Quản trị du lịch và lữ hành văn lang năm 2024

Được thành lập từ năm 1995, Khoa Du lịch Trường Đại học Văn Lang là một trong những đơn vị đào tạo lâu năm, uy tín trong ngành Du lịch với các ngành Quản trị Khách sạn, Quản trị Dịch vụ Du lịch & Lữ hành, Quản trị Nhà hàng & Dịch vụ ăn uống.

Sự tăng trưởng năng động của nền kinh tế Việt Nam đã tác động tích cực đến lĩnh vực du lịch và lữ hành, khiến ngành công nghiệp không khói ngày càng chuyển biến mạnh mẽ. Nguồn nhân lực không chỉ đóng vai trò then chốt trong phát triển du lịch, mà còn là cơ sở cho ngành du lịch Việt nam cất cánh. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam, tính đến năm 2021, trong tổng số lao động ngành du lịch có khoảng 1,21% lao động đạt trình độ sau đại học; 15,75% lao động đạt trình độ đại học và cao đẳng, còn lại đa số được đào tạo ở trình độ trung cấp, sơ cấp và đào tạo ngắn hạn. Để phát triển ngành du lịch của Việt Nam và nâng tầm chất lượng hình ảnh du lịch, một trong những vấn đề quan trọng nhất là nguồn nhân lực cần được đào tạo bài bản, chuyên sâu.

Trên cơ sở nghiên cứu thị trường về nhu cầu doanh nghiệp và nhân lực ngành Du lịch tại Việt Nam, năm 2021, Trường Đại học Văn Lang tuyển sinh ngành Du lịch khóa đầu tiên [mã ngành: 7810101]. Đối với ngành Du lịch, sinh viên sẽ được chọn học theo 3 lĩnh vực chuyên sâu: Lĩnh vực văn hóa – du lịch, lĩnh vực nghiên cứu; Lĩnh vực du lịch – lữ hành; Lĩnh vực kinh doanh du lịch, khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi tham quan giải trí, khu nghỉ dưỡng.

Sinh viên Khoa Du lịch hướng dẫn học sinh THPT tham gia campus tour tại trường Đại học Văn Lang

Khoa Du lịch Trường Đại học Văn Lang cho biết chương trình giảng dạy chú trọng cung cấp kiến thức chuyên sâu như Quản lý nhà nước về du lịch; Ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý du lịch; Đại cương các loại hình nghệ thuật Việt Nam; Hệ thống di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Việt Nam; Văn hóa các dân tộc Việt Nam; Luật Du lịch; Thiết kế điều hành chương trình du lịch, Xúc tiến và quảng bá du lịch, thực tập tour,…

Cùng với kiến thức chuyên ngành, Khoa Du lịch Đại học Văn Lang cũng thường xuyên tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm với chuyên gia trong lĩnh vực du lịch, những đợt thực địa, thực tập liên tục trong 4 năm học tại các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn - nhà hàng đạt tiêu chuẩn quốc tế, các cơ quan quản lý nhà nước, giúp sinh viên có cơ hội trải nghiệm thực tế.

Sinh viên Khoa Du lịch tham gia hoạt động thực tập tháng 3 năm 2021

Nhà trường đầu tư hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, giáo trình giảng dạy cập nhật để theo kịp sự chuyển mình của xu thế đào tạo và tuyển dụng. Đồng thời, chương trình đào tạo chú trọng tiếng Anh giúp sinh viên nắm vững các chuẩn quốc tế về chuyên ngành và tiếp cận xã hội hiện đại. Mục tiêu đào tạo của nhà trường là cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao; nhạy bén với xu hướng mới; đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài, hướng đến hội nhập ASEAN và quốc tế. 100% giảng viên của Khoa có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; được đào tạo và cấp bằng bởi các trường đại học của Pháp, Úc…

Với những ưu thế trong đào tạo, sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Du lịch có thể đảm nhận các vị trí công việc ở các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa du lịch, du lịch, cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, trung tâm xúc tiến du lịch, cơ sở nghiên cứu, viện, trường có hoạt động nghiên cứu – đào tạo liên quan đến du lịch [nghiên cứu viên, giảng viên]; Hướng dẫn viên nội địa, HDV quốc tế, Quản lý doanh nghiệp du lịch, Thiết kế, tổ chức và điều hành các tour du lịch trong và ngoài nước, Tổ chức sự kiện và lễ hội,…

Ngoài ra, nhằm giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể thi chứng chỉ Hướng dẫn viên Du lịch nội địa ngay mà không cần phải học ôn từ 3 – 6 tháng, Trường Đại học Văn Lang cho biết, chương trình đào tạo đã xây dựng những môn học có giá trị chuyển đổi, sau khi tốt nghiệp cử nhân Du lịch, sinh viên chỉ cần chuyển bảng điểm đến các Sở Du lịch tại địa phương sinh sống để được xem xét quy đổi, trước khi thi cấp chứng chỉ hướng dẫn viên Du lịch.

Để xét tuyển ngành Du lịch tại trường Đại học Văn Lang, thí sinh có thể đăng ký xét tuyển điểm học bạ THPT. Đợt nhận hồ sơ xét tuyển học bạ của trường sẽ kết thúc sau ngày 25/8/2021.

Tổ hợp xét tuyển: A00 [Toán – Lý – Hóa], A01 [Toán – Lý – Anh], D01 [Toán – Văn – Anh], C00 [Văn – Lý – Sử]

Trường Đại học Văn Lang là trường đại học tư thục, thành lập năm 1995. Phó giáo sư - Tiến sĩ Trần Thị Mỹ Diệu hiện đang đảm nhiệm vị trí Hiệu trưởng Trường Đại học Văn Lang. Chủ tịch Hội đồng trường hiện nay là bà Bùi Thị Vân Anh, thay thế cho ông Nguyễn Cao Trí - người từng đảm nhận vị trí này trước đó.

Vừa qua, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã có bài viết phản ánh ý kiến của bạn đọc liên quan đến bằng tiến sĩ của Trưởng khoa Du lịch Lê Minh Thành, cùng như lo lắng liên quan việc quản lý, đào tạo của Khoa Du lịch, Trường Đại học Văn Lang, Thành phố Hồ Chí Minh. Nhằm có thêm thông tin cung cấp cho độc giả, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã có một số tìm hiểu về công tác đào tạo của Khoa Du lịch qua các thông tin được công khai.

Được biết, tính đến năm học 2023-2024, Khoa Du lịch, Trường Đại học Văn Lang đào tạo 4 ngành trình độ đại học [Du lịch, Quản trị Dịch vụ Du lịch & Lữ hành, Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và Dịch vụ ăn uống], 2 ngành trình độ Thạc sĩ [Quản trị Khách sạn, Quản trị Dịch vụ Du lịch & Lữ hành], không đào tạo trình độ Tiến sĩ.

Chỉ tiêu đào tạo các năm ra sao?

Theo Báo cáo ba công khai năm học 2022-2023, được biết tính đến tháng 12 năm 2022, quy mô đào tạo đại học của Trường Đại học Văn Lang là 42.882 sinh viên. Trong đó, Khoa Du lịch của Trường thuộc Khối ngành VII, tổng quy mô của khối ngành này theo công bố của Trường là 14.638 sinh viên. Chi tiết số lượng sinh viên của từng ngành trong khối ngành VII, phóng viên không tìm thấy thông tin công khai.

Thống kê số lượng chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm của Khoa Du lịch trong vòng 5 năm qua như sau:

CHỈ TIÊU TUYỂN SINH TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC TRONG 5 NĂM QUA

CỦA KHOA DU LỊCH, TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Trình độ Đại học

2023

2022

2021

2020

2019

Ngành đào tạo

Chỉ tiêu dự kiến

[theo ĐATS 2023]

Chỉ tiêu dự kiến

[theo thông tin trong ĐATS 2023]

Chỉ tiêu dự kiến

[theo ĐATS 2021]

Chỉ tiêu dự kiến

[theo ĐATS 2020]

Chỉ tiêu dự kiến

[theo ĐATS 2019]

Du lịch

120

50

50

//

//

Quản trị Dịch vụ Du lịch & Lữ hành

120

370

86

95

150

Quản trị khách sạn

250

600

86

180

150

Quản trị nhà hàng và Dịch vụ ăn uống

120

229

229

//

//

Tổng

610

1249

451

275

300

Kết quả bảng thống kê cho thấy chỉ tiêu hàng năm của Khoa Du lịch nhìn chung có xu hướng tăng qua từng năm, biến động nhất vào năm 2022.

Thực tế, số liệu chỉ tiêu tuyển sinh năm 2022 được phóng viên lấy từ bảng bảng thống kê điểm trúng tuyển 2 năm gần nhất [theo phương thức xét bằng điểm thi tốt nghiệp] trong đề án tuyển sinh năm 2023.

Trong đề án tuyển sinh năm 2022 của Trường Đại học Văn Lang, phóng viên không tìm thấy số liệu cụ thể liên quan đến chỉ tiêu tuyển sinh các ngành năm 2022 của nhà trường.

Các ngành của Khoa Du lịch được tuyển sinh bằng 3 phương thức chính: Xét kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông, xét kết quả học tập trung học phổ thông [học bạ] và xét kết quả thi đánh giá năng lực. Trong đó, phần lớn chỉ tiêu tập trung cho phương thức xét tuyển bằng học bạ. Hai ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch & Lữ hành và Quản trị khách sạn thường có số lượng chỉ tiêu tuyển sinh cao hơn so với các ngành còn lại.

Tỷ lệ sinh viên [các ngành thuộc Khoa Du lịch] tốt nghiệp có việc làm theo số liệu công bố mới nhất trong đề án tuyển sinh năm 2023 của Trường Đại học Văn Lang khoảng 90% [cụ thể, tỷ lệ sinh viên ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch & Lữ hành 93,1%, Quản trị khách sạn 87,73%].

Năm nay, Khoa Du lịch dự kiến tuyển sinh khoảng hơn 600 chỉ tiêu cho 4 ngành đào tạo trình độ cử nhân. Số lượng chỉ tiêu này gấp đôi số lượng tuyển sinh năm 2019.

Theo đề án tuyển sinh 2023, mức học phí các ngành đào tạo thuộc Khoa Du lịch dự kiến dao động trong khoảng 20 đến 30 triệu đồng/học kỳ, tùy ngành.

Đề án tuyển sinh cũng nêu thêm, hàng năm, các ngành đào tạo sẽ cung cấp thêm các khóa đào tạo kỹ năng, trang bị thêm trang thiết bị, bổ sung các dịch vụ tiện ích,… nhằm bảo đảm giá trị tăng thêm cho sinh viên khi học tập tại Trường. Do đó, mức học phí của những năm sau có thể sẽ thay đổi, nhưng sẽ tăng không quá 8% mức học phí tiêu chuẩn.

Khoa Du lịch bắt đầu đào tạo Thạc sĩ từ năm học 2022-2023

Đối với đào tạo bậc sau đại học, hiện Khoa Du lịch, Trường Đại học Văn Lang đào tạo trình độ Thạc sĩ đối với 2 ngành: Quản trị Khách sạn và Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành. Chương trình đào tạo của 2 ngành này đều theo hướng ứng dụng. Tuyển sinh bằng hình thức xét tuyển. Thời gian đào tạo theo công bố của Trường là 18 tháng đối với cả 2 ngành.

Theo tìm hiểu của phóng viên, Khoa Du lịch bắt đầu tuyển sinh trình độ Thạc sĩ đối với 2 ngành này bắt đầu từ năm học 2022-2023. Tính đến năm học 2023-2024, Khoa Du lịch tuyển sinh năm thứ 2 các ngành đào tạo trình độ Thạc sĩ.

Trong thông báo tuyển sinh trình độ Thạc sĩ của Trường Đại học Văn Lang không công bố chỉ tiêu tuyển sinh các ngành. Trả lời phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam trước đó, Tiến sĩ Võ Văn Tuấn – Phó Hiệu trưởng thường trực Trường Đại học Văn Lang cho biết số học viên của hai ngành này đến nay là 34 người.

Học phí đào tạo theo công bố là 80 triệu đồng đối với cả 2 ngành Quản trị Khách sạn và Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành.

Số lượng giảng viên đào tạo các chuyên ngành về du lịch ra sao?

Về đội ngũ giảng viên, số lượng giảng viên thuộc khối ngành VII năm học 2022-2023 là 479 giảng viên. Trong đó, 1 Giáo sư, 15 Phó giáo sư, 65 Tiến sĩ, 389 Thạc sĩ và 9 giảng viên trình độ Đại học.

Thống kê chi tiết số lượng giảng viên các chuyên ngành về du lịch [thuộc khối ngành VII] của Khoa Du lịch từ báo cáo ba công khai 3 năm gần nhất của Trường cho thấy, số lượng giảng viên các chuyên ngành năm học 2022-2023 có sự sụt giảm đáng kể so với năm 2021-2022.

Cụ thể, tổng số giảng viên năm 2022-2023 giảm 28 người so với năm 2021-2022. Trong đó, giảng viên các ngành Quản trị khách sạn và Quản trị Dịch vụ Du lịch & Lữ hành có số lượng giảm mạnh nhất, lần lượt là 16 và 6 giảng viên.

Năm học

2022-2023

2021-2022

2020-2021

Quản trị Dịch vụ Du lịch & Lữ hành

24

30

38

Quản trị khách sạn

28

44

38

Quản trị nhà hàng và Dịch vụ ăn uống

10

13

11

Du lịch

7

10

//

Tổng

69

97

87

Bên cạnh số lượng giảng viên giảm, các giảng viên có học hàm, học vị Phó giáo sư, trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ của Khoa cũng đang có xu hướng giảm. Chi tiết độc giả theo dõi biểu đồ dưới đây:

Lưu ý: Số lượng giảng viên có học hàm Giáo sư, Phó Giáo sư tiếp tục được Trường Đại học Văn Lang tính vào giảng viên có trình độ Tiến sĩ nên tổng số giảng viên phân theo trình độ nhiều hơn so với số giảng viên cơ hữu thống kê ở bảng trên.

Trước đó, cũng trả lời trên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Võ Văn Tuấn năng lực đào tạo sau đại học của hai ngành Du lịch, Khách sạn là 50 người.

Được biết, hiện bằng tiến sĩ của thầy Lê Minh Thành, Trưởng khoa Du lịch của Trường Đại học Văn Lang vẫn chưa được công nhận tại Việt Nam. Theo thông tin mà phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam có được, thầy Lê Minh Thành được Đại học SMC cấp bằng Tiến sĩ từ năm 2017. Trong khi đó, trao đổi với phóng viên, Phó Hiệu trưởng thường trực Trường Đại học Văn Lang cho biết, hiện thầy Lê Minh Thành vẫn đang làm thủ tục công nhận bằng tiến sĩ ở Việt Nam.

Ngành Quản trị du lịch và lữ hành nên học ở đâu?

► Top 10 trường đào tạo các chuyên ngành du lịch tốt nhất Việt Nam.

Ngành Quản trị du lịch và lữ hành học trường gì?

Điểm chuẩn ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành năm 2023.

Học ngành Quản trị du lịch và lữ hành ra làm gì?

Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có thể tự tin làm việc tại các vị trí sau: hướng dẫn viên du lịch hoặc chuyên viên phụ trách các bộ phận lưu trú, tiếp thị, chăm sóc khách hàng, tổ chức hội nghị - sự kiện; quản trị - điều hành - thiết kế tour tại các công ty trong và ngoài nước hoặc các tổ ...

Quản trị du lịch và lữ hành thi khối gì?

Ngành quản trị du lịch và lữ hành tuyển sinh đại học các tổ hợp chính như: Khối A00: Toán học và Vật lý và Hóa học. Khối A01: Toán học và Vật lý và Tiếng Anh. Khối C00: Ngữ Văn và Lịch sử và Địa lý

Chủ Đề