Sảy thai 6 tuần được nghỉ bao nhiêu ngày năm 2024

Người lao động tại công ty mình được nghỉ 20 ngày do bị sẩy thai tuần thứ 6. Bạn này nghỉ từ ngày 12/4/2021, trong dịp này có trùng lễ 30/4, 1/5. Vậy thì thời gian này có tính ngày lễ luôn không? Bạn này phải đi làm lại từ ngày nào?

Theo Điều 33 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý

1. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

  1. 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
  1. 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
  1. 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
  1. 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Như vậy, căn cứ quy định trên NLĐ công ty chị đang nghỉ việc do bị sẩy thai 20 ngày thì thời gian này sẽ tính cả ngày lễ 30/4, 1/5 và ngày nghỉ hàng tuần. Cho NLĐ này sẽ đi làm lại vào ngày 2/5/2021.

Bà Tiến hỏi, trường hợp của bà được nghỉ thì tính theo chế độ ốm đau bằng cách nào và tháng 5 trường hợp của bà có đóng bảo hiểm không?

Về vấn đề này, Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định trả lời như sau:

Căn cứ Điều 33 Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, cụ thể như sau:

"1. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

  1. 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
  1. 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
  1. 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
  1. 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần".

Lưu ý: Tất cả trường hợp đình chỉ thai nghén theo quy định tại Điều 33 Luật BHXH đều phải ghi số tuần tuổi thai để làm căn cứ giải quyết hưởng chế độ thai sản. Trường hợp trên Giấy ra viện, Giấy chứng nhận không ghi số tuần tuổi thai thì không đủ căn cứ để giải quyết hưởng và phải ghi rõ thời gian đình chỉ thai nghén: Vào …giờ…phút ngày …/tháng…/năm…".

Đồng thời, căn cứ Khoản 2 Điều 39 Luật BHXH số 58/2014/QH13 quy định về thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản, cụ thể như sau:

"2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng BHXH, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH".

Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên thì trường hợp của bà sẽ thực hiện giải quyết hưởng chế độ ốm đau đối với thời gian từ ngày nhập viện đến trước ngày đình chỉ thai nghén, giải quyết hưởng chế độ thai sản theo Điều 33 Luật BHXH kể từ ngày đình chỉ thai nghén ghi trên Giấy ra viện và nếu trong tháng 5/2023 bà nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên thì bà không phải đóng BHXH và vẫn được tính là thời gian đóng BHXH.

Đối chiếu quy định nêu trên, bà sẩy thai khi thai được 6 tuần tuổi thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tối đa là 20 ngày [tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần]. Về mức hưởng chế độ thai sản, đối chiếu quy định tại điểm c khoản 1 điều 39 Luật BHXH năm 2014, mức hưởng chế độ thai sản của bạn được tính như sau: Mức hưởng 1 ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày [trong đó, mức hưởng 1 tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản].

Tôi bị sảy thai ở tuần thứ 16 nhập viên từ ngày 18/9 ra viện ngày 22/9 , theo chế độ thai sản tôi được nghỉ 40 ngày 22/9/20 đến 1/11/20 Nhưng do tính chất công viêc , tôi nghỉ bất ngờ và không có người thay thế nên tôi phải làm việc tại nhà và trờ lại công ty làm viêc vào ngày 19/10. khi tính chế độ thai sản cho tôi , cơ quan bảo hiểm chỉ duyệt chị trả tiền thai sản cho tôi đến 19/10 lý do những ngày tôi đi làm đã có công ty trả lương. Tôi thấy có vấn đề không đảm bảo được quyền lợi của người lao động: _ Thứ nhất : rõ ràng kho tôi ở nhà không phải làm gì hết thì tôi vẫn được trả đủ lương, vậy tại sao khi tôi phải làm việc để hỗ trợ công ty thì lại mất đi quyền lời đáng lẽ tôi phải được hưởng. Tôi đã cố gắng vào làm viêc sớm để hỗ trợ công ty, nhưng cái tôi nhận được là mất đi quyền lợi của mình. _ Thứ hai: tại sao khi nghỉ thai sản 6 tháng, nếu đảm bảo sức khỏe người lao động có thể trờ lại làm viêc lúc 4 tháng vẫn được hưởng đủ 6 tháng thai sản. Nhưng trong trường hợp chế độ thai sản do sảy thai thì lại không được hưởng ?? Tôi đang rất bức xúc . Nhờ cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời giúp tôi hai thắc mắc trên. Xin cảm ơn.

Trả lời bởi:

BHXH Việt Nam trả lời

Câu trả lời:

Theo quy định của pháp luật về BHXH, BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH.

Điều 33 Luật BHXH quy định: Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi; 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi; 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi; 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

Trường hợp của Bạn đọc, bị sảy thai khi thai 16 tuần tuổi, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tối đa theo quy định đối với Bạn là 40 ngày, nhưng Bạn không nghỉ hết số ngày nghỉ tối đa mà quay trở lại làm việc và có hưởng lương. Việc quay trở lại làm việc trước khi hết thời hạn nghỉ chế độ thai sản tối đa mà Bạn được hưởng là nội dung thỏa thuận giữa Bạn và đơn vị sử dụng lao động, cơ quan BHXH chỉ thực hiện giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với số ngày mà Bạn thực tế nghỉ việc và không được hưởng lương.

Hiện nay, Bộ Luật lao động năm 2019 và luật BHXH năm 2014 mới chỉ quy định đối với trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định. Nội dung băn khoăn của Bạn, BHXH Việt Nam tiếp thu để báo cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong quá trình xem xét, sửa đổi bổ sung chính sách.

Thai chết lưu 8 tuần được nghỉ bao nhiêu ngày?

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Theo đó, lao động nữ bị thai lưu 8 tuần thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tối đa 20 ngày.

Sau khi sảy thai cần nghỉ ngơi bao lâu?

Sau khi sảy thai, bạn nên nghỉ ngơi khoảng 4-6 tháng. Thời gian đó giúp cho cơ thể hồi phục được tốt hơn. Trước khi có kế hoạch mang thai, bạn nên thăm khám với bác sĩ Sản khoa để đánh giá tổng thể tình trạng sức khỏe sinh sản, bác sĩ sẽ tư vấn thêm về việc tiêm phòng, các thuốc bổ và chế độ ăn uống trước mang thai.

Sảy thai 22 tuần được nghỉ bao nhiêu ngày?

Câu trả lời: Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi; 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi; 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi; 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

Nghi sảy thai được hưởng bao nhiêu phần trăm?

Theo đó, mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc do sảy thai.

Chủ Đề