Rùa Hoàn Kiếm (còn bao nhiêu con)

Đại diện ATP [áo xanh] và nhóm ngư dân thấy dấu hiệu của rùa Hoàn Kiếm trong khu vực quây lưới nhưng rùa không nổi lên.


Rùa Hoàn Kiếm trước nguy cơ bị bắt

Từ ngày 11-4, chủ hồ Xuân Khanh đã thuê người quây lưới đánh cá trên diện rộng. Phương thức này khiến rùa gặp rủi ro bị mắc vào lưới và bị bắt. ATP bày tỏ mong muốn chủ hồ và cơ quan chức năng giúp đỡ, bảo vệ rùa. Trường hợp bị bắt, rùa có thể được đưa đến khu bán hoang dã an toàn hơn trên hòn đảo ở hồ Đồng Mô - khu vực tiềm năng và có thể phát triển thành sinh cảnh bán hoang dã của rùa Hoàn Kiếm.

Nếu rùa vẫn ở trong hồ, ATP đưa ra hai giải pháp để bảo tồn. Thứ nhất, trong khi chờ quyết định từ cơ quan chức năng và nhà khoa học, rùa Hoàn Kiếm cần được bảo vệ tại chỗ giống như từng làm ở hồ Đồng Mô. Thứ hai, ATP sẽ đánh giá các yếu tố đe dọa đến sinh cảnh sống của hồ và rùa, như xét nghiệm chất lượng nước, giới tính. Nếu cùng giới tính, tổ chức sẽ tiếp tục tìm kiếm các con khác.

Ông Lê Trung Tuấn - chủ hồ cho biết, mục đích thầu hồ là phát triển thương hiệu cá sạch, nhưng luôn coi rùa Hồ Gươm là di sản quý giá của Việt Nam. Vui vì biết rùa quý hiếm nhất thế giới xuất hiện ở hồ Xuân Khanh, ông Tuấn cũng lo lắng loài này sẽ bị tổn hại do ô nhiễm từ bãi rác gần đó xả thải.

Nếu rùa mắc lưới, ông Tuấn cho rằng cần sự vào cuộc của nhà bảo tồn và quản lý. Trường hợp đưa rùa về Đồng Mô, theo ông Tuấn là không nên bởi ở đây ô nhiễm. "Chúng tôi sẽ cố gắng và có trách nhiệm bảo vệ rùa", ông Tuấn nói.
 

Câu chuyện nhân bản rùa từng được giới khoa học đưa ra, nhất là khi rùa Hồ Gươm chết vào tháng 1-2016, nhưng vấp phải ý kiến trái chiều từ phía các nhà khoa học. Trong khi tổ chức quốc tế đề xuất với Hà Nội nên lưu trữ và bảo quản mô sớm nhất để nhân bản rùa trong tương lai, thì nhiều nhà khoa học lo ngại biện pháp này chi phí lớn và còn mới mẻ ở Việt Nam. Một số khác cho rằng nhân bản vô tính khiến con vật sinh ra mất khả năng miễn dịch, dễ bị nhiễm bệnh.

Ngày 18/12, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội cùng với sự phối hợp của Chương trình Bảo tồn Rùa châu Á [ATP] và tổ chức WCS đã công bố kết quả xác định giới tính rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô [Hà Nội].

Kết quả xét nghiệm gen được công bố bởi các nhà khoa học đã khẳng định rằng cá thể rùa cái được bẫy bắt vào tháng 10/2020 là loài Giải Sin-hoe [Rafetus swinhoei], loài rùa mai mềm đang gần bên bờ tuyệt chủng, loài rùa này còn có tên gọi là Giải Sin-hoe - Rùa Hoàn Kiếm.

Cận cảnh đầu và vân của rùa Hoàn Kiếm. Ảnh: WCS Việt Nam

Trước đó, đã có nhiều nỗ lực nhằm ghép đôi sinh sản hai cá thể Giải Sin-hoe [Rafetus swinhoei]  ở Vườn thú Tô Châu, Trung Quốc. Nhưng sau đó, cá thể cái cuối cùng được biết đến vào thời điểm đó, đã chết vào ngày 13/4/2019 trong quá trình hồi phục sau gây mê khi thụ tinh nhân tạo ở Tô Châu, Trung Quốc. Hai cá thể rùa đực và cái đã không thể sinh sản tự nhiên kể từ khi chúng nhốt chung từ năm 2008. Cả hai cá thể đều khỏe mạnh để tham gia quá trình nhân giống, và quy trình gây mê tương tự trước đó đã được thực hiện mà không có sự cố gì xảy ra. Khi cá thể cái chết, niềm hy vọng dồn sang khả năng có tồn tại các cá thể khác ở hai hồ Đồng Mô và hồ Xuân Khanh của Việt Nam. 

 

Rùa được phát hiện ngoi lên mặt hồ. Ảnh: WCS Việt Nam

Tháng 9/2020 cho đến nay, nhóm thực địa bao gồm ngư dân địa phương, cán bộ Chi cục Thủy sản Hà Nội, tổ chức IMC và tổ chức WCS đã dành nhiều tuần để thả lưới, khoanh vùng khu vực bẫy bắt, đảm bảo quan sát được rùa trong khu vực 90ha được ngăn bằng lưới , thay vì 1,400ha diện tích toàn bộ hồ.

Kết quả xác định ban đầu cho thấy cá thể rùa hồ Đồng Mô nặng 86kg, chiều dài mai 99,5cm, rộng mai 75,5cm. Ảnh: WCS Việt Nam

Vào ngày 22/10/2020, cá thể rùa được nhìn thấy bên cạnh hàng rào lưới và nhóm thực hiện đã nhanh trí quây bắt và được đưa vào bể nuôi tạm thời trên một đảo nhỏ tại hồ. Chỉ trong vòng vài giờ, đội ngũ thú y từ WCS, ATP/IMC, và bác sĩ thú y quốc tế từ trung tâm cứu hộ gấu Four Paws Viet đã có mặt, với thiết bị siêu âm để thu mẫu và xác định giới tính cá thể này. 

Với sự khẩn trương và phối hợp chặt chẽ của các nhóm [Tổ bẫy bắt và Tổ chăm sóc và Thú y], vào ngày 23/10/2020, cá thể rùa được kiểm tra sức khỏe, được siêu âm, gắp chip, các loại mẫu đã được thu thập để xác định loài phục vụ cho kế hoạch bảo tồn trong tương lai, và được cân đo với trọng lượng là 86kg và dài 1m. Cá thể cái này hoàn toàn khỏe mạnh và đã được thả lại xuống hồ vào cùng ngày.

Cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô đã được bẫy bắt thành công và xác định giới tính. Ảnh: ATP

Ngày 18/12/2020, tại Hà Nội, kết quả phân tích gen đã khẳng định cá thể rùa này 99,99% là rùa Hoàn Kiếm [Rafetus swinhoei]. 

Với việc quan sát được cá thể thứ hai nặng khoảng 130kg trên hồ Đồng Mô, tổ bẫy bắt đã tiếp tục hoạt động bẫy bắt từ tháng 11/2020 và thử nghiệm các phương pháp bẫy bắt khác nhau. Với thời tiết và nhiệt độ giảm, không thích hợp cho việc bẫy bắt rùa từ tháng 12 đến tháng 3/2021. Nếu có thể xác nhận thêm một cá thể đực của loài rùa quý hiếm nhất thế giới này tại hồ Đồng Mô, việc đưa chúng về cùng một khu vực bán hoang dã hoặc nuôi bảo tồn có thể mở ra cơ hội lớn để hồi phục quần thể của loài rùa này ở Việt Nam.

Cá thể rùa được thả về hồ. Ảnh: ATP

Cơ quan chức năng tin rằng vẫn còn có ít nhất một cá thể của loài này ở hồ Đồng Mô và một cá thể nữa ở hồ Xuân Khanh gần đó. Các nhà bảo tồn hy vọng có thể bẫy bắt và xác định giới tính của các cá thể rùa ở cả hai hồ Đồng Mô và Xuân Khanh trong mùa xuân tới./.

Trên thế giới còn bao nhiêu cá thể rùa mai mềm?

Nó có thể là rùa nước ngọt lớn nhất trên thế giới. Nó được liệt kê ở cấp cực kỳ nguy cấp trong sách đỏ IUCN năm 2006, và là một trong những loài rùa hiếm nhất trên thế giới. Trong số 4 cá thể còn sống của loài R.

Tháp gì thần kiếm rùa trao?

Xung quanh Hồ được bó vỉa bằng đá, bao quanh là hệ thống vườn hoa, cây xanh. Trên gò đất nổi trong lòng hồ có một ngọn tháp, nơi rùa thường bò lên đẻ trứng nên được gọi là tháp Rùa [Quy Sơn tháp]. Tháp xây bằng gạch, có mặt bằng hình chữ nhật, gồm 4 tầng, có 5 cửa dạng vòm.

Rùa thần đưa kiếm cho ai?

Theo truyền thuyết, trong một lần vua Lê Thái Tổ dạo chơi trên thuyền, bỗng một con rùa vàng nổi lên mặt nước đòi nhà vua trả thanh gươm mà Long Vương cho mượn để đánh đuổi quân Minh xâm lược. Nhà vua liền trả gươm cho rùa thầnrùa lặn xuống nước biến mất. Từ đó hồ được lấy tên là hồ Hoàn Kiếm.

Còn giải là con gì?

Người dân ở vùng Phú Thọ, Yên Bái phân biệt rạch ròi hình thái giữa rùa và ba ba [hoặc giải] qua chiếc mai. Theo họ, loài mai mềm, có riềm quanh mai thì họ nhà ba ba. Ba ba to bằng cái nong, sống cả trăm năm ở các đầm, hồ lớn thì gọi là giải.

Chủ Đề