Sinh mổ cách nhau mấy năm

Sinh mổ lần 2 cách lần 1 bao lâu là tốt nhất?

Thứ Hai ngày 16/03/2020

  • Phụ nữ mới sinh mổ ăn tôm được không?
  • Thời gian sau sinh mổ bao lâu thì được lắc vòng?
  • Sau sinh mổ ăn khoai lang được không?

Sinh mổ lần 2 cách lần 1 bao lâu là tốt nhất và an toàn nhất cho mẹ và con luôn là vấn đề khiến các mẹ sản phụ băn khoăn lo lắng khi có ý định mang thai lần 2. Bài viết hôm nay sẽ giúp mẹ giải đáp cụ thể cho vấn đề này nhé!

Mặc dù mẹ sinh mổ có thể chủ động được cả về mặt thời gian sinh và cũng có thể giảm bớt được sự đau đớn khi không phải trải qua giai đoạn chuyển dạ chờ sinh. Tuy nhiên, vấn đề sinh mổ lần 2 cách lần 1 bao lâu là tốt nhất vẫn là điều khiến các mẹ quan tâm nhiều nhất hiện nay. Hãy cùng tìm lời giải đáp cho vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Có thể sinh thường sau lần đầu sinh mổ không?

Có nhiều chị em nghĩ rằng, nếu lần đầu tiên đẻ mổ thì lần thứ 2 mẹ vẫn phải tiếp tục đẻ mổ. Bởi vì nếu trong lần tiếp theo mẹ sinh thường thì sẽ dễ làm ảnh hưởng đến vết sẹo ở tử cung trong quá trình rặn để đẩy thai nhi ra ngoài. Tình trạng này khiến mẹ bị mất khá nhiều máu, vùng âm đạo co thắt dữ dội nên rất khó để giữ an toàn cho cả mẹ và bé.

Mẹ vẫn có thể sinh thường sau lần đầu sinh mổ

Tuy nhiên trên thực tế, còn phải tùy vào thể trạng sức khỏe của mẹ và tình hình phát triển của thai nhi mà mẹ bầu vẫn có thể sinh thường sau lần sinh mổ thứ nhất, cụ thể:

- Mẹ bầu có chế độ ăn uống bổ sung đầy đủ dinh dưỡng đi kèm với chế độ nghỉ ngơi khoa học nên sức khỏe mẹ luôn ổn định và không hay bị nhiễm bệnh.

- Trong suốt quá trình mang thai, đặc biệt là ở 3 tháng cuối của thai kì mẹ không gặp phải những hiện tượng như xuất huyết bất thường, dọa sảy thai, co thắt tử cung dữ dội...

- Cân nặng của thai nhi đủ tiêu chuẩn, những bé có kích thước vượt mức 4.5 kg có thể khiến mẹ khó sinh nên thường mẹ phải chọn phương pháp sinh mổ.

- Ngôi thai không bị ngược tức là ngôi thai đầu [bé chào đời bằng đầu] sẽ giúp mẹ dễ sinh hơn và hạn chế phần nhiều nguy hiểm cho mẹ.

- Mẹ không gặp tình trạng thiếu nước ối bởi nước ối là môi trường nuôi dưỡng và bảo vệ thai nhi, nếu nước ối ít có thể sẽ hạn chế sự phát triển của trẻ khiến việc sinh thường cũng trở nên khó khăn hơn.

Sinh mổ lần 2 cách lần 1 bao lâu?

Vậy sinh mổ lần 2 cách lần 1 bao lâu? Trên thực tế, vết sẹo mổ ở vùng bụng của mẹ trong lần sinh mổ đầu tiên rất dễ bị tổn thương trong khi diễn ra quá trình sinh nở tiếp theo. Vì vậy, nếu mẹ vẫn muốn sinh mổ cho lần mang thai thứ 2 thì cần phải đợi cho vết sẹo trong lần sinh mổ thử nhất hoàn toàn lành lại.

Sinh mổ lần 2 cách lần 1 bao lâu là an toàn nhất

Các bác sĩ chuyên khoa đã khuyên rằng, thời gian sinh mổ lần 2 nên cách lần sinh mổ đầu tiên khoảng 2 năm là an toàn nhất. Đây cũng là thời gian cần thiết để giúp mẹ có thể hồi phục sức khỏe hoàn toàn và vết mổ lành hẳn. Và cũng là thời điểm tốt nhất để đảm bảo cho sự an toàn của mẹ cũng như sự phát triển tốt nhất cho bé.

Nếu khoảng cách giữa 2 lần sinh mổ dưới 6 tháng thì khả năng vết sẹo mổ của mẹ là rất cao vì lúc này nó vẫn chưa thật sự liền lại. Nếu khoảng cách giữa lần sinh mổ thứ 2 và lần thứ nhất dưới 18 tháng thì khả năng vết sẹo mổ bị tổn thương sẽ cao gấp 3 lần so với những lần mổ đẻ 2 năm.

Việc sinh mổ lần 2 cách lần 1 quá ngắn gây nên tác hại gì?

Theo nghiên cứu của các bác sĩ chuyên khoa, những vết sẹo mổ ở vùng bụng sau lần sinh mổ đầu tiên rất dễ bị bục ra trong quá trình sinh mổ tiếp theo. Vì vậy, nếu mẹ muốn sinh mổ lần thứ 2 thì mẹ cần phải đợi cho đến khi vết sẹo mổ được lành lại hoàn toàn.

Sinh mổ lần 2 cách lần 1 bao lâu là tốt nhất và nếu khoảng cách quá ngắn thì sẽ gây nên tác hại gì? Khi khoảng thời gian sinh mổ lần 2 cách lần 1 bao lâu quá ngắn thì sẽ dễ đến những biến chứng trong thai kì như hiện tượng nhau thai cài răng ngược và nguy cơ phải cắt bỏ tử cung sau sinh là rất cao.

Một trong những tác hại nữa của việc sinh mổ lần 2 quá gần so với sinh mổ lần 1 là sẽ làm trẻ bị vàng da, nhẹ cân, chậm phát triển và xảy ra các biến chứng xấu về giác quan sau khi sinh ra đời.

Sinh mổ lần 2 cần chuẩn bị gì?

Việc sinh mổ lần 2 sẽ khiến mẹ phải đối diện với những vấn đề như nứt, bục vết sẹo, nhau bong non, nhau tiền đạo, dễ bị nhiễm trùng và xuất huyết nhiều… Chính vì vậy, để hạn chế những nguy hiểm và đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ lẫn con thì mẹ sinh mổ lần 2 cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

- Kiểm tra tình trạng vết mổ: Mặc dù sau 2 năm vết sẹo mổ cũng đã lành hoàn toàn nhưng trên thực tế, vẫn có những nguy cơ tiềm ẩn khiến vết mổ có thể bị nứt vỡ. Vì vậy, các chị em khi quyết định mang thai lần hai thì nên thường xuyên kiểm tra vết sẹo trong giai đoạn thai kỳ. Như vậy mới đảm bảo an toàn tối đa và xử lý kịp thời những trường hợp không mong muốn.

- Cẩn trọng với những dấu hiệu bất thường: Trong thời gian thai kỳ, nếu mẹ có phát hiện thấy bất kì một biểu hiện nào như vùng âm đạo, bụng dưới co thắt dữ dội, xuất huyết nhiều và kéo dài, thai nhi đột nhiên không động đậy...thì mẹ nên đến ngay bệnh viện để được các bác sĩ chuẩn đoán và có hướng chỉ định phù hợp. Vì đây có thể là dấu hiệu của việc vết mổ bị nhiễm trùng, nhau thai bong non…

- Chọn những bác sĩ có chuyên môn tốt: Đây là việc cần thiết để đảm bảo quá trình sinh mổ lần 2 của mẹ sản phụ diễn ra thuận lợi và giảm thiểu tỷ lệ rủi ro đáng kể. Những bác sĩ chuyên môn cao có thể xử lý dễ dàng những tình huống nảy sinh ngoài ý muốn.

- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng: Các mẹ bầu nên chuẩn bị chu đáo đầy đủ các vật dụng cần thiết để có thể sẵn sàng sinh mổ bất cứ lúc nào. Đặc biệt, ở lần sinh mổ thứ 2 này, mẹ nên chuẩn bị nhiều dụng cụ y tế vệ sinh cá nhân cho cả bé và mẹ để phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng.

Mẹ sinh mổ lần 2 cần chuẩn bị gì

Hy vọng với những chia sẻ trên đây về vấn đề sinh mổ lần 2 cách lần 1 bao lâu sẽ giúp các chị em có thêm nhiều kiến thức hữu ích để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé nhé!

Thủy Phan

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • sau sinh
  • sinh mổ

Mẹ sinh mổ lần 3 cách lần 2 bao lâu thì sẽ an toàn cho cả mẹ và bé?

Thứ Bảy ngày 21/03/2020

  • Phụ nữ mới sinh mổ ăn tôm được không?
  • Thời gian sau sinh mổ bao lâu thì được lắc vòng?
  • Sau sinh mổ ăn khoai lang được không?

Sau hai lần sinh mổ, để đảm bảo an toàn cho lần mang thai thứ ba, mẹ cần phải tìm hiểu và lựa chọn thời điểm thích hợp để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Vậy sinh mổ lần 3 cách lần 2 bao lâu? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Mẹ mang thai và sinh mổ lần 3 tiềm ẩn những hệ quả khôn lường. Bởi những vết thương sinh mổ của 2 lần trước sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình mang thai và sinh nở ở những lần kế tiếp. Vậy lần sinh mổ thứ 3 sẽ có những nguy hiểm nào? Và sinh mổ lần 3 cách lần 2 bao lâu? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Sinh mổ lần 3 cách lần 2 bao lâu sẽ an toàn?

Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, những chị em phụ nữ đã từng sinh mổ trước đó thì khoảng thời gian mang thai và sinh con kế tiếp tốt nhất là nên cách khoảng 3 - 5 năm. Nếu được, mẹ cân nhắc trước chỉ nên mổ đẻ 2 lần. Tuy nhiên, trong trường hợp vợ chồng vẫn muốn tiếp tục mang thai và sinh con lần 3 thì để đảm bảo an toàn, nên đến gặp các bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn.

Sinh mổ lần 3 cách lần 2 bao lâu sẽ an toàn

Vậy sinh mổ lần 3 cách lần 2 bao lâu? Câu trả lời ở đây là cần phải cách ít nhất 2 năm tùy theo từng cơ địa của mỗi người, đây cũng là khoảng thời gian để vết sẹo được bình phục hoàn toàn. Nếu chị em mang thai trước 2 năm thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng vết mổ lần 2 bị bục ra. Đối với những thai phụ đã sinh mổ 2 lần thì ở lần thứ 3 cần phải được theo dõi thai kỳ chặt chẽ để đề phòng rủi ro.

Mẹ bầu sinh lần 3 sẽ có những nguy hiểm nào?

Càng về những lần sinh mổ sau thì khả năng mẹ gặp rủi ro càng cao và mức độ cũng sẽ ngày càng nặng hơn. Ở lần sinh mổ thứ 3 này, mẹ có thể gặp phải những vấn đề nguy hiểm như:

- Nứt, vỡ tử cung: Đây là một trong những rủi ro nguy hiểm nhất mà mẹ phải đối mặt trong lần sinh mổ thứ 3. Bởi sau 2 lần sinh mổ trước đó, cổ tử cung của mẹ cũng đã có một vết sẹo, đây cũng là nơi các cơ tử cung trở nên yếu nhất nên khi tử cung co thắt, nguy cơ bị bục và nứt ra là rất cao. Dẫn đến tình trạng, vỡ tử cung, đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và con. Nguy cơ rủi ro này sẽ ngày càng cao hơn khi thời gian mang thai lần 3 sau sinh mổ lần 2 càng ngắn [dưới 18 tháng].

- Dính ruột: Số lần mẹ sinh mổ càng nhiều thì khả năng ruột dính vào thành bụng, bàng quang, ruột cũng sẽ ngày càng cao.

- Bất thường về nhau thai: Những vết sẹo trên tử cung cũng sẽ làm tăng khả năng mẹ gặp phải các bất thường về nhau thai như bong non, nhau tiền đạo...Vì vậy, đòi hỏi các bác sĩ phải xử lý những bất thường này một cách khéo léo trong quá trình phẫu thuật, đặc biệt là những trường hợp nhau cài răng lược đây là một trong những biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến các cơ quan xung quanh của tử cung. Trường hợp này rất dễ dẫn đến biết chứng băng huyết sau sinh, cắt bỏ tử cung.

- Nhiễm trùng: Mẹ sinh mổ lần 3 còn có nguy cơ bị nhiễm trùng vết mổ ở tử cung, trên thành bụng, thậm chí là gần bàng quang rất cao. Vì vậy, thời gian nằm viện và điều trị cũng sẽ kéo dài hơn 2 lần trước.

- Khả năng hồi phục chậm: Sau 2 lần sinh mổ trước, cơ thể của mẹ cũng đã yếu hơn nhiều. Ở lần sinh mổ thứ 3 này, khả năng hồi phục của mẹ cũng sẽ chậm hơn và sẽ phải chịu nhiều đau đớn hơn. Ngoài ra, việc mẹ phải sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau cũng sẽ dễ gây ảnh hưởng tới quá trình sản xuất sữa cho con bú.

Mẹ bầu sinh mổ lần 3 thường có thể sẽ gặp nguy cơ biến chứng

Mẹ sinh mổ lần 3 cần phải chuẩn bị những gì?

Mặc dù được khuyến cáo là hạn chế sinh mổ lần 3 nhưng trên thực tế, vẫn có những cặp vợ chồng đi ngược lại những lời khuyên này. Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé trong lần sinh mổ thứ 3 này mẹ cần lưu ý một số vấn đề như sau:

- Thời gian sinh mổ lần 3 cách lần 2 bao lâu, cách khoảng 3 - 5 năm: Đây là khoảng thời gian vừa đủ để vết mổ được liền lại. Giúp hạn chế tình trạng nứt, bục vết mổ khi bụng bầu quá to và làm giảm bất thường về nhau thai.

- Chọn thời gian chỉ định sinh mổ sớm [khoảng từ 37 đến 38,5 tuần]: Ở lần sinh mổ thứ 3 này, mẹ không nên chờ cho đến khi vỡ ối, cũng không nên đợi quá cận ngày dự sinh. Thời gian tốt nhất để mẹ nhờ bác sĩ can thiệp mổ lấy thai sớm là khoảng 37 – 38,5 tuần của thai ký. Như vậy sẽ làm giảm bớt những biến chứng có thể xảy ra.

- Thăm khám thai định kỳ thường xuyên hơn so với 2 lần mang thai trước: Lần mang thai thứ 3 sau 2 lần sinh mổ sẽ rất dễ gặp phải những biến chứng về nhau thai. Vì vậy, mẹ nên thăm khám khai định kỳ thường xuyên hơn, cẩn thận hơn.

- Thời gian nghỉ sau sinh của mẹ sinh mổ lần 3 dài hơn hai lần trước: Lần thứ 3 phải đẻ mổ khiến các mẹ phải mất rất nhiều sức lực. Bởi vậy, sau sinh xong, họ cần thời gian để nghỉ ngơi nhiều hơn.

Mẹ sinh mổ lần 3 cần phải chuẩn bị những gì

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp mẹ có thêm những thông tin hữu ích. Có lời giải đáp cho câu hỏi sinh mổ lần 3 cách lần 2 bao lâu và có kế hoạch sinh con thứ 3 hợp lý để tránh gây nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Thủy Phan

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • sau sinh
  • sinh mổ

Video liên quan

Chủ Đề