Bài hát Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì long người ngại núi e sông

Dàn ý

1. Mở bài:

- Dẫn dắt vấn đề: Nghị lực là sức mạnh lớn nhất giúp ta vượt qua mọi khó khăn.

- Trích dẫn câu nói: Nhà văn Nguyễn Bá Học đã nói: "Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông".

2. Thân bài:

Luận điểm 1: Giải thích câu nói:

- "đường đi khó": những thử thách trong cuộc sống

- "ngăn sông cách núi": những trở ngại khách quan từ môi trường xung quanh.

- "lòng người ngại núi e sông": trở ngại ngay trong chính bản thân chúng ta, đó là sự nhu nhược, nhụt chí, ngại khó, không dám dấn thân vào thử thách.

=> Không có thử thách nào là không thể vượt qua, chỉ có sự nản chí, nhụt chí mới là vật cản lớn nhất khiến ta chùn bước không dám vượt qua khó khăn.

=> Ý chí, nghị lực chính là sức mạnh lớn nhất đánh đổ mọi vật cản để đạt được thành công.

Luận điểm 2: Tại sao ý chí và nghị lực lại là yếu tố quyết định đến thành công

- Cuộc đời là một chuỗi những thử thách buộc chúng ta phải vượt qua thì mới có thể đạt được thành công và trở thành một người hoàn thiện cả về nhân cách lẫn trí tuệ.

- Ý chí, nghị lực là phẩm chất của con người, có được qua sự rèn luyện, trải nghiệm và ý thức của mỗi người.

- Con người là trung tâm, là chủ nhân của vũ trụ. Vì vậy, không có bất kì một khó khăn, trở ngại ngoại cảnh nào có thể đánh đổ được con người, dù đó là thiên tai bão lũ.

- Nếu ở mỗi thử thách, chúng ta luôn giữ cho mình nghị lực, ý chí vươn lên thì chắc chắn sẽ vượt qua được và đạt được thành công. Ngược lại, nếu ta nhụt chí, yếu đuối, sợ hãi trước thử thách thì sẽ mãi là một con rùa rụt cổ không thể vượt qua nổi chính bản thân mình. 

- Dẫn chứng: Bác Hồ chỉ với 2 bàn tay trắng nhưng chính lòng nhiệt huyết, ý chí, nghị lực vươn lên đã giúp Bác có được niềm tin, sức mạnh để vững bước trên sự nghiệp tìm đường cứu nước đầy vất vả, gian nan.

Luận điểm 3: Bài học rút ra

- Nghị lực, ý chí là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công.

- Để rèn luyện ý chí, nghị lực, chúng ta cần:

+ Nhận thức rõ vai trò của ý chí, nghị lực trong cuộc sống.

+ Đứng trước mọi khó khăn, dù nhỏ hay lớn, đều cần phải tìm mọi cách để vượt qua nó, tuyệt đối không được nản chí, ngại khó.

Luận điểm 4: Mở rộng vấn đề

- Phê phán những người nhu nhược, yếu đuối, không dám đương đầu với khó khăn, thử thách mà chỉ tìm cách trốn tránh.

- Phê phán những người có thói quen đổ lỗi cho hoàn cảnh, bảo thủ, không nhận ra sai lầm của mình khi vấp ngã.

3. Kết bài:

- Khẳng định lại sức mạnh của ý chí, nghị lực trong cuộc sống.

- Liên hệ bản thân: Chúng ta cần biết giữ gìn và phát huy phẩm chất, lối sống cao đẹp này của dân tộc.

Bài mẫu

Bài tham khảo số 1 

      Trên đường đời đầy gian nan thử thách, mỗi người phải có nghị lực sống để vượt qua tất cả, nghị lực sống sẽ mở ra cho chúng ta những con đường đi đến thành công. Được sinh ra trên đời là một niềm hạnh phúc đối với mỗi con người. Thế nhưng để tồn tại và sống cho đúng nghĩa, con người luôn phấn đấu để thật sự “thành người” là cả một quá trình đấu tranh. Đế nói về một quan niệm sống cần phải có nghị lực, ý chí, Nguyễn Bá Học có một đúc kết thật hay: “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”.

        Câu nói đã mở ra cho ta suy nghĩ về nghị lực sống. Nếu ta xem cuộc đời này là một con đường dài thì những khó khăn thử thách sẽ là những ngọn núi cao, những con sông dài bắt buộc chúng ta phải vượt qua. Nhưng dù cho sông có dài núi có cao thì khi con người có ý chí, nghị lực sống thì chắc chắn sẽ vượt qua được. Ta có thể hiểu nghị lực sống là những cố gắng quyết tâm vượt qua những thử thách trước mắt. Trái lại, khi chúng ta làm một công việc tuy là không khó khăn nhưng với bản chất lo sợ thất bại thì công việc đó sẽ không đi đến thành công. Cũng như câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

“Không có việc gì khó,

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển;

Quyết chí ắt làm nên”.

        Như vậy, ta có thể thấy được câu nói của Nguyễn Bá Học là hoàn toàn đúng. Nghị lực sống là một trong số những con đường nhanh nhất dẫn đến thành công của một người. Con đường đời sẽ không làm phụ lòng những người biết vượt lên trong cuộc sống. Người có nghị lực sẽ tìm được con đường đi đến thành công dù là con đường đó chông gai, khó khăn. Mỗi người sẽ có một con đường đời của riêng mình nhưng điểm chung là tất cả mọi con đường đều có những lúc lên lúc xuống, lúc êm đềm, lúc khó khăn. Chúng ta phải luôn sẵn sàng đối mặt với những gian nan ấy. Tất cả những khó khăn sẽ không là vấn đề to lớn nếu ta bình tĩnh suy nghĩ và có đủ quyết tâm để vượt qua nó. Từ cuộc sống thực tế ta có thể thấy những gia đình khó khăn sau một thời gian làm việc vất vả, cố gắng dành dụm, có nghị lực để vượt qua những gian khổ trước mắt thì sau một thời gian, cuộc sống sẽ mang lại cho họ những thành công. Cũng có thể lấy ví dụ từ trong ghế nhà trường, một học sinh có khả năng tiếp thu bài kém nhưng khi người học sinh ấy có nghị lực để quyết tâm chăm chỉ học tập thì kết quả sẽ được cải thiện. Như vậy ta thấy được tầm quan trọng của nghị lực sống đối với những ai muốn đi đến được thành công. Con đường Hồ Chí Minh di đến giải phóng dân tộc quả không dễ dàng. Chế Lan Viên từng dùng hình ảnh “viên gạch hồng” mà Bác đã sưởi ấm cả một mùa đông. Đó mới chỉ là một trong cái khó về thiếu thốn vật chất thường ngày mà Bác phải trải qua. Để giác ngộ những trí thức hải ngoại thâu đạt được tư tưởng giải phóng dân tộc của Bác mà hỗ trợ cũng là cả một vấn đề. Xây dựng được cơ sở Đảng phải trải qua muôn vàn khó khăn; tìm kiếm vũ khí; tranh thù sự ủng hộ của quốc tế, ... Đó là những chặng đường Bác đã trải qua. Những năm tháng tù đày, sống và hoạt động  trong vòng bí mật. Sau này giành được hòa bình, con đường Bác phải tiếp tục là làm cho dân no ấm, ... Ôi, biết bao là khó khăn. Vậy mà Bác đã mang lại cho dân tộc ta ánh sáng tự do. Nếu không có những bản lĩnh phi thường, một trí tuệ vượt bậc và tấm lòng thương dân sâu nặng, thử hỏi làm sao vượt qua con đường ấy?! Bởi vậy, khi rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước, Bác chỉ có mỗi mình trong lặng lẽ, nhưng khi nằm xuống, đã có hàng vạn, hàng vạn trái tim của đồng bào hướng về Hà Nội, hướng về Bác mà rơi lệ tiếc thương. Hằng ngày, ta vẫn thấy những bà mẹ nghèo tần tảo nuôi con. Dẫu cho con họ từng bước lớn lên trong từng chén cơm cơ hàn, nhưng vẫn được đến trường từ gánh hàng rong của mẹ. Điều đó, ta đã từng được nghe, được thấy trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Những đôi vai gầy gò, và gánh hàng còm cõi, họ vẫn đầy nghị lực và khát vọng hướng con đến con đường tươi sáng với những thiết tha cao đẹp. Ngày ngày, ta vẫn thấy biết bao người tật nguyền rong ruổi trên khắp nẻo đường. Họ mưu sinh chân chính và trĩu nặng trong từng bước chân số phận mà lương thiện. Họ đã sống bằng nghị lực phi thường.

        Nhưng trong thực tế không phải ai cũng có đủ nghị lực để vượt qua thử thách. Đó là những con người đáng chê trách. Thất bại không phải là mất tất cả, khi chúng ta thất bại thì phải cố gắng đứng dậy. Chính nghị lực sống sẽ giúp chúng ta đứng dậy. Nhưng ngày nay khi gặp phải thử thách, nhiều người đã chọn cách buông xuôi thay vì cố gắng đứng lên. Một loạt người khác trong xã hội ngày nay là chưa làm việc đã sợ thất bại vì những khó khăn mà công việc đặt ra. Đường đời sẽ càng chông gai nếu những ai nghĩ rằng khó khăn sẽ không vượt qua được, chúng ta cứ thử một lần bước qua những thừ thách, đối mặt với khó khăn thì chắc chắn chúng ta sẽ vượt, qua được vì nghị lực sẽ làm nên tất cả. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mỗi học sinh cần rèn luyện cho mình những kĩ năng sống cần thiết. Đặc biệt là nghị lực sổng, cách tốt nhất để vượt qua khó khăn và là một trong những hướng đi nhanh nhất dẫn đến thành công. Bên cạnh đó, gia đình cũng phải tạo điều kiện đế mỗi cá nhân đối mặt với những thử thách và va chạm trong cuộc sống.

        Để mỗi cá nhân tự hoàn thiện mình hơn, rèn luyện được tính tự lập, và ý chí thép để đối mặt với mọi khó khăn. Còn những ai chưa bao giờ đối mặt với khó khăn thì phải tự mình rèn luyện cho mình có một ý thức vươn lên và vượt qua thử thách.

        Như vậy, trên đường đời đầy gian nan thử thách, mỗi người phải có nghị lực sống để vượt qua tất cả, “nghị lực sống sẽ mở ra cho chúng ta những con đường đi đến thành công!”. Là thanh niên, sống không có mục đích, không có lí tưởng, khát vọng, và đặc biệt không có nghị lực vươn lên thì quả thật hổ thẹn biết bao!.

 Cầm vàng mà lội qua sông,

Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng.

Xem các bài tham khảo khác tại đây:

Bài tham khảo số 2

Loigiaihay.com

Phương pháp giải:

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông đầy đủ nhất.

Đọc hiểu Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông - Đề số 1

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:

Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Xưa nay những đấng anh hừng làm nên những việc gian nan không ai làm noi, cũng là nhờ cái gan mạo hiểm, ở đời không biết cái khó là cái gì. […]

Còn những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời không quan hệ gì đến mình cả. Như thế gọi là sống thừa, còn mong có ngày vùng vẫy trong trường cạnh tranh này thế nào được nữa. Hãy trông những thiếu niên con nhà kiều dưỡng [con nhà giàu sang, được cha mẹ chiều chuộng], cả đời không dám đi đâu xa nhà, không dám làm quen với một người khách lạ; đi thuyền thì sợ nóng, trèo cao thì sợ run chân, cứ áo buông chừng quần đóng gót, tưởng thế là nho nhã, tưởng thế là tư văn [có văn hoá]; mà thực ra không có lực lượng, không có khí phách; hễ ra khỏi tay bảo hộ của cha mẹ hay kẻ có thế lực nào thì không có thể mà tự lập được.

[Trích Mạo hiểm – Nguyễn Bá Học, Quốc văn trích diễm, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2005]

Câu 1. Trong đoạn trích trên, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?

A. Phân tích và giải thích

B. Phân tích và bác bỏ

C. So sánh, chứng minh và bình luận

D. Giải thích, bác bỏ và chứng minh

Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích.

Câu 3.Anh/ Chị hiểu “cái gan mạo hiểm” ở những đấng anh hùng nghĩa là gì? Vì sao đó lại là yếu tố cốt lõi khiến họ làm nên những việc “không ai làm nổi”?

Câu 4. Anh/ Chị có đồng tình với quan điểm của tác giả về những kiếp “sống thừa” không?

Đáp án

Câu 1. Đáp án C.

Câu 2.Nội dung chính của đoạn văn:

–Ca ngợi những con người mạnh mẽ, can đảm, dám đương đầu và vượt qua khó khăn, gian nan, thử thách để làm nên những việc lớn lao, phi thường.

–Phê phán, phủ định lối sống thụ động, dễ dãi của những kẻ hèn nhát, ích kỉ, không có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng.

Câu 3. Tham khảo gợi ý sau:

–“Cái gan mạo hiểm” ở những đấng anh hùng chính là lòng dũng cảm, ý chí kiên cường, không sợ đối mặt với gian nan, thử thách; dám vươn tới những khát vọng, hoài bão lớn lao…

–Đó là yếu tố cốt lõi khiến những người anh hùng “làm nên những việc không ai làm nổi” vì nó mang đến cho họ nguồn sức mạnh tinh thần to lớn. Tinh thần “dám nghĩ, dám làm” là động lực thôi thúc họ, hun đúc lòng can đảm và sự kiên trì; tôi rèn ý chí, quyết tâm…

Câu 4. Nên trình bày theo hướng tích cực: đồng tình với quan điểm của tác giả. Khi lí giải quan điểm của bản thân, cần nêu bật được:

–Tính chất tiêu cực của kiếp “sống thừa”: lối sống thụ động, hèn nhát, lười biếng, ích kỉ: “ru rú như gián ngày”, “chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời không quan hệ gì đến mình cả”…

–Tác hại của lối sống tiêu cực đó: đối với cá nhân, với cộng đồng…

Đọc hiểu Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông - Đề số 2

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Xưa nay những đấng anh hùng làm nên những việc gian nan không ai làm nổi, cũng là nhờ cái gan mạo hiểm, ở đời không biết cái khó là gì […]

Còn những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời, đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời không quan hệ gì đến mình cả. Như thế gọi là sống thừa, còn mong có ngày vùng vẫy trong trường cạnh tranh này thế nào được nữa. Hãy trông những bọn thiếu niên con nhà kiều dưỡng, cả đời không dám đi đâu xa nhà, không dám làm quen với một khách lạ; đi đường thì sợ sóng, trèo cao thì sợ run chân, cứ áo buông chùng đóng gót, tưởng thế là nho nhã, tưởng thế là tư văn; mà thực không có lực lượng, không có khí phách; hễ ra khỏi tay bảo hộ của cha mẹ hay kẻ có thế lực nào thì chúng không có thể mà tự lập lập được.

Vậy học trò ngày nay phải biết xông pha, phải biết nhẫn nhục; mưa nắng cũng không lấy làm nhọc nhằn, đói rét cũng không lấy làm khổ sở. Phải biết rằng, hay ăn miếng ngon, hay mặc của tốt, hễ ra khỏi nhà thì nhảy lên cái xe, hễ ngồi quá giờ thì kêu chóng mặt…ấy là những cách làm mình yếu đuối nhút nhát, mất hẳn cái tinh thần mạo hiểm của mình đi.

[Trích Mạo hiểm của Nguyễn Bá Học, Quốc văn trích diễm, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2005]]

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? Đoạn tríchđã sử dụng thao tác lập luận chính là gì?

Câu 2:Nêu nội dung chính của đoạn trích.

Câu 3: Anh/chị hiểu câu nói: Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông như thế nào?

Câu 4: Câu văn sau sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Phân tích tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó.

Phải biết rằng: hay ăn miếng ngon, hay mặc của tốt, hễ ra khỏi nhà thì nhảy lên cái xe, hễ ngồi quá giờ thì kêu chóng mặt,… ấy là những cách làm mình yếu đuối nhút nhát, mất hẳn cái tinh thần mạo hiểm của mình đi.

Câu 5:Câu“Vậy học trò ngày nay phải biết xông pha, phải biết nhẫn nhục; mưa nắng cũng không lấy làm nhọc nhằn, đói rét cũng không lấy làm khổ sở.”sử dụng biện pháp tu từ gì?Tác dụng?

Câu 6:Qua đoạn trích trên, tác giả muốn gửi thông điệp gì đến thanh niên Việt Nam ?

Câu 7:Ngày nay, có rất nhiều người chọn cách sống “an nhàn, vô sự”. Anh/chị nhận xét gì về cách sống ấy? [Trình bày bằng một đoạn văn 5 - 7 dòng].

Câu 8:Từ văn bản trên anh/ chị hãy viết đoạn văn ngắn [khoảng 15 dòng] trình bày suy nghĩ của bản thân về việc thanh niên ngày nay cần làm gì để không trở nên “sống thừa”.

Câu 9:Anh/chị hãy viết một đoạn văn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ của mình về “tinh thần mạo hiểm”

Đáp án

Câu 1.

- Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

- Thao tác lập luận chính: bình luận. [còn đối với câu hỏi thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn trích thì câu trả lời là:bình luận và so sánh].

Câu 2.Nội dung chính của đoạn trích:

- Ca ngợi những con người mạnh mẽ, can đảm, dám đương đầu và vượt qua khó khăn, gian nan, thử thách để làm nên những việc lớn lao, phi thường.

- Phê phán, phủ định lối sống thụ động, dễ dãi của những kẻ hèn nhát, ích kỉ, không có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng.

Câu 3.Câu nói: "Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông" được hiểu theo nghĩa bóng: Đường đi khó không phải vì bản thân con đường ấy có nhiều chướng ngại vật mà khó bởi người đi đường không có quyết tâm cao.

Câu 4.

- Các biện pháp tu từ được sử dụng: liệt kê và điệp từ, điệp cú pháp

- Tác dụng:

+ Diễn tả đầy đủ, sâu sắc và nổi bật những thứ tiện lợi, đủ đầy, có sẵn làm con người ta yếu đuối, mất đi tinh thần mạo hiểm

+ Làm cho câu văn hài hòa, cân đối, nhịp nhàng ...

Câu 5.

- Biện pháp tu từ: điệp ngữ [phải biết, cũng không lấy làm]

-Tác dụng: tăng thêm sức biểm cảm cho lời văn, nhấn mạnh sự cần thiết của lối sống mạnh mẽ tích cực của thanh niên đồng thời cho thấy sự khuyến khích động viên của tác giả với thế hệ trẻ.

Câu 6. Qua đoạn trích trên, tác giả muốn gửi thông điệp đến thanh niên Việt Nam: Cần mạo hiểm, biết xông pha, phải biết nhẫn nhục, vượt qua gian khổ khách quan và trở ngại tinh thần để có được thành công trong cuộc sống.

Câu 7.

- Hình thức: Đảm bảo đoạn vănkhoảng5 – 7 dòng.

- Nội dung: Nêu quan điểm, thể hiện thái độ đồng tình/ phản đối và lí giải:

+ Đồng tình: vì đó là sự lựa chọn cách sống của cá nhân, miễn không ảnh hưởng đến tập thể.

+ Phản đối: vì cách sống an nhàn không phù hợp với thời đại, giết chết sự năng động, khả năng cạnh tranh,...

Câu 8.Các emcó thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần thể hiện được suy nghĩ của bản thân về yêu cầu của đề bài và đảm bảo hình thức một đoạn văn ngắn [khoảng 15 dòng].

Sau đây là vài gợi ý:

- “Sống thừa” là lối sống khép mình, thụ động, ích kỉ, không có ý thức vươn lên, cạnh tranh trong cuộc sống. Hệ quả là thanh niên khó có thể đóng góp sức mình vào xây dựng xã hội tốt đẹp hơn, bởi vậy, cũng khó tìm thấy ý nghĩa cuộc sống.

- Thanh niên cần sống có lí tưởng, ước mơ, hoài bão để tìm thấy mục đích sống.

- Tăng cường vận động, giao tiếp, nhận thức rõ hơn về vai trò, ý nghĩa của bản thân với gia đình và cộng đồng. Biết quan tâm chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn. Chăm chỉ trong học tập và lao động…

Câu 9.

Yêu cầu chung:

Học sinh biết viết một đoạn văn nghị luận xã hội, đảm bảo đúng dung lượng quy định [khoảng 200 chữ]; trình bày được hiểu biết suy nghĩ đúng đắn; hành văn chặt chẽ, trong sáng.

Yêu cầu cụ thể

Đảm bảo đúng cấu trúc đoạn văn nghị luận, xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Quan niệm về hạnh phúc, về cách ứng xử giữa con người với con người trong cuộc sống.

Nội dung cần triển khai:

* Giải thích vấn đề:

- Tinh thần mạo hiểm là thái độ dám nghĩ, dám làm, dám dấn thân, dũng cảm đương đầu với các thử thách, hiểm nguy, dù biết đó là nghiệt ngã, dù biết có khi phải trả rất đắt, kể cả sinh mạng...

- Tinh thần mạo hiểm có khi rất cần thiết trong cuộc sống.

* Bàn luận vấn đề:

- Người có tinh thần mạo hiểm luôn có nhiều ý tưởng mới mẻ, sáng tạo, và là người dễ thành công, dễ tạo nên kì tích cuộc sống, sống có ý nghĩa và nhiều cảm hứng.

- Người có tinh thần mạo hiểm sẽ chiến thắng tâm lí, tự tin đứng dậy và tiếp tục phấn đấu.

- Người có tinh thần mạo hiểm thường mạnh mẽ, không biết sợ hãi, không lùi bước trước những khó khan, dám đối mặt với tình hình nghiêm trọng, dám chấp nhận thất bại.

* Phản biện:

- Tinh thần mạo hiểm khác với liều lĩnh một cách vội vàng, nôn nóng.

- Tinh thần mạo hiểm cần đi liền với thực lực, không bảo thủ, duy ý chí, đi liền với nỗ lực, quyết tâm thực sự

- Phê phán những người yếu đuối, lười vận động, lười suy nghĩ, tìm hiểu, không dám nghĩ, dám làm, không dám phiêu lưu mạo hiểm...

* Bài học nhận thức và hành động:

- Dám thử thách, vượt qua giới hạn bản thân từ những việc nhỏ.

- Nhiều bạn học sinh THPT chấp nhận mạo hiểm thi vào những trường tốt nhất theo đúng đam mê, sau đó bằng nỗ lực để thi đỗ.

Đọc hiểu Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông - Đề số 3

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núimà khó vì lòng người ngại núi e sông. Xưa nay những đấng anh hùng làm nên những việc gian nan không ai làm nổi, cũng là nhờ cái gan mạo hiểm, ở đời không biết cái khó là cái gì. […] Còn những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời không quan hệ gì đến mình cả. Như thế gọi là sống thừa, còn mong có ngày vùng vẫy trong trường cạnh tranh này thế nào được nữa. […] [Đọc tiếp tại đề bên dưới] Vậy học trò ngày nay phải biết xông pha, phải biết nhẫn nhục; mưa nắng cũng không lấy làm nhọc nhằn, đói rét cũng không lấy làm khổ sở. Phải biết rằng: hay ăn miếng ngon, hay mặc của tốt, hễ ra khỏi nhà thì nhảy lên cái xe, hễ ngồi quá giờ thì đã kêu chóng mặt,… ấy là những cách làm mình yếu đuối nhút nhát, mất hẳn cái tinh thần mạo hiểm của mình đi.

[Trích Mạo hiểm – Nguyễn Bá Học, Quốc văn trích diễm, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2005]

Câu 1: Ghi lại câu văn khái quát chủ đề đoạn 1

Câu 2. Vì sao tác giả lại cho rằng “Còn những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời không quan hệ gì đến mình cả.” thì ” Như thế gọi là sống thừa, còn mong có ngày vùng vẫy trong trường cạnh tranh này thế nào được nữa” [0.5 điểm]

Câu 3. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn 3

Câu 4. Anh /Chị hãy nêu ý nghĩa của đoạn trích trên [Viết dưới đoạn văn từ 3 đến 4 câu]

Đáp án

Câu 1. Câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn [1]: Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông.
Câu 2. Vì theo tác giả, đó là thái độ sống tiêu cực, ích kỉ, chỉ mưu cầu hạnh phúc cá nhân và bàng quan với việc nước, việc đời…
Câu 4. Ý nghĩa của đoạn trích trên [viết dưới dạng một đoạn văn từ 3 đến 4 câu].
Đoạn văn có nội dung: Lời khuyên những người học trò hãy sống cho đáng sống, dám hành động, biết xông pha, phải có chí tiến thủ, không ngại gian khó…
Câu 5. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ: phương thức biểu cảm/biểu cảm.

Đọc hiểu Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông - Đề số 4

Đọc đoạn trích sau:

Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Xưa nay những đấng anh hùng làm nên những việc gian nan không ai làm nổi, cũng là nhờ cái gan mạo hiểm, ở đời không biết cái khó là gì [.]

Còn những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời, đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời không quan hệ gì đến mình cả. Như thế gọi là sống thừa, còn mong có ngày vùng vẫy trong trường cạnh tranh này thế nào được nữa. Hãy trông những bọn thiếu niên con nhà kiều dưỡng, cả đời không dám đi đâu xa nhà, không dám làm quen với một khách lạ; đi đường thì sợ sóng, trèo cao thì sợ run chân, cứ áo buông chùng đóng gót, tưởng thế là nho nhã, tưởng thế là tư văn; mà thực không có lực lượng, không có khí phách; hễ ra khỏi tay bảo hộ của cha mẹ hay kẻ có thế lực nào thì chúng không có thể mà tự lập lập được.

Vậy học trò ngày nay phải biết xông pha, phải biết nhẫn nhục; mưa nắng cũng không lấy làm nhọc nhằn, đói rét cũng không lấy làm khổ sở. Phải biết rằng, hay ăn miếng ngon, hay mặc của tốt, hễ ra khỏi nhà thì nhảy lên cái xe, hễ ngồi quá giờ thì kêu chóng mặt.. ấy là những cách làm mình yếu đuối nhút nhát, mất hẳn cái tinh thần mạo hiểm của mình.

Trả lời câu hỏi:

Câu 1: [thông hiểu] Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?

Câu 2: [thông hiểu] Câu "Vậy học trò ngày nay phải biết xông pha, phải biết nhẫn nhục; mưa nắng cũng không Lấy làm nhọc nhằn, đói rét cũng không lấy làm khổ sở." sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng?

Câu 3: [thông hiểu] Trong đoạn trích tác giả lên án lối sống nào?

Câu 4: [vận dụng] Nêu nội dung chính của đoạn trích.

Đáp án

Câu 1:phương thức biểu đạt chính trong văn bản là nghị luận.

Câu 2:

- Biện pháp tu từ: Điệp ngữ [phải biết, cũng không lấy làm].

- Tác dụng: Tăng thêm sức biểu cảm cho lời văn, nhấn mạnh sự cần thiết của lối sống mạnh mẽ, tích cực của thanh niên đồng thời cũng cho thấy sự khuyến khích động viên của tác giả đối với thế hệ trẻ.

Câu 3: Trong đoạn trích trên, tác giả thê phán lối sống thừa của một số người hiện nay. Lối sống mà theo tác giả thì "làm việc gì cũng chờ trời, đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời không quan hệ gì đến mình cả".

Câu 4:

- Ca ngợi những con người mạnh mẽ, can đảm, dám đương đầu và vượt qua khó khăn, gian nan, thử thách để làm nên những việc lớn lao, phi thường.

- Phê phán, phủ định lối sống thụ động, dễ dãi của những kẻ hèn nhát, ích kỉ, không có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng.

Video liên quan

Chủ Đề