So sánh doanh số cho vay và dư nợ năm 2024

Tháng 2/2022, doanh số cho vay của các ngân hàng thương mại đạt 1.780 tỷ đồng, gồm 1.500 tỷ đồng cho vay ngắn hạn và 280 tỷ đồng cho vay trung, dài hạn.

Khách hàng giao dịch tại BIDV Chi nhánh Cao Bằng.

Doanh số thu nợ đạt 1.774 tỷ đồng [1.498 tỷ đồng thu nợ ngắn hạn, 276 tỷ đồng thu nợ trung, dài hạn]. Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế 2 tháng đầu năm đạt 12.855 tỷ đồng, giảm 0,03% so với ngày 31/12/2021 [5.005 tỷ đồng dư nợ ngắn hạn, giảm 1,07%; 7.850 tỷ đồng dư nợ trung, dài hạn, tăng 0,64%]. Nợ xấu 102 tỷ đồng, chiếm 0,79% trong tổng dư nợ.

Dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh [gồm cả Ngân hàng Chính sách xã hội] đạt 7.410 tỷ đồng, tăng 0,33%. Trong đó, dư nợ tín dụng nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP tại các ngân hàng thương mại đạt 4.570 tỷ đồng, tăng 0,42%. Toàn tỉnh hiện có 324 doanh nghiệp, 27 hợp tác xã dư nợ 3.190 tỷ đồng tại các ngân hàng thương mại, tăng 0,06%.

Tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đạt 2.965 tỷ đồng, tăng 1,2%, dư nợ tập trung ở một số chương trình cho vay hộ nghèo, cho vay hộ cận nghèo, cho vay sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn, cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường.

2 tháng đầu năm, tổng nguồn vốn quản lý và huy động trên địa bàn tỉnh đạt 25.289 tỷ đồng, tăng 0,68%, trong đó, nguồn vốn huy động tại địa phương đạt 22.014 tỷ đồng, tăng 0,49% so với đầu năm; 4 tỷ đồng phát hành giấy tờ có giá, giảm 42,86%; nguồn vốn quản lý đạt 3.275 tỷ đồng, tăng 1,96% so với đầu năm.

Đến 31/12/2023, tổng dư nợ tín dụng chính sách đạt gần 332 nghìn tỷ đồng, với hơn 6,8 triệu khách hàng còn dư nợ.

Doanh số cho vay của Ngân hàng Chính sách đạt hơn 108 nghìn tỷ đồng. Ảnh: T.L

Tổng nguồn vốn tín dụng chính sách đến 31/12/2023 đạt trên 346 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 49 nghìn tỷ đồng, tương ứng tăng trưởng 17% so với năm 2022. Trong đó, nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương đạt 39.174 tỷ đồng, tăng 8.573 tỷ đồng so với năm 2022, một số chi nhánh có số tuyệt đối nguồn vốn nhận ủy thác tăng cao, như: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc…

Kết quả thực hiện chương trình hỗ trợ 2% lãi suất

Ngân hàng Chính sách xã hội đã giải ngân tổng số vốn vay các chương trình tín dụng chính sách được hỗ trợ lãi suất 2% đạt 158.994 tỷ đồng, cho hơn 3,3 triệu khách hàng; thực hiện hỗ trợ lãi suất với tổng số tiền cả giai đoạn 2022 - 2023 là 2.995,2 tỷ đồng.

Đến hết năm 2023, dư nợ cho vay theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đạt 38.400 tỷ đồng, với 615,6 nghìn lượt khách hàng được vay vốn, đạt 100% kế hoạch được giao trong 2 năm 2022 - 2023.

Trong năm, vốn tín dụng chính sách xã hội đã hỗ trợ đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho trên 790 nghìn lao động, trong đó giúp gần 8,6 nghìn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và trên 2.000 người vừa chấp hành xong án phạt tù có việc làm.

Vốn tín dụng chính sách cũng giúp gần 97.000 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập; giải ngân cho hơn 4.000 hộ gia đình vay vốn mua máy vi tính và thiết bị học trực tuyến cho học sinh, sinh viên; xây dựng trên 1.435 nghìn công trình nước sạch, công trình vệ sinh ở nông thôn; xây dựng 1.383 căn nhà ở cho hộ nghèo ổn định cuộc sống, hơn 15.000 căn nhà ở xã hội cho các đối tượng thu nhập thấp…

Năm 2023, dư nợ cho vay margin của các công ty chứng khoán [CTCK] ở mức gần gấp rưỡi năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu từ mảng này lại không tăng trưởng tương ứng.

Cụ thể, tại ngày 31/12/2023, dư nợ cho vay [chủ yếu cho vay margin] của khối CTCK mở rộng đáng kể - gần gấp rưỡi so với năm trước, xấp xỉ 180,000 tỷ đồng và tăng khoảng 8% so với cuối quý 3.

Năm 2023, hoạt động này mang về nguồn thu từ lãi hơn 17,415 tỷ đồng, giảm 4% so với năm trước]. Trong năm, lãi từ cho vay, phải thu theo xu hướng tăng trong 3 quý đầu năm và chững lại ở quý cuối năm, xét về giá trị.

Quý 4/2023, các CTCK thu về hơn 4,903 tỷ đồng từ hoạt động cho vay, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước, nhưng lại giảm nhẹ 0.4% so với quý 3/2023.

Một số CTCK thuộc top 10 có dư nợ margin lớn nhất thị trường, cũng là nhóm có thị phần môi giới cổ phiếu lớn nhất sàn HOSE năm 2023 [trừ Chứng khoán VPBank - VPBankS], ghi nhận nguồn thu từ hoạt động cho vay đi lùi trong quý 4.

Đơn cử như Chứng khoán VNDIRECT [VND], CTCK này thu về 273 tỷ đồng từ hoạt động cho vay, thấp hơn 24% so với thành tích quý trước. Chứng khoán KIS [KIS] và Chứng khoán VPS [VPSS] có lãi từ cho vay và phải thu giảm từ 14 - 17%, còn Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam [MiraeAsset] có mức giảm thấp nhất, lùi 5%. Ngược lại, các CTCK khác như Kỹ Thương [TCBS], SSI, HSC, MBS, Vietcap và VPBankS có mức tăng trưởng từ 2 - 32%, trung bình tăng 15%.

Nếu tính lũy kế từ đầu năm, số lượng CTCK bị sụt giảm doanh thu ở mảng cho vay còn nhiều hơn so với quý 4. Trong đó, VND giảm nhiều nhất [-28%], về 1,154 tỷ đồng; VPS có mức giảm thấp nhất [-1%] về 1,226 tỷ đồng; MiraeAsset [+0.2%] gần như đi ngang so với năm trước, ghi nhận 1,434 tỷ đồng.

Đvt: Tỷ đồng

Nhìn chung, nguồn thu từ lãi cho vay của top 10 CTCK phân hóa ở quý cuối năm, nhưng tính cả năm 2023 thì phần lớn các Công ty trong số đó đều đi lùi.

Một điểm đáng chú ý là dư nợ thị trường quý 4 lại tăng trong bối cảnh thị trường chứng khoán không có nhiều bứt phá. Chỉ số VN-Index chỉ biến động xoay quanh mốc 1,100 điểm, kèm theo thanh khoản thấp [trên HOSE, giá trị giao dịch trung bình phiên trong quý 4 là 15,762 tỷ đồng, thấp hơn 26% so với quý liền trước]. Như vậy, có thể một lượng dư nợ margin đã không đi vào thị trường, hay một số CTCK đã không cho nhà đầu tư cá nhân vay để giao dịch chứng khoán. Theo ABS Research, lượng cho vay ký quỹ tăng mạnh tại nhiều CTCK không tương ứng với tăng trưởng doanh số giao dịch và thị phần, cho thấy có một phần đáng kể dư nợ là cho vay các doanh nghiệp cho mục đích tài chính, kinh doanh, không phải cho vay nhà đầu tư cá nhân để giao dịch chứng khoán.

Nhóm phân tích cũng nhận định, dư địa để các CTCK cho vay ký quỹ còn rất lớn, vì số dư cho vay mới chỉ tương đương 77% vốn chủ sở hữu của ngành, thấp hơn nhiều mức tối đa được phép là 200%. Do đó, dù tỷ lệ cho vay margin trên vốn hóa đã ở mức cao trong vòng 3 năm qua [khoảng 3%], nhưng rủi ro bán giải chấp không tăng cao tương ứng với tỷ lệ này.

Chạy đua tăng vốn cho vay margin

Với việc tỷ lệ cho vay chỉ mới ở mức 77% vốn chủ sở hữu của ngành, dư địa để mở rộng cho margin còn rất lớn, nhất là trong bối cảnh TTCK năm 2024 được nhận định sẽ tích cực hơn.

Báo cáo chiến lược năm 2024 mới đây của HSC chỉ ra, việc nhiều CTCK lớn đang có kế hoạch tăng vốn trong năm tài khóa 2024 - 2025 cho thấy sự chuẩn bị về vốn, nhằm đáp ứng nhu cầu giao dịch cao hơn của các nhà đầu tư khi hệ thống KRX vận hành cũng như vấn đề yêu cầu ký quỹ trước giao dịch [prefunding] được xử lý. Bên cạnh đó, nguồn vốn cũng linh hoạt và ít phụ thuộc hơn vào nguồn vốn của ngân hàng.

Ở mặt khác, ngoài những CTCK lớn kể trên, một số CTCK có sở hữu của ngân hàng như Chứng khoán ACB [ACBS], Chứng khoán LBank [LBPS] và Chứng khoán Tiên Phong [ORS] cũng đã và sắp gia tăng vốn điều lệ.

Nổi bật nhất phải kể đến ACBS với 2 lần tăng vốn liên tiếp chỉ trong vòng vài tháng [tăng thêm 1,000 tỷ đồng vào tháng 11/2023 và 4,000 tỷ đồng vào tháng 01/2024] đưa vốn điều lệ Công ty cán mốc 7,000 tỷ đồng.

Mục đích các lần tăng vốn đều có một phần phục vụ cho hoạt động cho vay. Trong lần tăng vốn đầu tiên, ông Nguyễn Đức Hoàn - Tổng Giám đốc ACBS cho biết, mục đích nhằm tăng năng lực cho mảng kinh doanh giao dịch ký quỹ, qua việc tăng dư nợ cho vay tối đa/khách hàng [3% vốn chủ sở hữu] và tăng giới hạn cho vay tối đa/cổ phiếu [10% vốn chủ sở hữu].

Chứng khoán Tiên Phong cũng dự kiến nâng vốn thêm 1,000 tỷ đồng, lên 4,000 tỷ đồng, thông qua chào bán riêng lẻ 100 triệu cp. Thời gian nhận đăng ký mua từ ngày 5/2 - 11/3/2024.

Sắp tới đây, với việc nâng vốn điều lệ lên 3,888 tỷ đồng từ 250 tỷ đồng, tức gấp 16 lần với kế hoạch chào bán tối đa 363.8 triệu cp cho cổ đông hiện hữu, Chứng khoán LPBank dự kiến sẽ có sự trở lại với nhiều mảng kinh doanh chứng khoán, trong đó có dịch vụ cho vay tiền mua chứng khoán để thực hiện giao dịch ký quỹ.

Trong quá khứ, LPBS đã chấm dứt tư cách thành viên HOSE và HNX từ năm 2013. Hiện tại, Công ty chỉ cung cấp một số sản phẩm như quản lý cổ đông, tư vấn tài chính, tư vấn đầu tư, tư vấn và tổ chức đấu giá.

Ngoài ra, nhiều CTCK đã có kế hoạch tăng vốn “khủng” từ những năm trước. Đơn cử như SSI, cuối tháng 12/2023, cổ đông Công ty đã thông qua phương án phát hành thêm hơn 453 triệu cp để tăng vốn lên 19,645 tỷ đồng bao gồm 2 phương án tăng vốn điều lệ [phát hành cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 20% và chào bán thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 15,000 đồng/cp, tỷ lệ 10%] và phát hành 10 triệu cp.

Một tên tuổi khác là HSC cũng dự kiến nâng vốn lên hơn 7,552 tỷ đồng phát hành thêm hơn 297 triệu cp. Trong đó, Công ty sẽ phân bổ 78.13% trong số 2,286 tỷ đồng thu được từ đợt chào bán cho hoạt động giao dịch ký quỹ [margin], số còn lại cho hoạt động tự doanh.

Trước đó, vào tháng 08/2023, HĐQT Chứng khoán VNDIRECT cũng thông qua việc chào bán 243.57 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu [tỷ lệ 20%, giá chào bán dự kiến là 10,000 đồng/cp] và phát hành hơn 60.89 triệu cổ phiếu để trả cổ tức tỷ lệ 5% cho cổ đông, qua đó đưa vốn điều lệ Công ty cán mốc 15,223 tỷ đồng và dự kiến dùng 40% số tiền thu được cho vay giao dịch ký quỹ.

Tính đến ngày 26/01/2024, chưa có thêm thông tin cập nhật mới về các thương vụ tăng vốn nói trên. Nếu điểm rơi của các đợt phát hành này là năm 2024, dư địa cho vay của các công ty chứng khoán sẽ càng được mở rộng.

Doanh số cho vay tiêu dùng là gì?

Doanh số cho vay là tổng số tiền mà một ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng đã cho các khách hàng của họ vay trong một khoảng thời gian nhất định.

Tỷ lệ dư nợ cho vay số với tổng tiền gửi là gì?

Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi [LDR] là gì? Tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi [Loan-to-Deposit Ratio - LDR] là một trong những thước đo quan trọng được sử dụng trong hoạt động quản lý và giám sát hoạt động ngân hàng nhằm đánh giá thanh khoản hay khả năng chi trả của một tổ chức tín dụng.

Dư nợ cho vay ngắn hạn là gì?

1. Nợ ngắn hạn là gì? Thuật ngữ kinh tế “nợ ngắn hạn” dùng để miêu tả khoản nợ mà công công ty phải trả trong thời gian ngắn, thường là không vượt quá 12 tháng. Chúng được nhà nước định nghĩa và quy định rõ ràng trong thông tư 200 - chuẩn mực kế toán Việt Nam số 18.

Dư nợ cho vay tối đa là bao nhiêu?

Khoản 1 điều 128: Tổng mức dư nợ cấp tín dụng [DNTD] đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của NHTM, chi nhánh NH nước ngoài, QTDND, tổ chức tài chính vi mô; tổng mức DNTD đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của các đơn vị này.

Chủ Đề