Quy định sử dụng điện thoại trong trường học


Từ 01/11, học sinh THPT được dùng điện thoại trong giờ học [Ảnh minh họa]
 

Điều 37 Điều lệ này quy định rõ các hành vi học sinh không được làm như sau:

Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép [trước đây, bị cấm hoàn toàn việc sử dụng điện thoại di động hoặc máy nghe nhạc trong giờ học];

- Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác;

- Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh;

- Mua bán, sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ;

- Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng;

- Sử dụng, trao đổi sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân;

- Học sinh không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.

Tương tự, trước đây giáo viên THCS, THPT không được sử dụng điện thoại di động khi đang dạy học trên lớp thì nay quy định này cũng đã bị bãi bỏ.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/11/2020.

Như vậy, từ ngày 01/11, học sinh THCS, THPT được dùng điện thoại trong giờ học để phục vụ học tập khi được giáo viên cho phép. Đồng thời, giáo viên không còn bị cấm sử dụng điện thoại di động khi đang dạy trên lớp.

>> Toàn bộ điểm mới của Điều lệ trường THCS, THPT giáo viên, học sinh cần biết

Cần có hướng dẫn cụ thể việc học sinh sử dụng điện thoại. Trong ảnh: học sinh của một trường tại TP.HCM sử dụng điện thoại trong sân trường - Ảnh: NHƯ HÙNG

Theo cô Nguyễn Thị Nhiếp - hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa [Hà Nội], việc học sinh sử dụng các thiết bị điện tử trong lớp học là thực tế đã diễn ra trong các nhà trường. Vì thế, Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào quy định chặt chẽ là cần thiết.

Thầy cô trông chờ...

"Khi các trường chủ động kế hoạch giáo dục, nhà trường cũng khuyến khích các tổ chuyên môn, giáo viên chủ động áp dụng các hình thức dạy học khác nhau. Trong đó có thể cho học sinh sử dụng thiết bị điện tử kết nối mạng để truy cập nguồn học liệu, các phần mềm ôn tập, dạy học để nhận nhiệm vụ học tập. 

Với các ứng dụng, giáo viên có thể chủ động triển khai dạy học theo nhiều hình thức và kiểm tra được việc thực hiện của học sinh. 

Tuy nhiên, việc gì cũng có hai mặt nên mỗi nhà trường, mỗi giáo viên cần có các quy định chặt chẽ, cụ thể để tránh tình trạng học sinh lạm dụng điện thoại chơi game hoặc các mục đích ngoài học tập" - cô Nhiếp cho biết.

Thầy Trần Văn Minh - phó hiệu trưởng Trường THCS-THPT Đào Duy Anh, quận 6, TP.HCM - bày tỏ quan điểm: quy định cho học sinh sử dụng điện thoại trong nhà trường cần nêu rõ những việc các em được làm, những việc không được làm; nếu vi phạm sẽ bị chế tài với các mức độ cụ thể ra sao... 

Việc học tập của học sinh bây giờ rất cần điện thoại thông minh để tra cứu [vì số liệu trong sách giáo khoa đã cũ, lạc hậu], làm bài tập trực tuyến... 

Thế nhưng, thực tế hiện nay có học sinh mang điện thoại vào trường để gian lận khi thi cử, thu âm, quay phim bạn bè mình trong nhiều tình huống "khó đỡ" với những hình ảnh phản cảm.

Thầy Lâm Vũ Công Chính - giáo viên Trường THPT Nguyễn Du, quận 10, TP.HCM - cũng cho rằng để học sinh sử dụng điện thoại hiệu quả vào việc học, trước hết Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có quy định nhằm hướng dẫn, hỗ trợ giáo viên cũng như tạo ra nền tảng công nghệ để giáo viên dạy học hiệu quả trong thời đại 4.0. 

Cụ thể, cần có phần mềm thống nhất, website chuyên môn... để giáo viên đăng nhập với tư cách người dạy, học sinh đăng nhập với tư cách người học. 

Lúc ấy, giáo viên sẽ tự tin hơn khi cho học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học, chứ như hiện nay chỉ những giáo viên rành về công nghệ mới cho học sinh sử dụng điện thoại.

Bộ Giáo dục và Đào tạo nói gì?

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Xuân Thành, vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học [Bộ GD-ĐT], cho biết tới đây Bộ sẽ ban hành hướng dẫn xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó có nội dung hướng dẫn học sinh sử dụng điện thoại trong lớp phục vụ việc học tập.

Văn bản sẽ có nội hàm nêu rõ học sinh có thể được sử dụng điện thoại trên lớp nếu được giáo viên cho phép, và chỉ dùng vào mục đích học tập. 

Việc này đã thu hút những ý kiến trái chiều gây ồn ào thời gian qua. 

Theo ông Nguyễn Xuân Thành, mỗi nhà trường sẽ dựa trên yêu cầu của chương trình giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, dựa trên kế hoạch giáo dục của các tổ bộ môn, điều kiện dạy học, đặc điểm riêng của đối tượng học sinh để xây dựng kế hoạch giáo dục chung cho các môn học, hoạt động, đảm bảo tổng số tiết/năm học theo quy định và tạo điều kiện để giáo viên có thể chủ động áp dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học, đánh giá, phát huy sáng tạo của người dạy, người học.

Dựa trên kế hoạch giáo dục của nhà trường, kế hoạch dạy học của các môn học do tổ chuyên môn thiết kế, giáo viên chủ động xây dựng kế hoạch bài dạy, lựa chọn cách tổ chức dạy học, lựa chọn học liệu, thiết bị dạy học phù hợp cho bài dạy của mình. 

Việc cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động trong lớp ở các tiết học do mình phụ trách được giáo viên - tùy theo nội dung bài học, cách thức tổ chức dạy học - quyết định sử dụng phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, học sinh để triển khai có hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học và phương pháp kiểm tra đánh giá. 

Đặc biệt, khi cho phép học sinh sử dụng điện thoại, giáo viên phải nêu rõ mục đích cụ thể sử dụng điện thoại như một thiết bị hỗ trợ để thực hiện các nhiệm vụ học tập, tương ứng với kế hoạch bài dạy của giáo viên.

Quản lý chặt

Từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong trường học, chúng tôi đã trang bị hệ thống WiFi rất mạnh ở các lớp. Tuy nhiên, buổi sáng khi bước chân vào cổng trường, học sinh phải nộp điện thoại cho giáo viên chủ nhiệm. Tiết học nào giáo viên bộ môn cho học sinh sử dụng điện thoại thì nhà trường mới phát điện thoại cho các em và thu lại ngay sau khi hết giờ học đó. Chỉ đến khi tan học, giáo viên chủ nhiệm các lớp mới trả lại điện thoại cho học sinh.

Thầy Trần Văn Minh
[Phó hiệu trưởng Trường THCS-THPT Đào Duy Anh, quận 6, TP.HCM]

Chính phủ yêu cầu Bộ GD-ĐT hướng dẫn việc dùng điện thoại của học sinh

HOÀNG HƯƠNG - VĨNH HÀ

Giáo viên cho điểm học sinh trong giờ học trực tuyến ở Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành, Hà Nội - Ảnh: VĨNH HÀ

Theo điều lệ vừa được lãnh đạo Bộ GD-ĐT phê duyệt, hệ thống hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục nhà trường sẽ còn 14 loại đối với nhà trường, 2 loại với tổ chuyên môn và 4 sổ sách của giáo viên.

Giáo viên hiện chỉ quy định sổ ghi kế hoạch giáo dục của giáo viên [theo năm học], kế hoạch bài dạy [giáo án], sổ theo dõi và đánh giá học sinh, sổ chủ nhiệm [đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm].

Tuy nhiên, theo ông Đỗ Đức Quế - phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học [Bộ GD-DT] - thì các loại hồ sơ, sổ sách này có thể áp dụng dạng điện tử thay thế hồ sơ, sổ sách bằng giấy theo lộ trình phù hợp với điều kiện của từng địa phương, nhà trường và khả năng thực hiện của giáo viên, đảm bảo tính hợp pháp của các loại hồ sơ điện tử.

"Việc quản lý hồ sơ điện tử do sở GD-ĐT quy định theo chuẩn kết nối, chuẩn dữ liệu của Bộ GD-ĐT và thực hiện theo quy định của pháp luật" - ông Quế cho biết.

Theo ông Quế, tới đây thay vào việc giáo viên cho điểm vào sổ bộ môn [sổ con] rồi lại nhập điểm vào sổ điểm chung, ghi học bạ học sinh, giáo viên chỉ cập nhật vào sổ điểm điện tử, giảm bớt nhiều thời gian, công sức của giáo viên, giúp giáo viên tập trung năng lượng cho hoạt động chuyên môn.

Trao đổi thêm về việc này, ông Sái Công Hồng - phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học - cho biết việc ứng dụng công nghệ thông tin sâu hơn vào việc quản lý hoạt động giáo dục giúp giáo viên thuận lợi khi cập nhật thông tin, kết quả đánh giá học sinh thường xuyên và định kỳ, không bỏ sót quá trình tiến bộ của từng học sinh.

Tại hội nghị triển khai năm học mới ở bậc trung học, nhiều ý kiến của các sở GD-ĐT ủng hộ hướng áp dụng sổ điểm điện tử, học bạ điện tử, nhưng bày tỏ nhiều băn khoăn cần được giải đáp.

Ông Nguyễn Văn Tuế cho rằng khi đã áp dụng hồ sơ điện tử thì nên có quy định thống nhất từ Bộ GD-ĐT và nêu vấn đề "Nếu quy định hồ sơ điện tử nhưng cuối năm vẫn phải in ra, như thế thì không ổn. Vậy Bộ GD-ĐT cần hướng dẫn rõ loại hồ sơ sổ sách nào cần in, loại nào không".

"Trường hợp học sinh chuyển trường nhưng nơi đi sử dụng học bạ điện tử thì nơi đến có chấp nhận không" - một ý kiến đặt ra và cho rằng Bộ GD-ĐT cần hướng dẫn kỹ.

Một số trưởng phòng trung học của các sở GD-ĐT cũng cho rằng sẽ có rắc rối nếu không quy định kỹ vì ngay khi dùng học bạ giấy mà mẫu khác nhau giữa các địa phương cũng khiến phụ huynh khó khăn khi chuyển trường cho con.

Ông Sái Công Hồng cho biết khi đã có quy định hồ sơ điện tử có tính pháp lý như hồ sơ giấy thì không có chuyện các trường không chấp nhận học bạ điện tử khi có học sinh chuyển trường.

Tuy nhiên theo lãnh đạo Vụ Trung học [Bộ GD-ĐT], sẽ có hướng dẫn cụ thể nội dung trên vào thời gian tới để áp dụng từ năm học này. Khi đã thực hiện ổn định sẽ áp dụng thống nhất trong các nhà trường trên toàn quốc.

Liên quan tới các điểm mới trong điều lệ trường THCS, THPT, trường phổ thông nhiều cấp học, ông Sái Công Hồng cho biết: "Học trò được sử dụng điện thoại trong giờ học, nhưng chỉ phục vụ học tập, với sự đồng ý của giáo viên".

Điều chỉnh mới này xuất phát từ thực tế có các tình huống học sinh cần sử dụng những tính năng của điện thoại thông minh vào việc thực hiện yêu cầu học tập, tìm kiếm tài liệu tham khảo ngay trong thời gian diễn ra giờ học.

Bộ Giáo dục - đào tạo sẽ bỏ học bạ, sổ điểm giấy

VĨNH HÀ

Video liên quan

Chủ Đề