hành cũng khiến trường hợp càng trở nên phức tạp vì thế chúng ta cần phải xác định rõ hiện trạng của các ổ trên máy tính.

Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách sửa lỗi không Extend Volume được ổ C Win 10 dựa trên những kinh nghiệm của mình trong quá trình sử dụng máy tính và gặp phải.

Hướng dẫn sửa lỗi không Extend Volume được ổ C Win 10

1. Lỗi Extend Volume do ổ cứng đầy

Một trong những lỗi không Extend Volume được ổ C Win 10 chính là do cả 2 phân vùng muốn gộp lại với nhau đang đầy hoặc còn rất ít dung lượng. Lúc này bạn sẽ không thể nhấp được vào phần Extend Volume. Do đó Taimienphi.vn khuyên bạn nên copy dữ liệu vào một trong 2 ổ rồi tiến hành Format ổ còn lại và gộp ổ như bình thường. Lúc này ổ sẽ gộp được và lỗi không Extend Volume được ổ C Win 10 sẽ hoàn toàn chấm dứt.

2. Lỗi Extend Volume do không có bộ nhớ đệm

Trong quá trình cài Windows 10 khi chúng ta tiến hành phần vùng thường bạn sẽ thấy có một ổ nữa dược phân ra với dung lượng rất nhỏ chỉ vài MB, đó chính là bộ nhớ đệm cho phân vùng ổ C. Tuy nhiên trong một vài lý do mà khi tiến hành format không xuất hiện phân vùng này sẽ dẫn đến tình trạng bạn không thể lỗi không Extend Volume được ổ C Win 10.

Để giải quyết lỗi không Extend Volume được ổ C Win 10 do không có bộ nhớ đệm này chúng ta bắt buộc phải phân vùng lại ổ nếu bạn muốn để cho tính năng Extend Volume sáng trở lại. Bạn đọc có thể sử dụng và tham khảo chia lại phân vùng ổ cứng bằng Acronis Disk Director, phần mềm được đánh giá giúp bạn phân vùng lại ổ cứng mà không mất dữ liệu. Tham khảo hướng dẫn cách phân vùng ổ cứng bằng Acronis Disk Director không mất dữ liệu tại đây.

3. Lỗi Extend Volume do ổ Bad

Ổ cứng của bạn bị bad chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuất hiện lỗi không Extend Volume được ổ C Win 10. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạn ổ bị Bad và giải pháp để xử lý vấn đề trên còn tùy vào xem vào tình trạng ổ Bad thế nào.

Đầu tiên bạn đọc cần phải tìm hiển các kiểm tra bad ổ cứng như thế nào đã, xem cách kiểm tra Bad ổ cứng tại đây. Sau đó chúng ta sẽ tiến hành cắt Bad ổ cứng. Tất nhiên là nếu trong trường hợp ổ bad nhẹ hoặc bad do tác động của phần mềm thì mới có thể cắt Bad ổ cứng được. Còn trong trường hợp ổ cứng Bad nặng thì không có cách nào khác ngoài việc sao chép dữ liệu và tìm ổ mới, lúc đấy bạn nên chia ổ Windows 10 cẩn thận để tránh lỗi không Extend Volume được ổ C Win 10.

Tôi nghe nói có thể chia và gộp các phân vùng ổ cứng ngay trong Windows 7 mà không phải dùng phần mềm khác. Bkav có thể hướng dẫn cách làm cho tôi không?

Trả lời:

Microsoft đã cải tiến tính năng chia và gộp phân vùng ổ cứng [partition] trong Windows 7, giúp người sử dụng dễ dàng thực hiện việc chia và gộp phân vùng ổ cứng một cách nhanh chóng, thuận tiện, hiệu quả mà không cần phải sử dụng phần mềm khác.

Sau đây Bkav sẽ hướng dẫn bạn cách chia và gộp phân vùng ổ cứng trong Windows 7

Chia phân vùng ổ cứng

Bước 1: Bấm chuột phải vào Computer

Bước 2: Chọn Manage

Bước 3: Tại cửa sổ Computer Management chọn Disk Management

Bước 4: Chuột phải vào phân vùng ổ đĩa cần chia [trong ví dụ này là phân vùng ổ E]

Bước 5: Chọn Shrink Volume…

Sau khi chọn Shrink Volume… sẽ hiện ra cửa sổ Querying Shrink Space

Bước 6: Tại cửa sổ Shrink E: bạn nhập dung lượng của phân vùng ổ cứng mới tính theo megabyte [MB] vào ô "Enter the amount of space to shrink in MB".

Lưu ý:

+ Dung lượng phân vùng ổ cứng mới phải nhỏ hơn dung lượng còn trống của phân vùng ổ cứng ban đầu.

Trong ví dụ này, Bkav sẽ hướng dẫn tạo phân vùng ổ cứng mới có dung lượng là 30000 MB tương đương với 30 gigabyte [GB]

Bước 7: Bấm Shrink để bắt đầu quá trình chia phân vùng ổ cứng

Sau khi chọn Shrink sẽ xuất hiện một phân vùng đĩa trống [free space] trong cửa sổ Computer Management. Để sử dụng vùng đĩa trống này như một phân vùng ổ đĩa mới, bạn cần tiến hành định dạng cho nó.

Bước 8: Bấm chuột phải vào phân vùng ổ cứng mới vừa được tạo.

Bước 9: Chọn New Simple Volume…

Bước 10: Chọn Next

Bước 11: Chọn Next

Trong ví dụ này, phân vùng ổ tạo mới có nhãn là G, để thay đổi nhãn khác bạn có thể chọn trong ô Assign the following drive letter

Bước 12: Chọn Next

Định dạng mặc định của phân vùng ổ tạo mới là NTFS, bạn có thể đổi sang định dạng khác [FAT32] trong ô File system

Bước 13: Chọn Next

Bước 14: Chọn Finish để hoàn thành quá trình chia phân vùng ổ cứng. Như vậy, bạn đã tạo ra một phân vùng ổ cứng mới có nhãn G, dung lượng 30000 MB [tương đương 30 GB] được tách ra từ phân vùng ổ E

Gộp phân vùng ổ cứng

Chú ý:

+ Bạn chỉ có thể gộp các phân vùng ổ cứng lại với nhau khi các phân vùng này nằm sát cạnh nhau. Ví dụ trong hình bên dưới, bạn chỉ có thể gộp được phân vùng ổ E với ổ D, ổ E với ổ G hoặc ổ C với ổ D, không thể gộp ổ D với ổ G [hoặc ổ C với ổ E].

+ Bạn chỉ có thể gộp 2 phân vùng ổ cứng lại với nhau khi và chỉ khi một trong 2 phân vùng được đưa về trạng thái chưa định dạng [phân vùng đĩa trống [free space]]. Do đó trước khi tiến hành gộp 2 phân vùng ổ cứng, bạn nên lưu trữ dữ liệu trong phân vùng ổ cứng sẽ đưa về trạng thái chưa được định dạng để tránh mất mát dữ liệu.

Ví dụ: Bạn muốn gộp phân vùng ổ G [dung lượng 30 GB] vào phân vùng ổ E [dung lượng 94 GB] để được một phân vùng ổ cứng có dung lượng 124 GB.

Trước tiên, bạn lưu trữ dữ liệu của phân vùng ổ G sang phân vùng ổ E. Sau đó, thực hiện các bước dưới đây để thực hiện việc gộp phân vùng ổ cứng

Chủ Đề