So sánh nghĩa của từ quần áo với nghĩa của từ quần áo

Soạn bài Từ ghép

I. CÁC LOẠI TỪ GHÉP
1.
Trong các từ ghépbà ngoại, thơm phứcở những ví dụ trong SGK trang 13. Tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính? Em có nhận xét gì về trật tự của các tiếng trong những từ ấy?
2.Các tiếng trong hai từ ghépquần áo, trầm bổngở những ví dụ sau trong SGK trang 14 [trích từ văn bản Cổng trường mở ra] có phân ra tiếng chính, tiếng phụ không?
II. NGHĨA CỦA TỪ GHÉP
1. So sánh nghĩa của từbà ngoạivới nghĩa củabà, nghĩa của từthơm phứcvới nghĩa củathơm, em thấy có gì khác nhau?
2. So sánh nghĩa của từquần áovới nghĩa của mỗi tiếngquần, áo;nghĩa của từtrầm bổngvới nghĩa của mỗi tiếngtrầm, bổng, em thấy có gì khác nhau
III. Luyện tập
1.Xếp các từ ghépsuy nghĩ, lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, ẩm ướt, đầu đuôi, cười nụtheo bảng phân loại.
2.Điền thêm tiếng vào sau các tiếng dưới đây để tạo từ ghép chính phụ.
bút ...
thước ...
mưa ...
làm ...
ăn ...
trắng ...
vui ...
nhát ...
3.Điền thêm tiếng vào sau các tiếng dưới đây để tạo từ ghép đẳng lập.
4.Tại sao có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở mà không thể nói một cuốn sách vở?
5.Dựa vào những gợi ý dưới đây và trả lời câu hỏi:
a] Có phải mọi thứ hoa có màu hồng đều gọi là hoa hồng không?
b] Em Nam nói: Cái áo dài của chị em ngắn quá!. Nói như thế có đúng không? Tại sao?
c] Có phải mọi loại cà chua đều chua không? Nói: Quả cà chua này ngọt quá! có được không? Tại sao?
d] Có phải mọi loại cá màu vàng đều là cá vàng không? Cá vàng là loại cá như thế nào?

6.So sánh nghĩa của các từ ghépmát tay, nóng lòng, gang thép[anh ấy là một chiến sĩ gang thép],tay chân[một tay chân thân tín] với nghĩa của những tiếng tạo nên chúng.
7.Thử phân tích cấu tạo của những từ ghép có ba tiếng máy hơi nước, than tổ ong, bánh đa nem theo mẫu sau: cá đuôi cờ.
Lời giải:
I. CÁC LOẠI TỪ GHÉP

Câu 1 trang 13 - SGK Ngữ văn 7 tập 1:Trong các từ ghépbà ngoại, thơm phứcở những ví dụ trong SGK trang 13. Tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính? Em có nhận xét gì về trật tự của các tiếng trong những từ ấy?
Trong các từ ghép: bà ngoại, thơm phức, tiếng ngoại và tiếng phức là hai tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho hai tiếng chính: bà và thơm.

Câu 2 trang 14 - SGK Ngữ văn 7 tập 1:Các tiếng trong hai từ ghépquần áo, trầm bổngở những ví dụ sau trong SGK trang 14 [trích từ văn bản Cổng trường mở ra] có phân ra tiếng chính, tiếng phụ không?
Các tiếng trong hai từ ghép: quần áo, trầm bổng không có phân ra tiếng chính, tiếng phụ, mà bình đẳng về mặt ngữ pháp.
II. NGHĨA CỦA TỪ GHÉP

Câu 1 trang 14 - SGK Ngữ văn 7 tập 1:So sánh nghĩa của từbà ngoạivới nghĩa củabà, nghĩa của từthơm phứcvới nghĩa củathơm, em thấy có gì khác nhau?
Nghĩa của từ ghépbà ngoạihẹp hơn nghĩa của từbà, nghĩa của từthơm phứchẹp hơn nghĩa của từthơm.

Câu 2 - Nghĩa của từ ghép trang 15 - SGK Ngữ văn 7 tập 1:So sánh nghĩa của từquần áovới nghĩa của mỗi tiếngquần, áo; nghĩa của từtrầm bổngvới nghĩa của mỗi tiếngtrầm, bổng, em thấy có gì khác nhau?
Nghĩa của từ quần áo khái quát hơn nghĩa của mỗi tiếng quần, áo; nghĩa của từ trầm bổng khái quát hơn nghĩa của mỗi tiếng trầm, bổng.
Luyện tập

Câu 1 trang 15 - SGK Ngữ văn 7 tập 1:Xếp các từ ghépsuy nghĩ, lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, ẩm ướt, đầu đuôi, cười nụtheo bảng phân loại.
Phân loại từ ghép
Từ ghép chính phụ:lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, cười nụ.
Từ ghép đẳng lập:suy nghĩ, chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi.

Câu 2 trang 15 - SGK Ngữ văn 7 tập 1:Điền thêm tiếng vào sau các tiếng dưới đây để tạo từ ghép chính phụ.
bútmực
thướckẻ
mưaphùn
làmquen
ăncơm
trắngtinh
vuimắt
nhátgan

Câu 3 trang 15 - SGK Ngữ văn 7 tập 1:Điền thêm tiếng vào sau các tiếng dưới đây để tạo từ ghép đẳng lập.
Điền thêm tiếng để tạo từ ghép đẳng lập:
Núi đồi, núi non
Ham muốn, ham thích
Xinh đẹp, xinh tươi
Mặt mày, mặt mũi
Học hành, học hỏi
Tươi tốt, tươi mát.

Câu 4 trang 15 - SGK Ngữ văn 7 tập 1:Tại sao có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở mà không thể nói một cuốn sách vở?
Có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở, vì sách và vở là danh từ chỉ sự vật tồn tại dưới dạng cá thể, có thể đếm được nhưng không thể nói một cuốn sách vở, vì sách vở là từ ghép đẳng lập có nghĩa tổng hợp chỉ chung cả loại.

Câu 5 trang 15 - SGK Ngữ văn 7 tập 1:Dựa vào những gợi ý dưới đây và trả lời câu hỏi:
a] Có phải mọi thứ hoa có màu hồng đều gọi là hoa hồng không?
b] Em Nam nói: Cái áo dài của chị em ngắn quá!. Nói như thế có đúng không? Tại sao?
c] Có phải mọi loại cà chua đều chua không? Nói: Quả cà chua này ngọt quá! có được không? Tại sao?
d] Có phải mọi loại cá màu vàng đều là cá vàng không? Cá vàng là loại cá như thế nào?
Trả lời:
a] Có phải mọi thứ hoa có màu hồng đều gọi là hoa hồng không?
Không phải mọi thứ hoa màu hồng đều gọi là hoa hồng.
b] Em Nam nói Cái áo dài của chị em ngắn quá!. Nói như thế có đúng không? Tại sao?
Em Nam nói: cái áo dài của chị em ngắn quá. Nói như thế không có gì sai. Vì áo dài là từ ghép chính phụ chỉ một loại áo, trong đó từ dài không nhằm mục đích chỉ tính chất sự vật.
c] Có phải mọi loại cà chua đều chua không? Nói Quả cà chua này ngọt quá! có được không? Tại sao?
Không phải mọi loại cà chua đều chua cho nên có thể nói quả cà chua này ngọt quá. Vì cà chua là từ ghép chính phụ chỉ một loại cà, trong đó, từ chua không nhằm mục đích chỉ tính chất sự vật.
d] Có phải mọi loại cá màu vàng đều là cá vàng không? Cá vàng là loại cá như thế nào?
Không phải mọi loại cá màu vàng đều gọi là cá vàng. Cá vàng là một loại cá kiểng được người ta nuôi trong chậu nhằm mục đích giải trí.

Câu 6 trang 16 - SGK Ngữ văn 7 tập 1:So sánh nghĩa của các từ ghépmát tay, nóng lòng, gang thép[anh ấy là một chiến sĩ gang thép],tay chân[một tay chân thân tín] với nghĩa của những tiếng tạo nên chúng.
Hai từ mát tay và nóng lòng ghép từ hai tính từ chỉ cảm giác [mát, nóng] với hai danh từ [tay, lòng]. Khi ghép lại, các từ này có nghĩa khác hẳn với nghĩa của các từ tạo nên chúng.
+ Mát tay: chỉ những người dễ đạt được kết quả tốt, dễ thành công trong công việc [như chữa bệnh, chăn nuôi,].
+ Nóng lòng: chỉ trạng thái [tâm trạng của người] rất mong muốn được biết hay được làm việc gì đó.
Các từ gang và thép vốn là những danh từ chỉ vật. Nhưng khi ghép lại, chúng trở thành từ mang nghĩa chỉ phẩm chất [của con người.]
Các từ tay và chân cũng vậy. Chúng vốn là những danh từ nhưng khi ghép lại, nó trở thành từ mang nghĩa chỉ một loại đối tượng [người].
Câu 7 trang 16 - SGK Ngữ văn 7 tập 1:Thử phân tích cấu tạo của những từ ghép có ba tiếng máy hơi nước, than tổ ong, bánh đa nem theo mẫu sau: cá đuôi cờ.
Xác định tiếng chính trong các từ, tiếp tục xác định tiếng chính và phụ với các tiếng còn lại. Mũi tên trong mô hình là chỉ sự bổ sung nghĩa của tiếng phụ cho tiếng chính. Theo mô hình bổ sung nghĩa này, ta có:
+ Máy hơi nước: máy là tiếng chính; hơi nước là phụ, trong đó nước phụ cho hơi.
+ Than tổ ong: than là tiếng chính; tổ ong là phụ, trong đó ong phụ cho tổ.
+ Bánh đa nem: bánh đa là chính, nem là phụ; trong bánh đa, bánh là chính, đa là phụ.

Ghi nhớ:
* Từ ghép có hai loại :
- Từ ghép chính phụ :
+ Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
+ Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
- Từ ghép đẳng lập:
+ Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về ngữ pháp [không phân ra tiếng chính, tiếng phụ]
+ Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
Giải các bài tập Bài 1 SGK Ngữ văn 7 Cổng trường mở ra Mẹ tôi Từ ghép
Bài trước Bài sau

Video liên quan

Chủ Đề