Sự khác biệt giữa dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sản

[Last Updated On: 23/08/2021]

Dân chủ với tính cách là một phạm trù khoa học, một khái niệm chính trị được nảy sinh và hình thành trong quan hệ với áp bức, chuyên chế, với những hiện tượng độc tài, độc đoán, chuyên quyền. Là khái niệm mang tính lịch sử, nên dân chủ không xuất hiện tức khắc và cũng không tồn tại bất biến. Nó được phát triển trong tiến trình lịch sử nhân loại và trong quá trình đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa các mặt đối lập: giữa tư tưởng tự do và nô lệ, giữa dân chủ và chuyên chế, độc tài.

Khái niệm “dân chủ” hiện nay được hiểu rất rộng và theo nhiều chiều cạnh phong phú, đa dạng: dân chủ với tư cách là một giá trị xã hội [tự do, bình đẳng, quan hệ giữa người với người trong các lĩnh vực khác của đời sống xã hội như: gia đình, bạn bè, thầy trò…]; dân chủ với tư cách là một hình thức nhà nước. Dân chủ, không chỉ là phạm trù chính trị, mà còn là phạm trù xã hội, không chỉ là phạm trù lịch sử, mà còn phạm trù vĩnh viễn.

b. Quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin về dân chủ

Quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin về dân chủ ra đời trên cơ sở kế thừa các thành tựu của văn minh nhân loại; một mặt, các ông phát triển những tư tưởng dân chủ đã có, mặt khác bổ sung, phát triển quan điểm mới phù hợp với điều kiện lịch sử đương thời.

Quan điểm cơ bản của các nhà kinh điển về dân chủ được biểu hiện ở một số nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, trên cơ sở từ “nội hàm gốc” của “dân chủ nguyên thủy” – với nghĩa thật sự là “quyền lực của nhân dân” trong điều kiện chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, các ông đã tập trung nghiên cứu “vấn đề dân chủ” từ khi xã hội loài người có chế độ tư hữu và phân chia thành giai cấp và xuất hiện các loại nhà nước, dân chủ [chế độ dân chủ hoặc nền dân chủ]. Đó là hình thức tổ chức nhà nước dựa trên nguyên tắc nhân dân là chủ thể của quyền lực.

Thứ hai, chủ nghĩa Mác – Lênin sử dụng khái niệm dân chủ trên phương diện quyền lợi của nhân dân, là vấn đề quyền lợi dân chủ được hiểu theo nghĩa rộng.

Thứ ba, trên phương diện chế độ chính trị, chủ nghĩa Mác đã lý giải khái niệm dân chủ như một hình thức nhà nước hay một hình thái nhà nước, như là chế độ dân chủ hay chính thể dân chủ.

c. Quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin về dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa

Về nền dân chủ tư sản, nghiên cứu vấn đề dân chủ được đặt ra trong điều kiện phải đấu tranh trực tiếp với những quan điểm tư sản về dân chủ; sự tuyệt đối hóa những giá trị dân chủ đạt được trong chủ nghĩa tư bản đương thời cũng như nhu cầu thực tiễn phải vượt qua dân chủ tư sản, C.Mác và Ph.Ăngghen trước hết vạch trần bản chất giả dối của dân chủ tư sản.

Việc phân tích tính chất tạm thời, tính chất nhất định sẽ bị vượt qua của dân chủ tư sản đã đưa các nhà kinh điển mácxít đến tư tưởng về cách mạng xã hội chủ nghĩa như là bước đi tất yếu để tiến tới một xã hội dân chủ chân chính mà đỉnh cao nhất trong sự phát triển của nó, dân chủ sẽ tiêu vong.

Về bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin, thực chất của dân chủ xã hội chủ nghĩa là quyền lực chính trị thuộc về giai cấp công nhân: “Trước hết nó tạo ra một chế độ dân chủ mà nhờ đó trực tiếp hay gián tiếp tạo ra quyền thống trị chính trị của giai cấp vô sản”.

d. Một số cách tiếp cận xung quanh khái niệm dân chủ hiện nay

Thực tế đời sống tư tưởng, lý luận ở nước ta hiện nay có nhiều cách tiếp cận đối với khái niệm dân chủ. Trong đó có thể khái quát 5 cách tiếp cận cơ bản:

Thứ nhất, cách tiếp cận xem dân chủ là một phạm trù chính trị, nó chỉ ra đời, tồn tại trong xã hội có giai cấp.

Thứ hai, cách tiếp cận coi nhân quyền là bộ phận cốt lõi của dân chủ, đồng thời cho rằng nhân quyền cao hơn chủ quyền; và, xem dân chủ là một giá trị phổ biến, có tính toàn nhân loại, thời gian và không gian không có giá trị nhiều trong việc làm nó biến đổi.

Thứ ba, cách tiếp cận cho rằng, dân chủ và lãnh đạo là hai khái niệm không thể tương dung; và muốn có dân chủ phải đa nguyên về chính trị.

Thứ tư, quan niệm cho rằng, đi tới dân chủ phải bằng khoan dung, đối thoại hòa bình và xem dân chủ đối lập với cách mạng, đối lập dân chủ với chuyên chính Thứ năm, xem dân chủ là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử; lịch sử xã hội loài người là lịch sử vươn lên của dân chủ với nghĩa rộng nhất của khái niệm đó.

Từ việc phân tích những cách tiếp cận khác nhau về dân chủ trên đây có thể nhận thấy rằng, mỗi cách tiếp cận có mặt mạnh và mặt yếu của nó. Cần phải biết chắt lọc, kết hợp một cách biện chứng những nhân tố hợp lý từ các cách tiếp cận đó để có một quan niệm đúng đắn, khoa học về dân chủ.

Sự khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa

a. Các yếu tố ảnh hưởng

Dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa ra đời trong sự tác động của những điều kiện lịch sử khác nhau

Nền dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa đều không xuất hiện ngẫu nhiên mà có tính tất yếu. Nó không xuất hiện tùy ý, tùy tiện theo ý muốn chủ quan của con người mà theo yêu cầu khách quan của lịch sử. Nó ra đời trong những điều kiện lịch sử nhất định. Dựa trên những điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội nhất định mà dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa ra đời và mang những điểm tương đồng và khác biệt với nhau.

Tính chất của các nền dân chủ tác động và quy định sự tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa

Những tính chất cơ bản của các nền dân chủ tác động và làm cho dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa có sự tương đồng nhưng mặt khác lại có những khác biệt căn bản.

  • Tính giai cấp của dân chủ.
  • Tính nhân loại của dân chủ
  • Tính nhân dân của dân chủ:
  • Tính lịch sử và tính kế thừa của dân chủ

Yếu tố thời đại tác động đến những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa

Ra đời trong những điều kiện lịch sử nhất định nhưng mỗi thể chế dân chủ tư sản hay dân chủ xã hội chủ nghĩa luôn bị chi phối bởi yếu tố thời đại làm cho chúng có xu hướng phát triển khác nhau. Bởi thế, bối cảnh thời đại được coi là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới sự tương đồng hay khác biệt giữa chế độ dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa đương đại.

Thế giới mà chúng ta đang sống là một thế giới đầy những biến động khôn lường. Từ giữa những năm 80 của thế kỷ XX đến nay, thế giới có nhiều biến đổi nhanh chóng, phức tạp và sâu sắc trên nhiều mặt, cả về kinh tế, chính trị, quân sự, và khoa học – công nghệ, trong đó, có những đặc điểm, xu hướng nổi bật và có cả những chấn động bất ngờ, biến hóa khôn lường, đầy kịch tính. Những sự kiện lịch sử, những đặc điểm, xu hướng vận động ấy của thế giới tác động, ảnh hưởng đến xu hướng cũng như thể chế, phương thức thực hành dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa của các quốc gia trên thế giới. Trong đó, đáng chú ý là những tác động của cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại, kinh tế tri thức, toàn cầu hóa.

b. Nội dung

Trong lĩnh vực chính trị:

Dân chủ trong chính trị cho phép làm sáng tỏ vấn đề bản chất của hệ thống chính trị, mối quan hệ giữa đảng cầm quyền với nhà nước, giữa nhà nước với xã hội công dân.

Thứ nhất, trên phương diện là một phạm trù chính trị, cả dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa đều đề cao nguyên lý “quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Tuy nhiên, bản chất giai cấp của hai kiểu nhà nước lại khác nhau.

Thứ hai, cả dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa đều phải thực hành dân chủ thông qua hình thức nhà nước pháp quyền. Tuy nhiên, vai trò, cơ cấu và mối quan hệ giữa quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp ở hai kiểu nhà nước khác nhau.

Thứ ba, dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa biểu hiện ra những quan hệ giữa các tổ chức và quan hệ xã hội mang những tính chất khác nhau.

Trong lĩnh vực kinh tế:

Về thực chất, dân chủ trong kinh tế là tôn trọng và bảo đảm hài hòa các lợi ích, trước hết là lợi ích của người lao động. Nhà nước phải thông qua cơ chế lợi ích, các nhân tố kích thích, các đòn bẩy kinh tế mà khuyến khích, thúc đẩy người lao động quan tâm tới sản xuất, nâng cao năng suất lao động và gắn bó với công việc.

Chế độ dân chủ tư sản và chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa đều bị quy định bởi trình độ phát triển của kinh tế. Theo đó, chế độ dân chủ tư sản lấy sự nảy sinh, tồn tại và phát triển của sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa làm cơ sở cho sự tồn tại của mình. Trong khi đó, chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa lại lấy sự nảy sinh, tồn tại và phát triển của sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất làm cơ sở cho sự tồn tại của mình.

Trong lĩnh vực văn hóa – xã hội:

Dân chủ là một phạm trù phản ánh một hiện tượng xã hội, một quan hệ xã hội khách quan ghi đậm dấu ấn chủ quan của chủ thể. Nội dung cốt lõi của dân chủ là khát vọng về tự do, bình đẳng của người dân.

Thứ nhất, ở phương diện xã hội, dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa đều được thể hiện với tính cách là phương thức tổ chức, quản lý và hoạt động của tổ chức và xã hội. Tuy nhiên, cách thức thực hiện, tổ chức, quản lý và hoạt động của tổ chức và xã hội lại có sự khác nhau mang tính bản chất.

Thứ hai, dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa đều là giá trị tiến bộ xã hội, đều thừa nhận những quyền tự do, bình đẳng của công dân.

Xem thêm: Tư tưởng Hồ Chí Mình về mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

[Nguồn tham khảo: Lê Thị Thu Mai, Luận án tiến sĩ , Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh]

Video liên quan

Chủ Đề