Quy định cách ly f0

Nhân viên y tế theo dõi cho trường hợp F0 điều trị tại nhà ở Hà Nội. [Ảnh: Minh Quyết/TTXVN]

Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế mới ban hanh, các F0 điều trị tại nhà sẽ được dỡ bỏ cách ly khi đã cách ly, điều trị đủ 7 ngày, thay vì 10 ngày như trước và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính với virus SARS-CoV-2.

Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định 250/QĐ-BYT về việc "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19", thay thế cho hướng dẫn ban hành trước đó tại Quyết định 4689 ngày 6/10/2021 và Quyết định số 5666/QĐ-BYT ngày 12/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế, về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm của Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định số 4689/QĐ-BYT.

[Bổ sung F0 không triệu chứng vào phần phân loại mức độ bệnh COVID-19]

Tại Hướng dẫn mới nhất, Bộ Y tế đã bổ sung tiêu chuẩn dỡ bỏ cách ly với người nhiễm COVID-19 điều trị tại nhà.

Người bệnh COVID-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ đủ điều kiện cách ly, điều trị tại nhà theo quy định khi cách ly, điều trị đủ 07 ngày và có kết quả test nhanh âm tính do nhân viên y tế hoặc người bệnh tự thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa.

Trong trường hợp sau 07 ngày kết quả xét nghiệm còn dương tính thì tiếp tục cách ly đủ 10 ngày đối với người đã tiêm đủ liều vaccine và 14 ngày đối với người chưa tiêm đủ liều vaccine.

Trạm Y tế nơi quản lý người bệnh chịu trách nhiệm xác nhận khỏi bệnh cho người bệnh.

Cũng theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế, có 5 mức phân loại bệnh đối với người mắc COVID-19, trong đó Bộ Y tế đã đưa nhóm F0 không triệu chứng vào mức đầu tiên.

Theo đó, F0 được xếp vào nhóm này nếu không có triệu chứng lâm sàng. Ngoài ra, nhịp thở < 20 lần/phút, SpO2 > 96% khi thở khí trời.

Hướng dẫn này cũng quy định cụ thể hơn các trường hợp cho người mắc COVID-19 điều trị tại các cơ sở thu dung, điều trị:

Đối với người bệnh COVID-19:

Thời gian cách ly, điều trị tại cơ sở thu dung, điều trị ít nhất 05 ngày, giảm các triệu chứng lâm sàng, hết sốt [không dùng thuốc hạ sốt]... trước ngày ra viện từ 03 ngày trở lên và có kết quả test PCR âm tính hoặc nồng độ virus thấp hoặc test nhanh âm tính thì được ra viện.

Ngược lại sẽ phải tiếp tục cách ly đủ 10 ngày [không nhất thiết phải làm lại xét nghiệm].

Sau khi ra viện, tự theo dõi sức khỏe tại nhà trong 07 ngày, đo thân nhiệt 02 lần/ngày. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì báo ngay cho y tế và xử trí kịp thời. Tuân thủ thông điệp 5K.

Đối với người bệnh COVID-19 có bệnh nền hoặc bệnh kèm theo:

Cách ly, điều trị tại cơ sở cách ly, điều trị ít nhất 05 ngày, sau khi đỡ, giảm nhiều triệu chứng lâm sàng của COVID-19 và hết sốt từ 03 ngày trở lên và test PCR âm tính hoặc test nhanh âm tính thì được ra viện hoặc chuyển sang cơ sở/khoa khác điều trị bệnh kèm theo hoặc bệnh nền [nếu cần] để tiếp tục điều trị và theo dõi.

Nếu xét nghiệm PCR dương tính hoặc test nhanh còn dương tính thì tiếp tục cách ly đủ 10 ngày…

Đối với người bệnh COVID-19 điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực khỏi COVID-19, trong tình trạng nặng, nguy kịch do bệnh lý khác:

Đã cách ly, điều trị COVID-19 tối thiểu 14 ngày và kết quả xét nghiệm bằng PCR âm tính hoặc nồng độ virus thấp được xác định đủ tiêu chuẩn khỏi COVID-19.

Được chuyển sang cơ sở hồi sức tích cực khác hoặc khoa điều trị phù hợp để tiếp tục chăm sóc, điều trị...

Theo quy định cũ tại Quyết định 4689/QĐ-BYT chỉ nêu điều kiện xuất viện với trường hợp không có triệu chứng lâm sàng trong suốt thời gian điều trị và các trường hợp có triệu chứng lâm sàng./.

Phó giám đốc Sở Y tế Lê Quang Trung

Trả lời thắc mắc của bạn đọc liên quan đến hướng dẫn mới về quản lý tại nhà đối với người mắc Covid-19 [F0] do Bộ Y tế ban hành mới đây, Phó giám đốc Sở Y tế BS CKII LÊ QUANG TRUNG cho biết:

- Ngày 14-3, Bộ Y tế ban hành hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc Covid-19 gồm cả hướng dẫn cho trẻ nhỏ và người lớn. Hướng dẫn này có một số thay đổi về điều kiện cách ly, lưu ý người bệnh không tự ý dùng thuốc kháng virus, kháng sinh, kháng viêm... khi chưa có chỉ định, kê đơn; không xông cho trẻ em...

* So với các hướng dẫn trước đây thì hướng dẫn mới được ban hành có những thay đổi gì, thưa ông?

- Hướng dẫn mới về quản lý tại nhà đối với người mắc Covid-19 được xem là tài liệu thay thế Quyết định số 261 ngày 31-1-2022 về Hướng dẫn quản lý người mắc Covid-19 tại nhà và Quyết định số 528 ngày 3-3-2022 về Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với trẻ em mắc Covid-19 của Bộ trưởng Y tế.

Một trong những thay đổi so với trước đây là Bộ Y tế xác định tiêu chí đối với người mắc Covid-19 điều trị tại nhà dựa vào tiêu chí lâm sàng và tiêu chí về chăm sóc và theo dõi sức khỏe. Cụ thể: người mắc Covid-19 được khẳng định nhiễm virus bằng xét nghiệm RT-PCR hoặc test nhanh do bản thân hay người chăm sóc tự làm tại nhà hoặc do nhân viên y tế, cơ sở y tế thực hiện; là người bệnh Covid-19 đã được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh điều trị nhưng chưa đạt tiêu chuẩn khỏi Covid-19 và đạt tiêu chuẩn quản lý tại nhà thì được chuyển về nhà để tiếp tục chăm sóc…

Ngoài ra, nội dung hướng dẫn cũng được bổ sung chi tiết hơn về các loại thuốc, vật dụng cần thiết cho F0 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ khi điều trị tại nhà... Đặc biệt, thay đổi về điều kiện cách ly, theo đó yêu cầu tạo không gian cách ly riêng cho F0, nơi cách ly phải thông thoáng, luôn mở cửa sổ...

Một trường hợp trẻ F0 cách ly, điều trị tại nhà ở P.Tân Phong [TP.Biên Hòa] được bố trí phòng cách ly riêng, nhà vệ sinh riêng. Ảnh: Hạnh Dung

* Theo hướng dẫn mới, cần chuẩn bị những gì khi cách ly F0 tại nhà, thưa ông?

- Các vật dụng cần thiết cho F0 điều trị tại nhà gồm: nhiệt kế, máy đo SPO2 [nếu có], khẩu trang y tế, phương tiện vệ sinh tay, vật dụng cá nhân, thùng chứa chất thải có nắp đậy, phương tiện liên lạc.

Các thuốc điều trị tại nhà: thuốc hạ sốt [paracetamol] số lượng đủ dùng trong 3-5 ngày, dung dịch điện giải Oresol, gói bù nước, chất điện giải khác, thuốc giảm ho dùng trong 5-7 ngày, dung dịch nhỏ mũi [natriclorua 0,9%] đủ dùng 5-7 ngày, thuốc điều trị bệnh nền theo đơn thuốc được kê đơn đang sử dụng cho người bệnh.

Khi sốt > 38,5ºC hoặc đau đầu nhiều: người lớn dùng paracetamol, mỗi lần 1 viên 500mg hoặc 10-15mg/kg, có thể lặp lại mỗi 4-6 giờ, lưu ý tổng liều thuốc không vượt quá 4g [4.000mg]/ngày; trẻ em dùng paracetamol liều 10-15mg/kg/lần [uống hoặc đặt hậu môn], cách tối thiểu 4-6 giờ nếu cần nhắc lại [hoặc sử dụng liều theo tuổi nếu không biết cân nặng của trẻ], lưu ý tổng liều thuốc không vượt quá 60mg/kg/ngày.

Khi mất nước [do sốt cao, tiêu chảy, mệt mỏi]: khuyến khích F0 uống nhiều nước, có thể sử dụng nước trái cây hoặc Oresol [pha và dùng theo đúng hướng dẫn], nếu không muốn uống Oresol có thể thay thế bằng nước đun sôi để nguội, nước trái cây. Không sử dụng các dung dịch nước ngọt công nghiệp [không sản xuất từ hoa quả] để bù nước.

* Trong thời gian nhiễm bệnh, F0 thường gặp phải các triệu chứng ho, ngạt mũi… khi đó nên dùng các loại thuốc nào để điều trị, thưa ông?

- Trường hợp người bệnh ho nhiều, có thể dùng các thuốc giảm ho từ thảo dược, hoặc thuốc giảm ho đơn thuần, thuốc giảm ho kết hợp kháng histamin... Lưu ý chỉ định, chống chỉ định và các cảnh báo/thận trong khi sử dụng thuốc. Trường hợp bị ngạt mũi, sổ mũi: xịt rửa mũi, nhỏ mũi bằng dung dịch natriclorua 0,9%. Nếu bị tiêu chảy: dùng chế phẩm vi sinh có lợi cho đường ruột [probiotic], men tiêu hóa. Với người đang được sử dụng các thuốc điều trị bệnh nền theo đơn ngoại trú: tiếp tục sử dụng theo hướng dẫn. Các thuốc khác: thuốc kháng virus... dùng khi có chỉ định, kê đơn theo quy định hiện hành.

Bộ Y tế lưu ý không tự ý dùng thuốc kháng virus, kháng sinh, kháng viêm... khi chưa có chỉ định, kê đơn. Không xông cho trẻ em.

Về chế độ ăn uống, sinh hoạt: uống nước thường xuyên, không đợi đến khi khát mới uống nước; tăng cường dinh dưỡng: ăn đầy đủ chất, ăn trái cây, uống nước hoa quả... Không bỏ bữa. Người bệnh ăn uống đủ chất, tăng cường ăn trái cây tươi, rau xanh.

Ngoài ra, người bệnh nên nghỉ ngơi. Đối với người lớn nên vận động thể lực nhẹ [phù hợp với tình trạng sức khỏe], tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày, suy nghĩ tích cực và duy trì tâm lý thoải mái.

* Để kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm khi F0 và người chăm sóc cùng ở chung nhà cần lưu ý gì?

 - Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế, người mắc Covid-19 và người chăm sóc hoặc người ở cùng nhà với F0 thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm như sau: người chăm sóc hoặc người nhà ở cùng nhà luôn mang khẩu trang, giữ khoảng cách khi phải tiếp xúc với người mắc Covid-19. Nơi cách ly giữ thông thoáng, hạn chế để các đồ dùng, vật dụng khó làm sạch [thú bông, giấy, bìa…] tại khu vực này. Rửa tay hoặc sát khuẩn tay thường xuyên. Khử khuẩn các vật dụng và bề mặt tiếp xúc thường xuyên như: mặt bàn, tay nắm cửa, các thiết bị cầm tay, bồn cầu, bồn rửa… hằng ngày và khi vây bẩn. Phân loại, thu gom chất thải lây nhiễm đúng quy định.

Ngoài ra, người mắc Covid-19 cần hạn chế ra khỏi nơi cách ly. Khi phải ra khỏi nơi cách ly phải mang khẩu trang, giữ khoảng cách với những người khác. Tuy nhiên, nội dung này đã gây ra nhiều cách hiểu khác nhau trong dư luận, nên mới đây Tổ biên tập hướng dẫn đã điều chỉnh lại để tránh gây nhầm lẫn. Cụ thể: “Người mắc Covid-19 cần hạn chế tối đa ra khỏi phòng cách ly, nhưng không được ra khỏi nhà. Khi ra khỏi phòng cách ly phải mang khẩu trang, giữ khoảng cách với những người khác trong nhà”.

* Xin cảm ơn ông!

Kim Liễu [thực hiện]

.

Chủ Đề