Sử dụng tam thất đúng cách

Bác sĩ Nguyễn Thị Như Trang, Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ công an cho biết, phụ nữ ở các thời kỳ kinh nguyệt, mang thai, sinh sản và sau sinh đều có hiện tượng hao hụt và mất máu. Máu là nền tảng của cơ thể con người. Mất máu quá nhiều hoặc cung cấp máu không kịp thời hoặc không đủ dễ dẫn đến thiếu máu. Huyết hư là kẻ thù lớn đối với nhan sắc của phụ nữ. Muốn có vẻ đẹp và sức khỏe cần có khí huyết đầy đủ, như vậy cơ nhục mới săn chắc, da dẻ mới đàn hồi, khí sắc mới hồng hào nhẵn mịn. Phụ nữ huyết hư không chỉ gây chóng mặt, mất ngủ, hay quên, ù tai, da khô, sắc mặt nhợt nhạt, mà còn gây nhiều nếp nhăn trên da, rụng tóc, nám, tàn nhang, kinh nguyệt rối loạn, nó cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và sinh sản của cơ thể.

Thành phần cốt lõi của tam thất là panax notoginseng saponin, nó có chức năng hoạt huyết, lưu thông máu, làm trắng và loại bỏ tàn nhang, đồng thời có khả năng chống lão hóa, loại bỏ các gốc tự do, tăng cường miễn dịch… Bột tam thất đặc biệt thích hợp cho phụ nữ làm đẹp và chăm sóc cơ thể. Đây là sản phẩm làm đẹp tự nhiên, an toàn dành cho phụ nữ.

Cách sử dụng tam thất để dưỡng nhan

Tam thất được coi là vật phẩm bổ dưỡng, vậy phụ nữ nên sử dụng nó như thế nào để giữ gìn nhan sắc? Về vấn đề này, Bác sĩ Nguyễn Thị Như Trang đã có những hướng dẫn cụ thể cách ăn tam thất để dưỡng nhan ở phụ nữ như sau:

- Mỗi sáng có thể ăn một thìa bột tam thất. Việc ăn uống cần thực hiện đều đặn hàng ngày.

- Sau bữa ăn, trộn một muỗng nhỏ bột tam thất với sữa bò hoặc nước ấm và uống. Uống bột tam thất có tác dụng với những trường hợp mắt bị quầng thâm, da xỉn màu, chảy máu răng lợi, tàn nhang, phụ nữ có máu kinh sẫm màu, máu cục…đồng thời có công dụng làm đẹp, dưỡng nhan, chống lão hóa.

Tam thất còn có tên “Kim Bất Hoán” [nghĩa là vàng cũng không đổi được], trong “Bản thảo cương mục thập di” có nói: “Nhân sâm bổ khí, tam thất bổ huyết”. Ngoài ra, tam thất còn có công dụng hoạt huyết, cầm máu. Các sắc đốm trên da thường là biểu hiện của khí huyết không đủ, vì vậy dùng tam thất có thể khiến khí huyết lưu thông, loại bỏ vết đốm, tàn nhang.

Hồng Vân

ad syt ad

Gửi câu hỏi

Cây tam thất [Panax notogíneng [Burk.] F.H.Chen], họ nhân sâm [Araliaceae].

Theo Y học cổ truyền, rễ củ tam thất có vị ngọt, đắng, tính ấm vào kinh can, vị; hoa tam thất có vị ngọt, tính mát quy kinh can.

Rễ củ tam thất được rửa sạch, phơi khô hoặc sấy khô ở nhiệt độ 50 độ C đến 70 độ C, tán thành bột mịn. Nụ hoa tam thất phơi khô hoặc sấy khô khi sử dụng.

1. Tác dụng, cách dùng tam thất 

Củ tam thất.

Tác dụng - chỉ định:

Rễ củ tam thất có tác dụng tán ứ, chỉ huyết, tiêu sưng, giảm đau.

Điều trị các loại chảy máu, nhất là chảy máu có ứ huyết như nôn ra máu, ho ra máu, chảy máu cam, tiểu tiện ra máu, sưng đau do chấn thương, ngực bụng đau nhói.

Hoa tam thất có tác dụng thanh nhiệt, bình can, giáng áp.

Điều trị tăng huyết áp, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, ù tai và viêm họng cấp.

Cách dùng - liều dùng:

Tam thất củ ngày dùng từ 3-9g dưới dạng thuốc bột, mỗi lần uống từ 1-3g. Ngày uống 3 lần với nước ấm.

Hoa tam thất có thể sắc nước uống hoặc hãm như trà.

Hoa tam thất.

- Các loại xuất huyết như ho ra máu, chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu: Dùng độc vị tam thất bột hòa uống; cũng có thể phối hợp với hoa nhuỵ thạch và huyết dư thán để tăng cường tác dụng hoạt huyết cầm máu.

- Sưng nề và ứ huyết do chấn thương: Thường dùng tam thất phối hợp với đương quy, tô mộc, xuyên khung, xích thược.

- Xuất huyết đường tiêu hóa trên hay gặp trong xuất huyết dạ dày, viêm loét hành tá tràng chảy máu dùng độc vị tam thất bột mỗi lần uống 1,5g, ngày 3 lần với nước ấm.

- Sau đẻ máu ra nhiều hoặc đi ngoài ra máu trong bệnh lỵ dùng tam thất bột 4g uống với nước cơm.

Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai.

2. Một số nghiên cứu về tác dụng dược lý của tam thất

Bột tam thất.

Theo một số tài liệu, tam thất có tác dụng hưng phấn thần kinh, tăng thể lực và chống mệt mỏi. Tác dụng này tương tự nhân sâm, nhưng tam thất lại có cả tác dụng ức chế trung khu thần kinh giúp trấn tĩnh, thúc ngủ. 

Tam thất giúp lưu thông tuần hoàn máu, giảm lượng cholesterol trong máu, hạ đường huyết, kích thích hệ miễn dịch, ức chế vi khuẩn và virus, chống sưng nề, giảm đau. 

Tam thất được dùng trong các trường hợp tăng huyết áp, bệnh mạch vành, đau thắt ngực, đái tháo đường, các chấn thương sưng nề, đau nhức, viêm loét dạ dày-tá tràng.

Ngoài ra, tam thất còn được dùng điều trị hỗ trợ chống nhiễm khuẩn và làm chóng lành vết thương trước và sau phẫu thuật, dùng cho những người kém trí nhớ, ăn uống kém. 

Gần đây, tam thất được dùng trong một số trường hợp ung thư [máu, phổi, vòm họng, tiền liệt tuyến, tử cung, vú] thu được kết quả rất đáng khích lệ.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Tại sao bữa sáng lại là bữa ăn quan trọng nhất?


Tam thất là vị thuốc thường được dùng trong đông y với tác dụng cầm máu khi bị tổn thương hay giảm đau cho máu tụ. Tuy nhiên, cách dùng tam thất rất đa dạng và với cách dùng khác nhau sẽ tương ứng với công dụng khác.

Trong bài viết này, hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu cách sử dụng tam thất sao cho hiệu quả và an toàn nhé!

Dùng tam thất có tác dụng gì?

Một số tác dụng dược lý của rễ củ tam thất đã được chứng minh bao gồm:

  • Tăng cường hệ miễn dịch
  • Hỗ trợ chống lại ung thư, đặc biệt là ung thư cổ tử cung
  • Bảo vệ cơ tim, chống viêm mạch máu, tăng cường sức khỏe hệ tim mạch
  • Có tác dụng tiêu máu và làm lành vết thương nhanh chóng

Theo y học cổ truyền, củ tam thất là vị thuốc dùng để hoạt huyết, bổ huyết, cầm máu, tiêu ứ huyết, tiêu sưng, giảm đau.

Tam thất có các dạng dùng nào?

Bộ phận thường dùng của tam thất là hoa và rễ. Dược liệu tam thất thường được dùng ở các dạng sau:

Cách dùng tam thất tươi

Tam thất được rửa sạch, giã nát và đắp lên tổn thương.

Cách dùng tam thất sống

Rửa sạch dược liệu, phơi hay sấy khô rồi thái phiến hay tán thành bột.

Khi dùng sống, tam thất có công dụng tán ứ chỉ huyết và tiêu thũng định thống. Vì thế được dùng để chữa trị hiệu quả các chứng xuất huyết, tổn thương do trật đả hay đại tiện ra máu, nhồi máu cơ tim, bệnh gan.

Cách dùng chín [hay còn gọi là thục tam thất]

Rửa sạch và ủ rượu tam thất cho mềm sau đó thái mỏng, sao qua, tán bột hoặc rửa sạch, thái mỏng rồi sao với dầu thực vật cho đến khi có màu vàng nhạt rồi mới đem tán bột.

Khác với tam thất dùng sống, khi đã được chế biến chín tam thất thường được dùng với mục đích bồi bổ cho những trường hợp cơ thể suy nhược, khí huyết bất túc.

Liều dùng thông thường

Mỗi ngày từ 4–6g dưới dạng thuốc bột hoặc thuốc sắc.Dùng bôi ngoài hoặc giã đắp lên cầm máu và làm lành vết thương với một lượng vừa đủ. Tốt nhất bạn nên trao đổi trước với thầy thuốc để tìm ra liều dùng phù hợp.

Cách uống bột tam thất đúng cách

Bên cạnh sắc thuốc để uống thì bột tam thất là một dạng bào chế thông dụng nhất của loại dược liệu này. Để uống bột tam thất, bạn có thể pha cùng nước ấm hoặc mật ong, hoặc cũng có thể dùng bột tam thất nấu canh để ăn.

Cách pha bột tam thất với nước ấm

Để làm tan máu bầm và giảm đau do té ngã bạn có thể pha khoảng 2-3g bột tam thất với nước ấm để uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần cách nhau từ 6-8 tiếng.

Trường hợp người bị đau thắt ngực không rõ nguyên nhân cũng có thể dùng bột tam thất để giảm đau. Ở các trường hợp này có thể dùng 3-6g bột tam thất hòa với 500ml nước ấm để uống ngày 1 lần sau ăn.

Cách dùng tam thất nấu canh hầm

Cách dùng tam thất tán thành bột tấu với gà ác là một phương thuốc chữa thiếu máu và huyết hư sau sinh. Ngoài ra, bột tam thất kết hợp với các món hầm cũng giúp bồi bổ sức khỏe, lấy lại thể trạng khỏe mạnh cho người vừa khỏi ốm hay phụ nữ sau sinh.

Cách dùng tam thất dạng bột tán với mật ong được xem là một bài thuốc hỗ trợ điều trị các vấn đề về tiêu hóa, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư, chữa thiếu máu rất tốt.

Một số lưu ý khi dùng bột tam thất

Tam thất là dược liệu tương đối lành tính nhưng bạn cần lưu ý một số điều sau để đảm bảo an toàn khi sử dụng:

  • Không dùng tam thất cho phụ nữ mang thai hay phụ nữ bị rong kinh nặng, người đang bị cảm. Tuyệt đối không dùng khi cơ thể đang bị lạnh.
  • Không nên dùng tam thất liên tục trong thời gian dài. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
  • Liều lượng tối đa là không quá 9g mỗi ngày.
  • Không nên kết hợp tam thất với các loại trà, đặc biệt là những loại có hương mạnh vì có thể làm giảm tác dụng của tam thất. Ngoài ra, tam thất cũng có thể tương tác với các vị thuốc khác nên đừng tùy ý dùng chung mà cần có chỉ định từ bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm: Tác dụng của nhân sâm: Liệu bạn đã biết hết?

Hy vọng bài viết trên đây giúp bạn hiểu rõ hơn tác dụng của cây tam thất và cách dùng tam thất sao cho hiệu quả và an toàn nhé!

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề