Quy chế chi tiêu nội bộ là gì năm 2024

Mục đích của việc ban hành quy chế chi tiêu nội bộ của khối cơ quan kiểm toán nhà nước được quy định tại Điều 2 Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành và các Kiểm toán nhà nước chuyên ngành ban hành kèm theo Quyết định 1006/QĐ-KTNN năm 2017 Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành và các Kiểm toán nhà nước chuyên ngành, theo đó:

1. Tạo điều kiện cho cơ quan thực hiện quyền tự chủ, chủ động trong việc quản lý và chi tiêu kinh phí quản lý hành chính được giao, đồng thời gắn trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị và cán bộ, công chức, người lao động trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật

2. Thúc đẩy việc sắp xếp tổ chức bộ máy có hiệu quả, nâng cao tính chủ động phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, đảm bảo thu nhập chính đáng của cán bộ, công chức, người lao động trong cơ quan.

3. Đảm bảo tài sản công được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả.

4. Thực hiện tốt chủ trương của Nhà nước về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu ngân sách.

Mục đích của việc ban hành quy chế chi tiêu nội bộ để sử dụng hiệu quả và tiết kiệm ngân sách nhà nước. Tránh tình trạng bội chi ngân sách dẫn đến thâm hụt ngân sách tăng gánh nặng lên nên người dân. Việc ban hành quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan nhà nước là vì lợi ích của nhân dân.

Trên đây là tư vấn về mục đích của việc ban hành quy chế chi tiêu nội bộ của khối cơ quan kiểm toán nhà nước. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Quyết định 1006/QĐ-KTNN năm 2017. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.

Đồng thời theo Điều 10 Nghị định 130/2005/NĐ-CP [Được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 117/2013/NĐ-CP] thì :

Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Trách nhiệm của cơ quan thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm
a] Thủ trưởng cơ quan thực hiện chế độ tự chủ chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình trong việc quản lý, sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính được giao;
b] Thực hiện các biện pháp tiết kiệm trong việc sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính; ban hành quy chế chi tiêu nội bộ, tổ chức thảo luận dân chủ, thống nhất trong cơ quan nhằm thực hiện tốt các mục tiêu và nhiệm vụ được giao;

Như vậy các cơ quan Nhà nước thuộc đối tượng thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định tại Nghị định 130/2005/NĐ-CP thì phải lập quy chế chi tiêu nội bộ theo quy định tại Nghị định này và các văn bản khác có liên quan.

Đơn vị nào phải lập quy chế chi tiêu nội bộ? [Hình từ Internet]

Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị do ai có thẩm quyền ban hành?

Căn cứ theo khoản 9 Điều 3 Thông tư liên tịch 71/2014/TTLT-BTC-BNV có quy định:

Xây dựng và thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý sử dụng tài sản công:
a] Để chủ động sử dụng kinh phí tự chủ được giao, quản lý sử dụng tài sản công đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ có trách nhiệm xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ và Quy chế quản lý sử dụng tài sản công theo nội dung hướng dẫn tại Mẫu số 01 kèm theo Thông tư này, làm căn cứ cho cán bộ, công chức và người lao động trong cơ quan thực hiện, Kho bạc Nhà nước kiểm soát chi.
b] Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý sử dụng tài sản công do Thủ trưởng cơ quan thực hiện chế độ tự chủ ban hành sau khi có ý kiến tham gia của tổ chức công đoàn cơ quan và phải được công khai trong toàn cơ quan, phải gửi đến Kho bạc Nhà nước nơi cơ quan mở tài khoản giao dịch để kiểm soát chi theo quy định, cơ quan quản lý cấp trên [đối với cơ quan thực hiện chế độ tự chủ là đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc] hoặc cơ quan tài chính cùng cấp [đối với cơ quan thực hiện chế độ tự chủ không có đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc] để theo dõi, giám sát.
...

Theo đó thì quy chế chi tiêu nội bộ do Thủ trưởng cơ quan thực hiện chế độ tự chủ ban hành sau khi có ý kiến tham gia của tổ chức công đoàn cơ quan và phải được công khai trong toàn cơ quan.

Khi xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ đơn vị cần tập trung vào các lĩnh vực gì?

Căn cứ theo điểm c khoản 9 Điều 3 Thông tư liên tịch 71/2014/TTLT-BTC-BNV thì khi xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ đơn vị cần tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực sau:

- Cử cán bộ, công chức và người lao động đi công tác trong nước, chế độ thanh toán tiền phụ cấp lưu trú, tiền thuê phòng nghỉ, khoán phương tiện đi lại cho những trường hợp thường xuyên phải đi công tác;

- Quản lý, phân bổ kinh phí, sử dụng văn phòng phẩm trong các Vụ, Cục, Phòng, Ban hoặc các tổ chức tương đương thuộc cơ quan;

- Quản lý, sử dụng và phân bổ kinh phí sử dụng ô tô, xăng dầu theo từng Vụ, Cục, Phòng, Ban hoặc các tổ chức tương đương thuộc cơ quan;

Quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm những gì?

Nội dung quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức, mức chi thống nhất trong đơn vị, đảm bảo phù hợp với chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của đơn vị sự nghiệp công và nguồn tài chính của đơn vị, trong đó: a] Đối với những nội dung chi, mức chi cần thiết cho hoạt động của đơn vị ...

Tại sao phải xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ?

Mục đích của việc ban hành quy chế chi tiêu nội bộ để sử dụng hiệu quả và tiết kiệm ngân sách nhà nước. Tránh tình trạng bội chi ngân sách dẫn đến thâm hụt ngân sách tăng gánh nặng lên nên người dân. Việc ban hành quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan nhà nước là vì lợi ích của nhân dân.

Quy chế tài chính của công ty là gì?

Quy chế tài chính là gì? Quy chế tài chính là một lộ trình tài chính của công ty, thông qua việc sử dụng tài chính để tạo ra sự cân bằng giữa thu và chi, đồng thời tăng tính hiệu quả trong các hoạt động kinh doanh.

Quy chế là gì?

Quy chế là Một văn bản hoặc toàn thể các văn bản có chứa quy phạm pháp luật hoặc quy phạm xã hội do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự nhất định, có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các thành viên của cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chế.

Chủ Đề